Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tôn giáo, Chính Trị >> Giảng Lý Dưới Chân Thầy

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 17538 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Giảng Lý Dưới Chân Thầy
ANNIE BESANT & C. W. LEADBEATER

Chương 28

Thói dị đoan là một tai hại lớn lao khác. Nó gây ra nhiều sự hung ác rùng rợn. Người làm nô lệ cho nó khinh khi những kẻ khác khôn ngoan hơn y và cố gắng lôi cuốn họ làm giống như  y vậy.

 

C. W. L.  Sự mê tín dị đoan không hề kể đến những sự khác  biệt về khí chất của các dân tộc. Nó có một hình thức tín ngưỡng mà nó muốn ghi vào trí não của tất cả mọi người. Nó không nhận thức được rằng không thể bắt buộc ai cũng tin tưởng như vậy, ngoại trừ vài câu chuyện khoa học tầm thường, bởi vì có bao nhiêu người thì có bao nhiêu quan niệm về đời sống khác nhau.

Phải công nhận là dù bạn biết được rất nhiều người đi nữa, bạn cũng khó tìm được hai người có phản ứng giống nhau trong cùng chung một hoàn cảnh. Bạn có thể đoán trước vài khả năng tổng quát của đại đa số người, nhưng trước khi hiểu biết họ tường  tận, bạn không thể nói đúng phản ứng của họ trong trường hợp này hay trường hợp khác. Vậy tựu trung sự dị đoan hàm ý ngoài những việc khác là sự thiếu hẳn thiện cảm. Người bị thói dị đoan  chi phối không hiểu  rằng cách nhìn của y không phải là đường lối duy nhất.

Sự dị đoan không phải chỉ phương hại cho người tin tưởng nó thôi. Nếu nó phát triển mạnh, nó luôn luôn đưa đến việc cưỡng bách kẻ khác bằng uy lực. Qua lịch sử của tất cả thời đại, sự dị đoan về vấn đề tôn giáo đã tạo ra những hỗn loạn khủng khiếp. Vì vậy, chính các tín đồ Hồi Giáo đã bao phen thiêu hủy và làm đổ máu những vùng rộng lớn ở Á Châu, Âu Châu và Phi Châu, bằng cách trao cho dân chúng "quyển Kinh Coran hoặc thanh  gươm". Như chúng ta đã đề cập phía trước, sự dị đoan đã tạo ra tôn giáo pháp đình. Những cuộc tàn sát của Thánh Barthélemy [107], những cuộc sát hại lẫn nhau giữa những người Tin Lành, Thiên Chúa Giáo và những Vêpres Siciliennes [108], đều là hậu quả tàn khốc của sự dị đoan. Cuộc đổ máu của Vêpres Siciliennes, một phần  do chính trị, nhưng những cuộc tàn sát trước thì thuộc về vấn đề "tôn giáo". Lòng thù hận là nguyên nhân chính tạo ra những cuộc thảm sát ấy của các phái Thiên Chúa Giáo, dù thật sự có xen lẫn những sự kiện chính trị. Ngày xưa khi Hoàng Ðế Constantin [109] theo Thiên Chúa Giáo, thì Ngài xem đó là ván bài tốt  đối với tình thế của đế quốc Byzantin.

Cũng vậy, những cuộc viễn chinh của Thập Tự Quân là một sự dị đoan to tát. Chỉ vì một câu chuyện mà sự việc không mấy quan trọng liên hệ đến sự Giáng Sinh và cái chết của Ðức Giáo Chủ Jésus mà hai mươi triệu người vong mạng trong những cuộc viễn chinh của Thập Tự Quân ấy để cố  đem về cho người Thiên Chúa Giáo cái xứ sở mang tiểu sử của Ngài. Nếu có thể làm cho họ hiểu rằng đó là câu chuyện về đời sống của tất cả những người được điểm đạo và đời sống đó đã diễn tiến từ thời đại này qua thời đại khác trên khắp các nước của quả địa cầu, thì biết bao nhiêu cuộc đổ máu sẽ được tránh khỏi. Tuy nhiên, có lẽ những biến cố này vẫn có một khía cạnh tốt, vì sau khi chiến đấu với những người Sarrasins [110] hiểu biết hơn mà người Thiên Chúa Giáo mới mang về Âu Châu những kiến thức hữu ích. Một mặt khác nhờ chọn cái chết cho lý tưởng nên họ được kể là những người chính trực. Những nơi linh thiêng của mọi tôn giáo nào thì phải thuộc về những tín đồ của tôn giáo đó thật là tốt đẹp và hào hùng. Nhưng đối với Thập Tự Quân, thời gian  đã chứng tỏ rằng sự thất bại của người Thiên Chúa Giáo là một điều may mắn. Nơi Thánh Ðịa, những chiến sĩ Hồi Giáo phải giữ sự hòa bình giữa hai phái Thiên Chúa Giáo La Mã và Thiên Chúa Giáo Hy Lạp, vì họ luôn luôn tranh chấp nhau về sự hiện diện của lửa thiêng và Thánh Mộ.

Hiẹân nay, một vấn đề giống như thế cũng được đặt ra cho chúng ta tại Ấn  Ðộ, nhưng không ai nghĩ đến cách giải quyết theo phương tiện của Thập Tự Quân. Những nơi linh thiêng của Phật Giáo (Tứ Ðộng Tâm): nơi Ðức Phật sinh ra, nơi Ngài Ðắc Ðạo, nơi  Ngài Chuyển Pháp Luân và nơi Ngài tịch diệt, tất cả đều nằm trong tay những người theo Ấn Ðộ Giáo và tôn giáo của những người này khác với Phật Giáo. Những Phật Tử hết sức muốn có những nơi linh thiêng của họ, nhưng không bao giờ những quốc gia Phật Giáo nảy ra ý nghĩ khai chiến để chinh phục. Chúng ta hãy biết ơn họ về sự việc đó, vì có đến năm trăm  triệu  Phật  Tử. Tôn giáo họ tránh làm mọi điều bất chính. Vài Phật Tử đã cố gắng mua lại phần Thánh Ðịa ấy và họ gần thành công với sự trợ giúp của Hội Thông Thiên Học. Nhưng rủi thay, một phần lớn tiền bạc bị phí tổn trong những vụ kiện và sự toan tính đã thất bại.

Phật Giáo là đại tôn giáo duy nhất không hề có sự ngược đãi kẻ khác. Những nguyên tắc của nó cấm đoán điều này. Chính những lời của Ðức Giáo Chủ bắt buộc phải có sự khoan dung. Thế nào là một người Phật Tử ?  Ðó là người noi theo giáo lý của Ðức Phật. Y không phải là người tin theo điều này hay điều khác, nhưng y là một  người sống theo lời  của Ðức Phật dạy, y phải làm như thế. Nếu bạn hỏi một nhà truyền giáo Cơ Ðốc về đời sống  tương lai của một  Phật Tử  ưu  tú, thì  thường thường người ấy sẽ trả lời như sau: "Nếu y không tin Ðức Christ, thì không có hy vọng  gì cho y". Hoặc nhà truyền  giáo ấy sẽ giao phó y cho lòng từ ái vô biên của Ðức Chúa Trời, nếu y cho ông là người xứng đáng. Nhưng đối với Phật Tử, bạn cũng đặt cây hỏi ấy về một người Thiên Chúa Giáo, y sẽ nói với  bạn: "Ðó là một người Phật Tử, y tự nhận là người Thiên Chúa Giáo nhưng y đang tuân thủ giáo lý của Ðức Phật. Không có gì đáng lo cho y cả". Ðó là đức khoan dung của nhà Phật, như tôi đã giảng ở trước đây. Thật ra, tất cả các tôn giáo đều cấm sự bạo động và bất khoan dung; nhưng sự vô minh và cuồng tín của vài phái đã khiến cho tín đồ quên sự  kiện rất  giản dị này.

Một thứ dị đoan gọi là "sự căm thù nòi giống" khiến cho dân tộc  này oán  ghét toàn khối dân tộc khác. Tôi nhớ lại những người nông dân Anh trong những  làng xa thành phố luôn luôn ngờ vực và chế nhạo người ngoại quốc. Ðối với những người dốt nát này,  không có gì đáng tức cười hơn là nghe một người ngoại quốc nói một thứ tiếng khác hơn tiếng của họ. Về phương diện đó, những  người nông dân các nước khác ít thô lỗ hơn  những người của nước ta. Tôi luôn luôn cảm nghĩ rằng nếu có một người ngoại quốc đến viếng nước chúng ta, thì họ là người khách đối với chúng ta. Bổn phận của chúng ta là làm cho đời sống của họ được dễ dàng và làm cho họ có cảm giác tốt đẹp về dân tộc và xứ sở của chúng ta.

Vào thời Nã Phá Luân, bên Anh Quốc bị một sự dị đoan chi phối dân chúng cho rằng quả thật tất cả những người Pháp là quỷ,  họ khai chiến với chúng ta, trong khi họ hoàn toàn biết rằng họ chủ trương việc xấu và trái ngược với ánh sáng. Ngày nay, có thể những trường hợp trong đó một số đông người bị ám ảnh bởi một ý tưởng thống trị, đã tạo thành một thứ cuồng tín về quốc gia. Dưới ảnh hưởng của sự cuồng tín tạm thời đó, người ta đã gây ra những điều tàn ác, mà ở trường hợp khác, chính những người này không bao giờ nghĩ rằng họ sẽ làm những việc ấy. Trong những trường hợp đó cá nhân chỉ chịu trách nhiệm vì cách họ bị triều lưu  ấy lôi  cuốn. Những sự hành động vốn do cơn điên cuồng này sinh ra hơn là từ những cá nhân. Ðiều này cũng gần giống như khi một  người nổi giận thốt ra những lời thiếu nhã nhặn. Ðó chính là tiếng nói của cơn giận chứ không phải của con người. Người ấy đáng  trách vì  y để cho cơn giận chi phối y, nhưng chúng ta nên lưu ý rằng rất có thể  y hối hận  nhiều về lời nói của y.

 

Con hãy nghĩ đến những sự tàn sát khủng khiếp do thói dị đoan tạo ra, nó đòi hỏi việc giết thú vật để cúng tế.

 

C. W. L.  Ðề cập đến việc hy sinh thú vật cho việc cúng tế và những cuộc hiến dâng khác cũng là nêu lên toàn thể vấn đề liên hệ giữa Thượng Ðế và con người. Về phương diện này chỉ có thể có ba quan niệm căn bản thôi: Theo quan điểm thứ nhất, Trời sau khi  đã tạo nên vũ trụ rồi, Ngài để nó tự do vận chuyển không điều khiển  và cũng  không lo lắng đến những gì xảy ra cho nó.

Theo quan điểm thứ hai, Trời đã giữ lại một sự lợi, phải gọi là bất chính của vũ trụ này, vì Ngài muốn hưởng những cuộc cúng tế dẫy đầy máu huyết và những thứ hy sinh khác nữa.

Theo quan niệm thứ ba, Trời bao giờ cũng là Ðấng Cha Lành  yêu tạo vật của Ngài vô lượng vô biên.

Thuyết thứ nhất là thuyết duy vật hiện đại kèm theo ý niệm  về một  Ðấng Tạo  Hóa kỳ cục.

Thuyết thứ hai mô tả Trời như một con quái vật khát máu.  Nhiều bản Kinh xưa đã trình bày về Ngài như thế. Trong một  đoạn Kinh Cựu Ước, những người Do Thái có khoe khoang rằng họ đã giết một trăm hai mươi hai ngàn con bò để cúng tế. Có lẽ họ đã nói quá lố, như thói quen của thời xa xưa ấy. Thần Jéhovah đòi hỏi sự cúng tế sinh vật này, dù phải trả bất cứ giá nào bằng sự đau khổ. Thần luôn luôn đòi hỏi những lễ vật mới và chỉ hiến cho một mình Ngài mà thôi chứ không phải cho vị thần nào khác. Ở thời đại chúng ta, những người Do Thái sẽ thụt lùi trước sự cưỡng bách ghê rợn như thế, nhưng chắc chắn họ không làm việc đó trong thời David [111] và Salomon [112]. Người ta có thể kết luận về điều ấy như sau: Thần Jéhovah của họ thờ không phải là Ðấng mà chúng ta gọi là Thượng Ðế - lúc bấy giờ họ không hiểu  được ý niệm về Thượng Ðế - nhưng là những vị Thần do Tinh Chất cấu thành từ đời Ắt Lăn Tích còn sống sót tới ngày nay [113]. Những người Do Thái có tiếp xúc với văn minh Ai Cập, nhưng những ý tưởng vĩ đại của người Ai Cập ít ảnh hưởng đến họ. Chỉ sau này, khi bị giam cầm ở thành Babylone, họ nghe nói đến một vị Thượng Ðế tối cao. Họ liền đồng hóa một cách thật đặc biệt Ðức Thượng Ðế với Thần Jéhovah  của họ. Những nhà tiên tri chót nói về Thượng Ðế như một Ðấng  Tối Thượng, mặc dù lắm khi những ý niệm cũ còn lưu lại trong  các bản văn  của họ.

Những cuộc tế lễ đầy máu huyết chỉ thuộc về những giai đoạn tiến hóa xa xưa nhất của con người. Nó gồm cả tà thuật  cổ sơ  của sự thờ cúng loại Tinh Chất ấy vì chúng nó sống bằng hơi từ trong  máu huyết bay ra. Những sinh vật này muốn được cúng tế, bởi chúng hút hơi máu hôi tanh mới có khả năng  hiện hình được. Vài bộ lạc miền núi quả quyết rằng nếu họ không thực hiện những cuộc tế lễ này, thì tai họa sẽ xảy đến, như  mùa màng  bị tiêu diệt, nhà cửa bị hỏa hoạn. Vậy có thể những vị Thần mà những người ở rừng núi Ấn Ðộ thờ phượng cũng là những Tinh Chất lớn thuộc về thời đại Ắt Lăn Tích.

Chúng ta có thể tin chắc rằng không bao giờ những Ðấng Cao Cả chấp nhận những cuộc tế lễ đó. Chăûng hạn, như bên Ấn Ðộ, trong  phần thiên khải của Kinh Phệ Ðà cổ đại không bao giờ đề cập đến chúng nó, song chúng nó dính liền với những phong tục dã man còn tồn tại trong một mức độ nào đó cho đến ngày nay. Ðức Phật đã lên án sát sanh thú vật đặng tế lễ và khiến Vua Bimbisara ra sắc lệnh hủy bỏ tục lệ ấy trong nước.

Hiển nhiên là chúng ta không hề thờ phượng một vị Thần nào đòi hỏi những sự cúng tế bằng máu huyết, trái lại, đó là điều ưa thích của vài loại Tinh Chất và Tinh  Linh trong vũ trụ. Vậy chúng ta nên xem những phần trong các bản Kinh có đề cập đến những  sự tế lễ này như một giai đoạn tiến hóa mà chúng ta đã vượt qua  từ lâu. Vài người không thích tuyên bố điều ấy một cách công khai vì họ tôn kính các Kinh Thánh, nhưng thật ra cho rằng một bản văn đặc biệt nào đó linh thiêng và chí thánh là một sự dị đoan hoàn toàn. Dù đối với Thánh Kinh, chúng ta vẫn phải chọn lọc như mọi việc khác. Nếu đọc một quyển sách, chúng ta thích và sẽ nhớ những đoạn mà chúng ta cho là đặc biệt hay và bổ ích. Chúng ta hãy góp nhặt như thế trong tất cả các bản Thánh Kinh những gì  luôn luôn tốt đẹp, cao thượng, hùng tráng và có thể gác bỏ một cách hữu ích cho mình tất cả những gì thấp hơn lý tưởng của chúng ta. Dù những cuộc tế lễ bằng máu huyết đã được đề cập trong Thánh Thi (Psaumes) và trong những chương khác của Thánh Kinh Cơ Ðốc (Cựu và Tân Ước  Bible), chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng chắc chắn Trời không thể  đòi hỏi những việc như thế. Những việc ấy luôn luôn thuộc về các tôn giáo xem Thượng Ðế như  một thực  thể xấu  xa cần phải xoa dịu.

Vở kịch lớn lao của Thiên Chúa Giáo chính là việc đem ý tưởng  trên đây  xen lẫn vào giáo lý thuần túy của Ðấng Christ nói về Ðức Chúa Trời là Ðấng Từ Phụ. Thật ra việc giết thú vật để hiến dâng cho Thượng Ðế không hề làm giảm danh  dự  của Thiên  Chúa Giáo, nhưng chính là ý tưởng Ðức Chúa Trời đáng sợ - nếu chúng ta không dâng lễ vật để làm vừa lòng Ngài - còn được  truyền dạy trong những tổ chức lớn của Công Giáo. Ý tưởng này đã làm nảy sinh lý thuyết quái đản cho rằng Trời đã hy sinh chính  con Ngài, nếu không thì mọi người phải bị ném xuống hỏa ngục. Thường thường người ta ít khi tự  hỏi một ông Trời bắt buộc hoặc cho phép tế lễ như vậy là thế nào. Bạn hãy thử tưởng tượng đến  những điều người ta có thể nghĩ về một vị Hoàng Ðế dưới thế gian. Vì ngông cuồng Ngài đã kết tội một số đông người và cho hành hình họ một cách ghê rợn, rồi sau đó Ngài trả tự do cho tất cả những người này, vì chính con Ngài đã đến nói trước Ngài rằng: "Nếu một người nào đó phải chịu chết, xin cha hãy giết con. Con hoàn toàn vô tội. Nhưng cha hãy giết con đi để những người ấy được tha". Lý thuyết này không phải là Thiên Chúa Giáo.

Ðại Tá Ingersoll có lý, khi ông nói rằng một Vị Thượng Ðế tốt lành  là một công trình đẹp đẽ nhất của con người. Quả nhiên chỉ có một quốc gia thật  mở mang  mới có  thể quan niệm nỗi một Vị Thượng Ðế thật cao cả và vinh quang. Thật ra tổ tiên chúng ta ngày xưa đi lang thang trong rừng và sơn xanh thân thể, cũng giống như những người Do Thái hiếu chiến, và các dân tộc khác, đã có ý tưởng thơ ngây về Thượng Ðế. Nhưng tuyệt nhiên không có một lý do nào mà chúng ta còn duy trì ý tưởng đó đến ngày nay.

Theo lý thuyết thứ ba, cũng là giáo lý Thông Thiên Học, thì Trời là Ðấng Từ  Bi  Bác Ái, Ngài tạo ra vũ trụ theo một mục đích nhứt định. Vì lẽ ấy nên tất cả những gì xảy ra cũng đều thuộc về  phần việc của Ngài. Ngài ban cho chúng sinh được tự do ý chí đến một mức độ nào đó, nên hành vi của họ không hẳn là bao giờ cũng phù hợp với Thiên Cơ, nhưng ý chí của họ là thành phần của Thiên Cơ.  Chung cuộc tất cả đều là công trình của Ngài.

Khi chúng ta nói Trời ban cho con người một mức độ độc lập hay là tự do nào đó, thì chúng ta phải hiểu thêm rằng nó vừa bị  hạn chế vừa có thể phát triển. Người nào biết sử dụng sự tự do và năng lực của mình  một cách khôn khéo, thì sẽ nhận thấy chúng  tăng trưởng. Ðó chính là phương thức giống như đứa trẻ tập đi. Người ta cho em này đi thử, em té, rồi lại cố gắng nữa. Nếu bế em  trong tay mãi, em sẽ không bao giờ bị té, nhưng rốt cuộc em thành người tàn tật. Nhưng điều người ta tránh là để em tập đi những bước  đầu tiên một mình trên nền đá hoa, trên chót vót cái thang hoặc ở chỗ nguy hiểm khác. Sau này, thành người lớn, em có thể đi trên bờ hồ để ngắm phong cảnh, nếu em muốn. Chính bằng phương pháp đó, Ðức Thượng Ðế bảo vệ chúng ta, trong khi Ngài huấn luyện  chúng  ta. Như thế Ngài giữ gìn không cho chúng ta  hủy hoại sự sống của mình và tự làm hại mình đến mức không thể sửa chữa được nữa.

Thuyết thứ ba đang tiến bộ một cách vững chắc. Từ lâu Thiên Chúa Giáo đã trở nên tốt đẹp nhiều hơn những tuyên ngôn của nó  và rất nhiều tín đồ Thiên Chúa Giáo có những tư tưởng tự do hơn việc Giáo Hội đã cho phép họ một cách chính thức. Chẳng hạn như  Giáo Hội Anh Quốc công thức hóa điều mà Giáo Hội cho là lý thuyết riêng trong một tài liệu gọi là "Những điều mục của Ðức  Tin". Giáo đoàn phải tán đồng, nhưng nếu một người trong nhóm nói rằng: "Làm sao chấp thuận những điều mục này được. Chúng mâu thuẩn một cách hiển nhiên". Người ta trả lời với y rằng trong lúc thảo ra những đề mục ấy, có hai phái không thể hòa giải được và phải làm sao cho cả đôi bên đều vừa lòng. Rồi người ta nói tiếp:

"Ðức Giám Mục và tất cả chúng tôi đều ký tên vào đó. Tất cả chúng tôi đều chấp nhận trong tinh thần triết học này. Theo tôi hình như ông cũng có thể làm như vậy được". Có thể người trẻ tuổi kia đáp  lại: "Rốt lại, nếu ông bảo đảm với tôi điều  đó không có gì quan trọng, vậy tôi cũng sẽ chấp nhận". Nhưng thái độ đó không được đúng đắn.

Tôi không hề bác bẻ những tín điều Thiên Chúa Giáo. Chúng có nền tảng chung của một ý nghĩa sâu xa hơn mà thường thường những tín đồ không thể ngờ  được [114]. Nhưng  tôi  không thích "Ba mươi chín  điều  mục" và "Tuyên ngôn về đức tin", vì giữa những tư tưởng đẹp nhất, người ta nhận thấy có xen lẫn những tư tưởng khác tuyệt nhiên không thể chấp nhận được. Nếu trong sách phần người ta dừng lại ở cuối câu hỏi thứ  nhất và câu trả lời tuyệt đẹp  là: "Ðâu là mục đích chính của con người? Là ca tụng Chúa và hưởng phúc lạc đời đời".

Thiên Chúa Giáo đã vượt xa những tín điều và tín ngưỡng của nó. Tôi mới đọc  một đoạn văn chứng tỏ điều ấy khá rõ ràng trong một tác phẩm của ông khoa trưởng Ripon:"Mục đích của Thiên Chúa Giáo là làm cho Ðấng Christ trong lòng con người phát triển". Rồi ông giải thích phải hiểu Ðấng Christ trong lòng con người là thế nào :"Ðó là một sự khôn ngoan của nhà bác học, tài hùng biện của luật sư, sự công bằng của vị thẩm phán, vẻ đẹp của nhà nghệ sĩ, tình thương của nhà từ thiện, vân vân . . ." Thiên Chúa Giáo này, tất cả chúng ta đều chấp nhận. Người ta cũng  nhận thấy trong quyển Gita một tư tưởng giống như vậy. Ðức Krishna nói: "Ðối với kẻ có quyền lực, Ta là quyền trượng; đối với kẻ tìm chiến thắng, Ta là tài khéo léo về chính trị, đối với sự bí mật, Ta là sự im lặng; kiến thức của các nhà thông thái cũng là Ta". "Nên biết rằng tất cả những gì  vinh quang, tốt, đẹp và những hùng dũng cũng đều phát sinh từ một phần tử huy hoàng của Ta" [115]. Vị Khoa Trưởng Thiên Chúa Giáo hầu như đồng ý với tác giả bộ Bhagavad Gita, là bản Thánh Kinh tối cổ, nó còn xưa hơn quyển Mahabharata, là thành phần của nó. Một phần lớn giáo lý cao thượng trong bộ Gita đã có từ lâu trong tay những người Ắt  Lăn sống trên đồng bằng Ấn Ðộ, trước khi bị người Aryens xâm lăng. Tôi biết rằng đó không phải là tư tưởng tầm thường, song chúng ta căn cứ trên vài sự kiện mà cá nhân mình đã nhận biết.

Dĩ nhiên chúng ta có thể tin tưởng hoàn toàn nơi Thượng Ðế, vì Ngài hiểu biết, còn chúng ta thì vô minh. Chúng ta biết một cách tổng quát vai trò của mình trong  công việc trợ giúp cơ tiến hóa của Ngài do Ngài muốn, nhưng chúng ta không biết những chi tiết. Mặc dầu chúng ta biết rằng những chi tiết ấy nằm trong những bàn tay khéo léo. Chúng ta không hề biết Nhân Quả của mình sẽ ra sao,  nhưng các Ðấng Ðại Hùng Ðại Lực  chăm lo việc ấy biết rõ tất cả. Do sự sáng suốt, các Ngài quyết định trong mức độ nào  chúng ta bị bắt buộc phải trả quả ngay bây giờ hay hoãn lại sau này. Nếu các Ðấng Cao Cả có thể nghe theo lời cầu xin của chúng ta, thay đổi vận mạng của chúng ta theo ý chúng ta muốn bây giờ; việc đó chắc chắn sẽ bất lợi cho chúng ta. Tôi không nói rằng nguyện vọng của chúng ta trên phương diện đó là điều vô ích. Trái hẳn lại, nếu nguyện vọng của chúng ta tốt, nó sẽ tạo nên những yếu tố mới, có thể làm cho các Ðấng Cao Cả thay đổi hình thức  Nhân Quả của chúng ta, có lẽ các  Ngài bắt chúng ta nhồi quả để chóng được  giải thoát. Cũng có thể các Ngài cho chúng ta trả quả trong những tình trạng khác. Dù việc gì có thể xảy ra đi nữa, đó cũng là giải pháp tuyệt đẹp không những đối với vài người, mà còn đối với tất cả thiên hạ. Vậy chúng ta không nên cố gắng sửa đổi Thiên Ý. Hãy chấp  nhận với tấm lòng biết ơn tất cả những gì xảy đến cho chúng ta và phải gạn lọc lấy cái tốt đẹp nhất chứ không phải cái xấu tệ nhất. Chúng ta hãy xem những điều khó khăn của mình như những chướng ngại cần phải vượt qua, nhưng chúng ta hãy luôn luôn hân hoan, vì biết rằng đàng sau vạn vật  có sự  hiện diện  của Thượng  Ðế  và Ngài vô cùng nhân từ.

 

Và còn một điều dị đoan độc ác nữa, nó làm cho con người tưởng rằng mình cần phải ăn thịt mới sống được.

 

C. W. L.  Quả nhiên đó là một sự dị đoan, vì có hàng triệu  người sống thật khoẻ mạnh và không ăn thịt. Chắc chắn có vài người là nạn nhân của sự di truyền xấu xa và Nghiệp Quả của chính họ, mà quả thật họ không thể bắt xác thân họ tiêu hóa những vật thực tinh khiết hơn, nhưng số người đó rất ít, thật hiếm. Chính tôi biết trong mấy trăm người Thông Thiên Học, có vài  trường hợp người ta đã thật sự cố gắng lâu ngày để trường chay, nhưng vẫn thất bại. Còn những người khác, sau khi vượt qua vài khó khăn ban đầu thì ăn chay và thường đạt được một sức khỏe dồi dào hơn.

Bằng chứng không thể chối cãi được là hầu hết mọi người đều có thể giữ gìn sức khoẻ đầy đủ mà không lo sợ phạm vào tội sát hại thú vật. Trong một trăm thân xác chỉ có một số rất nhỏ không thể thích hợp với việc ăn chay thôi. Những người ở trong tình trạng này thật là bất hạnh, nhưng nếu sau khi cố gắng sửa đổi một cách đúng mức và sáng suốt cách ăn uống của mình, song vẫn vô hiệu, thì họ phải nhìn nhận đó là Nhân Quả. Trong trường hợp như thế, không phải luôn luôn khôn ngoan và đúng đắn mà nói rằng: "Tôi  sẽ bắt  xác thân của tôi phải theo ý muốn của tôi, hoặc tôi bỏ nó. Tôi sẽ sống bằng thức ăn tinh khiết, hoặc tôi sẽ không sống nữa". Có thể người ta có bổn phận phải chu toàn đối với kẻ khác, bổn phận đó không thể làm tròn với một xác thân yếu đuối, nó đòi hỏi một sức khỏe cường tráng. Tôi thú thật, lời khuyên ấy dùng để bàu chữa rất dễ dàng cho những người không đủ can đảm tập xác thân cho quen với lối ăn mới. Tuy nhiên phải nói lên lời khuyên ấy để giúp ích cho vài người bạc phước cần phải duy trì thói quen cũ kỹ của họ.

Thực phẩm bằng thịt phải kiêng cử, bởi vì giết thú vật là điều ác, và thịt cũng đem vào mấy thể của chúng ta những phần tử xấu xa khiến cho chúng trở nên  thô trược và còn khích động thú tánh trong mình chúng ta nữa. Vả lại còn nhiều lý do khác mà tôi đã tập trung và sắp xếp có thứ tự trong bài diễn văn  người ta có thể tìm thấy trong tác phẩm Huyền Bí Học Trong Vài Khoảnh Khắc  ([116])  của tôi. Ðó là một trong những đề tài hiếm thấy, mà tất cả những luận cứ đều thiên hẳn về một phía, vì không còn lý do nào để bênh vực cho việc ăn thịt, trừ phi người ta thấy nó ngon miệng. Nếu người ta hỏi ý kiến chúng ta, tôi tưởng, chúng ta có thể chứng tỏ một cách hết sức minh bạch rằng mọi người đều được lợi ích nếu cử thịt. Ðó chẳng phải chỉ là vấn đề nguyên tắc - mặc dù quan điểm này cũng đủ cho chúng ta lắm rồi - nhưng sự dinh  dưỡng bằng thực vật bảo đảm cho chúng ta một sức khỏe hoàn hảo và tránh được vài thứ bịnh ghê tởm. Sau cùng chắc chắn người ăn  chay có một sức chịu đựng tương đối dẻo dai hơn.

Có vài người phản đối rằng dù sao chúng ta cũng phải sát sinh để sống và rốt cuộc những người ăn chay cũng sát sinh vậy. Lập luận này chỉ chứa đựng một phần sự thật hết sức nhỏ nhít. Có thể người ta cho rằng chúng đã giết hại đời sống thực vật, nhưng sự sống đó còn sơ khai hơn nhiều và không có sự nhạy cảm sâu xa như đối với thú vật.

Lý do căn bản của sự bác bẻ tục lệ sát sinh là sự kiện này ngăn  trở dòng  tiến hóa. Nếu bạn  giết chết một người, thật ra bạn không làm hại người ấy trên phương diện vui thú và hạnh phúc của y. Thường thường y lên một cõi và nơi đó y sẽ hưởng một đại hạnh phúc mà y không hề được biết tại thế gian. Sau cùng, sự hủy diệt xác thân chưa hẳn là một sự hung ác, vì người bị giết chết thình lình không cảm biết được  điều  ấy. Ðiều  tai hại mà bạn đã gây ra cho y là làm cho y mất những cơ hội để tiến hóa do xác thân y cung cấp. Những cơ hội đó y sẽ tìm lại được trong một xác thân mới,  nhưng bạn  đã làm mất thì giờ của y. Về sau đó, cũng vì bạn mà các Ðấng Nam Tào Bắc Ðẩu phải tìm cho người ấy một môi trường tiến hóa khác và một lần nữa các Ngài phải lo cho y từ  thời kỳ thơ ấu đến tuổi thiếu niên trước khi y tìm lại được cơ hội để tiến bộ ở tuổi trưởng thành. Ðó cũng là lý do cho thấy giết một người tội nặng nề hơn giết một con thú. Con người bị bắt buộc phải tạo lại một Phàm Nhơn hoàn toàn mới  mẻ. Còn  con thú trở về hồn khóm của nó và tự nơi đó nó đầu thai lại một cách tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, đối với con thú tiến hóa hơn và tượng trưng cho một sự biểu lộ phức tạp hơn  thì sự sát sinh gây ra nhiều việc phiền phức cho các Ðấng Cao Cả coi về sự tiến hóa, nếu  chúng ta có thể bày tỏ như thế với tất cả tấm lòng tôn kính của mình. Chẳng hạn như giết chết một con muỗi, chỉ gây một hậu quả hết sức nhỏ mọn, vì nó nhập vào hồn khóm của nó rồi tái sinh trong một thời gian rất ngắn. Việc xáo trộn do sự hủy diệt các loại côn trùng này, dù cả trăm hoặc là hàng ngàn cũng không có gì đáng kể nếu so với hậu quả của tội giết một con ngựa, một con bò, một con mèo hoặc một con chó.

Không  thể tưởng  tượng được  một trường hợp giết người vì lý do cá nhân, mà có thể cho là chính đáng, trừ phi trong tình thế nguy cấp phải bảo vệ sinh mạng mình hoặc sinh mạng kẻ khác. Nhà Dô Ghi cũng không tự bảo vệ mình. Y phó thác cho tất cả bàn tay của Nhân Quả. Tuy nhiên tôi tin rằng chúng ta có quyền bảo vệ sinh mạng của mình trong trường hợp bị tấn công. Và tôi quả quyết rằng chúng ta có lý do chánh đáng bảo vệ một người bạn hoặc một đứa trẻ, dù phải giết chết kẻ bạo động ấy. Nguyên tắc này cũng áp  dụng đối với tất cả loài thú. Nếu một con thú tấn công bạn, gây nguy hiểm cho tánh mạng hoặc sự an toàn của bạn, tôi tin rằng bạn có quyền giết con thú ấy, nếu cần. Tất cả đều có thể thâu gọn vào câu này: "Ðâu là tai hoạ to lớn hơn hết". Nếu bạn bị muỗi quấy rầy, chúng đã bỏ thức ăn thiên nhiên của  chúng để tấn công bạn, truyền nọc độc vào máu huyết bạn và có thể làm hại một công việc quan trọng của bạn, thì việc giết muỗi có thể là một tội ác nhỏ mọn. Nếu bạn có thể ẩn tránh trong mùng, hoặc đuổi chúng đi nơi khác càng hay hơn. Muỗi là giống ăn thảo mộc, do bản chất và bản năng của nó. Có hàng triệu con muỗi, không hề nếm máu. Nếu bạn để nó tiếp xúc với người, chúng có thể thưởng thức món ăn độc hại và bạn sẽ biết kết quả của việc  ấy. Ðối với những loài vật nhỏ bé khác cũng giống như thế. Chúng phải ở đúng chỗ của chúng, chứ không phải sống gần con người. Không những chúng ta cảm thấy đau khổ khi bị chúng xâm nhập, mà còn làm cho kẻ khác bị nhiễm độc; nếu  không có chúng ta, họ sẽ tránh được điều đó.

Dù vô minh, chúng ta cũng không có đặc quyền giết chết hoặc hủy diệt sinh vật nào mà chúng ta không ưa. Chắc chắn là hiện  nay có vài hình hài thú vật phải biến mất,  hoặc bởi đã hết thời hạn của chúng, hoặc chúng tượng trưng những kinh nghiệm làm nảy sinh những giống cao hơn, bởi vậy chúng không còn cần ích nữa. Người ta có thể tưởng tượng một cách kính cẩn rằng các Ðấng Cao Cả điều khiển sự tiến hóa đang thí nghiệm đến một mức độ nào đó. Khi lên cầm quyền  Chưởng Giáo nhân loại thế cho Ðức Thích Ca đã thành Phật, thì Ðức Di Lạc Bồ Tát đã thử thiết lập vài phương pháp tu tập mới mẻ, nhưng không thể thành công. Bà Blavatsky đôi khi nói một cách bóng bảy về vài loài thảo mộc hoặc thú vật như những tạo vật hư hỏng, tuy nhiên nguồn sống của chúng không bị gián đoạn và phải biến mất dần. Trong khi chờ đợi, đôi khi chúng được dùng làm những vận cụ cho những sinh vật thấp kém hơn những sinh vật được chỉ định lúc đầu và trong vài trường hợp chúng được dùng cho những sinh vật còn đang nhập thế để tiến hóa. Bà gọi vài hình thể ghê tởm của sâu bọ và loài bò sát là những "hạ phẩm" và theo ý bà, sự hủy diệt chúng không giống với sự tiêu hủy hình hài những sinh vật đang tiến hóa.

Thuyết quí trọng sinh mạng tuyệt đối đôi khi trở nên quá đáng, chẳng hạn ở vài nơi người ta không chịu giết giống chí rận, họ chịu làm mồi cho chúng. Không một người văn minh nào thừa nhận quan điểm ấy. Người kia có một thư viện chứa đựng nhiều sách hữu ích, đôi khi thấy sách của mình bị mối, con hai đuôi ăn.  Nên dời những con vật này đi xa, nhưng tốt hơn là giết chúng, đặng đừng để cho tiêu mất những sách quí có thể hữu dụng cho kẻ khác. Có nhiều sinh vật nhỏ bé, nếu chúng ta dung dưỡng chúng, chúng ta không thể sống được. Nhà Dô Ghi là người không bao giờ sát sinh và luôn luôn nhận được vật thực, nhưng là nhà nông, là người cung cấp thực phẩm, cần phải bảo vệ mùa màng, tránh nạn sâu bọ. Bên Úc Châu nông dân phải đặc biệt giết những con thỏ nhập cảng từ Âu Châu vì chúng sinh sản nhanh một cách dị thường. Nếu không có những biện pháp chống lại chúng, chúng  sẽ hủy diệt hết mọi dấu vết của mùa màng.

Sự hủy diệt vài thứ sinh vật có hại ấy được đề ra không những vì thực  phẩm, mà còn là vấn đề bảo vệ, vì khi trồng trọt cây nhỏ, cây lớn hay những hoa màu, thì chúng ta phải có một trách nhiệm  nào đó đối với sự sống mang các hình thể đó. Trong tất cả mấy việc này, tôi tưởng phải nghe theo tiếng gọi lương tri của chúng ta. Dù thế nào, việc giết một con thú để tự vệ chắc chắn khác với việc giết những con thú rất tiến hóa như  bò, trừu để thỏa mãn vị giác thấp kém.

 

Con hãy nghĩ đến những sự đau khổ do thói dị đoan đã gây ra cho những giai cấp bị áp chế trong nước Ấn Ðộ yêu quí của chúng ta, và con hãy xem tính xấu này có thể tạo ra biết bao nhiêu sự độc ác lạnh  lùng, ngay cả trong những người vẫn biết tình huynh đệ.

 

C. W. L.  Những giai cấp bị áp chế bên Ấn Ðộ, đôi khi được gọi là panchama, hay là người thuộc về đẳng cấp thứ năm. Thật ra  họ là những người  không giai cấp hay là những người Paria, dòng dõi dân tộc cổ sơ Ấn Ðộ, bị người Aryen bắt khi họ vượt núi Hy  Mã Lạp Sơn. Luật giai cấp do Ðức Bàn Cổ đặt ra là luật tuyệt  hảo trên phương diện cải thiện nhân chủng và từ điện thời đó. Luật đó cấm người Aryen kết hôn với thổ dân, ở chung, và ăn chung với họ. Tuy nhiên những thổ dân bị đối xử thật tàn ác. Chẳng hạn  người  Paria không được quyền múc nước trong giếng của các đẳng cấp, vì họ sẽ làm dơ bẩn cái giếng. Do đó người Paria đành phải dùng những giếng thiếu nước mà họ đã đào hay tìm được. Ðiều ấy thường tạo ra những sự thiếu thốn cực khổ, đặc biệt là trong vài vùng những làng của dân không giai cấp bị đặt vào những mảnh đất cằn cỗi và họ cũng thường bị cưỡng bách phải dời chỗ ở. Lại mới đây, rất khó cho một người Paria muốn đạt được một địa vị khả quan, trừ phi y dùng một phương tiện bất hảo là theo đạo Thiên Chúa hay Hồi Giáo, những điều này diệt được vài khó khăn trầm trọng nhất của họ về phương tiện xã hội.

Ðó là cách cư xử - và còn nhiều cách tàn ác hơn nữa - đối với những giai cấp bị áp chế này, mà nguồn gốc của nó là sự dị đoan của dân chúng, mặc dù họ tha thiết với ý niệm về tình huynh đệ. Trên phương diện đó, thói dị đoan làm cho họ quên đi ý nghĩa danh từ này. Chúng ta ước mong rằng một ngày kia những người  Paria có thể họp lại thành một cộng đoàn trong sạch và đáng kính.  Những tình trạng hiện đại,như các cuộc gặp gỡ tại nhà ga hay tàu điện sẽ trợ giúp cho công việc ấy.

Những người Ấn Ðộ thuộc giai cấp cao hơn có bổn phận và cũng có trách nhiệm nhân quả phải nâng đỡ những người không giai cấp mà tổ tiên họ ngày xưa đã chinh phục. Chính sự quí phái của họ, những đức tánh thiên phú của người Aryen đã thúc đẩy  họ đảm trách công việc cần thiết này. Nếu một đứa trẻ không sạch sẽ, thay vì xa lánh nó, chúng ta hãy bảo nó tắm rửa. Cũng thế, chúng ta đừng xa lánh người Paria mà hãy cung cấp cho họ những phương tiện để họ có sức khỏe, sạch sẽ và hiểu biết. Thực hiện các việc ấy không lôi cuốn đến việc cần thiết phải ăn chung, nhưng bổn phận của chúng ta là phải cư xử  cho tử tế, nhân từ đối với những người huynh  đệ còn non trẻ của chúng ta.

Quả thật sinh ra trong một đẳng cấp hay một đoàn thể cũng luôn luôn đưa đến  cho con người vài cơ hội đặc biệt, nhưng không  vì lẽ đó mà y lợi dụng được ưu điểm trong việc ấy. Sinh ra trong một gia đình lương thiện thuộc giai cấp hạ đẳng sẽ được những cơ  hội thuận tiện về vài phương diện nào đó hơn là sinh ra trong một gia đình Bà La Môn đê tiện, không xứng đáng. Thường thường con người cố gắng để đạt được mục tiêu đã chọn, nhưng khi y thành công, y không biết lợi dụng  những cơ  hội do mục tiêu ấy đưa đến. Vậy thì một người Bà La Môn xấu có thể là y mới sinh vào giai cấp đó lần đầu tiên hoặc là người đã xao lãng những cơ hội tốt trong một tiền kiếp. Những trường hợp sau đây rất hiếm:

"Kẻ nào chịu cực khổ như một tên nô lệ có thể sau đầu thai làm một ông Hoàng, nhờ những thiện đức và những công trình đã gầy dựng. Ai kiếp trước là một vị Hoàng Ðế có thể đi lang thang rách rưới khắp nơi, vì những việc đã làm và những việc đã bỏ phế ". [117]

Theo nguyên tắc chung, những người sinh ra trong gia đình thuộc  giới công  nhân sẽ tiến dần lên  giai cấp  trưởng giả, rồi lại tiến lên bực cao hơn. Một phần lớn Nhân Quả của mỗi người buộc chặt y vào giai cấp xã hội mà y là đoàn viên và y cần những điều kiện như thế để thành đạt trong một kiếp khác. Vả lại, vì sự tiến hóa tác động bằng sự tiến bộ liên tiếp của sự giáo dục và sự tinh luyện cho nên sự vượt bực thình lình từ một giai cấp thấp thỏi đến một giai cấp cao đẳng thật sự, hoặc ngược lại, cũng hơi giống như  một cuộc giải phẫu cần thiết cho Nghiệp Quả rất đặc biệt gây ra. Tuy nhiên, nhân loại là một gia đình duy nhất và bổn phận của tất  cả mọi người phải cư xử bằng tình huynh đệ với nhau, không có ngoai lệ.

Nhiều tội ác  đã phạm nhân danh Ðức Thượng Ðế từ bi, do thói dị đoan mộng mị ấy gây ra.

C. W. L.  Còn một điểm nữa cần phải ghi nhận. Ðối với thói dị đoan, người nguy hiểm nhất là người có những hảo ý, trung  thành tuyệt đối với Qui Luật. Một người thật sự ích kỷ - có thể có một số ít người như thế - lo thỏa mãn những ham muốn riêng của  y trước tiên, y không bận tâm lo cho kẻ khác, trừ phi người ta ngăn trở bước đường của y, do đó y không làm hại đời nhiều. Thật ra  một người dầu sự khôn ngoan còn thiển cận song có hảo ý lại nguy hại nhiều hơn, vì y luôn luôn muốn can thiệp vào công việc của kẻ khác. Những nhà truyền giáo Cơ Ðốc thường cho những bằng cớ về việc này. Tôi không hoài nghi rằng: những giáo sĩ được gởi đi từ  Âu Châu và Mỹ Châu không thực hiện được nhiều điều tốt đẹp cho người ở Trung bộ Phi Châu còn dã man và những dân tộc đồng loại với họ. Nhưng bên Ấn Ðộ, người công nhân đầu tiên nào mà ta gặp ngoài đường cũng thường hiểu biết nhiều hơn nhà truyền giáo Cơ  Ðốc và triết lý của tôn giáo họ, cũng như về tất cả những ý niệm rộng rãi cao siêu hơn, mà nhà truyền  giáo dường như lạc điệu một cách buồn cười. Những ý muốn của nhà truyền giáo thì khá tốt lành, nhưng y làm hại nhiều hơn. Nhiều trận giặc đã xảy ra vì phương pháp phi lý của các giáo sĩ. Chính phủ họ phải can thiệp và cứu họ khỏi hiểm họa mà họ gọi là tuẫn Ðạo. Ðiều này đã trở thành một thông lệ: trước hết là những nhà truyền giáo; rồi đến những người bán rượu mạnh và rượu đỏ tùng (genièvre); sau rốt là những đạo binh đi chinh phục. Tội nghiệp  cho những bà già bên Anh và Mỹ chịu thiếu thốn mọi mặt để nâng đỡ những nhàtruyền  giáo này và họ tưởng rằng làm như thế vì thương Chúa! Họ không ngờ rằng cả ngàn năm trước khi Chúa ra đời, bên Ấn Ðộ đã có một tôn giáo và một triết lý siêu việt và họ nên tìm một chỗ chi dụng tốt nhất cho tiền bạc của họ trong việc  cải tâm những người ngoại đạo của nước Anh.

Vậy con hãy giữ cho kỹ lưỡng đừng để sự dị đoan lưu lại một dấu vết nhỏ mọn nào trong lòng con.

C. W. L.  Sự nhấn mạnh về điều đó chỉ cho thấy rằng có một sự nguy hiểm là chúng ta có thể mê tín mà không biết mình mê  tín, chúng ta nên thận trọng. Mọi vấn đề ít ra cũng có hai mặt. Nhưng không một cá nhân nào thấy được toàn diện, ngay cả nhà  Thông Thiên Học cũng thế. Khi chúng ta chia sớt Tâm Thức của Ðức Thượng Ðế trên cõi của Ngài, chúng ta mới thấy được tất cả những gì bao quanh chúng ta và chúng ta có thể nói: "Lối thấy  của tôi thật đúng", nhưng khi chúng ta đi đến trình độ đó, thì cách  thấy riêng biệt của chúng ta có thể bao gồm một lối thấy khác [118], vì hầu như mỗi cách thấy luôn luôn chứa đựng một mầm mống chân lý.

Phải tránh ba tội ác lớn lao này, bởi vì chúng nó là những tội nghịch với lòng từ bi, cho nên ngăn cản sự tiến bộ.

C. W. L.  Tình thương phải điều khiển đời sống của chúng ta. Nó phải làm cho tất cả những quan năng của chúng ta hoạt động. Ðó là giáo lý đặc biệt về Cung của Ðức Thầy Koutho­umi. Nhiều  người rất thắc mắc tại sao các Ðấng Chơn Sư là những Ðấng đã kết hợp được nơi các Ngài những đức tính cao cả nhất, quí báu nhất mà chúng ta có thể tưởng tượng được, lại có những đức tính này trội hơn đức tính kia. Ðức Thầy Morya, đối với chúng ta, Ngài tượng trưng cho Cung Thứ Nhất. Ðặc tính  của Ngài là Ý Chí và Uy Quyền. Tuy nhiên, nếu cho rằng Ngài ít Bác Ái hay là Minh Triết hơn các Ðấng Chơn Sư khác là điều sai lầm. Cũng như chúng ta rất lỗi lầm nghĩ rằng Ðức Thầy Kouthoumi kém quyền năng hơn Ðức Thầy thuộc về Cung Thứ Nhất. Những sự dị biệt  này vượt khỏi trí khôn của con người.

Cũng giống  như  thế, các  Ðấng Cao Cả không đồng bậc với nhau. Ðức Bồ Tát cao hơn Ðức Thầy của chúng ta thật xa. Ðối với chúng ta, các Ngài đều  cao cả đến nỗi chúng ta không dám cho các Ngài thuộc về cấp  bậc nào. Ðối với chúng ta, tất cả  các Ngài  là những vầng Thái Dương chói lọi. Chúng ta không  thể phân biệt được vị nào là Ðại Thiên Thần và vị nào là Chúa Tể các Thiên Thần, mặc dù vị này cao hơn vị kia cả một giới, một hạng, trọn cả một triều lưu tiến hóa. Ðức Thái Dương Thượng Ðế tất nhiên có quyền năng cao hơn các vị Thiên Thần ấy, các vị là thành phần của chính Ngài, dù đối với chúng ta, uy lực cao siêu hơn các Ðấng  Thiên Thần này là một điều không thể tưởng tượng được. Sự hiểu biết về quyền năng của Ðức Thầy siêu việt đến nỗi đối với chúng ta, tất cả các Ngài đều hòa lẫn trong một sự vinh quang rực rỡ. Tuy nhiên vẫn có sự cách biệt. 

<< Chương 27 | Chương 29 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 916

Return to top