Trong đời sống hằng ngày, lòng từ ái có hai nghĩa: một là phải tránh cho khéo đừng làm hại một sinh vật nào cả; hai là phải sẵn sàng chờ đợi cơ hội để giúp đỡ.
C. W. L. Ðây là hai khía cạnh của một sự việc. Về mặt tiêu cực, thì không làm ác; về mặt tích cực, thì là làm lành. Ðôi khi người ta nói: "Các Tôn giáo Ðông Phương có tính tiêu cực; quan niệm phụng sự mà chúng ta đưa vào các tôn giáo ấy quả là quan niệm của Thiên Chúa Giáo". Ðiều này không đúng. Chắc chắn như vậy. Dù Thiên Chúa Giáo hiện đại đem ý niệm phụng sự đó vào hàng nhì đi nữa, nó cũng được trình bày và nhấn mạnh trong Thiên Chúa Giáo nguyên thủy : "Người lớn nhất trong các con sẽ là người phụng sự các con vậy". [99]
C. W. L. – Khi ñaët vaán ñeà toäi aùc naëng nhaát, ngöôøi ta cöù nghó ñeán toäi saùt nhaân, cöôùp giöït, vaân vaân . . ., neân Phật giáo luôn luôn bị người ta cho là tôn giáo tiêu cực nhất. Thật ra nó chỉ cho con người điều gì phải tránh, nhưng ngũ giới cấm của nó không tiêu cực hơn mười điều răn của Moi-Sơ (Moise). Phật Giáo không nói: "Ngươi sẽ không làm". Mặc dù có bảo tín đồ phải tránh nhiều điều. Nó dạy như sau: "Tuân giữ giới luật, tôi không sát sinh, tôi không trộm cắp, (không lấy vật không phải của tôi), tôi không vọng ngữ (không nói điều thất thiệt), tôi không uống rượu và không dùng các chất ma tuý, tôi không gian dâm". Ðó là hình thức, nó không phải là một mệnh lệnh nhưng là lời hứa.
Trong một bài kinh tóm lược cả giáo lý Ðức Phật do chính Ngài Thuyết minh, chúng ta thấy tính cách tích cực của nó:
"Chớ làm điều ác;
"Hãy tập làm lành;
"Rửa lòng trong sạch;
"Ðó là giáo lý của Chư Phật". [100]
Cũng tính chất đó đã được trình bày rõ rệt trong Bát Chánh Ðạo. Trong đó chúng ta có: "Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định". Hầu hết những điều này rất tích cực.
Trong quyển Thánh Ca Bhagavad Gita đối với hàng triệu người Ấn như kinh phúc âm của chúng ta, bạn thấy nó dạy sự hoạt động tích cực nhất. Ðức Thượng Ðế trong đó được mô tả như một nhà Ðại Diễn Viên. Quyển ấy nói rằng kẻ nào không chịu noi theo gương Ngài và làm việc giúp đời, thì sẽ sống một cách vô ích. Và hiển nhiên sự bất động có thể là một trọng tội. Quyển Gita cảnh cáo con người, như là Bà Blavatsky đã thường cảnh cáo rằng phải sợ tội bỏ sót công việc cũng như đáng sợ những tội của việc đã được ủy thác. Ðối với người Sannyasi là kẻ đã từ bỏ đời sống vật chất, kinh ấy dạy rằng: Y phải luôn luôn làm những việc từ thiện, phải hy sinh và sống khổ hạnh. Trong những Thánh Kinh chánh viết về lịch sử Ấn Ðộ chứa đầy chuyện tích của những người tận tụy hy sinh cho hạnh phúc quần chúng và những vị Giáo Chủ thường được xem như hóa thân của Ðức Thượng Ðế dạy dỗ việc phụng sự cho đồng bào.
Không thể nào nhấn mạnh về công việc phụng sự hơn các tôn giáo này, mặc dù chúng có những cách trầm tư mặc tưởng riêng, như Thiên Chúa Giáo trong suốt thời kỳ Trung Cổ. Chỉ trong ít năm gần đây - do sự hoạt động mạnh mẽ là đặc tính thuộc giống dân phụ thứ năm của giống dân chánh thứ năm - chúng ta có khuynh hướng khinh khi một cách kín đáo những tăng lữ, những người tu hành mà ca tụng tột bậc những con người hoạt động như một vị tướng lãnh trong thời chiến, vị Ðại Vương hay Chính trị gia trong thời bình. Tuy nhiên ý niệm tổng quát dùng làm nền tảng cho những phái trầm tư mặc tưởng, cũng hết sức tốt đẹp. Những phái tăng lữ hoạt động phải giảng đạo và hoàn thành những công tác từ thiện - những người thuộc về phái trầm tư mặc tưởng phải hãm mình, trong tu viện chuyên lo tham thiền và cầu nguyện. Nói một cách khác, đó là vấn đề tạo nên những tư tưởng tốt lành, cao thượng và truyền rải nó ra xa với ý định thật rõ rệt là giúp đỡ người đời. Những vị ẩn tu phải chuyên lo cầu nguyện và tham thiền thay thế các huynh đệ của họ, vì nhiều lý do, những người này không thể thực hiện như thế một cách hữu hiệu và hoàn bị như họ. Theo lý thuyết của tất cả những tôn giáo, những tu sĩ này là một phần tử của nhân loại, đang cung cấp nhu cầu cho nhân loại. Họ không phải là những nhà tu biếng nhác tránh sự hoạt động tích cực. Công việc của họ khó nhọc hơn nhiều, mà kẻ khác không thể làm được. Công việc của họ thực hiện trên những cõi cao và thường thường trong những điều hy sinh và khổ hạnh khiến người đời cho là rất khủng khiếp.
Nhưng cũng đúng với đời sống ẩn dật đó, nếu không phải là khổ hạnh như thế, thì nó hấp dẫn nhiều người thích sống một đời sung sướng và nhàn rỗi. Họ trốn tránh công việc khổ cực dưới thế gian mà không thay thế được bằng việc làm trên cõi cao. Trong những tăng ni Phật Giáo, có những người như thế. Họ ít được kính trọng. Người ta gọi họ là những "Phạn chúng" [101]. Họ chỉ làm tăng ni để bảo đảm đời sống, và nếu đời sống ấy không có gì sang trọng, thì nó sẽ không bao giờ thiếu thốn khi dân chúng còn có ăn. Những tu viện trong thời Trung Cổ ở Âu Châu cũng giống như thế, nhưng có lẽ ở một mức độ cao hơn. Nhiều người vào tu viện để nương cậy thế lực và ảnh hưởng của nó và trong nhiều trường hợp bởi vì họ không bận tâm đến những vật sở hữu cá nhân. Dù vị tăng lữ trên phương diện cá nhân không có có lẽ người ta ngạc nhiên thấy những lỗi tương đối thường phạm như nói hành, hung ác, dị đoan, mà đứng đầu sổ. Ðức Thầy lại kể đến sự tái diễn nhiều lần và hậu quả nghiêm trọng của chúng. Việc sát nhân và cướp bóc được xem như là những trọng tội nên ai cũng biết, do đó những người tự trọng đều tránh nó, trừ phi bạn gọi nó là "giặc giả". Nhưng sự nói hành xảy ra ở khắp nơi và nếu người ta nghĩ đến tai hại của nó gây ra luôn luôn trong bất cứ trường hợp cá nhân nào, nếu người ta nghĩ đến toàn thể sự đau khổ về tinh thần mà nó có thể tạo ra và việc nó thường làm hạ giá lý tưởng của con người, rồi đem nhân cái hậu quả đó cho hàng triệu trường hợp xảy ra mỗi ngày, thì người ta sẽ nhận thấy ngay rằng sự nói hành gây tai hại hơn những tội ác khác vô cùng. Hủy diệt lý tưởng của một người, hạ giá nó, làm nhục nó và làm cho y có cảm giác rằng chung quy lý tưởng này cũng không tốt đẹp, không cao thượng gì như y đã tưởng thì là một điều đáng ghê tởm. Ðôi khi người ta nói rằng tiêu diệt thần tượng là việc làm thích đáng. Nhưng tiêu diệt thần tượng của một người đang thờ phượng có thể là điều độc ác nhất mà ta đã xử sự đối với y. Nếu lý tưởng của y làø một đối tượng thấp kém và đáng khinh, chắc chắn chúng ta có thể chỉ vẽ cho một lý tưởng khác cao thượng hơn, nhưng không có gì độc ác và tệ hại bằng việc lấy mất lý tưởng của y, mà không thay vào cho y cái gì cao đẹp hơn. Bất cứ trong trường hợp nào, bổn phận của chúng ta cũng không phải là đi tìm những khuyết điểm và hạ phẩm giá của ai cả.
Chắc chắn nhiều người trong chúng ta do kinh nghiệm riêng đã biết được việc thiện phi thường mà Bà Bác sĩ Besant đã thực hiện. Cả chục ngàn người tìm được ánh sáng qua những bài diễn thuyết và sách vở của bà. Tuy nhiên, những lời nói hành về bà đã ngăn cản hàng ngàn người khác, không cho họ nghe bà và đọc tác phẩm của bà. Họ nói: "Tôi đã nghe người này, người nọ nhận xét về Bà Besant. Tại sao phải đọc sách mà tác giả là một người đàn bà như thế? Do đó, nhiều người đã quay đi trước những lời có thể cứu độ họ trong kiếp sống hiện tại. Một mặt khác, hàng ngàn người viết thơ cho bà hỏi về những nỗi khó khăn xảy đến cho họ. Mà cũng có nhiều người, bị sự vu khống về bà đã ngăn cản họ không cho nhờ đến những lời khuyên bảo của bà.
Tôi tưởng không ai thường bị công kích một cách hèn hạ hơn Bà Hội Trưởng cao cả của chúng ta. Từ lâu, trước khi là người
Thông Thiên Học, bà đã từng diễn thuyết về sự tự do tư tưởng trước công chúng. Ðầu tiên bà bị công kích, chê bai, vì bà đã tái bản một quyển sách nhỏ nhan đề "Knowlton" nói đến vần đề nam nữ, mà người ta cần phải đề cập đến và nghiên cứu, thay vì giả vờ đức hạnh mà để qua một bên. Quyển sách này viết đã lâu, trước khi Bà A. Besant ra đời, nhưng bị sự truy nã đe doạ làm gián đoạn việc xuất bản. Bà Hội Trưởng của chúng ta lấy một phần của sách đó để xuất bản, vì bà cho rằng việc thảo luận về vấn đề ấy sẽ hữu ích và giúp cho kẻ nghèo có thể áp dụng những điều dạy dỗ trong sách này. Hơn nữa, tôi nghĩ rằng đó là cách phản đối sự phủ nhận những sự kiện tự nhiên và bảo vệ quyền tự do tư tưởng và xuất bản tất cả những gì liên quan đến sức khoẻ cũng như sự lợi ích chung của quần chúng. Cho tái bản quyển sách nhỏ ấy, bà muốn phản đối một đạo luật mà bà cho là bất chánh. Bà báo cho cảnh sát biết trước là bà sẽ đem bán sách ấy và mời họ đến mua chính thức một quyển vào giờ nào đó. Chấp nhận lời mời, chính quyền đến mua tài liệu bị kết tội đó rồi truy tố bà, nhưng sự việc kết thúc bằng sự trắng án. Sau đó, bà viết một quyển sách nhỏ về vấn đề ấy với những danh từ chính xác hơn. Dù sao, trên thế gian, phần thưởng của bà là sự công kích đời tư của bà một cách tồi tệ nhất. Sau này, bà thu hồi quyển sách nhỏ ấy lại, vì bà kết luận rằng đó không phải là phương tiện tốt để giải quyết sự khó khăn của xã hội này. Nhưng tôi chắc chắn rằng không bao giờ bà hối tiếc đã cố gắng hết sức mình để suy xét đến những sự kiện như bà đã hiểu biết lúc đó. Sự hy sinh và tánh can đảm như thế thật hiếm có dưới thế gian.
Những người ganh ghét Bà Blavatsky cũng vận động để nói xấu bà. Những lời tố cáo bà đều phi lý và rồ dại đến đỗi chúng biểu lộ ngay tính cách lố bịch đối với tất cả chúng ta là những người biết cá nhân bà. Tuy nhiên, những lời buộc tội đó đã khiến cho nhiều người không chịu suy xét kỹ lưỡng những chân lý Thông Thiên Học. Bà Blavatsky đã từ trần năm 1891 nhưng nếu ngày nay bạn nói đến Hội Thông Thiên Học, thì bạn thường gặp những câu trả lời như sau: "Hà, phải rồi Hội ấy do Bà Blavatsky sáng lập ra và trò lừa bịp của bà đã bị phát giác. Chúng tôi không muốn phí thì giờ và năng lực để nghiên cứu giáo lý của một người gian trá. Làm sao nó có thể chứa đựng chân lý được"? Do đó nhiều người đã gác bỏ bằng chứng Thông Thiên Học, mà sự hiểu biết có thể thay đổi cuộc đời của họ.
Những gương này cũng đủ để chứng tỏ cho chúng ta thấy tai hại khôn lường có thể xảy ra do lòng oán hận và sự nói hành. Lối ích kỷ đó làm thương tổn rất nặng nề nạn nhân. Dầu cho người bị xúc phạm có thật những khuyết điểm trong tánh tình; kẻ nói hành không tự chữa lời mình được và cũng không tránh khỏi quả xấu mà y gây ra. Bà Hội Trưởng của chúng ta không bị ảnh hưởng của những lời nói hành, dù trên phương diện nào đó, bà có thể bị nhục mạ nhiều hơn thường lệ, đôi khi bà nói: "Cái đó trở thành buồn tẻ. Tôi muốn họ làm cái gì khác hơn". Chính tôi cũng bị công kích mãnh liệt, nhưng sự việc này không hề làm cho tôi trằn trọc mất ngủ. Vậy, quả báo không liên hệ đến chúng tôi. Nhưng tai hại gây ra cho kẻ khác bởi những câu chuyện xấu xa đem quả báo đến cho những kẻ đã nói hành và bán rao. Lãnh đạm trước việc nói xấu thiên hạ là điều khó khăn hơn. Và tôi phải thú thật rằng rất khó cho tôi không nổi giận, khi nghe ai nói xấu, chẳng hạn nói xấu bà Hội Trưởng, hoặc có những tư tưởng đê hèn hay phạm thượng nữa, đối với các Chơn Sư mà chúng ta đã biết.
Nói hành không phải là phê bình thực sự. Tiếc thay danh từ "phê bình" rốt cuộc có nghĩa là "đi tìm lỗi". Nó thoát thai từ chữ Hy Lạp Krinein, có nghĩa là "xét đoán" và phải xét đoán với tư cách pháp lý. Hiện nay nghĩa đen này đã bị biến đổi. Sự công bằng là một trong những biểu hiện của Ðức Thượng Ðế. Trong khi xét đoán lời nói và việc làm của một người mà gạt bỏ trạng huống [102] là phạm lỗi và đưa đến những hậu quả xấu xa. Phải chăng trên đời này không có một bản Thánh Kinh tốt đẹp nào mà không trở thành lố bịch, khi người ta tách rời vài chữ ra khỏi toàn bài và trình bày chúng một cách riêng biệt? Vậy chúng ta phải chấm dứt việc làm như thế đối với tư tưởng của kẻ khác. Một người nào đó đang phẫn nộ, y thốt ra những lời gắt gao, có thể dữ dội và chúng ta liền kết luận rằng tính tình y như thế. Chúng ta không hiểu tại sao y nổi nóng. Có thể y thức suốt đêm bên giường của một đứa con đau. Một người khác có thể làm cho y phật ý hay nổi giận vì một lý do nào đó rồi chúng ta nhận thấy phản ứng của việc đó, chớ thật ra y không có ác cảm với chúng ta chút nào. Nếu y là một vị Ðại Tiên, thì y không hề bực tức chi cả, nhưng tất cả chúng ta chưa phải là những vị Ðại Tiên, cho nên những việc ấy đã xảy ra.
Khi còn bé tôi đã học điều này với một ông lão đánh xe. Một hôm, tôi ở gần ông, bỗng có một người đến nói với ông một cách thô lỗ cộc cằn. Ông lão đánh xe trả lời dường như không thấy sự bực tức của người kia. Khi người ấy đã đi xa rồi, tôi mới nói: "Này ông John, ông đã làm gì khiến cho người ấy nổi giận với ông như thế"? Ông lão đáp: "Thưa tiểu chủ, tôi có làm chi đâu; ông ta không nổi nóng với tôi. Tôi không làm gì với ông ấy hết. Có thể ông giận vợ ông hay là những kẻ nào đó". Rồi ông giải thích cho tôi biết rằng khi một người không thể tự chủ được, thì y thường gây gổ với người đầu tiên mà y gặp trên đường đi của y.
Cái ảnh hưởng của lời phán đoán thiếu hảo ý về tâm trí của một người, sự bền dai và tánh độc hại của nó sẽ không thể tin được, nếu trước kia chúng ta không có những bằng chứng về điều đó. Một người có ý tưởng sai lạc thì tất cả đều bị nhuộm màu của sự sai lạc này. Chính quyển sách này đã cho ta bằng chứng về điều đó. Ðã lâu rồi, trước khi quyển sách xuất bản lần đầu tiên, tôi được hiểu biết về sự nói hành khi nghe giảng dạy cho Alcyone, tôi đã chú ý nhiều đến sự quan trọng của nó, nên tôi đã nhắc lại trong nhiều dịp. Tới khi quyển sách xuất bản, vài người căn cứ vào những điều tôi đã nói trong nhiều tháng trước cho rằng tôi là tác giả một phần của những trang sách đó.
Tôi đã đề cập đến hai giai đoạn phát triển ký ức về những kinh nghiệm trên cõi Trung Giới của Alcyone. Trong giai đoạn thứ nhất, Alcyone không nhớ được hoàn toàn, tôi đã nhắc lại cho em giới răn đặc biệt mà Ðức Thầy đã dạy em để áp dụng ở ngày kế đó. Trong giai đoạn thứ hai, em có thể nhớ lại được tất cả mọi việc. Thế mà ở Bombay, tôi thấy người ta lập lại rằng trọn cả quyển sách đều do tôi lập lại. Sự thật, quyển sách này được viết ra trong giai đoạn thứ nhì, lúc ấy Alcyone có thể nhớ những lời của Ðức Thầy nói rồi chính em viết lại. Một sự không chính xác thế ấy làm biến tính tất cả. Tôi đã chịu không biết bao nhiêu nỗi bất công và những sự phán đoán sai lầm vì những sự việc bị biến đổi như thế. Ðiều ấy không chút quan hệ đối với tôi, nhưng nó đã chứng tỏ cho tôi thấy rõ rằng người ta dễ bị hiểu lầm khi lấy một ý niệm sai lạc làm khởi điểm. Tôi đã thấy nhiều người phạm phải những lỗi lầm kỳ dị nhất bởi họ đã nắm lấy tất cả những biến cố có thể xảy ra để biện hộ (binh vực) cho một ý niệm hoàn toàn vô căn cứ từ đầu đến cuối, nó chỉ là một sự tưởng tượng thôi.
Một trong những kinh nghiệm mà chúng ta phải thực hiện trên bước đường học tập về khoa Pháp Môn là tự mình đồng hóa với tâm thức của vài thứ. Ðó chỉ là vấn đề thói quen. Vị đệ tử phải làm công việc đó để sau này có thể tập áp dụng như thế đối với những trạng thái tâm thức khác và cao hơn. Chúng ta tự xem mình rất cao đối với bất cứ con thú nào, và quả thật như thế, vì chúng ta thuộc về một loại cao hơn. Do đó chúng ta tìm hiểu tâm trạng con thú ấy không chút khó khăn. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm cá nhân của tôi, tôi tưởng hầu hết những người chăm lo thú vật lại giải thích trái ngược ý tưởng và lý do của chúng. Khi bạn thực sự khám phá được ý nghĩ của một con thú, bạn sẽ thấy rằng nó có những lý do riêng của nó, mà bạn không bao giờ ngờ được. Nếu chúng ta không hiểu được con thú với những ý nghĩ thấp kém và ít oi của nó, thì chắc chắn chúng ta càng khó hiểu những đồng loại của mình. Quả thật chúng ta gần gũi với người đời hơn, nhưng tôi rất nghi ngờ rằng con người không bao giờ hiểu nhau. Sự quả quyết này, dường thể kỳ lạ, nhưng tất cả chúng ta đều cô đơn, riêng biệt một mình, mỗi người đều cô lập. Trong một ý nghĩa khác, quả thật rằng chúng ta là một khối huynh đệ vĩ đại, tuy nhiên, trên phương diện lý trí, mỗi người trong chúng ta đều sống trong một tháp riêng của mình. Chu vi cái trí của mỗi người chỉ tiếp xúc với cái trí của kẻ khác ở một điểm nào thôi và chính điều này cũng còn mơ hồ và không có gì chắc chắn.
Người nào muốn tấm lòng mình tràn ngập tình thương Ðức Thượng Ðế, thì luôn luôn phải giữ mình đừng cho phạm ba tội trên.
C. W. L. Tránh ba tội trên hình như khá dễ, nhưng sự thật không phải thế, vì khốn thay, chúng nó rất thông thường và quá thâm nhập vào tập quán, nên ít người nhận biết sự hiện diện của chúng. Chúng là những nỗi khó khăn đặc biệt của chúng ta, vì trình độ tiến hóa của chúng ta hiện nay. Chúng ta đã mở Hạ Trí, nó là thể trước tiên chăm lo việc nêu lên những chỗ dị đồng. Ðó là lý do tại sao trước hết người ta ghi nhận trong những điều xảy ra trước mắt, những điểm họ không thích. Rồi hầu như luôn luôn kèm theo những lời phê bình và chỉ trích. Người nào chuyên dùng năng lực của mình để vạch những khuyết điểm và nhận thức những sự dị đồng là người chậm tiến trong thời đại của y. Ðó là kẻ lỗi thời vô phương cứu chữa. Hiện nay chúng ta phải học hỏi sự tổng hợp và phải cố gắng tìm thấy yếu tố thiêng liêng và tốt lành trong tất cả sự vật, vì chúng ta phải bắt đầu mở Bồ Ðề Tâm. Chúng ta phải cố gắng sống trong ngày mai chứ không phải ngày hôm nay. Vậy chúng ta chớ để cho triều lưu dốt nát tối tăm này lôi cuốn. Chúng ta phải luôn luôn giữ vững tinh thần, nếu không thì dòng nước sẽ bao quanh và công hãm chúng ta đến nỗi chúng ta phải lần hồi thụt lại.