Nghề báo là nghề sang trọng, viết lách mà.
Nhưng lời nói đọi máu. Chỉ một bài viết thôi, có ông tự tử nhảy lầu, có người khuynh gia bại sản, có người mất tiệt công danh.
Nhà báo cũng có nhà giả nhà thật, ngoài nhà báo, còn nhà tranh, nhà đất, nhà nọ nhà kia, họ cũng có thẻ, cũng bút danh, đi đứng nói năng khúc triết, oai vệ, chỉ mỗi tội là không viết bài.
Tôi nay đã làm báo hai chục năm, tuổi nghề ấy, phải gọi là hàng chú báo, bác báo. Kinh nghiệm nghề khắp mình. Nhiều khi tôi lo, của quý này không truyền ra, nhỡ nó thật lạc, thì phí. Tôi định in kinh nghiệm ra thành sách, nhưng văn chương lởm khởm, bán không ai mua, mà sợ nhất tặng rồi, người ta biến thành sách lộn và in là phải mất tiền đấy. Thôi cứ nói ra cho đàn em học tập, vừa đỡ phí, vừa tiện. Sau đây xin nêu loạt kinh nghiệm, tiếp đó đi sâu phân tích, lý giải:
Báo đạo văn, báo phô tô ninh luộc, báo xào nấu, báo doạ, báo trộ, báo thổi kèn, báo...
Báo đạo vănĐạo văn tức là thuổng văn của người khác. Không phải đạo chích, như cô nhà báo nọ ra nước ngoài đạo chích tại siêu thị, bi tung lên mạng, thành nhà báo nổi tiếng cả nước.
Trò đạo văn được tôi áp dụng khi mới vào nghề, cứ thuồng từng đoạn của người khác, rồi trộn với văn mình là thành tác phẩm. Nhớ là tác phẩm dạng này chớ mang đi thi, hay đăng báo viết, chỉ gửi phát thanh, truyền hình thôi. Phát lên trời, lời nói gió bay.
Báo ninh luộcHồi mới về làm báo, tôi cũng chăm chú viết, chúi mũi vào điều tra, thế mà vẫn không đủ định mức, còn nhuận bút chẳng được bao nhiêu. Cuối cùng nghĩ ra cách, sao không ninh luộc báo nhỉ. Mình cứ lấy bài của người khác mà ninh lên. Vậy là tôi dành cả tháng tư duy cho ngấu, hý hoáy viết cả lý luận ninh luộc báo, dài cỡ trăm trang. Dài thế đọc rất mất thời gian, nói ra nhanh hơn, thôi cứ kê cụ thể công đoạn ninh luộc nhé:
Tôi sắm một cuốn sổ tay, kẻ cột dọc ngang cẩn thận, gọi là sổ
Theo dõi. Sáng tôi đọc nhanh các báo, chọn các bài đinh mang ra phô tô, phô lấy hai bản, đánh số thứ tự, rồi ghi chép vào sổ theo dõi. Đám báo phô tô đó lưu lại. Trước đây mươi năm, công ghệ in ấn, internet và báo chí chưa phong phú như bây giờ, thường các phòng chỉ có mấy tờ, tờ không thể thiếu là báo Nhân dân. Báo cũng không được lưu, vì cuối tháng, hay một quý, nó được mang ra bán giấy lộn, khoản quan trọng để liên hoan phòng.
Sau khi ngâm một thời gian, sao cho bài báo kia đủ rữa ra, chả còn ai nhớ được nội dung và từng có bài báo ấy, thì mang ra đánh máy lại, chỉ cần sửa ngày tháng, địa danh và chú ý điền thêm tên mình là tác giả vào, thế là nghiễm nhiên có một tác phẩm mới. Lúc đó, dù ông trưởng phòng có là tài thánh cũng không phát hiện ra.
Báo xàoDạng báo ninh luộc mới chỉ dừng ở cấp độ tư duy cơ bắp. Phải đạt đến công nghệ xào báo mới ăn. Dạng xào báo này hơi kỳ công, mất thời gian và hơi có tư duy chất xám.
Trước hết cũng phải thực hiện công đoạn đầu như công nghệ ninh luộc báo. Sau khi ngâm cho báo rữa ra, thì chọn cỡ dăm bài, đem đấu với nhau. Phải chú ý chọn cùng đề tài, cùng thể loại, kẻo không lại dạng ông chằng bà chuộc, thì đấu làm sao được. Tỷ như bài khen trộn với khen, bài chê trộn với chế, chứ đấu kiểu, cái thì chống tiêu cực, cái thì khen, hay bài miền núi, bài vùng biển, đấu làm sao được với nhau.
Kinh nghiệm này tôi học từ vùng quê tôi, đấu thuốc lào. Quê tôi họ dùng thuốc lào lá ngọn và lá gốc đấu với nhau. Tôi cũng áp dụng như vậy, tức là đều cùng thuốc lào đấu với nhau, không thể thuốc lào đấu với thuốc lá. Về kinh nghiệm phun nước chè đặc để hồ thuốc cho đậm và êm, tôi cũng đem ra áp dụng, tức là thêm thắt mấy từ, hay lời dẫn vào giữa các bài báo khi đem đấu chúng với nhau.
Ví dụ bài cũ của người ta có cụm từ
tích cực, thì nối dài nó sang đoạn đấu sau bằng từ
độ, thế là có đoạn văn:
tích cực độ, hoặc trong bài gốc có đoạn
huyện nhà nô nức làm kinh tế, thì thêm và sửa thành:
trong không khi hừng hực ra quân, huyện nhà ta già trẻ trai gái cùng xông ra làm kinh tế. Vân vân và vân vân. Thế là xào xong rồi. Tiếp đó nộp bài cho Ban. Dạng báo xào này nhiều khi còn được toà soạn nhận xét là có tư duy, chiều sâu và ăn năng xuất cao đấy.
Báo trộ:Nhà báo trộ là cứ đem mấy ông to ra khoe mình quen biết, thân thiết như anh em, họ hàng với họ, tưởng tượng ra tính tình, sở thích của họ. Khi rượu chè với thuốc cấp của nhân vật kia, thì đem ra kể bô bô. Xin lưu ý, làm báo trộ cũng phải cẩn thận, vì tôi có kinh nghiệm xương máu.
Một lần tôi khoe thân quen với một ông rõ to. Hôm ấy ngồi ở quán bia, tôi huyên thuyên với bạn bè, dạng thuộc cấp của ông kia:
- Hôm qua tớ mới ăn cơm ở nhà anh ấy. Nhà ông này có món mầm đá ngon quá.
Tôi tả nhiều thứ lắm, như mình đến nhà anh ấy, bà chị biết mình thích mắm tôm, khẩu vị y như ông chồng, nên bữa cơm nào mình đến, bà chị cũng thửa bát mắm tôm đỏ au, vắt chanh. Thịt gà chấm mắm tôm ngon ra phết. Tuần trước, tớ dự đám giỗ ông già anh ấy. Cỗ giỗ có món gà quê, ông anh gắp một miếng, chấm mắm tôm, cho vào bát của tớ. Ngon, gà luộc chấm mắm tôm ngon thật.... Tôi kể đến đây, thì ông cụ già uống bia ở bàn bên cạnh, cắt lời:
- Cậu ăn hôm nào ở nhà anh ấy đấy? Thằng con trai tôi tuần trước công tác ở thành phố Hồ Chí Minh. Mà tôi, sống sờ sờ đây, giỗ cúng thế nào được!
Tôi lúc đó chỉ còn nước chui xuống đất. Chả nhẽ lại cãi nhau với ông già lẩm cẩm kia, rằng, rõ ràng là ông chết rồi, chính tôi dự bữa giỗ con cháu nó cúng ông. Tôi còn định khi viếng ông chết, vòng hoa và cái phong bì một trăm ngàn đồng nữa cơ.
Câu chuyện trộ thứ hai của tôi là gọi điện cho chính thủ trưởng to nhất của cơ quan mình.
Phép trộ này khối anh em ở cơ quan sợ tôi. Mình phải kể cứ như thân thiết với sếp lắm, dạng đệ tử ruột. Một bữa ăn nhậu với anh em, sau khi miêu tả tỷ mỷ chuyện tuần trước mình đi chơi và tâm sự với sếp thế nào, liền sau đó bốc điện thoại lên tâm sự với sếp.
Xin nhắc là nếu tâm sự qua điện thoại với sếp trước mặt anh em, thì tâm sự càng lâu càng tốt. Cứ anh anh em em, suồng sã được càng hay. Chú ý khi bấm điện thoai, di động có 10 số, ta bấm lấy tám, chín số thôi, rồi áp vào tai, khoảng mươi giây, thì bắt đầu bô bô tâm sự. Nói phải như nói thật, mặt mũi cũng khi tươi, khi nhíu, cả cười nữa, phải ngắt quãng, đối thoại mà.
Nói về cuộc tâm sự với sếp qua điện thoại bận uống bia, tôi tâm sự rất hăng, cứ oang oang. Anh em cơ quan ngồi quanh kính phục quá. Đang lúc tôi tâm sự hăng, thì cái điện thoại chết tiệt của tôi reng reng kêu... Thôi chết rồi! Điện thoại đang gọi mà chuông kêu mới lạ chứ.
Báo doạ hay là hôi tát:Làm báo dạng này hơi mất công, nhưng được cái không phải tư duy và nhiều khi vớ bẫm, chí ít cũng được bữa rượu trưa và cái phong bì dày. Làm báo hôi tát như sau: Buổi sáng đọc nhanh các báo, báo nào càng uy tín càng tốt. Tìm xem có vụ đánh tiêu cực nào không, rồi ghi chép thông tin vụ đó lại, càng chi tiết các tốt. Nhớ ghi tên công ty và nhân vật trong bài. Tiếp đó lấy danh bạ điện thoại ra tra số công ty, số giám đốc. Nếu cơ sở ở tỉnh ngoài, thì tìm qua giải đáp đường dài. Tiền tra cứu rẻ lắm. Biết số rồi, gọi ngay đến cơ sở ấy, úp mở rằng, mình có thông tin và cũng đang định đánh đấy. Cam đoan, giám đốc chỉ mới nghe, đã hãi. Có báo đánh rồi, nay thêm báo nữa, chắc chết. Sau khi doạ cho tay giám đốc kia rúm tứ túc lại, mới hạ giọng, rằng, thì... là.... mà… mình cũng rất quý tiền.
Bằng cách báo hôi tát này, có bữa tôi xơi mươi triệu.
Ngoài ra còn một loạt cách làm báo nữa, như báo mạo danh, báo tranh phong bì đi họp, báo hóng hợt thông tin hội nghị để đi họp, báo nhận xí bài người khác viết là do mình chỉ đạo, hay mình là sếp nó, báo quảng cáo, báo tăm cuối năm, cuối quý đến hỏi thăm tình hình sản xuất, báo....
Những kinh nghiệm trên tôi truyền cho cánh nhà báo trẻ, nhưng xin giữ lấy dùng riêng. Đừng nghĩ, ai cũng biết cả đâu. Nó bí mật lắm, bí mất đến mức, có lần, hôm trước tôi mới rút ruột phong bì xong, hôm sau lên cơ quan, mấy cậu phóng viên trẻ hàng con cháu, nhìn tôi như vật lạ từ cung trăng rơi xuống, còn cánh thân hữu, thì dí vào tai tôi thì thầm: hôm qua ông rút được bao nhiêu, uống bia đi. Tôi dễ tính đấy, chiêu đãi luôn. Chứ vớ phải người khác, nhục như thế còn gạ, uống bằng uống nhục.
Sau đây tôi truyền một kinh nghiệm nữa, nó không thuộc nghiệp vụ báo chí, mà thuộc về đạo đức nghề nghiệp báo.
Đến một doanh nghiệp làm việc, tôi khá choáng khi thấy tay giám đốc kia toàn dùng đồ sịn. Tay hắn đeo cái nhẫn lấp lánh viên ru bi, không biết tới bao nhiêu ca ra, quần áo, dày dép toàn đồ hiệu, phòng ốc thì choáng lộn. Sịn nhất là con di động. Tôi biết con này đời mới toanh, ước cũng tới 20 triệu. Trong khi phỏng vấn tay giám đốc, thỉnh thoảng tôi lại liếc nhìn nó. Trong đầu tổi nảy ra niềm ao ước, giá mình được sở hữu con di động đó.
Dự kiến buổi làm việc độ một tiếng, được nửa tiếng, thì tay giám đốc xin lỗi có việc, ra ngoài một chút. Rỗi việc và vốn sẵn thèm con di động kia, tôi vươn tay cầm nó lên xem. Mê ly thật!
Khoảng năm phút sau, tay giám đốc quay lại. Trong đầu tôi lúc này lại tưởng tượng ra mình có cuộc hẹn với cơ sở khác nữa, liền thông báo, tư liệu đã hòm hòm, xin dừng cuộc làm việc ở đây. Vị giám đốc ngỡ ngàng. Trong khi tôi cất máy ghi âm và sổ ghi chép vào túi, tay giám đốc bốc điện thoại bàn gọi nhân viên, tiết mục phong bì tiễn khách đây. Tôi chả cần thứ ấy. Gọi xong, tay giám đốc nhìn quanh, như muốn tìm thứ gì và lại bốc điện thoại lên gọi. Quái, sao trong túi tôi có tiếng điện thoại kêu tâng tấc. Tôi đành thọc tay vào túi và vẻ mặt quá ngạc nhiên, khi sờ thấy cái điện thoại của tay giám đốc kia, nó lại ở trong túi quần mình.