Một già làng kể lại: Xưa lắm rồi một hôm thuyền ra khơi đánh cá, bất ngờ giữa biển bị bão nổi lên đánh giạt. Thuyền bị chìm chỉ còn mấy mạng sống sót bơi được vào một hòn đảo cheo leo giữa biển. Họ đói, đi tìm miếng ăn. Thấy trong mấy hốc đá những sợi trắng khô, đan dệt như những cái ổ nhỏ. Họ gỡ ra ăn thử. Họ vừa ăn vừa sợ.
Nhưng càng ăn càng thấy mát ruột mát lòng. Sau một đêm, người nào cũng thấy mình khỏe ra.
Họ về làng nói cho mọi người biết. Từ đó dân làng đều ra đảo gỡ "thuốc tiên biển" đem về. Sau này mới biết đó là nước dãi của một loài chim gọi là chim yến.
Thấy loài chim quí là ra món ăn quí cho đời, ai cũng muốn tìm hiểu nguồn gốc của nó. Dân làng chài lại đến hỏi bà Roong. Một đêm, trong chùa Cát bà Roong cầu thần linh nằm mộng nghe được một chim yến thuật chuyện lại như sau: Có một vị Bồ Tát được Phật Như Lai giao làm công việc sáng tạo các loài chim cho cõi Phật. Không ngờ trong các loài chim, có loài chim ác như kên kên, quà quạ, đại bàng trốn xuống trần gian phá hoại. Bồ Tát muốn tạo ra một loài chim quý để bù đắp vào cho thiếu sót đó. Nhưng vật liệu tạo thành chim vừa kết. Bồ Tát trong lòng áy náy không yên.
Một lần, trong ngày lễ Phật "hái trái", Bồ Tát bị một cây gai đâm vào tay, máu ra không có gì cầm lại được. Bỗng Bồ Tát thấy trong ống tay áo có một cánh hoa liền lấy ra rịt vào vết gai đâm. Không ngờ cánh hoa vừa đặt vào máu được cầm lại. Bồ Táy biết cánh hia hút lấy máu của mình liền nghĩ thương cho hóa kiếp thành loài chim yến.
Chim yến được Bồ Tát cho xuống trần sống ở biển, làm tổ ở đảo. Lấy màu hòa vào dãi tạo thành món ăn quý cho con người. Nhưng khi tiếng đồn về mó ăn quý này truyền đi, vua Chiêm ở gần đó đem quân đến cướp hòn đảo thành của riêng, nên Bồ Tát hóa phép cho mấy hòn đảo cao chót vót, cheo leo ở giữa biển. Chim yến làm tổ trên đảo co chỉ để cho người dân làng , Bồ Cọp Râu Trắng lao lên lấy yến.
Đầu tiên chim hộc được Bồ Tát sai xuống đội đá làm đảo yến. Nhưng chim hộc lười biếng nên đảo yến thấp. Lính vua Chiêm vẫn leo lên lấy được yến. Bồ Tát gọi chim hộc về, cho chim hồng xuống đội đá xây đảo yến cao hưn.
Chim yến biết hòn đảo cao nhất là của Bồ Tát dành cho mình, nên ban ngày bay tận đỉnh trời hút lấy hương hoa cõi phật, tối về níu lấy hang, khuya lại rỏ máu hòa vào dãi xây tổ, nhả sợi. Mùi thơm tổ yến vào mùa thu bay tận vào làng Cọp Râu Trắng như để gọi họ theo hướng mùi thơm hương hoa ra đảo lấy yến.
Đến mùa lấy yến, người làng Cọp Râu Trắng ra đảo, đứng dưới nhìn lên lo ngại, vách đảo đừng, đỉnh đảo cao, hang hốc đảo hiểm trở. Một chú bé bước ra xin được làng cho leo lên thử. Ai ai cũng ái ngại. Nhưng chú bé cho biết tối hôm qua trong chiêm bao, có một chim yến bay đến, tập cho chú cách quăng mình theo đường bay của chim.
Được làng cho phép, chú bé cất mình quăng lên từng chặng trên vách đảo như kiểu leo giàn, leo thang. Từ đó, người làng Cọp Râu Trắng thêm được cái nghề leo lên đảo lấy yến. Chú bé được làng phong là "Tài" quăng mình lấy yến.