Chương 12: Phòng và trị bệnh ung thư
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư
- Những người thường hay thức khuya: Tế bào ung thư là tế bào phát sinh đột biến trong quá trình sinh sản tế bào bình thường. Ban đêm lại là thời điểm tế bào sinh sản tốt nhất. Ngủ không tốt, thân thể rất khó khống chế được sự phát sinh biến dị của tế bào mà sẽ hình thành tế bào ung thư.
- Những người mắc bệnh huyết áp cao: Theo một số công trình nghiên cứu khoa học do nhóm Gs. John Parker và cộng sự, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (Mỹ) trên 30.000 nam thanh niên Mỹ cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ung thư và tỷ lệ tử vong của người mắc bệnh huyết áp cao hơn 4 lần những người có huyết áp bình thường.
- Những người hay nín tiểu, đại tiện: Nguy cơ ung thư bàng quan (bọng đái), tỷ lệ thuận với bệnh sỏi thận. Trong nước tiểu có một loại chất có hại đối với các sợi cơ của bàng quang và đó là nguyên nhân gây ra đột biến ung thư. Trong phân cũng có nhiều chất độc hại, số vật chất độc hại này thường kích thích niêm mạc ruột sẽ dẫn đến đột biến ung thư. Vì vậy biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư là mỗi khi mắc đại tiểu tiện là phải đi ngay.
- Những người có cơ địa dị ứng (allergy): Kết quả điều tra nghiên cứu trên gần 40.000 người Mỹ, chủ yếu là những người có cơ địa dị ứng với các loại dược phẩm hoặc thuốc thử hóa học, cho thấy những đối tượng này dễ mắc bệnh hơn so với những người không có cơ địa dị ứng. Nếu những người con gái đã từng có cơ địa dị ứng thì nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến vú cao (30%) so với những chị em bình thường. Nếu những người con trai đã từng có cơ địa dị ứng thì cơ hội mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cao (41%) so với những người đàn ông bình thường.
- Những đối tượng thiếu sinh tố (vitamins): Các nhà khoa học người Thụy Sĩ cho rằng những người có hàm lượng sinh tố ít thì dễ mắc bệnh ung thư hơn. Đối với những người bị thiếu sinh tố A thì nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi tăng gấp 3 lần; đối với những người thiếu tiền sinh tố A (caroten) thì khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày tăng 3,5 lần; và các bệnh ung thư khác tăng gấp 2 lần. ở những người bị thiếu sinh tố C (cevitamic acid) thì khả năng mắc bệnh ung thư bàng quang, ung thư thực quản, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến thượng thận tăng gấp 2 lần...
- Những người có lượng cholesterol quá thấp: Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Oxford (Anh) đã chứng minh một nhân tố quan trọng gây tử vong cho những phụ nữ có tuổi chính là lượng cholesterol quá thấp.
- Con cái của những người mắc bệnh ung thư: Nếu là con cái của những người mắc bệnh ung thư thì cơ hội mắc bệnh tăng gấp 5 lần so với người khác.
Nhìn chung, đời sau của những người mắc bệnh ung thư thì rủi ro mắc bệnh cao hơn những người bình thường.
Hoàng Duy Đức
(còn tiếp)