Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Lá Rụng Chiều Thu

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 30847 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Lá Rụng Chiều Thu
QUỲNH DAO

Chương 1

    Ngày tháng đã trôi quạ Mộng còn đó dù cuộc đời cứ xoay dần, có lẽ mọi thứ rồi sẽ đi vào quên lãng. Con người có già đi, nhưng chuyện mười hai năm về trước vẫn còn rõ như in trong đầu. Gói quà kỷ niệm Ai Đan còn giữ gìn cẩn thận vì nó là biểu hiện của một thời kỳ ngập bóng yêu thương.
Giờ đây, dù cho sợi dây băng tím đã phai màu, gói giấy đã sờn, có chỗ đã rách. Ai Đan vẫn trân trọng nâng niu tôn thờ, vì trên tờ giấy kia vẫn còn nguyên vẹn bút tích của người xưa. Gói quà ấy cũng chẳng có gì đáng giá lắm, chỉ là hai quyển sách - một tập thơ của nhà thơ xứ Wale trong đó có kẹp một vài bản nhạc và quyển tiểu thuyết "Người đàn bà áo trắng" của Kipling, giữa những trang sách có một chiếc lá phong màu đỏ thắm. Và người con gái đó còn tỉ mỉ hơn, đã lấy dây vàng bện lại thành một chiếc vòng dính vào trang sách với hàng chữ nắn nót "Đây là tặng vật của Jane".
Mỗi lần giở sách ra là Ai Đan lại hôn lên nhưng dòng chữ ấy và nước mắt tuôn trào. Giấy đã bao nhiêu lệ, bao nhiêu nụ hôn nhưng vẫn không làm giảm bớt nỗi cảm hoài. Tình cảm vượt không gia và thời gian. Vượt cả bầu trời xanh mây trắng và tình cảm vẫn đầy như giấc mộng xưa. Qúa khứ với bao điều tốt đẹp đã qua đi, hiện tại là cuộc sống đơn điệu với vết thương lòng luôn đau nhức trong Ai Đan mỗi khi chàng nhớ về những ngày xa cũ...
Chuyến tàu tốc hành xuất hành xuất phát từ Luân Đôn, hướng về phiá Cambera mở đầu những ngày nghỉ hè của Ai Đan. Chiến tranh đã gắn bó với cuộc đời chàng một cách bất ngờ. Sinh ra trong một gia đình khá giả ở xứ Tô Châu - Xứ sở của phong cảnh tuyệt vời, Ai Đan đã có những ngày thơ ấu với đầy đủ tình yêu cuộc sống. Cuộc chiến tranh giành thế lực của các tay quân phiệt địa phương không ảnh hưởng trực tiếp đến chàng, Đan vẫn có thể đi học bình thường. Rồi cuộc chiến chống Nhật nổ ra, phải di cư về hậu phương, Đan đã trưởng thành, chàng thi và trường hải quân và được đưa sang nước Anh để nhận chiến hạm. Khi vừa đến Anh Quốc được một tháng, thì thế chiến thứ hai bùng nổ. Cuộc chiến ở Châu Âu rất khốc liệt. Những chiếc oanh tạc cơ của Đức đã mang chết chóc và tàn phá đến những hòn đảo này, nhưng đồng thời cũng đánh thức sự dũng cảm chiến đấu bảo về nền tự do của dân Anh. Ai Đan đã học hỏi được nhiều về các kỹ thuật chống không tập. Có lúc chàng đi theo đoàn chiến hạm của nước Anh, tác chiến ngoài khơi. Cần phải rút kinh nghiệm về chiến đấu khi trở về có thể phục vụ tốt cho Tổ Quốc, chống xâm lược, Đan thường nghĩ thế.
Mùa thu năm 1942, việc huấn luyện coi như hoàn tất. Nhưng bấy giờ cuộc chiến ở vùng Thái Bình Dương lại đang mở rộng và Ai Đan cùng đồng đội được lệnh ở lại xứ Anh đợi chờ.
Chàng được mười lăm ngày phép, một cơ hội tốt để làm một chuyến du lịch đến Cambera.
Cambera là một thành phố hoàn toàn xa lạ đối với Ai Đan. Từ lúc đến nước Anh, công việc luyện tập ngày đêm, đã giữ chân Đan ở mãi miền Nam Anh Quốc. Chỉ có một lần trong dịp lễ Noel, Ai Đan đã cùng chúng bạn đến Ái Nhĩ Lan. Lần này Ai Đan chọn thành phố Cambera, là vì chàng nhận được thư của một người thân làm việc ở Trùng Khánh, muốn chàng đến thăm một vị mục sư đó là mục sư Adam, người đã từng sống ở Tô Châu hai mươi mấy năm về trước. Sau khi trở về nước Anh, nghe nói ông ta lập nông trại ở một ngôi làng nhỏ vùng Cambera này. Mặc khác Đan cũng muốn đến Cambera vì có lần nghe một người bạn Anh hết lời tán dương vẻ đẹp mấy nước của vùng đất này. Đối với những người thích yên tĩnh của thiên nhiên như Ai Đan, thì đó đúng là chốn nghỉ ngơi lý tưởng.
Thế là theo lời dặn của người bạn, Ai Đan xuống xe ở một thị trấn nhỏ. Ở đây núi non hùng vĩ, có những hồ nước phẳng lặng như mặt hồ khiến Ai Đan thích thú, chàng định ra lại nơi này mấy hôm để chèo thuyền trên hồ, để nhớ lại cảnh thả thuyền trên Thái Hồ ở quê nhà. Rồi sau đấy mới đến nhà mục sư Adam.
Tìm đến một ngôi nhà trọ nhỏ, giải quyết được chốn ăn ở xong. Ai Đan mặc sức rong chơi, leo núi, ngắm cảnh. Những đám sương mù lửng lơ trên mặt hồ buổi sớm, như những cảnh tiên trong tranh thủy mặc cuốn hút Ai Đan. Chàng cũng thích ngồi tựa lưng bên sườn núi đá để đọc những bài thơ có tiếng của nước Anh. Trong khoảng thời gian này, chàng như tìm lại sự tự nhiên, vô tư của thời niên thiếu, chàng như quên hết chiến tranh và sự phức tạp của cuộc đời.
Mùa thu, là mùa đẹp nhất ở Cambera, nó không có cái nóng bức của mùa hè cũng như không có những sấm sét mưa núi ở mùa thu nơi khác, không có cái lạnh lùng băng tuyết của mùa đông. Mùa thu trên bờ hồ của vùng Cambera rất đẹp, thời tiết ấm áp, sương mù suốt ngày phủ vây ở những dãy núi xa xa.
Cộng thêm những rừng cây lá đỏ, khung cảnh như thơ như họa, làm người thưởng ngoạn tìm được sự bình thản của tâm hồn.
Ai Đan rong chơi như vậy ba ngày, chàng hầu như quên cả chuyện đến viếng mục sư Adam.
Qua ngày thứ tư, Ai Đan thong dong trên con thuyền nhỏ, chàng chèo nhẹ nhàng qua bên kia bờ hồ. Ở đó có một con suối nhỏ, những dòng nước chảy róc rách từ núi cao như những điệu nhạc êm dịu phương Đông. Ai Đan ghé thuyền vào bờ, cột thuyền lại rồi đi dạo theo con suối thật thoải mái.
Chợt từ trong hàng cây bạch dương, có một con chó nhỏ lông xù chạy ra. Con chó nhìn thấy Ai Đan không biết vì sợ hãi hay để dọa, nó lùi mấy bước rồi sủa. Bản năng tự vệ, Ai Đan cúi xuống định tìm một hòn đá nhỏ, hay một cành cây để đuổi chó, nhưng ngay lúc đó chàng nghe tiếng quát khàn khàn có lẽ để ngăn chó. Ai Đan ngẩng lên, cách chàng khoảng mấy mươi thước có một ông lão trên năm mươi. Dáng dấp cao lớn, tóc bạc trắng, khuôn mặt có vẻ hiền lành. Ông lão nhìn chàng, nói:
- Cậu đừng sợ, con Tapi nhà tôi nó đón mừng khách như thế đó.
- À! Ai Đan lấy lại bình tĩnh, nhìn chú chó Tapi đang quẩn dưới chân chủ, ngoắc đuôi, rồi nói - Chào bác ạ.
Ông lão như không chú ý đến lời chào của Đan, hỏi:
- Nó đã làm cho cậu sợ phải không?
Ai Đan lắc đầu:
- Dạ, cháu là người la, cháu đã khiến nó sợ thì đúng hơn.
Ông lão chầm chậm bước tới, chăm chú nhìn Ai Đan ánh mắt thoáng vui. Ông đột nhiên hỏi:
- Anh là người Trung Quốc à?
- Thưa vâng
- Ồ! Thế thì tuyệt quá! Ông lão reo lên - Lần đầu tiên từ khi ở Trung Quốc trở về đến nay, tôi mới thấy lại một người đồng hương - Rồi ông sung sướng mời chàng - Sắp đến giờ uống trà, cậu đến nhà tôi nói chuyện chơi nhé?
- Dạ! Nếu chuyện đó không làm phiền bác.
Ai Đan nói, ông lão đột ngột dùng tiếng Trung Quốc thay vì nói tiếng Anh.
- Tôi ở Trung Quốc trên hai mươi năm, tôi rất yêu xứ sở đó, cậu ạ.
Ai Đan kinh ngạc nhìn ông. Trên đời nhiều lúc cũng hay xảy ra sự trùng hợp kỳ lạ. Chàng thích thú hỏi:
- Xin lỗi bác, nếu cháu đoán không lầm thì bác là mục sư Adam phải không?
Ông lão vui vẻ:
- Vâng, Chúa phù hộ cho con, nếu con muốn tìm ông ấy thì rõ là con đã tìm gặp rồi đấy.
- Vậy thì tuyệt. - Ai Đan bước tới ôm chầm lấy ông lão nói - Bác có một người bạn, giáo sư Hồ ở trường Đại Học Đông Ngô đấy, nhờ cháu gởi lời thăm bác.
Mục sư Adam nói tiếng Trung Quốc thành thạo như nói tiếng Anh:
- Như vậy cậu đây là người Tô Châu phải không? Tôi rất yêu khói sóng nơi này, nhưng người Nhật họ không ưa tôi, nên bắt buộc tôi phải dời xa xứ sở tuyệt vời ấy.
- Dạ. Cháu có nghe giáo sư Hồ nói là bác bị người Nhật trục xuất khỏi Tô Châu.
Mục sư Adam pha trò:
- Tôi không ngán người Nhật lắm vì bà nhà tôi còn dữ hơn người Nhật nhiều.
Nói đoạn ông đưa tay mời Ai Đan rồi thong thả quay lại đi theo con đường dốc nhỏ, dẫn chàng về nhà. Chú chó Tapi tung tăng chạy trước chủ dẫn đường...
Nhà của mục sư Adam nằm sau hàng cây phong đầy mùa lá đỏ. Đó là ngôi nhà ngói đỏ kiểu Anh Quốc, chung quanh nhà là một khu vườn được rào kín bằng cây thông xanh. Vườn trồng đủ loại hoa: từ thược dược., Tulip. hoa hồng, cục đại hóa.
Trên đường về nhà, Ai Đan giản dị giới thiệu lý lịch của chính mình. Mục sư Adam vội đưa chàng đến giới thiệu với bà vợ mình ngaỵ Bà chủ nhà là người mập mạp phúc hậu. Ông Adam nói:
- Bà biết ai đây không? một người khách đặc biệt đấy - Mục sư Adam nheo mắt - Cậu Đan đây là người ở quê hương thứ hai của chúng ta từ Tô Châu đến đó.
Bà Adam đã đưa hai tay lên trời, mừng rỡ:
- Ồ, mừng con, chúng tôi rất mừng khi gặp lại người đồng hương.
Khi được nghênh đón vồn vã như thế, Ai Đan chợt xúc động thật sự, nhưng chưa biết lại thêm một đợt sóng thứ hai nữa. Đôi vợ chồng già biết được Ai Đan đang ở nhà trọ, hai người đã tỏ vẻ không hài lòng và trách Đan sao khéo vô tình như vậy. Thế Đan chỉ còn biết xin lỗi và hứa sẽ dọn về đây ngay ngày hôm sau, như vậy hai vợ chồng ông mục sư mới hài lòng. Đan chợt thấy hối tiếc khi nghĩ đến việc tại sao chàng không sớm nghĩ đến chuyện đó. Sự vồn vã của chủ nhà làm Đan càng nhớ hơn đến gia đình và người thân. Tình cảm ruột thịt với một chút nhớ nhung được xoa dịu phần nào nơi xứ lạ.
Trong lúc bà Adam pha trà để mang ra phòng khách, thì ngoài cửa có tiếng chuông xe đạp. Mục sư Adam mở cửa với nụ cười:
- Janẹ Adam tiểu thơ đã về đến.
Ông Adam đứng nơi cửa với giọng nói của một diễn viên pha trò, trong khi chó Tapi cũng vẫy đuôi.
Ai Đan hơn bối rối đứng dậy. Đúng ra thì chàng đã đoán ra điều ấy. Ban nãy Đan mới vào nhà đã nhìn thấy bức ảnh phóng đại đặt trên đàn dương cầm. một khuôn mặt thiếu nữ đẹp. Nhưng Jane ngoài đời đẹp hơn cả người trong ảnh, Jane đứng đấy, phối cảnh là bầu trời trong xanh tháng chín, là nắng chói chang, là nước hồ lăn tăn. Ấn tượng đầu tiên của Đan về người con gái tên - Jane là như vậy.
Jane có mái tóc vàng óng ánh, đôi mắt xanh trong như hồ thụ Một đôi mắt quá đẹp mà lần đầu gặp Ai Đan đã không dám nhìn thẳng.
Mục sư Adam vòng tay qua vai con gái đưa vào nhà:
- Để cha giới thiệu với con - mục sư Adam nói - một đồng hương nhỏ - Cậu Ai Đan. Người cùng một thời lớn lên với con ở quê hương Tô Châu. Mong rằng cả hai sẽ có thể sử dụng thổ ngữ Tô Châu để nhắc lại kỷ niệm ở con phố cũ, về những bãi cát trắng trên hồ Động Đình có những cây Tỳ bà nặng trĩu trái.

<< Chương Kết |


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 165

Return to top