Đầu tư cân đối - nguyên tắc vàng của doanh nghiệp!
Việc kinh doanh của một doanh nghiệp thường xuyên phải chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố như kinh tế suy thoái, thị hiếu của thị trường, các vấn đề chính sách... Tất cả những yếu tố này đều có thể ảnh hưởng đến sản xuất, bất cứ là gián tiếp hay trực tiếp. Nó không mang tính chắc chắn và hẳn cũng làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều xáo trộn trong kinh doanh. Chính vì thế những nhà doanh nghiệp tài giỏi luôn cho rằng không bao giờ được phép “lặp lại thất bại của người đi trước” và đặc biệt là “không nên thấy nhiều người làm thì mình cũng phải làm”. Chính điều này đã đưa những nhà doanh nghiệp đến một phương thức đầu tư mới là đầu tư cân đối.
“Khi làm kinh doanh chỉ có một người thì chi bằng bạn hãy tìm lấy khoảng 5 người cùng hợp tác làm ăn, như vậy rủi ro của bạn sẽ chỉ còn là 1/5. Đồng thời bạn không nên đưa tiền vào đầu tư tại một nơi mà giảm bớt sự rủi ro của sự đầu tư bằng cách đầu tư cân bằng vào các ngành nghề khác nhau”, Warren Buffet nói về bí quyết kinh doanh của mình. Đây cũng chính là nguyên tắc của nhiều doanh nhân thành đạt ngày nay.
Warren Buffet, nhà đầu tư “huyền thoại” của thế giới đã từng hợp tác với rất nhiều công ty khác nhau trong sự nghiệp kinh doanh của mình. Warren đầu tư vào bất động sản với số vốn tương ứng với số vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ. Bí quyết đầu tư của Warren là ở chỗ ông luôn biết cách đưa một lượng vốn nhất định và phù hợp vào các lĩnh vực kinh doanh của mình. Chẳng hạn như trong lĩnh vực đầu tư bất động sản, Warren đầu tư 5 tỷ USD, dự tính khả năng sinh lời là 2 tỷ USD và nếu có thua lỗ cũng chỉ khoảng 1,5 tỷ USD. Từ đó, Warren tiếp tục dùng tiền của mình đầu tư vào lĩnh vực công nghệ với số vốn là khoảng 3 tỷ USD khi ông ước tính lợi nhuận của lĩnh vực này là khoảng 1,5 tỷ USD. Như vậy, giả sử nếu lĩnh vực bất động sản xuống giá thì lợi nhuận từ lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ bù vào những mất mát đó. Trước khi đầu tư, Warren luôn cân nhắc làm sao không bao giờ đầu tư vào các ngành mà khả năng thua lỗ có thể xảy ra cùng một lúc. Warren sẽ đầu tư cùng lúc những ngành đang có lợi nhuận cao cùng với những ngành có lợi nhuận thấp nhưng độ ổn định cao.
Li Ka Shing, người giàu nhất châu Á, cũng luôn biết vận dụng nguyên tắc đầu tư cân đối. Tập đoàn của Li Ka Shing có số vốn lên đến trên 5 tỷ USD, Li còn 450 triệu USD phân bổ trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, công nghiệp, vận tải, thương mại, bảo hiểm khách sạn, kiến trúc và xây dựng, nhà đất,... Công ty thành viên lên đến 60 công ty phân bố trên khắp thế giới. Phương pháp đầu tư của Li Ka Shing có thể nói là một ví dụ điển hình trong chính sách “đầu tư cân đối”.
Li Ka Shing xây dựng nên tập đoàn kinh tế của mình trong đó bao gồm 7 ngành: Công nghiệp, mậu dịch, thương mại, tiền tệ, xây dựng, tư vấn, bán lẻ. Đây là kiểu liên doanh liên kết. Buôn bán và thương mại nhập khẩu chiếm vị trí quan trọng trong tập đoàn của Li Ka Shing. Trong khuôn khổ mậu dịch thương mại gần không còn lĩnh vực nào mà Li Ka Shing không tham gia như hàng dệt may, đồ điện, thực phẩm, đặc sản địa phương, ôtô, vật liệu xây dựng, thiết bị công nghiệp, thiết bị y tế, đồ gỗ,... Tóm lại cái gì mà cuộc sống cần đều có sự đóng góp kinh doanh của Li Ka Shing. Tuy đa dạng như vậy nhưng số vốn đàu tư vào mỗi ngành của Li Ka Shing là rất khác nhau và cân đối với nhau. Li Ka Shing không bao giờ dồn vốn vào một lĩnh vực nào mà dàn trải đều nhau tuỳ từng yêu cầu của từng ngành. Do vậy, khi nhắc đến Li Ka Shing, bạn không thể biết ông là một chuyên gia trong lĩnh vực nào mà chỉ biết đến Li Ka Shing là một “thiên tài” trong đầu tư và kinh doanh.
Ngoài ra, Li Ka Shing còn mở ra cả một loạt các công ty kinh doanh nhà đất độc quyền vốn và hợp tác vốn. Có thể nói kinh doanh tài chính đã đem lại cho Li Ka Shing thành công rất lớn bởi sự nhạy cảm trong việc nắm bắt cơ hội ở lĩnh vực tài chính tiền tệ của ông. Tất cả các công ty con của tập đoàn Li Ka Shing đều dựa vào nhau, liên kết với nhau để đi đến thành công.
Có thể nói, các nhà doanh nghiệp thành đạt này cho rằng công việc kinh doanh nhiều lúc sẽ mất cân bằng và thiếu chắc chắn nhưng không phải tất cả các ngành đều ở vào tình trạng khó khăn. Do vậy, họ thông qua sự phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, dự toán kinh tế của doanh nghiệp mình để từ đó đưa vốn vào các ngành, lĩnh vực khác có khả năng sinh lời cao hơn. Nếu một khi nghành nghề nào đó trở nên yếu kém, khó thu hồi vốn thì vẫn có thể lấy lợi nhuận từ một số ngành nghề kinh doanh khách để bù đắp. Điều này khiến cho tổn thất đầu tư sẽ giảm đến mức thấp nhất. Cách đầu tư cân đối như trên thực tế là sự tiếp diễn của cách đầu tư phân tán nhưng không phải đầu tư tràn lan mà đầu tư cân đối trên cơ sở phân tích kinh tế.
(Tổng hợp)