Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tôn giáo, Chính Trị >> Giảng Lý Dưới Chân Thầy

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 17569 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Giảng Lý Dưới Chân Thầy
ANNIE BESANT & C. W. LEADBEATER

Chương 19

Khi tư tưởng của con đúng đắn rồi, thì con sẽ hành động dễ dàng.

 

A. B.  Câu châm ngôn này nhấn mạnh sự kiện mà tất cả sinh viên Huyền Bí Học đều biết rõ: tư tưởng quan trọng hơn hành  động; ý tưởng này hoàn toàn đối nghịch với ý kiến thông thường. Nhưng đó là sự thật, vì tư tưởng luôn luôn phát sinh trước hành động. Có thể có những trường hợp gọi là hành động tự nhiên bộc phát, nhưng điều đó chỉ có nghĩa là muốn khám phá được tư tưởng  chủ động, chúng ta phải lui về quá khứ, có lẽ cũng trở lại một kiếp trước.

Khi sức mạnh của tư tưởng về một vấn đề nào đó tích tụ trong Thể Trí và gặp cơ hội để biểu hiện tư tưởng đặc biệt ấy, thì chắc chắn nó phát sinh ra sự hành động. Mọi tư tưởng hướng về một mục đích nhất định đều tiêu biểu một lực thúc đẩy gia tăng cho đến lúc năng lực súc tích khiến cho bạn hành động theo chiều hướng ấy. Người Ấn Ðộ có lý, khi họ chia sự hành động hay là nghiệp ra làm ba phần: tư tưởng, ham muốn và hành động. Ðúng là Chân lý vậy. Trong kiếp sống nào cũng có thể xảy ra sự hành động không dự tính trước mà liên quan đến kiếp vừa qua, ấy là một hành vi bộc khởi. Trong trường hợp này, sự  suy nghĩ hoàn tất, sự hành động là phần cuối cùng nối tiếp theo, vì nó đã ở trong chiều hướng nhất định nên thúc đẩy một cách tự nhiên. Do đó, có thể xảy ra sự kiện này: bạn đã đem hết năng lực chọn lọc trong loại tư tưởng nào đó và dùng trọn năng lực kiểm soát  nó, nhưng vừa gặp cơ hội đưa đến thì  tư tưởng của bạn sẽ biểu hiện ra bằng hành động. Tư  tưởng đó có thể ẩn tàng rất lâu nếu  nó không  gặp cơ hội phát lộ, nhưng khi hoàn cảnh thuận tiện, thì sự hành động sẽ thực hiện ngay.

Ðó là điều rất quan trọng để hiểu biết sự hoạt động của tư tưởng. Bạn hãy canh chừng tư tưởng của bạn và hướng dẫn nó vào chiều hướng tốt đẹp, vì bạn không thể biết được lúc nào nó phát hiện ra bằng hành động. Ðó là một trong những lý do tại sao những bậc Ðại Giáo Chủ của nhân loại lại nhấn  mạnh về sự quan trọng của tư  tưởng. Trong quyển sách này, nó còn được nhắc nhở lại cho sinh viên. Có lẽ rất hữu ích mà nhắc lại ở đây rằng Manas, chính là sự hoạt động. Chơn  Thần  có ba trạng thái là ý chí, minh triết và hoạt động; nhập vào Atma, Bouddhi và Manas [65]. Ở đây chúng ta được biết là tư  tưởng nhập vào sự hành động.

 

C. W. L.  Dĩ nhiên là tư tưởng đi trước sự hành động. Như  người ta thường nói, có nhiều trường hợp chúng ta làm mà không kịp suy nghĩ. Tuy nhiên hành động của chúng ta vẫn phát sinh từ một tư tưởng trước. Chúng ta có thói quen suy nghĩ về vài vấn đề nào đó, hoặc về những chiều hướng nào  đó, nên tự nhiên chúng ta hành động theo những thói quen hay là những chiều hướng đó. Một người hành động rồi tự giải thích: "Tôi không thể không làm việc ấy. Tôi không suy nghĩ trước". Nhưng thực ra y đem thực hiện một tư tưởng mà y đã suy nghĩ, có lẽ trong những kiếp trước. Mặc dù thường một người trong kiếp này không có Thể Trí giống như Thể Trí ở kiếp trước, nhưng y vẫn có một Phân Tử Trường Tồn của Cái Trí, nghĩa là một cái nhân tiêu biểu cho Cái Trí thu nhỏ lại và Phân Tử Trường Tồn đem theo nó những cảm giác thuộc về loại tư tưởng thường lệ của con người từ kiếp này sang kiếp kia.

Người ta thường lưu ý rằng một người chỉ có thể mang theo từ kiếp này sang kiếp kia những tính tốt trong nhân thể của nó mà thôi. Quả thật đúng như thế. Nhân thể được tạo bằng chất khí của ba cảnh cao hơn hết của cõi Thượng Giới là cảnh thứ nhất, cảnh  thứ nhì, và cảnh thứ ba. Và chất khí ở mức độ ấy [66] không thể ứng đối với sự  rung động  của một tính thấp thỏi hoặc xấu xa nào. Vậy một người chỉ có thể đồng hóa với sự tốt lành  mà thôi. Ðó là điều may mắn lớn lao cho chúng ta, vì nếu không được như thế, chúng ta sẽ đồng hóa với nhiều yếu tố xấu xa; thay vì sự  trợ giúp, chúng ta làm chậm trễ sự tiến  hóa của chúng ta. Nhưng con người mang theo những hột nguyên tử trường tồn khác nhau - cõi Thượng  Giới [67], cõi Trung Giới, Hồng Trần  - cho nên những rung động của chúng sẽ trở lại với những thể mới của con người trong kiếp sau, dưới hình thức những tánh cố hữu, bẩm sinh. Như thế con người mang theo khả năng các đức tánh hơn là những  đức tánh  thực sự. Bà Blavatsky gọi chúng bằng một trong những danh từ khác là: "thiếu vật chất". Theo ý bà thì đó là những mãnh lực sẽ hoạt động, khi chúng gặp được vật chất thích hợp, nhưng chúng ở trong trạng thái bất động, cho đến khi nào chất này bao bọc Chơn Nhơn một lần nữa. Khi một người hành động "không kịp suy nghĩ", tức là y hành động do sự thúc đẩy của những tư tưởng cũ đó. Ðây là một trong những lý do khiến chúng ta phải coi chừng tư tưởng của mình một cách cẩn thận. Không thể biết tới lúc nào tư tưởng biến thành sự hành động. Một người nuôi mãi một tư tưởng xấu, nghĩ rằng không bao giờ y để nó thành ra sự hành động, thì rất có thể một ngày kia y sẽ thấy tư tưởng ấy biến thành sự hành động, không để cho y có ngày giờ biết được điều đó.

Áp dụng sự hiểu biết này để giúp đỡ trẻ con thật hữu ích vô cùng. Khi Chơn Nhơn lấy những thể mới, cha mẹ và các thân bằng có thể giúp y rất nhiều bằng cách khuyến khích những đức tánh tốt khi chúng bộc lộ lần lần và không để cho các tánh xấu có cơ hội phát hiện [68]. Sự giúp đỡ hữu hiệu hơn hết của ta đối với trẻ con là làm cho những tính tốt trở nên linh động và thành thói quen trước khi tánh xấu có thì giờ biểu lộ. Sớm muộn gì tánh xấu cũng biểu hiện ra, chắc chắn là do ảnh hưởng của ngoại giới làm cho nó sống lại. Nếu tánh tốt đã tiến triển mạnh, thì tánh xấu rất khó mà gây một ấn tượng nào. Bây giờ ý chí của Chơn Nhơn sẽ chống lại sự tiếp xúc của chúng qua trung gian những thể của mình, và trong trường hợp như thế, chắc chắn  chúng sẽ hoàn toàn bị trừ tuyệt gốc rễ trong kiếp này, trong kiếp tới của Chơn Nhơn sẽ không còn dấu vết gì của chúng nữa.

 

Nhưng con nên nhớ rằng muốn giúp ích cho nhân loại, thì tư tưởng phải biến thành hành động. Chớ nên biếng nhác, mà phải cần mẫn làm việc hữu ích luôn luôn.

 

A. B.  Một điểm rất quan trọng được nhắc lại ở đây là tư tưởng muốn hữu ích thì phải được biểu hiện ra bằng sự hành động. Về phương diện này, đa số chúng ta còn nhiều khuyết điểm. Chúng ta tạo những tư tưởng mà không đem ra thực hiện, và tất cả  tư tưởng thuộc về loại ấy là nguồn gốc của sự bạc nhược. Một ngày kia, Ðức Thầy Morya có nói rằng một tư tưởng tốt không được  thực  hiện  bằng  sự hành động thì chẳng khác nào một mụt ung thư ăn mòn Thể Trí. Sự so sánh  chính xác này phải làm cho chúng ta  hiểu rằng một tư tưởng như thế không những tiêu cực mà còn thực sự độc hại nữa. Chúng ta không nên làm suy yếu những sớ của Cái Trí chúng ta do những quyết định tốt mà không đem ra thực hành. Chúng sẽ gây chướng ngại và làm cho tư tưởng tốt đẹp đó khó thực  hiện được, khi chúng hiện ra một lần nữa. Vậy bạn chớ nên chậm trễ, chớ nên dời lại mai sau, đừng làm nửa chừng rồi bỏ dở công việc. Nhiều người trong chúng ta chận đứng sự phát triển của họ, vì họ không đem ra thực hành những quyết định của họ. Câu châm ngôn nước Anh nói rằng: "Con đường dắt đến địa ngục lót  toàn  là những ý tưởng tốt đẹp".

Một ý định tốt mà không đem ra thực hiện bằng sự hành động sẽ trở  thành một mãnh lực độc hại. Nó sẽ hành động như một thứ  ma túy làm tê liệt khối óc. Bạn hãy điều chỉnh tư tưởng của bạn cho cẩn thận, khi Chơn Nhơn khiến bạn phụng sự, bạn hãy thực  hiện ngay đi. Chớ nên chờ đến ngày mai. Thói quen dời lại ngày mai là lý do làm cho nhiều người tử tế dưới thế gian này đứng lại một chỗ. Chúng ta thường gặp một người rất tốt và khoảng mười năm sau gặp lại y, chúng ta thấy y chẳng khác gì hơn lần đầu  tiên. Nhiều năm qua, người ta vẫn giữ nguyên vẹn những nỗi khó khăn, những sự cám dỗ, những sự nhu nhược và cũng một mãnh lực như xưa. Ðiều này không nên là một sự thật đối với người hội viên Thông Thiên Học, vì tất cả chúng ta đều phải biết vài ý niệm về  cách  diễn  tiến của  định luật này.

Nếu đôi khi đây là một sự thật, thì  tôi tưởng cái lý do chính là  bởi người ta không hiểu được vì sao những khuynh hướng tốt lành khi bị chận đứng lại thì tạo ra những chướng ngại vật. Nếu bạn đem thực hiện những gì mà bạn cảm thấy tốt lành, thì dần dần  chúng càng thường xảy ra. Không có một hoàn cảnh thuận tiện nào bên  ngoài, không có sự hiểu  biết phụ thêm nào có thể bù trừ được sự  không  cố  gắng  bên  trong, sự  không  quyết  định và không có năng lực thực hiện những gì mình đã biết. Tư tưởng của bạn phải luôn luôn tiến đến sự hành động. Bạn hãy lấy điều  đó làm  qui tắc. Tôi không muốn nói rằng bạn luôn luôn có thể đem tư tưởng của bạn ra áp dụng tức khắc được. Có thể bạn bị những  hoàn cảnh cản trở, nhưng những cơ hội tốt sẽ hiện ra sau đó. Trong những trường hợp như thế, bạn hãy để tư tưởng của bạn qua một bên, chớ đừng để cho nó mất đi. Nó sẽ chín muồi như trái cây vậy. Nếu bạn làm như thế, thì những tư tưởng chưa thành sự hành động sẽ không làm cho bạn  đau khổ. Khi đúng ngày giờ, bạn sẽ đem nó ra thực hành.

 

Con phải làm việc chi thuộc về bổn phận của con chớ không phải thuộc về bổn phận của kẻ khác, trừ ra khi nào y cho phép con và ý con muốn giúp đỡ y. Hãy để mỗi người làm công việc của họ, theo cách thể riêng của họ. Hãy sẵn sàng giúp đỡ, nếu điều đó cần thiết, nhưng con đừng bao giờ xen vào việc của kẻ khác. Ðối với nhiều người thì việc khó tập nhất trên đời là lo lắng công việc riêng của mình; mà đó chính là điều con phải làm.

 

A. B.  Tiếp theo lời khuyến cáo này, nó cần thiết cho những ai có bản tính hoạt động. Bây giờ chúng ta nên xét đến khía cạnh khác của con Ðường Ðạo chật hẹp như  lưỡi dao cạo; một mặt phải tránh lười biếng, một mặt khác, phải tránh xen vào việc của  thiên hạ. Những người nhậm lẹ hay hoạt động có khuynh hướng chăm lo hết mọi việc. Nhưng công việc của kẻ khác thuộc về phần họ, bạn không được xen vào. Bạn hãy nhớ rằng biết bao lần quyển Thánh Ca Bhagavad Gita, sách phúc âm giải về sự hành động (và điệp khúc bất biến của nó là Hành đông! Hành động!), đã dạy chúng ta đừng làm những chuyện mà chúng ta không thật biết rõ tính cách. Sách này còn  nói rằng: "Bổn phận của kẻ  khác thì  đầy  những sự nguy hiểm [69].

Lý do việc đó thật rõ rệt. Bạn theo đường lối hoạt động riêng  của tư tưởng bạn, bạn lại can thiệp vào sự hành động của một người khác, trong khi y đã theo lối hoạt động riêng của tư tưởng y - nó khác với đường lối của bạn - thì chắc chắn bạn sẽ làm hư hỏng công việc của y, bởi vì sự  hành động của y không phải và không thể là hậu  quả bình thường và thích ứng với sự hoạt động của bạn. Người cương quyết có nghị lực nên biết rằng mình xen vào việc của người khác chỉ gây sự xáo trộn mà thôi. Có một lúc, tôi muốn đem kẻ khác vào con đường minh chánh đúng theo điều mà tôi cho là tốt lành đối với họ, và lẽ tự nhiên điều đó vẫn tốt đối với tôi, nhưng với tư cách là một người đệ tử, tôi biết cách làm như thế không phải là tốt.

Trên phương diện trừu  tượng, dù phương thức hành động của một người kia không được hoàn hảo đi nữa, nó cũng vẫn là tốt đẹp đối với y. Vì nó bao gồm cả sức mạnh của những sự lỗi lầm và năng  lực của những đức tánh, cho nên nó qui định con đường tiến hóa thích hợp với những nhu cầu của y. Giả sử một người kia khi viết, thì cầm bút theo cách thức không hoàn toàn đúng. Nếu bạn xen vào và bảo y cầm theo cách khác, chữ viết của y sẽ xấu tệ hơn chứ không phải đẹp hơn. Y sẽ mất tất cả lợi thế của sự kinh nghiệm lâu ngày theo phương pháp cũ và muốn đền bù lại sự mất mát đó thì cần phải có nhiều thì giờ và công phu. Dĩ nhiên, nếu chính y muốn thay đổi cách viết, vì tin chắc rằng lối viết khác hay hơn và y nhờ đến sự giúp đỡ của bạn, thì trường hợp này lại khác. Y có quyền làm theo ý muốn của y và sức mạnh của ý chí y sẽ nâng  đỡ sự hành động của y.

Quả thật là một người có nghị lực có thể tạm thời chế phục một người khác dễ dàng. Lịch sử cho chúng ta thấy nhiều tấm gương của những vĩ nhân, trong lúc còn sinh tiền họ đã áp chế những người ở bên cạnh họ, nhưng  khi họ chết rồi thì công nghiệp của họ cũng tiêu tan. Họ quên rằng họ phải qua con đường tử vong, họ phải thấy trước cái trống không để lại sau cái chết của họ. Nghiệp quả xấu do sự lầm lỗi của họ tạo ra thấy rõ trong sự hư hoại công nghiệp của họ sau khi họ từ trần. Ðiều này chứng tỏ tức  khắc rằng những người đó không biết chi về những điều kiện để hành động cho có hiệu quả, họ cũng không hiểu rằng người sáng tạo và người lãnh đạo phải tập hợp những người được chọn lọc kỹ  lưỡng, rồi cho họ hoàn toàn tự do để hoàn thành công việc, theo đường lối riêng của họ. Không nên cố gắng tự mình chăm lo từng  chi tiết. Hơn nữa điều này cũng không thể thực hiện được. Cõi đời do những sự dị biệt vô số kể tạo nên, nhưng trong đó ẩn tàng một đơn vị duy nhất. Trên thế gian những loại thấp thỏi không biết định luật, nên bị bắt buộc phải tuân theo. Nhưng con người được tự do một cách tương đối - tự do trong giới hạn rộng lớn của những định luật bên ngoài mà y không thể vượt qua - nhưng trong giới  hạn ấy y có thể làm những gì y muốn. Làm việc theo đường lối riêng của y, đó là điều kiện của sự tiến hóa của y, và theo chỗ y tỏ ra có khả năng sử dụng sự tự do ấy một cách khôn ngoan. Như vậy, dần dần, từng bước một, chúng ta sẽ đạt đến tự do hoàn toàn. Trên nấc thang thứ nhất của thang tiến hóa, thú vật hoàn toàn tuân theo Luật Trời mà vô ý thức, trên nấc cao tột, Ðức Thầy hoàn toàn tuân theo Luật Trời mà có ý thức. Tất cả chúng ta ở hoặc cao, hoặc thấp trong khoảng giữa hai thái cực này.

Chúng ta nên nhớ rằng can thiệp vào việc của người thuộc về Hạ Trí và sự không xen vào việc của kẻ khác chẳng xa lạ gì với  đức tánh cần thiết đã kể ra trước đây, ấy là sự tự chủ trong khi tư tưởng. Can thiệp bằng tư tưởng vốn mạnh mẽ lắm. Chúng ta hãy  lấy một  thí dụ trong trường hợp sau đây. Một người trong chúng ta đang gặp khó khăn đặc biệt mà y cố gắng vượt qua. Sự khó khăn đó có thể phát sinh từ vài nhược điểm về tánh tình, hoặc do lối suy tư hay hành động không tốt đẹp, vì những thói quen cũ kỹ thúc đẩy y ; bằng mọi cách, y cố gắng hết sức để sửa mình. Rồi một người nào đó xuất hiện và nghi ngờ sự yếu đuối hoặc nỗi khó khăn  đặc  biệt mà y chịu  đau khổ. Người ấy nghi ngờ rồi tiếp tục đi theo con đường của y, chớ y không dè y đã làm một điều rất tai hại.

Người thứ hai này không hiểu rằng y đã đẩy nhẹ người anh em của mình, làm cho anh này có thể hành động theo chiều hướng xấu. Có thể hai thế lực này, thói quen  và sự nỗ lực chống chỏi lại,  đang rung chuyển trên đòn cân, rồi sự nghi ngờ làm nghiêng cán  cân qua một bên. Ðó là lý do tại sao sự ngờ vực lại đều đáng trách. Nó luôn luôn đáng trách: nếu chẳng may ngờ vực có lý do xác  đáng, thì  nó chỉ gây ra hậu quả là thúc đẩy kẻ bị ngờ vực đi theo chiều  hướng xấu. Nếu  sự  nghi ngờ không đúng, thì một lần khác, nó có thể khiến cho kẻ bị nghi ngờ dễ bước vào con đường tội lỗi. Trong bất cứ trường hợp nào, ngờ vực tức là gởi đến  ai đó một tư tưởng xấu xa, cho nên dù cách này hay cách khác, đó là điều sai quấy. Chúng ta phải luôn luôn có quan niệm tốt đối với mọi người, dù chúng ta có xét đoán họ tốt hơn sự thực đi nữa; chúng ta vẫn gởi đến cho họ, một tư tưởng nó chỉ hành động cho họ được tốt đẹp mà thôi.

Cũng cần  nhớ đến những sự kiện quan trọng này: Một khối tư tưởng xấu, sớm muộn gì cũng bị thế lực hắc ám điều khiển để chống lại bất cứ là ai đang tiến nhanh trên Ðường Ðạo. Vì một khối tư tưởng xấu tấn công bạn có khuynh hướng thúc đẩy bạn  làm quấy, cho nên bạn phải hiểu ảnh  hưởng độc hại của sự nghi ngờ và phải canh  chừng cẩn thận tư tưởng và hành vi của bạn. Khi nghĩ  đến điều gì xảy ra cho bạn, bạn hãy nhận thức suông sự kiện, không nảy sinh giận hờn hay uất ức. Và mỗi khi đứng trước sự bộc  phát lớn lao của lòng thù hận, bạn nên nhớ đến câu Thánh Kinh Cựu Ước này: "Hãy thắc lưng Cái Trí lại", và trong lúc ấy chỉ vận dụng thêm một số năng lực thặng dư đối chọi lại, hầu trung hòa tư tưởng xấu. Bạn hãy làm như thế, rồi những khối tư tưởng xấu hướng đến bạn, sẽ không hại bạn được. Trái lại, bạn sẽ lợi dụng  được chúng, vì chúng sẽ giúp bạn khám phá ra những nhược điểm của bạn. Rồi chúng sẽ đưa những nhược điểm ấy ra ánh sáng. Nếu không vậy, thì những nhược điểm kia sẽ có thể ẩn nấp trong lòng bạn. Và sự cương quyết đương đầu với sự đột kích của các tánh xấu làm cho bạn trở nên mạnh mẽ hơn và với một ngày kia chúng vừa đụng tới bạn thì chúng sẽ tan vỡ ra từng mảnh, không làm gì bạn được.

Vậy bạn phải làm công việc của mình một cách hoàn hảo và  đừng lo đến công việc kẻ khác, nếu họ không cần đến sự giúp đỡ của bạn. Bạn hãy làm công việc của bạn với tất cả khả năng bạn đang có, nhưng khi bạn có thể thực hiện như thế được, thì bạn cũng hãy để cho kẻ khác lo công việc của họ.

 

C. W. L.  Sự xen vào công việc của kẻ khác do những ý niệm sai lầm về tôn giáo sinh ra. Thiên Chúa Giáo chính thống đã  lạm quyền can thiệp vào công việc của kẻ khác, thay vì biết rằng bổn phận của mỗi người là phải nhờ Linh Hồn mình cứu rỗi mình. Bất cứ trường hợp nào, tuyệt nhiên không ai có quyền can thiệp vào giữa Phàm Ngã và Chơn Ngã của kẻ khác, Những phán quan tra tấn thời Trung Cổ tưởng mình làm việc chơn chánh, khi bắt thân xác của kẻ khác chịu khổ hình ghê rợn để họ thú tội, hầu cứu rỗi linh hồn họ. Theo chỗ hiểu biết của tôi, tôi không bao giờ cho  rằng có thể làm cho một người khác tin tưởng như thế được. Nhưng nếu người ta làm cho xác thân y nói rằng: trên một điểm nào đó có  đức tin, thì người ta không hiểu tại sao lời khai đó, dù sai sự thật, lại có thể cứu rỗi được linh hồn? Nếu những kẻ tra khảo ấy thực sự tin điều đó ( Tôi tự hỏi con người có bao giờ thành thật tin sự dối trá kinh khủng  như thế không?), thì họ có thể biện chính cho tất cả những sự ghê tởm mà họ đã làm, vì dù họ có hành hạ tra tấn thể xác trong vài giờ hay vài ngày đi nữa thì cũng không có gì đáng kể, so với việc họ giải thoát vĩnh viễn cho linh hồn khỏi những nỗi đau khủng khiếp. Trong những trường hợp đó, việc hành hạ kẻ đồng loại của họ trở  thành một hành động đáng khen. Chúng ta khó tin rằng có người lý luận như thế, tuy nhiên, hình như có nhiều người đã làm việc ấy rồi, dù chúng tôi không đề cập đến những người đã dùng thế lực của Giáo hội trong những mục tiêu chính trị.

 

Bởi vì con ướm thử làm một việc cao thượng thì không nên vì lẽ đó mà quên bổn phận thường ngày của con, vì bao giờ chúng nó chưa xong, thì con không rảnh rang để làm việc khác. Ðối với đời chớ nên đảm nhận bổn phận mới nào cả, nhưng  những việc mà con đảm đương, con phải hoàn thành chúng. Thầy muốn nói đến bổn phận nhất định và hợp lý mà chính con đã biết chứ không phải những bổn phận tưởng tượng do kẻ khác cố gắng bắt buộc con phải thực hành. Nếu con muốn một ngày kia có thể được Chơn Sư thâu nhận làm đệ tử, thì  con  phải làm việc thường ngày giỏi hơn kẻ khác chớ không phải tệ hơn; vì  điều đó cũng phải nhân danh Ngài mà làm.

 

A. B.  Ðôi khi chúng ta nhận thấy, khi bước vào con đường Huyền Bí Học rồi, người ta bắt đầu làm việc thường ngày chẳng những không giỏi hơn, mà lại con tệ hơn trước. Ðó là điều sai lầm nghiêm trọng. Sự nhiệt thành lớn lao bừng dậy do sự học hỏi những điều mới lạ, sự cố gắng để đạt đến một đời sống cao thượng cho chúng ta thấy một sự  nguy hiểm và đồng thời một sự lợi ích: nguy hiểm ở chỗ xem thường những bổn phận thường  ngày tại thế gian. Ý tưởng này chứa đựng một phần  chân lý và sự nguy hiểm, ở ngay trong đó. Sự nguy hiểm của những điều sai lầm vốn  do bởi chúng có chân lý làm căn bản. Chính là một chút chân lý chứa đựng trong một sự sai lầm làm cho sự sai lầm trở nên mạnh mẽ, chứ không phải tại cái vỏ dầy đặc của sự sai lầm bao phủ chân lý.

Sự hoàn thành tốt đẹp những bổn phận của chúng ta dưới thế gian chứng tỏ rằng thần lực tuôn xuống từ những cõi cao được tiếp nhận theo chiều hướng thuận tiện: "Pháp  Môn  Du Già, chính là sự hành động điêu luyện, khéo léo [70]". Nếu một người được huấn luyện trên cõi cao, thì sự hành động của y dưới những cõi thấp sẽ được tốt đẹp. Trong trường hợp trái ngược lại, thì chúng không được như thế. Nhưng điều này còn hay hơn là không hề lo lắng đến những việc cao siêu. Trong trường hợp sau, những hành vi phi lý có thể tạm thời gây ra nhiều tai hại, nhưng tai hại đó không trường tồn vì động lực sinh ra chúng vẫn tốt đẹp.

Người đệ tử  phải cố gắng làm bổn phận của mình dưới thế  giỏi hơn  mấy  kẻ khác. Thường lắm khi vị đệ tử hành động một cách không sáng suốt, Ðức Thầy có thể can thiệp để lập lại sự thăng bằng đã bị chênh lệch. Ðó là lý do tại sao Ðức Thầy để thí sinh trải qua một thời kỳ nhập môn. Nếu thời kỳ nhập môn này thường kéo dài ra lâu, thì đôi khi cũng vì lý do như thế. Thường thường người ta phải để một  thời gian  khá  lâu mới làm cho lòng nhiệt thành và sự hoạt động của mình  trở nên thăng bằng, do một  sự điều  hòa và một tiên kiến hợp lý.

Vị đệ tử có ích lợi cho kẻ đồng loại của mình chăng? Ðó là sự thử thách đầu  tiên của y. Người chí nguyện không nên cho công việc huyền bí của mình quan trọng hơn phần việc ngoài đời [71]. Nếu là người Thông  Thiên Học, mà y xao lãng công việc của Chi Bộ và công việc của y đối với Hội để lo phần  tiến hóa riêng của y trên phương diện Huyền Bí, thì y lầm vậy. Lấy một thí dụ khác,  nếu y hy sinh việc đời để lo học hỏi, y cũng sái quấy nặng nề. Học vấn là điều tốt, nhưng nó phải lệ thuộc sự hữu ích. Phải học hỏi để trở nên hữu dụng, và không nên từ bỏ sự hữu dụng chỉ vì ham học hỏi. Mỗi khi xảy ra sự xung đột giữa bổn phận ngoài đời với sự học hỏi, thì sự học hỏi phải nhượng bộ.

Trong tất cả những vấn đề này, chúng ta đừng quên rằng con đường Huyền Bí Học chật hẹp như lưỡi dao cạo. Không có chi  ngăn cản chúng ta hy sinh hầu hết thì giờ của mình trong lúc thức đây để giúp kẻ khác những việc nhỏ nhặt, nhưng trong mấy trường  hợp đó, có thể có nhiều việc không được chọn lọc, và một phần lớn vẫn không được thực hành kỹ lưỡng. Chúng ta bị bắt buộc phải dành thì giờ để ngủ nghê và ăn uống, hầu lấy lại năng lực cần thiết cho sự làm việc trong thời gian còn lại. Chúng ta cũng  phải để vài giờ để tham thiền, học hỏi, xem xét công việc phải làm và cách thức hoàn thành nó. Khía cạnh này của vấn đề đã được Ðức Thầy giải thích trong phần Phân Biện. Mỗi phần của giáo lý, Ngài đều đưa vị đệ tử lại con đường trung dung. Nếu y phóng đại thái quá lời khuyên nào đó, thì y không thể tránh khỏi việc vấp ngã một lần nữa. Người ta nói rằng một chiếc tàu chạy hay, không chạy theo đường thẳng mà chạy vát một ngàn lần, khi thì bên hữu, khi thì bên tả. Ðời sống người đệ tử cũng giống như thế. Vị thuyền trưởng đứng trên cầu của chiếc tàu là Ðức Thầy. Ngài chỉ cho đệ tử  những ngôi sao có thể hướng dẫn y và giúp đỡ y theo gần đúng con đường thẳng. Nhiều người chỉ theo đuổi một ý niệm tốt đẹp duy  nhất và cố chấp cho đến đỗi không còn thấy cái nào khác ngoài cái đó.

Ðức Thầy dạy đệ tử của Ngài đừng đảm trách nhiệm vụ mới.  Người nào tận tụy với công việc của Ðức Thầy thì nên biết điều quan trọng là y phải luôn luôn sẵn sàng phụng sự Ngài bằng mọi cách và bất cứ nơi nào. Kinh nghiệm cá nhân tôi có thể cho bạn một thí dụ đáng lưu ý về việc đó. Khi tôi còn trẻ, mấy đứa con tôi bị bắt buộc phải xa rời tôi, trái với ý muốn của tôi, tôi chống đối sự chia ly đó bằng mọi phương tiện pháp lý, nhưng tôi đã thất kiện. Pháp luật đã cắt đứt sợi dây liên hệ và lấy hết bổn phận bảo vệ con cái của tôi là người làm mẹ. Con gái tôi liền trở về với tôi khi nó được tự do. Trong mười năm tôi không gặp con tôi, và cũng không viết thư cho nó, nhưng nó đã trở về ngay với tôi, ảnh hưởng của tôi đối với nó không suy giảm. Bây giờ tôi ở chung với Bà Blavatsky và bà đã cảnh cáo tôi như sau: "Em coi chừng, đừng nối lại sợi dây mà luật nhân quả đã cắt đứt". Nếu lúc đó tôi trở lại đời sống cũ của tôi, sau khi đã tuyên thệ với Chơn Sư, thì tôi đã hành động sai quấy.  Hơn  nữa, vấn  đề không phải là xao lãng, không lo lắng con gái tôi. Nó đến ở với chúng tôi cho đến khi nó xuất giá, nhưng nó phải chiếm địa vị thứ  nhì chớ không phải địa vị thứ nhất.

Còn bạn, chỉ một mình bạn mà thôi, bạn có trách nhiệm đối với những nhiệm vụ  mà bạn phải hoàn thành. Bạn có trách nhiệm  đối với Ðức Thầy và chỉ đối với Ngài mà thôi. Nếu có người muốn ép buộc bạn phải làm điều gì mà họ tưởng rằng đó là bổn phận  của bạn và nếu bạn xét ra là không đúng, thì bạn hãy bày tỏ sự bất đồng ý kiến của mình một cách dịu dàng êm ái và cương quyết. Bạn phải quyết định. Sự lựa chọn của bạn có thể đúng hoặc sai và nếu bạn lầm lạc, bạn  phải chịu  đau khổ, nhưng quyền quyết định phải thuộc về bạn. Không ai được can thiệp vào trách nhiệm của  một người đối với bản thân y và đối với Sư  Phụ y. Bạn có trách nhiệm đối với Ðức Thầy của bạn. Vì tình thương của Ngài mà bạn phải làm công việc thường ngày của bạn giỏi hơn  những kẻ khác.

 

C. W. L.  Các tôn giáo xưa đều biết nguyên tắc này: Nhà  Huyền Bí Học phải làm cho giỏi công việc tầm thường. Câu chuyện thiếu thời của Thái Tử  Tất Ðạt Ða - Ngài sau này thành Phật - đã nêu gương sáng cho chúng ta: Ngài lo lắng học hỏi tham thiền, nhưng khi phải sử dụng tài năng và phô trương vũ thuật để chiến thắng trong việc cầu hôn, thì Ngài tỏ ra xuất sắc trong mấy môn này cũng như trong những sự hoạt động cao thượng. Quyển Thánh Ca Bhagavad Gita nói rằng:"Pháp môn Du Già là sự hành động điêu luyện, khéo léo. Khéo léo đó là hoàn thành công việc một cách cẩn thận, lịch thiệp và lễ độ. Vậy những vị đệ tử Chơn Sư  phải tập giữ cho đời sống của mình được thăng bằng, phải biết lúc nào nên hoặc không nên gác qua một bên những công việc thấp thỏi.

Người tự hiến mình, và đã hiến thì giờ và sinh lực của y để phụng sự Ðức Thầy, thì y không nên đảm nhận thêm một công  việc nào khác ngoài công việc riêng  của y. Y không được để cho kẻ khác buộc y phải làm những nhiệm vụ mà y không thừa nhận. Chẳng hạn tôi tưởng rằng đôi khi người ta mong chờ sự hiện diện của hội viên Thông Thiên Học trong những buổi nhóm họp ngoài đời. Người hội viên Thông Thiên Học có thể nói rằng: "Tôi sẵn sàng hy sinh cho tình bằng hữu thì giờ của tôi trong những giới hạn hợp lý". Nhưng y hoàn toàn hữu lý, khi dành hết thì giờ của mình  để làm việc cho Hội.

Lời giáo huấn về những bổn phận này có liên hệ đặc biệt đến đời sống của Alcyone tại Adyar, trong khi em được Ðức Thầy dạy dỗ. Chẳng hạn, một hôm người ta bảo em dành trọn một ngày để dự một cuộc hành lễ của một người bà con xa với em. Em trình trường hợp ấy lên Ðức Thầy, Ngài trả lời: "Ðược, con  có thể đến đó trong giờ nào đó và chỉ một giờ thôi, để cho những người trong gia đình khỏi tức giận, nhưng trong khi hành  lễ con  hãy cẩn thận, tuyệt đối đừng lập lại một lời nào mà con không biết, đừng lập lại một cách máy móc những lời của vị tăng sĩ, và con chớ để người ta làm thay con điều gì mà chính con có thể làm được - đó là những điều liên hệ đến những cuộc hành lễ và những sự ban ân huệ".

<< Chương 18 | Chương 20 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 482

Return to top