Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Y Học, Sức Khỏe >> Cẩm nang an toàn sức khỏe

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 117125 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Cẩm nang an toàn sức khỏe
nhiều tác giả

Phần 59

Ung thư phổi
Ung thư phổi có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh ung thư ở nam giới. Gần đây, tỷ lệ này không tăng ở nam nhưng ngày càng tăng ở nữ, đứng đầu về tỷ lệ tử vong trong các bệnh ung thư ở nữ trong những năm đầu thập kỷ 90.
Giống như các bệnh ung thư khác, ung thư phổi bắt đầu khi một hoặc nhiều tế bào phân chia một cách không kiểm soát được. Sau khoảng 20 lần phân chia như vậy, một khối tế bào nhỏ đường kính khoảng 1 cm hình thành. Nếu các tế bào này tiếp tục nhân lên thì khối u tiếp tục gia tăng về kích thước. Ở một số giai đoạn của quá trình này, những tế bào có thể rời khỏi khối u ban đầu và phát triển đến các phần khác của cơ thể và phát triển thành những khối u mới. Những khối u ở phổi có thể gây chảy máu, làm tắc nghẽn đường hô hấp, gây ho, khó thở hay nhiễm khuẩn. Khối u có thể phát triển ra thành ngực gây đau. Tuy nhiên, đôi khi ung thư phổi phát triển to mà bệnh nhân không có triệu chứng đau, ho.
Triệu chứng hay gặp nhất của bệnh ung thư phổi là ho kéo dài, thở ngắn. Ho có đờm lẫn máu và đau ngực cũng có thể là dấu hiệu của ung thư phổi. Một thời gian sau, bệnh nhân có thể gầy sút, mệt mỏi, thở nông, khàn giọng, khó nuốt, đau xương, thở khò khè và tràn dịch màng phổi. Cần lưu ý rằng có khoảng 13% bệnh nhân không biểu hiện bất cứ một triệu chứng nào như trên khi khối u của họ được phát hiện.
Nguyên nhân chính của bệnh ung thư phổi là hút thuốc lá (90%). Một số bệnh nhân bị ung thư phổi không hút thuốc nhưng đã hít một số lượng đáng kể khói thuốc lá. 90% bệnh nhân ung thư phổi đã hút trên 10 điếu thuốc lá một ngày, trong 20 năm. Ngoài ra, những người có nhiều nguy cơ ung thư phổi là: công nhân tiếp xúc với bụi silic, tiếp xúc với tia phóng xạ. Những công nhân mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khí radon.
Ở hầu hết các bệnh ung thư, kết quả điều trị tốt nhất khi ung thư được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ví dụ, có 50% bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ khối u sống thêm được 5 năm, tuy nhiên số bệnh nhân này còn ít. Trong tất cả các bệnh nhân bị ung thư phổi chỉ có 10% sống thêm được 5 năm sau khi được chẩn đoán.
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị mới đưa chất đồng vị phóng xạ vào phế quản, điều trị bằng tia xạ, điều trị bằng laser, các thuốc hoá chất mới, những nghiên cứu sinh học phân tử đang được tiến hành và đã thu được một số kết quả.
Tuy nhiên, để tránh tình trạng ung thư phổi yếu tố quan trọng nhất là giảm số người hút thuốc lá, cải thiện vệ sinh công nghiệp, và tránh tiếp xúc với bụi silic.
(còn tiếp)

 

<< Phần 58 | Phần 60 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 744

Return to top