Mồ mộ là loại chim hiếm thấy ở các làng biển. Riêng làng Cọp Râu Trắng cứ sắp vào mùa thi, gió se se, nắng rải vàng, mép nước sóng vỗ lăn tăn, rồi hàng đàn con mày mạy giống loài còng con li ti, từ sưới cát trồi lên, chạy như gió. Loại còng nhỏ này đến khi lớn phá lưới chài ghê gớm lắm.
Có những năm mất mùa cá tôm cũng vì nạn mày mạy. Cứ vài ba năm mày mạy dưới cát sinh nở một lần. Mỗi lần sinh, mày mạy chạy trắng cồn trắng bãi, rồi sau đó mất hút. Vài hôm sau đứng trên thuyền nhìn xuống biển thấy mày mạy bò chật cả biển.
Có một năm, người làng Cọp Râu Trắng nửa đêm nghe từ ngoài biển tiếng cát chạy rùng rùng. Đứng trong làng nhìn ra thấy vô số cách trắng bay chập chờn trên mé sóng. Gần sóng, trên trời để lại ánh trăng lưỡi liềm soi thấy rõ vô số cánh trắng ào ào bay lên cao hướng ra biển.
Có một năm, người làng Cọp Râu Trắng nửa đêm nghe từ ngoài biển tiếng cát chạy rùng rùng. Đứng trong làng nhìn ra thấy vô số cánh trắng bay chập chờn trên mé sống. Gần sáng, trên trời để lại ánh trăng lưỡi liềm soi thấy rõ vô số cánh trắng ào ào bay lên cao hướng ra biển. Bỗng xuất hiện một người hát rong, trên vai mang cây đàn bầu, tay cầm chiếc gậy có mấu hình đầu Cọp Râu Trắng đi vào làng. Về ngày hôm trước, ngày hôm sau người hát rong trải chiếu bên gốc cây cốc dạo đàn hát bài chòi. Lạ thay, tiếng đàn bầu mỗi lần rung lên làm cành lá trên cây cốc khua xào xạc như gió chuyển.
Một già làng thấy điều kỳ lạ tò mò hỏi. Người hát rong cho biết, cây đàn là thứ gỗ trầm mang hồn người lấy từ trên núi cao. Gáo cây đàn là vỏ ốc lấy từ biển sâu hong qua nhiều mưa nắng để có lửa, có nhiều âm thanh. Còn dây đàn bầu là gân lườn Cá Ông tụ nhiều tiếng và giọng ngân hồn biển.
Đêm ấy, người hát rong gẩy đàn. Tiếng đàn rung ngân thì một bóng chim mồ mộ bay lên đáp xuống đậu trên vai người hát rong. Hình như người hát rong cố ý gẩy đàn nhiều lần để chim mồ mộ bay lên đáp xuống nhiều lần cho bà con thấy. Rồi người hát rong từ tốn nói:
- Đây là loài chim sống ở các mộ cổ khắp các đảo. Nó ngậm hạt trồng cây và làm tổ trên các mộ hoang để làm ấm hồn người chết. Vì vậy người ta gọi nó là chim mồ mộ. Nay loài chim về làng đó là điềm lành, điềm may, là đất lành chim đậu.
Người hát rong nói xong, con mồ mộ lượn qua lượn lại trên cây đàn bầu, rồi cất cánh bay ra biển.
Đêm hôm nay sau các già làng đưa bàn thờ ra sân hương án khói hương nghi ngút. Người hát rong xõa tóc ngồi im lặng để nghe ngoài bãi tiếng mày mạy khua rào rào như sóng. ánh trăng lưỡi liềm xế phía đỉnh Trường Sơn... Người hát rong vẫn hai bàn tay vuốt tóc, mắt nhìn ra phía biển. Từng lúc, trầm trong lò hương tóa đom đóm lửa bay lên.
Im lặng một lúc, người hát rong tay vừa chạm dây đàn. Tiếng đàn rung lên... rồi òa ra thành từng tiếng sóng, tiếng gió, tiếng hồn người... Trong khi đó, ngoài bãi từng đám mây màu trắng cứ thấp dần xuống bãi. Giọng ngơời hát rong lẩm nhẫm trong tiếng đàn rung:
- Chim mồ mộ đã trở về...
Bỗng một con chim cánh trắng đáp xuống, đậu trên cây đàn bầu người hát rong.
Đâm ấy đàn chim mồ mộ nhặt hết, không còn một con mày mạy sống sót. Tiếp những đâm sau nữa, tiếng đàn bầu lại rung lên thành tiếng sóng, tiếng gió, tiếng hồn người, mùa mày mạy ác nghiệt được dọn sạch.
Rồi từng đàn chim mồ mộ cánh trắng vần vũ lượn tròn trên bầu trời làng Cọp Râu Trắng. Trong một đêm sương khói người ta thấy bóng Cọp Râu Trắng từ biển đi lên, bóng người hát rong từ làng đi ra bãi. Hai cái bóng nhập lại, khi thì bóng cọp, lúc thì bóng người.
Người hát rong gẫy đàn bầu từ đó ở lại vời làng. Ai cũng biết đó là Cọp Râu Trắng về sống với bà con. Tiếng đàn bầu đó là tiếng nói của Cọp Râu Trắng gọi chim mồ mộ bay về. Trong đền thờ cùng với các vị thần Tài, cây đàn bầu được đặt ngang hàng, được tôn xưng là "Tài" đàn bầu.