Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tập Truyện ngắn >> Huyền Thoại Biển

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 25091 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Huyền Thoại Biển
Trúc Chi

Con chim nói tiếng người

Làng biển tôi cứ vào đầu mùa thu trên bầu trời thường có một đàn chim bay hình chữ V. Chúng nó bay nghe thành tiếng như kim loại va chạm.
Hồi ấy, tiếng kêu chưa biết là loài chim gì. Sau này ba tôi mới nói đó là loài nhồng ở từ đỉnh núi cao Trường Sơn. Gần đây loài chim nhồng chuyển chỗ ở xuống làm tổ dưới làng biển.

Cách quê nội tôi chừng một khúc đường có một cây da chết đã từ bao nhiêu đời nay cành cứ chĩa thẳng lên trời, gốc nổi lên cộm cả đất. trong bộng cây da chết là tổ của những con nhồng con.

Hôm đó ba đi ăn giỗ ở nhà nội về có mang theo một con nhồng trong chiếc lồng đan bằng tre cật. Năm tháng sau con nhồng lớn lên như thổi. Khi chiếc mỏ màu hồng nghệ chuyển sang màu đỏ lửa ba tôi tập nó nói tiếng người.

Trưa nào ba tôi cũng đưa vào lồng một trái ớt to bằng ngón tay, con nhồng lấy mỏ rỉa nghe nó rít rít cay tận lưỡi. Ba tôi đốt nắm nhanh, mở lồng nắm gọn con nhồng trong tay tay kia nhẹ mũi kéo vào mồm nhống cắt thật nhanh chót lưỡi. Khi chót lỡi vừa ráo máu, ba tôi nói:

- Chào ba đi nhồng:

Con nhồng lập tức phát ra tiếng nói:

- Chào ba đi nhồng.

Nhồng nói được thì cái gì nó cũng hiểu. Từ đó nhồng trở thành một nhân vật của nhà tôi.

Vào một đêm năm 1963, phía sau nhà tôi các cô chú đang họp chi bộ. Anh Năm tôi được giao nhiệm vụ ngồi trước cửa ngõ canh gác.

Đến khuya, anh Năm lại ngủ quên. Lính thámbáo phục từ bờ rào sắp sửa đo vào nhà. Bỗng con nhồng "tặc, tặc" mấy tiếng rồi nói:

- Có lính vào nhà đấy. Có lính vào nhà đấy.

Biết có động, các cô chú rút gọn theo đường bí mật. Cũng từ ngày đó cả nhà tôi càng thương quí con nhồng.

Một buổi sáng trước khi có việc phải đi xa, ba tôi tranh thủ lấy kéo tỉa vài sợi lông non cho nhồng. Nhưng tỉa thế? nào có một chùm lông non rịn máu. Ba tôi vội đặt con nhồng vào lồng thì nghe giọng kêu hốt hoảng:

- Ba ơi, ba ơi.

Ba tôi đưa tay sờ vào thì thấy con nhồng cứng đơ, lạnh ngắt. Ba tôi đứng hồi lâu thương tiếc con nhồng. Ba tôi gói con nhồng vào vuông vải trắng, bỏ theo ba trái ớt đỏ tươi, một nhúm gạo, đen ra gò đặt trên một nhanh cây keo.

Một năm sau, ba tôi ra thăm chỗ con nhồng. Lúc trở về, thấy hai bàn tay ba khum khum một cây con. Rồi ba kể, ba ra đến chỗ nhánh cây keo ngoài gò thì thấy một đàn nhồng đậu kín trên cây keo.

Thấy ba, đàn nhồng bay lên rồi sà xuống bay chật bên ba. Ba vào chỗ đặt con nhồng nằm thì thấy một cây non đã mọc lên bên nách cành cây keo. Ba tôi cũng không hiểu loại cây gì, mặc dù ba chơi cây cảnh khá thành thạo. Ba đem cây về trồng để tưởng nhớ con nhồng khôn ngoan nói tiếng người.

Cây lớn lên trông thấy, nhưng cây không có trái. Nhiều người góp ý đặt cho cây một cái tên để gọi. Theo ý ba cứ gọi là "cây con nhồng".

Một buổi trưa, vừa ăn cơm xong, cả nhà tôi nghe ngoài sân "cây con nhồng" cành lá run ào ào như gió dậy. Ba tôi buột miệng.

- ồ đàn nhồng lại tìm về "cây con nhồng".

Trước ngày hòa bình lập lại, bọn giặc kéo xuống đốt cháy làng Cọp Râu Trắng. Cây con nhồng cháy lá, sém cây, nhưng cành vẫn trơ trơ nguyên vẹn. Rồi bao nhiêu năm trôi qua "cây con nhồng" vẫn sừng sững không một vết dao xước, không lằn rựa động vào được. Rễ dưới gốc cây ngày cứ nổi lên làm đất ở góc ân cứng như đá. Đất làng Cọp Râu Trắng tội gọi là "đất con nhồng". Đất nhồng nuôi sống "cây con nhồng" để làng Cọp Râu Trắng sống đời đời.

<< Đầm Rô có ngọc | Người đâm tôm hùm >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 733

Return to top