Hễ có mặt Thiên Uy, Thiên Nhu cảm thấy Tiểu Điệp không còn là bạn mình nữa. Trong bữa cơm tối, Tiểu Điệp và Thiên Uy nói chuyện vui vẻ và rôm rả, cứ như không có Thiên Nhu ngồi cạnh. Vắng mặt Đại Nhạc và Giai Lập, Tiểu Địêp càng thoải mái. Có Thiên Nhu ngay cạnh, Thiên Uy ít nói, nhưng Thiên Nhu không thể chịu được ánh mắt của Thiên Uy khi nhìn Tiểu Điệp. Bàn ăn có một ghế trống, Thiên Nhu ao ước có Thiên Lập ngồi đó hay biết chừng nào.
Sau bữa cơm, ba đứa ngồi chơi với nhau trong phòng khách một lúc, nhưng Thiên Nhu vẫn cảm thấy cô đơn. Mong sao Tiểu Điệp rút lui, nhưng ai mà chả biết rằng hai người có hẹn trước với nhau rồi.. Thiên Uy sẽ mượn cớ tiễn Tiểu Điệp, bỏ mặc Thiên Nhu ở lại một mình. Tuy không bằng lòng việc hai người thân nhau, nhưng cô thà ở nhà một mình còn hơn. Thiên Nhu không khỏi ghen tức, hình như Thiên Uy đã cướp mất bạn Tiểu Điệp của cộ Thực ra, quan hệ hai người khiến cô thèm khát, bởi vì giữa cô với Thiên Lập chưa đạt được một quan hệ như vậy.
Hôm nay Thiên Lập không tới đây, hôm qua cũng không. Thiên Nhu nhớ, và cảm thấy cần gặp mặt anh ấy. Nếu không nỗi nhớ nhung chồng chất thành một gánh nặng, đè lên trái tim cô.
Tiểu Điệp về càng hay, không có họ, cô sẽ điện thoại cho Thiên Lập, mặc dù không biết rồi ra có gọi được hay không?
Số điện thoại của Thiên Lập, cô đã thuộc làu, sau khi quay số, cô nín thở hồi hộp lắng nghe đầu giây bên kia vang lên làn chuông. Chuông reo lần thứ ba, lần thứ tư, người Thiên Nhu lạnh dần. Lần thứ năm, trái tim cô đang như rẫy chết. Cô hiểu là Thiên Lập không có nhà, nhưng mãi đến hồi chuông thứ mười, cô mới đành lòng gác máy.
Thiên Nhu ngồi trên sofa, ti vi mở, hình ảnh loang loáng, âm thanh ầm ĩ, nhưng cô chẳng thấy gì cũng chẳng nghe gì. Không gặp mặt, cũng không biết tìm anh ở đâu, cô biết làm gì bây giờ.
Thiên Nhu biết Thiên Lập rất bận, vả lại không hẹn trước, chả ôm hy vọng gì, nhưng vì đôi Tiểu Điệp và Thiên Uy đã kích thích tình cảm của cô, khiến cô rất muốn gặp anh ấy.
Kệ ti vi cứ mở, Thiên Nhu thui thủi đi về phòng mình. Trước kia cô vui tươi là thế, sao nay bỗng thấy một nỗi buồn vô cớ.
Dưới ánh đèn ban đêm, phòng Thiên Nhu vẫn màu sáng rực rỡ, trên bức tường màu da cam treo đầy những vật dùng màu trắng sữa khắp phòng la liệt búp bê, ảnh của Thiên Nhu hồi còn bé tí trông cũng chẳng khác gì con búp bệ Nhưng tâm tình ngày nay khác xa thời thơ ấu, cô đã trở thành một thiếu nữ u buồn.
Tiện tay cô nhặt một chiếc dĩa hát để lên máy. Trước kia cô thích máy hát mở thật hết cỡ âm lượng, nhưng bây giờ cô chỉ thích âm thanh nhỏ nhẹ để tiếng nhạc làm bạn với cô, cho đỡ cô đơn.
Thực ra tiếng nhạc không những không giảm mà còn làm tăng nỗi cô đơn. Dạo trước thấy Tiểu Điệp kêu buồn, cô lấy làm lạ, bây giờ cô mới thấm thía tâm trạng đó.
Dấu kín tình yêu trong lòng quả là một nỗi đau khổ. Với Thiên Nhu, dùng hai chữ đau khổ kể cũng hơi quá, nhưng ít ra cô đang cảm thấy ngột ngạt vô cùng. Lúc chiều cô định tâm sự với Tiểu Điệp, nhưng về sau cô lại thay đổi ý định. Trên đời, ngoài người đó ra, không một ai khác có thể chia sẻ với cô nỗi buồn đó.
"Anh Lê ơi, em yêu anh!". Thiên Nhu bỗng cười ngặt nghẽo: có thể nói như vậy với Thiên Lập ư? Khi hai người ngồi với nhau họ bao giờ cũng trò chuyện rất vui, nhưng chưa bao giờ nói đến chuyện ấy. Hãy khoan biết Thiên Lập sẽ đối đáp thế nào, ngay việc nói ra với anh, Thiên Nhu thấy sao mà khó quá.
Giá mình biết làm thơ thì hay biết mấy, lấy thơ để bày tỏ tình cảm dễ hơn nhiều. Tại sao mình không làm bài thơ như Thiên Uy: "Tôi yêu một thiếu nữ".
Thiên Nhu lấy bút ra, viết ngay câu "tôi yêu một thiếu nữ", sau đó cô xóa đi sửa thành "một người đàn ông". Không ổn lại xóa đi. "Một thân sĩ". Cũng không được. Cuối cùng Thiên Nhu sửa thành "một chàng trai".
Thơ của Thiên Uy như thế nào ấy nhỉ? Thiên Nhu vắt óc nhớ lại cái hôm cô nghe trôm ngoài cửa buồng. Lúc đó cô nhớ ngay, nhưng lâu ngày quá, nay chỉ còn nhớ bập bõm. Chép lại, hay bắt chước đều bất tiện:
" Tôi yêu một chàng trai,
Hai người quý nhau như thể anh em,
Khi tôi gọi "Anh Lê ơi"
Lòng tôi xiết bao âu yếm".
Hay quá! Hay quá! Đoạn một của bài thơ Thiên Uy cũng chỉ bốn câu. Thiên Nhu lấy làm đắc ý, biết đâu chả hay hơn bài thơ kia.
" Tôi yêu một chàng trai
Thiên Lập, Thiên Nhu, cùng là Thiên
Biết đâu chẳng phải trời se duyên
Mặc dù anh giầu kinh nghiệm cuộc đời hơn tôi nhiều
Tôi yêu một chàng trai
Con gái nhà ngoại giao lấy nhà ngoại giao
Có ngày anh sẽ đưa tay cho tôi vịn
Cùng nhau đến dự quốc yến long trọng".
Thiên Nhu viết, rồi xóa, rồi sửa, cuối cùng cô đã mô phỏng bài thơ nghe trộm, làm bài thơ không tiền khoáng hậu.
Tình yêu, vĩ đại là ở chỗ đó, làm thay đổi cá tính, tình cảm, đẻ ra tài trí và lòng nhẫn nại. Thiên Nhu ngạc nhiên về bản thân. Cô lấy tờ giấy trắng chép lại thật nắn nót.
Nét chữ Thiên Nhu giống nét chữ mẹ, vừa to vừa xiên xẹo. Lúc nhỏ sống ở nước ngoài, cho nên Thiên Nhu học kém môn văn, nhờ thông mình vốn có cô đạt được tiến bộ thần tốc trong những năm gần đây, nhưng vì tập viết thiếu cơ bản chữ vẫn xấu.
Cuối cùng Thiên Nhu cũng chép xong bài thợ Cô thở phào cảm thấy như đã trút bớt phần nào gánh nặng. Cô ném bản thảo vào sọt rác còn bản chính cho vào phong bì, đề tên Thiên Lập. Cô sẽ kiếm một dịp nào thuận tiện trao tận tay anh ấy.
Mãi khi Thiên Nhu đã tắm xong, bố mẹ vẫn chưa về. Thiên Uy cũng chưa về. Thật quá đáng! Nhưng thôi kệ xác họ. Cô đang mường tượng cái cảnh lúc Thiên Lập nhận được bài thợ Anh ấy sẽ phản ứng ra sao nhỉ? Ngạc nhiên? Mừng rỡ? Liệu anh có đáp lại tình yêu của mình không nhỉ?
Thiên Nhu không hề ân hận ba tháng nữa, cô chẵn mười lăm tuổi. Mười lăm tuổi bắt đầu yêu là chuyện bình thường.
Cô cũng không hề băn khoăn chuyện tuổi tác của Thiên Lập. Cô đã quen với cảnh các nhà ngoại giao cao tuổi cặp kè bên cạnh một bà vợ trẻ măng giữa đám tân khách. Thiên Lập hơn cô có mười tuổi chứ mấy?
Ôm mộng đẹp, đêm đó côngủ một giấc rất say.