Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Ngắn >> Trò Chơi Mua Bán cổ phiếu

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 71012 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Đăng bởi: utnhi 15 năm trước
Trò Chơi Mua Bán cổ phiếu
Cổ Phiếu

Những nhân vật thị trường chứng khoán
Những nhân vật quan trọng trên thị trường chứng khoán.
12.06.2004 ::: Thị trường - Đầu tư ::.
Những nhân vật quan trọng trên thị trường chứng khoán.
Trần Phương Minh



Peter Smith đã có thâm niên làm việc trên thị trường chứng khoán phố Wall hơn 20 năm. Công việc này đem lại cho ông những món tiền khá lớn, cuộc sống của Peter luôn sung túc. Tuy nhiên, bù lại Peter phải làm việc khá vất vả, đôi khi phải làm việc cả những ngày nghỉ cuối tuần. Nhiều chuyên gia đã nói nếu không có những người như Peter tại phố Wall thì hẳn thị trường chứng khoán Mỹ sẽ không có được như ngày hôm nay. Peter chính là một nhà môi giới chứng khoán.
Không như Peter làm việc khá vất vả, Jack Colde lại hoạt động nhãn nhã hơn khi ông làm việc tại một công ty chứng khoán The Deles tại Phố Wall. Tuy công việc không vất vả nhưng vai trò của Jack và công ty The Deles cũng không kém phần quan trọng. Họ là những nhà kinh doanh chứng khoán. Sự năng động của thị trường chứng khoán, khả năng duy trì tính liên tục thông qua hoạt động gọi là tự doanh có phần đóng góp tích cực của các công ty kinh doanh chứng khoán.

Một trong những nguyên tắc căn bản vận hành thị trường chứng khoán là nguyên tắc trung gian, thể hiện rõ nét nhất với vai trò và hoạt động của các nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán.

Thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả một phần là nhờ vào sự thủ vai tốt của các nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán. Dù hoạt động ở thị trường nào thì những nhà chuyên nghiệp được chọn lọc này cũng phải đăng ký và được cấp phép hành nghề. Hầu hết các công ty chứng khoán đều vừa có hoạt động môi giới vừa có hoạt động kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên trong giao dịch, để đảm bảo tính trung thực, công bình và uy tín của ngành, hai hoạt động này được đặc biệt lưu ý tổ chức và giám sát tách bạch.

1/ Nhà môi giới

- Nhà môi giới không mua bán chứng khoán cho mình
Các nhà môi giới là những đại diện thu xếp giao dịch cho khách hàng và hưởng hoa hồng. Người môi giới không mua bán chứng khoán cho mình, họ chỉ là người nối kết và giúp thực hiện yêu cầu của người mua, kẻ bán. Tài sản (chứng khoán) và tiền được chuyển dịch qua lại từ khách bán sang khách mua. Trong quá trình đó nhà môi giới không đứng tên tài sản, gọi là không có vị thế (position). Trong tiếng Anh, nhà môi giới (broker) thường được dùng để chỉ một công ty chứng khoán hơn là để chỉ một nhân viên môi giới. Nhân viên môi giới của một công ty chứng khoán còn được dùng phổ biến bằng từ "registered representative" (đại diện giao dịch) hoặc "account executive" (AE) tuỳ theo họ nằm đâu trong mối quan hệ công tắc. Quần chúng đầu tư thì gọi họ bằng "customer’s man" hay "stockbroker".

- Môi giới được uỷ nhiệm hay thừa hành
Trong tiếng Anh gọi là commission broker, đó là nhân viên của một công ty chứng khoán thành viên của một sở giao dịch. Họ làm việc hưởng lương của công ty chứng khoán và được bố trí để thực hiện các lệnh mua bán cho các công ty chứng khoán, hay khách hàng của công ty, trên sàn giao dịch. Vì thế nên họ cũng được gọi theo một tên chung khác là môi giới trên sàn (floor broker). Các lệnh mua bán được chuyển đến cho các môi giới thừa hành này có thể là từ văn phòng công ty hay cũng có thể từ các môi giới đại diện (registered representatives).

Nhân đây, xin lưu ý với người đọc một điểm rất quan trọng, rất dễ nhầm lẫn, và đã từng bị nhầm lẫn rất phổ biến, kể cả trong các tài liệu lưu hành rộng rãi và truyền đạt giảng dạy, theo đó nhiều người thường diễn đạt thuật ngữ "commission brokers" là các "môi giới ăn hoa hồng". Từ đó mà có cách hiểu sai lệch về tư cách làm việc và quan hệ về quyền lợi đối với vị trí này. Thật ra từ "commission" ở đây không có nghĩa là "hoa hồng" mà là "nhiệm vụ". Loại "môi giới ăn hoa hồng" thứ thiệt là những người mà ta sẽ tìm hiểu dưới đây.

- Môi giới độc lập hay "hai đô la".
Môi giới hai đô la ("two-dollar” broker) hay còn gọi là các nhà môi giới độc lập (independent broker) chính là các nhà môi giới làm việc cho chính họ và hưởng hoa hồng (thù lao) theo dịch vụ. Họ là một thành viên tự bỏ tiền ra thuê chỗ tại sở giao dịch (sàn giao dịch) - giống như các công ty chứng khoán thành viên. Họ chuyên thực thi các lệnh cho các công ty thành viên khác của sở giao dịch. Sở dĩ có điều này là vì tại các sở giao dịch nhộn nhịp, lượng lệnh phải giải quyết cho khách hàng của một công ty chứng khoán gửi tới lắm khi quá nhiều, mà các nhân viên môi giới cơ hữu của các công ty này (các commission brokers) không thể làm xuể, hoặc vì lý do nào đó họ vắng mặt. Lúc đó các công ty chứng khoán sẽ "hợp đồng" với các nhà môi giới độc lập để thực hiện lệnh cho khách hàng của mình, và trả cho loại môi giới này một khoản tiền nhất định.

Khởi thuỷ, các nhà môi giới độc lập được trả cứ hai đô la cho một lô tròn chứng khoán (100 cổ phần), nên người ta gọi quen thành "môi giới hai đô la". Môi giới độc lập cũng được gọi chung là môi giới trên sàn (floor broker). Họ đóng vai trò không khác gì chức năng của một môi giới thừa hành, ngoại trừ tư cách độc lập của họ, có nghĩa họ không phải là nhân viên đại diện cho bất kỳ một công ty chứng khoán nào cả.

2/ Nhà kinh doanh chứng khoán.

- Các nhà kinh doanh (nhà buôn) chứng khoán
Một công ty chứng khoán hành nghề kinh doanh khi họ đóng vai trò là chủ nhân (principal) của lượng chứng khoán giao dịch, tức họ mua hay bán bằng chính tài khoản (hay tồn kho) của họ. Danh từ chuyên môn gọi hoạt động kinh doanh chứng khoán này là "giao dịch có vị thế" hay có sở hữu (position trading). Giao dịch có vị thế của một công ty chứng khoán có thể được hiểu là công ty đang trong "tư thế kiểm soát" lượng chứng khoán đang giao dịch. Nhằm mục đích duy trì một thị trường trung thực và ổn định, các công ty thành viên có chức năng kinh doanh không được giao dịch vượt giá trị trường mục (tài khoản) mà họ đang sở hữu. Trong thị trường chứng khoán điều tối kỵ là thủ thuật giao dịch để làm giá (manipulation) hay các động tác nhằm đánh lừa quần chúng đầu tư. Luật lệ chứng khoán luôn đặt vấn đề này thành ưu tiên hàng đầu cần được chăm sóc.
Một khi các nhà kinh doanh bán chứng khoán tồn kho của mình, họ sẽ thu của khách đầu tư mua chứng khoán đó một khoản kê giá (markup), chứ không phải khoản hoa hồng.
Một khoản "phết phẩy" (thuật ngữ mark) giá lên như vậy là khoản chênh lệch giữa giá chào bán (offer) tại thời điểm, được tham khảo trong hệ thống chào giá thị trường liên công ty (interdealer market), và giá thực hiện cho khách hàng; Giá bao gồm khoản phết phẩy để thực hiện đó gọi là giá thực (net price). Nhà kinh doanh tuyệt đối không được phát biểu là họ chỉ thu xếp giao dịch nếu thực tế họ đem chính chứng khoán tồn kho của mình ra để bán cho khách.

- Thực thi lệnh cho khách hàng.
Một công ty chứng khoán, tuỳ theo chức năng và điều kiện cho phép, có thể thoả mãn một lệnh của khách hàng theo phương thức sau đây:
• Làm trung gian thu xếp mua bán, với tư cách là đại diện của khách hàng, mua bán cho tài khoản của khách hàng.
• Làm nhà buôn chứng khoán, bằng cách đi mua lại của nhà tạo giá, kê giá lên thành giá thực bán, và bán lại cho khách hàng.
• Nếu công ty kinh doanh chứng khoán đang có chứng khoán tồn kho thì có thể bán lại cho khách hàng một lượng chứng khoán tồn kho đó theo lệnh đặt của khách.
- Nghiệp vụ hoạt động môi giới và kinh doanh chứng khoán.
Trong cùng một giao dịch, công ty chứng khoán hoặc chỉ đóng vai trò trung gian hoặc chỉ đóng vai trò buôn lại chứng khoán, nhưng tuyệt đối không được lập lờ vai trò - nghĩa là vừa làm giá vừa tính một khoản hoa hồng cho cùng một thực thi lệnh cho khách đầu tư. Để so sánh, cần phải xem xét vai trò của một loại hoạt động và cách hành xử phải tuân thủ với nhau.

(Theo Finance Times)
<< Biết “dừng lại” đúng lúc | Nắm vững pháp luật (chứng khoán) >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 250

Return to top