Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tôn giáo, Chính Trị >> Giảng Lý Dưới Chân Thầy

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 17570 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Giảng Lý Dưới Chân Thầy
ANNIE BESANT & C. W. LEADBEATER

Chương 6

C. W. L.  Những tác phẩm Ðông phương nói với chúng ta rằng có đến bốn nẻo chánh có thể dắt con người đến Con Ðường Nhập Môn. Các sách ấy nói thêm rằng sự thay đổi mục tiêu là thường do nhóm người đã bước vào Ðường Ðạo rồi. Các vị ấy khai sáng cho người đời thấy sự vinh quang và sự huy hoàng của Con Ðường Ðạo cũng như sự cần thiết phải theo đuổi nó.

1) Ảnh hưởng của một vị Cao Ðồ không bị giới hạn trong lời nói của người thốt ra, cái gây ra một ảnh hưởng mạnh mẽ như thế, chính là sự rung động của sự sống chiếu tỏa ra chung quanh Người. Sự kiện này được hoàn toàn công nhận ở Ấn Ðộ là nơi có nhiều vị Ðạo Sư khác nhau, từ hạng cao đến hạng thấp, có quyền năng nhiều hay ít; người ta gọi họ là Gu-ru (Gourous): Tôn Sư. Mỗi vị Ðạo Sư đều có những đệ tử riêng. Họ dạy đệ tử Họ những quan niệm Triết Học riêng của Họ, đôi khi Họ cho đệ tử những câu Thần chú để niệm, tức là những cách tham thiền và dạy đệ tử thực hành Pháp môn Yoga. Nhưng không phải do bài vở mà Họ giúp đỡ đệ tử của Họ nhiều hơn hết. Ðiểm chính là đệ tử sống gần Tôn Sư. Nếu Ðạo Sư là một vị thuộc phái Tiêu dao[8], đi ta bà từ nơi này sang nơi khác, các đệ tử cũng đi theo Thầy. Cũng thế đó, các đệ tử của Ðức Jésus đã đi theo Ngài ở Palestine. Nếu vị Ðạo Sư thường trụ, không di chuyển thì các đệ tử ở chung quanh Thầy, ngồi dưới chân Thầy, sẵn sàng tiếp nhận những lời vàng ngọc của Thầy thốt ra, nhưng họ thụ hưởng những sự lợi ích của bài dạy của Thầy ít hơn ảnh hưởng do sự hiện diện của Ngài ban ra cho họ.

Không có gì đúng theo khoa học hơn nữa. Những thể cao siêu của vị Ðạo Sư  rung động với một tốc độ mau hơn nhiều so với tốc độ rung động của những thể của đệ tử vừa mới từ giả đời sống thế tục là nơi phát xuất những sự rung động ở mức độ thấp kém. Các đệ tử chưa cởi bỏ trọn vẹn yếu tố cá nhân như Thầy. Họ phải tự khắc kỷ, giữ gìn giới luật, nhận thấy những tánh xấu của mình, quyết định sửa chữa chúng nó và hoạch đắc vài đức tánh; tóm lại, họ phải thay đổi tánh tình. Thường thường đó là một công trình  dài lâu và buồn tẻ, nhưng mà có thể thành ra hết sức dễ dàng nhờ được thường trực sống gần vị Ðạo Sư là người đã khai mở được những đức tánh này và dứt bỏ được tật xấu kia. Những làn rung động thanh cao gây ra một áp lực thường xuyên, vị đệ tử trong giấc ngủ cũng như trong lúc thức, thu hút chúng nó và không ngớt hòa nhịp với chúng nó. Ðó là nguyên tắc rất phổ thông trong Vật Lý: hai cái đồng hồ để gần nhau mà hai quả lắc không đồng bộ với nhau, quả lắc mạnh hơn từ từ kéo quả lắc yếu hòa hợp với sự chuyển động của nó hoặc làm cho quả lắc yếu ngưng lại.

2) Cách thứ hai để đi đến con Ðường Nhập Môn là đọc hoặc nghe những lời giáo huấn về vấn đề đó. Một người thấy vấn đề Nhập Môn rất thú vị, những dịp tốt đem đến cho y vài sự hiểu biết đó, nhờ trực giác, y nắm lấy chúng nó và tức khắc tìm cách thỏa mãn sự ham muốn hiểu biết thêm về vấn đề ấy. Ðó chính là trường hợp của tôi. Quyển Thế Giới Huyền Bí  lọt vào tay tôi, tôi liền nhất  định: "Nếu quả đúng như thế - nếu điều đó hiển nhiên - nếu các Ðấng Cao Cả có thật, và nếu  các Ngài bằng lòng nhận công việc phụng sự của chúng ta và ban cho chúng ta một ít sự hiểu biết vô giá của các Ngài để bù lại, thì tôi sẽ là một trong những người phụng sự các Ngài. Tôi sẽ lượm lặt trong bất cứ mảnh vụn hiểu  biết nào mà tôi có thể làm được. Kể từ ngày đó, mục đích duy nhất xứng đáng với sự nỗ lực của tôi là hội đủ những điều kiện cần thiết". Thật ra, hàng ngàn người đã nghe nói hoặc đọc trong sách toàn thể giáo lý nhưng họ không có một phấn khởi nào cả. Ðó chính là vấn đề kinh nghiệm đã thu thập được trong những tiền kiếp. Phải có tiếp xúc với chân lý trong một kiếp trước và tin chắc nó tốt đẹp và xác thực thì mới nhận biết nó ngay khi nó hiện đến cho chúng ta trong kiếp này.

Nhiều người trong chúng ta lấy làm ngạc nhiên khi thấy một người kia đọc một tác phẩm Thông Thiên Học mà không sửa đổi tâm tánh, không hoán cải. Thông Thiên Học là một giáo lý cao siêu, nó giải quyết được nhiều vấn đề. Tuy nhiên, như các bạn đã  biết rõ, nếu bạn thử đem sách Thông Thiên Học cho vài người bạn thân mượn, thì phân nửa số người này đem trả lại bạn và nói: "Phải, thật hay lắm, nhưng họ không hiểu biết gì trong đó". Chính là nghiệp quả lành tạo ra thuở xưa, khi học hỏi những ý niệm này, ngày nay đã giúp chúng ta hiểu được chúng nó. Càng nghiên cứu sâu xa một vấn đề trong quá khứ thì hiện nay nó càng hấp dẫn chúng ta. Ðó chính là kinh nghiệm của chúng ta về một tác phẩm có giá trị mà chúng ta đã đọc hai chục năm trước chẳng hạn. Bây giờ bạn hãy đọc lại tác phẩm đó, bạn sẽ thấy nó hay biết bao so với khi xưa; bạn có thể đánh giá nó tùy theo năng lực của bạn hiểu biết nó.

3) Ðôi khi cách thứ ba cũng dắt con người vào con Ðường Nhập Môn, những tác phẩm Ấn Ðộ gọi cách đó là "Sự suy tư sáng suốt". Nói một cách khác, bằng sự cố gắng ngày đêm suy nghĩ không ngớt, một người kia có thể đi đến kết luận rằng phải có một Cơ Tiến Hóa, những Ðấng toàn năng, toàn thiện phải biết rõ Cơ đó; sau cùng, phải có một con đường dẫn đến các Ngài. Người nào nhờ một sự cố gắng suy luận như thế, đi đến kết luận ấy ắt y lo tìm đường Ðạo. Tuy nhiên, trên con đường này thật ra ít gặp những khách lữ hành.

4) Ðối với vài phương diện, phương pháp thứ tư là hay hơn hết, ấy là sự mở mang đức hạnh. Ðó là ý niệm dành cho người Thiên Chúa Giáo bậc trung vì y thường tin rằng chỉ có đức hạnh là cần thiết. Trái lại, người Thông Thiên Học nhớ lại rằng vào thời buổi của Thiên Chúa Giáo nguyên thủy thì sự tinh luyện tánh tình hay là thánh đức mà ngày nay họ cho là mục tiêu chỉ một bước đầu tiên mà thôi. Thánh Clément nói thẳng rằng sự Trong sạch (Tinh khiết) chỉ là một đức tánh tiêu cực, nó có ích lợi là giúp cho sự hiểu biết được dễ dàng. Người đã luyện được mình Trong sạch rồi thì xứng đáng được học hỏi và chuẩn bị để được giác ngộ là thời kỳ thứ nhì rồi sang qua thời kỳ thứ ba hay là sự hoàn thiện. Bạn hãy nhớ lại lời của Thánh Phao Lồ: "Có một Minh Triết mà chúng ta giảng giải cho những người đã trọn lành, nhưng không hề truyền cho kẻ khác". [9]

Ðức hạnh dắt con người vào cửa Ðạo; một người hạnh kiểm tốt trong nhiều kiếp luân hồi, cũng không phải vì đó mà trở nên thông minh hơn. Rốt cuộc y hoạch đắc một trực giác khá đủ để thân cận với những người hiểu biết, như đến với một vị đệ tử  Chơn Sư. Tuy nhiên người ta cho rằng theo phương pháp đó phải mất hàng ngàn năm và nhiều kiếp Luân Hồi. Người mở mang đức hạnh mà không mở trí khôn, một ngày kia cũng sẽ bước vào Ðường Ðạo được vậy, nhưng ấy là một sự tiến bộ chậm chạp. Sẽ tiết kiệm được biết bao nhiêu thì giờ, nếu y theo lời dạy của Thánh Pierre  và lo  mở mang trí tuệ.

<< Chương 5 | Chương 7 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 467

Return to top