Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Y Học, Sức Khỏe >> Cẩm nang an toàn sức khỏe

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 112591 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Cẩm nang an toàn sức khỏe
nhiều tác giả

Phần 62

Đau thận
Một số người mỗi khi thấy đau lưng thường hay nghĩ tới bệnh thận. Điều này có hoàn toàn đúng? Thực chất chỉ bị đau lưng hay đau bụng thôi thì không thể khẳng định bệnh gì ngay được, cần phải biết được một số biểu hiện đi kèm. Triệu chứng mang tính đặc hiệu có thể nghĩ tới bệnh thận là cơn đau quặn ở vùng thắt lưng được y khoa gọi là cơn đau quặn thận.
Thông thường, cơn đau quặn thận xảy ra đột ngột sau một cử động mạnh, sau khi làm việc mệt mỏi, hoặc có sự thay đổi về tư thế như đang nằm đột nhiên bật đứng dậy, cơn đau cũng hay xuất hiện khi đang sử dụng các loại thuốc có tính lợi tiểu hoặc nước khoáng... Một số người có những dấu hiệu báo trước như đau ngang vùng thắt lưng, đi tiểu khó hoặc tiểu ra máu. Trong cơn đau, người bệnh cảm thấy đau đến mức quằn quại, có khi đau ngang bụng chạy xuống dưới tận bộ phận sinh dục. Cơn đau có thể kéo dài từ một đến hai giờ, có khi kéo dài hơn. Biểu hiện đi kèm: Đau làm vã mồ hôi, sốt, buồn nôn, tâm trạng lo lắng, có cảm giác muốn đi tiểu mặc dù không có nước tiểu. Một đặc điểm đáng chú ý là trong cơn đau nếu dùng một số thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol (thường có tên Panadol, Efferalgan...) sẽ không thấy giảm đau.
Một nguyên nhân thường gặp nhất là do sỏi thận và sỏi ở niệu quản (là đường dẫn nước tiểu từ thận đưa xuống bọng đái hay còn gọi là bàng quang). Trong thực tế, những viên sỏi nhỏ nằm trong thận hay niệu quản lại gây đau quặn nhiều hơn sơ với viên sỏi lớn, vì sỏi nhỏ dễ di động cọ xát và gây chảy máu. Do đó, trong cơn đau quặn thận, người bệnh hay gặp chứng đái ra máu. Chính vì vậy mà những người thấy đau nhiều không nên lo quá bởi viên sỏi nhỏ có thể được làm tan sau khi uống thuốc mà không cần phải mổ lấy sỏi. Lao thận cũng có thể gây cơn đau quặn thận, nhưng ít gặp hơn (biểu hiện chủ yếu của lao thận là đi tiểu ra máu).
Ngoài ra, cơn đau quặn thận có thể thấy ở người bị ung thư thận và chủ yếu phát hiện triệu chứng tiểu ra máu đi kèm với cơn đau.
Làm sao phân biệt cơn đau quặn thận với cơn đau khác?
Đặc tính điển hình của cơn đau quặn thận là cơn đau xảy ra đột ngột dữ dội và lan xuống bộ phận sinh dục vùng thắt lưng phía sau rất đau. Trong cơn đau, người bệnh đi tiểu rất nhiều hoặc tiểu khó, có thể thấy mủ trong nước tiểu hoặc nước tiểu có máu. Cần lưu ý, tiểu ra máu có thể nhận thấy là nước tiểu có màu đỏ gọi là tiểu máu đại thể, còn đi tiểu không có màu đỏ nhưng xét nghiệm nước tiểu có nhiều hồng cầu gọi là tiểu máu vi thể. Cần phân biệt với đau vùng bụng trong các bệnh sau đây:
- Cơn đau quặn gan: Thường đau dưới mạn xương sườn bên phải sau khi đau có sốt và vàng da.
- Cơn đau do viêm ruột thừa: Đau nhiều ở vùng gần bẹn phía bên phải (gọi là hố chậu phải). Khi đau cũng có sốt, nhưng nếu ấn tay vào vùng bị đau thì làm cho người bệnh giật nảy lên hoặc thót bụng lại khi thả tay ra.
- Cơn đau do loét hay thủng dại dày: Thường đau vùng bụng ở giữa, phía trên rốn (người dân hay gọi vùng này là vùng chấn thủy). Đau không lan xuống bộ phận sinh dục. Cơn đau do loét hay thủng dạ dày gặp ở người có loét bao tử từ trước hoặc sau một đợt uống quá nhiều rượu.
- Cơn đau bụng do tắc ruột: Đây cũng là biểu hiện của đau bụng cấp tính. Thường có thể phát hiện được dấu hiệu nổi cộm ngoằn ngoèo như có sóng ở bụng.
- Một số trường hợp của cơn đau thắt ngực trong bệnh tim mạch không rõ ràng, tức là đau không lan lên trên vai mà lan xuống dưới bụng làm dễ lầm với cơn đau quặn thận nhưng không bao giờ lan xuống bộ phận sinh dục. Trong khi đó, có những cơn đau quặn thận lại đau lan lên trên làm cho người ta dễ nhầm với cơn đau thắt ngực. Tuy nhiên, những trường hợp này ít gặp.
Trên đây là một số trường hợp dễ lầm với cơn đau quặn thận. Trong thực tế có nhiều cơn đau bụng đi kèm với cơn đau vùng thắt lưng lại là những cơn đau không phải do bệnh thận. Việc tìm đến các thầy thuốc sẽ giúp cho bạn một lời xác định chắc chắn hơn khi bạn còn đang nghi ngờ chưa rõ.
BS Lê Thiện Anh Tuấn
(còn tiếp)

 

<< Phần 61 | Phần 63 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 309

Return to top