Hai năm trước đây, tôi vừa tốt nghiệp xong bậc Trung học và chuẩn bị sang Anh Quốc để theo học tại trường hộ sĩ. Thế nhưng mẹ tôi lại không bằng lòng cho tôi xa bà vì lẽ bà chỉ có một mình tôi là con gái độc nhất mà thôi. Vì thương mẹ nên tôi đành phải biến cải ý định của mình.
Sau đó, tôi xin vào làm đả tự viên tại một cơ sở. Nhà tôi ở cách nơi làm việc của tôi không xa lắm, vì thế khi tan sở, tôi rất thích đi bộ về nhà. Lúc bấy giờ, vì mới vào làm việc, nên tôi không quen thân với các bạn đồng sự nhiều, do đó, những khi tan sở, tôi chỉ đi bộ về nhà có một mình, không như những nữ đồng sự khác hễ tan sở là cùng các nam đồng sự đi xem chớp bóng, đi dạo phố để mua đồ hoặc đi ăn uống với nhau.
Tôi nhìn tình trạng các nữ đồng sự quá thân thiết với các nam đồng sự như thế mà trong lòng không khỏi đố kỵ chán ghét. Nhất là những khi nghe họ cười đùa với nhau và những chuyện xác thịt, tôi càng thập phần có ác cảm đối với họ.
Một hôm, khi tan sở về nhà, lúc đi ngang qua một tiệm bán bánh mì, tôi thấy có một người con trai còn trẻ tuổi đang đứng trước cửa tiệm. Chàng ấy mặc một chiếc áo cổ cao màu đen và chiếc quần màu xanh lam. Chàng nhìn tôi chăm chú với cái nhìn bộc lộ một sự khao khát lạ lùng.
Tôi vốn không phải là hạng gái như chàng nghĩ, nên tự dưng bị người lạ nhìn mình chăm chú, tôi đăm ra bối rối nhìn thẳng lên cao và mỉm một nụ cười.
Tôi bối rối cúi đầu và cố bước đi mau. Khi đi được mấy bước, tôi mới đột ngột quay lại nhìn chàng trai ấy lần nữa. Trời đất, chàng vẫn nhìn theo tôi không rời, nhưng gương mặt chàng vẫn tuyệt nhiên không có một nụ cười.
Qua ngày thứ nhì, lúc tan sở về nhà, khi đi ngang qua tiệm bánh mì ấy, tôi lại thấy chàng trai đó đứng đấy vẫn nhìn tôi đăm đăm.
Qua ngày thứ ba cũng vẫn giống như ngày thứ nhì.
Đến ngày thứ tư, khi đi ngang qua trước cửa tiệm bánh mì, tôi cố ý cúi đầu nhìn xuống để khỏi thấy chàng trai ấy nữa. Vì vậy nên tôi không biết chàng có đứng trước cửa tiệm ấy chăng.
Qua ngày thứ năm, khi tan sở thì trời bỗng đổ mưa, nên tôi đã phải cầm chiếc sắc tay che trên đầu mà đi ngang qua cửa tiệm bánh mì ấy. Đột nhiên, có một chiếc dù che trước mặt tôi, khiến tôi giựt mình, ngước đầu nhìn lên thì trông thấy chàng trai ấy trên tay đang cằm một chiếc dù, vừa mỉm cười vừa trao chiếc dù đó cho tôi.
Lòng tôi lúc bấy giờ rất muốn tiếp lấy chiếc dù của chàng, vì trời đang đổ mưa to, áo tôi đã ướt đẫm. Nhưng, chàng là một người xa lạ, tôi làm sao có thể cằm lấy chiếc dù của chàng được?
Tôi lắc đầu và nở một nụ cười tiếc rẻ nói:
- Xin cám ơn anh! Nhà tôi ở gần đây thôi. Cám ơn anh!
Nói xong, tôi liền bỏ đi, cố bước thật nhanh.
Tôi quay đầu nhìn lại thì thấy chàng trai tay vẫn còn cằm cây dù, đứng thẫn thờ dưới cơn mưa và ánh mắt chàng vẫn không ngớt nhìn theo tôi.
Tôi không thể hiểu nổi chàng và vội bước lên lầu.
Có một buổi tối nọ, tôi đến Cửu Long để thăm một cô bạn đồng học. Cô bạn này mời tôi ăn cơm tối. Đến khi tôi qua đò để trở về nhà thì đã 12 giờ khuya.
Khi tôi vừa đi đến gần cửa tiệm bánh mì ấy thì đột nhiên có một bóng đen nhảy xổ ra đường. Tôi vừa giựt nẩy mình thì chiếc sắc tay của tôi đã bị bóng đen ấy cướp lấy rồi. Tôi chỉ biết đưa mắt nhìn theo tên cướp ấy chạy đi, vì trong nhất thời, tôi chẳng hề có một chủ ý nào cả. Tôi đứng thừ người ra một lúc rồi mới la lớn lên được:
- Có kẻ cướp! Có kẻ cướp!
Đêm đã quá khuya, mà khu vực ấy lại quá tịch mịch, nên mặc dù tôi đã la lên mấy tiếng vẫn không có một ai xuất hiện cả. Tôi đang tính chạy đuổi theo kẻ cướp ấy thì bỗng có tiếng người hỏi bên cạnh tôi:
- Có chuyện gì xảy ra thế, thưa cô?
Tôi quay đầu nhìn lại thì nhận ra người hỏi tôi chính là chàng trai hôm nào. Tôi liền nói với chàng:
- Tôi vừa bị một tên nọ cướp mất chiếc sắc tay.
Chàng lộ rõ thần sắc rất khẩn trương và hỏi lại tôi:
- Thế tên ấy đâu rồi?
Tôi liền đưa tay chỉ theo tên cướp đang chạy về phía trước mặt. Chàng trai ấy bảo tôi:
- Tiểu thơ hãy ở đây chờ tôi. Để tôi đuổi theo tên ấy cho.
Tôi lo sợ nói:
- Anh... Anh chớ nên đuổi theo hắn làm gì, rất có thể tên cướp ấy có vũ khí đấy.
Chàng cười nói:
- Cô bất tất phải lo sợ. Cô hãy ở đây chờ tôi nhé.
Tôi thẫn thờ gật đầu, rồi đứng bên lề đường, đưa đôi mắt lo âu và bối rối nhìn theo chàng trai ấy đang chạy vụt đi.
Chàng vừa đuổi theo tên cướp vừa cất tiếng la lớn:
- Có kẻ cướp! Có kẻ cướp!
Chẳng bao lâu sau, tên cướp chạy nhanh vào một con đường hẻm nhỏ trong khi chàng trai ấy vẫn bám sát theo sau.
Độ chừng mười phút trôi qua mà vẫn không thấy chàng trai ấy trở lại, trong lòng tôi không khỏi phập phòng lo sợ vì tôi e ràng chàng đã bị tên cướp ấy dùng khí giới đả thương rồi cũng nên. Bởi thế tôi liền bỏ chạy về phía con đường hẻm ấy để tìm chàng.
Khi vừa chạy đến đường hẻm, tôi toan quay đầu nhìn quanh, bỗng có một bóng người đang từ trong đường hẻm chạy ra. Tôi giựt mình kinh hoảng, vội vàng đưa hai bàn tay lên ôm lấy ngực mình và buột miệng kêu lên một tiếng khiếp đảm.
- Tiểu thơ, xin tiểu thơ chớ có sợ. Chính tôi đây mà.
Tôi định thần nhìn kỹ thì quả thật bóng người ấy chính là chàng trai thấy việc nghĩa thì làm đó, và tay trái chàng đang cằm chiếc sắc của tôi.
Tôi hết sức mừng rỡ nói:
- Anh... anh đã đuổi bắt được tên cướp ấy rồi ư?
Chàng mỉm cười và đưa chiếc sắc tay ra trước mặt tôi. Tôi cằm lấy và mở ra xem có mất mát vật gì chăng. Chàng liền nói:
- Tên cướp ấy chưa kịp lấy một vật gì trong chiếc sắc kia cả. Vì tôi đã đuổi theo hắn quá mau, hắn biết là không thể nào trốn thoát, nên hắn đành vứt chiếc sắc xuống đất mà bỏ chạy luôn.
Tôi đóng chiếc sắc lại và nhìn chàng nói:
- Cám ơn anh lắm!
ánh mắt chàng dừng lại trên mặt tôi và nhìn tôi rất chăm chú.
Tôi bối rối tránh tầm mắt của chàng bằng cách chuyển mình định bỏ đi. Nhưng ngay lúc ấy, chàng lại hỏi tôi:
- Chiếc sắc tay của cô rất quí giá, hình như làm bằng da cá sấu, vậy chẳng hay cô đã mua bao nhiêu tiền?
Tôi khẽ quay mình lại nhìn chàng và cười nói:
- Vâng, chiếc sắc này làm bằng da cá sấu thật và do một người bạn thân đã tặng cho mẹ tôi. Chừng vài trăm đồng là mua được.
Chàng thối lui một bước, hai tay giấu sau lưng và nói:
- Tiểu thơ có cần tôi đưa tiểu thơ về nhà chăng?
Tôi cố làm ra dè dặt đáp:
- Xin bất tất phải khách khí.
Chàng lại thối lui thêm một bước nữa:
- Nếu thế, xin cô cho phép chúng ta được tái kiến vậy.
Tôi nói tiếp:
- Tôi không biết phải làm thế nào để tỏ hết lòng cảm kích đối với tấm lòng tốt của anh.
- Xin cô chớ khách khí.
Tôi chuyển mình định đi, nhưng tôi chợt nhận thấy thần sắc của chàng có vẻ rất lạ thường, nên tôi liền ngoảnh đầu nhìn lại và bất giác thất kinh.
Tôi thấy chàng đang cúi đầu xuống và dùng chiếc khăn tay băng đầu ngón tay chàng đang chảy máu ròng ròng. Tôi vội vàng chạy lại và lo lắng hỏi:
- Anh đã bị tên cướp ấy đâm bị thương phải không?
Chàng lộ vẻ kinh ngạc và hỏi lại tôi:
- Sao cô còn chưa chịu về nhà đi?
- Tôi thấy tay anh chảy máu thế kia.
- Không có gì, chỉ bị thương ở ngoài da thế thôi.
Chàng vừa nói vừa băng bó vết thương và bảo tiếp:
- Cô hãy mau mau về nhà đi. Nếu không, má cô sẽ đi tìm cô bây giờ.
Tôi nói:
- Thật đáng tiếc quá! Anh đã vì tôi mà bị tên cướp ấy đâm trúng thương như thế này.
- Tôi đã nói là vết thương chỉ nhẹ thôi, chẳng có gì đáng ngại cả.
Tôi rất muốn nói với chàng một vài câu để tỏ sự đáng tiếc đã xảy ra, nhưng vì nhìn vào đồng hồ, thấy một giờ khuya rồi, sợ mẹ tôi sẽ quở trách về sự trở về quá khuya tối của mình, nên tôi đành phải bỏ đi mau về nhà.
Khi nằm trên giường, trong đầu óc tôi vẫn không ngớt hiện ra hình ảnh của chàng trai trẻ ấy. Tôi âm thầm nhớ đến diện mạo của chàng và ôn lại trong tâm trí từng câu nói của chàng, hết chuyện này đến chuyện khác. Vì thế mà đêm hôm ấy, tôi đã bị mất ngủ.
Nói ra mà hổ thẹn, tôi chưa hề có bạn trai bao giờ. Tôi đã theo học tại một trường dành cho nữ sinh, nên tôi vốn không thích sự giao tế thù tạc, vì vậy mà tôi chẳng có cơ hội để quen biết với những người bạn khác phái.
Trong quá khứ, tôi không hề nghĩ đến việc cần yếu có một người bạn trai, nhưng ngày nay, do nơi sinh lý đã thành thực, mà tôi nhận thấy rất cần thiết đến sự an ủi, người khác phái.
ái tình là hai tiếng mà tôi đã nghe qua rất nhiều, nhưng tôi chưa từng có chút kinh nghiêm nào về ái tình cả. Phải chăng một cặp nam nữ ôm hôn nhau, đó là ái tình?
Tôi cũng đã từng xem phim, thấy rất nhiều cảnh về ái tình, và những câu chuyện đó đã phần lớn diễn tả tính cách trọng yếu của ái tình. Nhưng ái tình nó thật sự trọng yếu như thế nào? ái tình có thật sự là như phẩm tất yếu của đời người chăng?
Tôi chưa có ái tình, nên tôi không thể hiểu nổi.
Thế nhưng, giờ đây tôi đang tưởng nhớ tới chàng trai ấy, trong lòng tôi đang có một thứ cảm giấc khác thường, quả tim tôi đang đập mạnh, tôi hy vọng chàng sẽ trở thành người bạn thân của tôi, sẽ thường đến với tôi luôn.
Tôi nhớ một tác giả đã viết trong quyển tiểu thuyết của ông ta một câu như thế này: "ái tình thường phát sinh trong nháy mắt, trong cái nháy mắt đó, bạn cảm thấy cần yếu đến người ấy, đó là ái tình".
Nếu quả thật lời nói của vị tác giả ấy là chân lý thì tôi đã yêu chàng trai ấy thật rồi. Phải, tôi rất cần đến chàng, hình bóng của chàng đã in sâu vào trong tâm khảm tôi rồi.
Qua ngày hôm sau, khi tan sở về nhà, lúc đi ngang qua tiệm bánh mì ấy, tôi cố ý đi chậm lại và ngoảnh mặt nhìn, nhưng tôi lại chẳng thấy chàng trai ấy đứng trước cửa tiệm, khiến tôi thất vọng vô cùng.
Qua ngày thứ ba, tôi cũng không hề thấy bóng chàng đâu.
Vì thế mà tôi rất buồn lòng, trong giờ làm việc, tâm trí tôi để đâu đâu, nên tôi thường đánh máy sai luôn. Đồng thời tôi hay nóng nảy một cách vô duyên vô cớ và lòng tôi cũng không ngớt tưởng nhớ đến chàng trai ấy.
Có một hôm khi ở sở về tới nhà thì mẹ tôi trao cho tôi một bức thơ viết bằng Anh văn và bảo:
- Bức thơ này có lẽ gởi cho con đấy! Ngoài phong bì chẳng hề đề tên người nhận, mà chỉ viết vỏn vẹn ba chữ "Tiểu thơ thụ" mà thôi.
Tôi liền xé phong bì ra xem và đứng thừ người đi.
Trong thư chẳng hề có một chữ nào, mà chỉ có mỗi một bức hoa. bằng bút chì, và người trong bức họa ấy lại chính là tôi.
Thật tình tôi không dám tự tin nơi cái nhìn của mình trong lúc ấy, tôi lẩm bẩm thốt:
- Tại sao người trong bức họa lại là con? Ai đã vẽ bức họa này gởi đến cho con thế nhỉ?
Tôi nhìn kỹ một lúc lâu thì nhận thực ràng người trong bức họa ấy quả là tôi. Chẳng những ngoại hình rất giống tôi, mà cả tinh thần diện mạo của tôi cũng được diễn tả một cách tuyêt vời. Bức họa đó đã vẽ tôi thật là một thiếu nữ thiên thần vô tả, đẹp biết bao.
Tôi không khỏi yêu quí bức họa ấy và cũng yêu quí luôn cả người nào đó đã thay thế tôi vẽ ra bức họa ấy. Tôi yên lặng đứng chăm chú nhìn bức họa hồi lâu rồi tôi nhắm đôi mắt lại và hé nở một nụ cười thích thú.
- Y Sa, bức thư ấy đã do ai gởi cho con vậy?
Tiếng hỏi của mẹ tôi khiến tôi bất giấc giựt mình. Tôi bối rối cằm lấy bức họa giấu ngay sau lưng và nói dối mẹ tôi:
- Dạ, đây là thơ đồng học gởi cho con.
- Thư tình đó phải không? Mẹ tôi nghiêm nghị hỏi.
Mặt tôi ửng đỏ, tôi nũng nịu nói:
- Me... mẹ hãy nhìn xem đi! Đây nào phải là thư tình, mà là một bức họa đấy.
Nói xong, tôi bèn đưa bức họa ấy cho mẹ tôi xem. Bà nhìn một lúc rồi cười nói:
- Hừ, người trong bức họa không phải là con sao? Họa thật là giống, ai họa vậy?
Tôi tiếp tục nói dối:
- Một người bạn đồng học của con đã họa hình con đấy!
Mẹ tôi tỏ vẻ không tin:
- Bạn của con mà lại vẽ hay đến thế à?
Tôi nói:
- Cha của bạn con là một nhà văn, còn bà mẹ là một họa sĩ, cả nhà đều là những thiên tài về nghệ thuật.
- Nhưng là trai hay gái vậy?
- Đương nhiên là gái rồi. Con vốn không thích lui tới với bạn trai đâu.
- Nếu cô ta là bạn học của con thì tại sao ngoài phong thơ lại không đề tên con?
- Cô ta bị thần kinh suy nhược.
Mẹ tôi chẳng nói gì thêm nữa.
Tôi đem bức họa ấy đặt dưới tấm kiếng ở mặt bàn và ngắm nghía một cách rất thích thú. Bức họa ấy đã do ai vẽ rả Người vẽ nó có tình ý gì đối với tôi chăng? Tôi trầm ngâm suy nghĩ mãi.
Bức họa bằng bút chì ấy đã mang đến cho tôi biết bao nhiêu mộng đẹp.
Vào một ngày thứ bẩy trong tuần, khi tan sở, tôi đi ngang qua cửa tiệm bánh mì thì gặp lại chàng trai nọ. Nhưng hôm nay, thần sắc của chàng có vẻ kém vui và gương mặt chàng gầy ốm hẳn đi.
Vì cảm kích chàng đã giật lại được chiếc sắc của tôi trong tay tên cướp hôm trước nên tôi đã nở một nụ cười với chàng.
- Tan sở rồi hả tiểu thở Chàng hỏi tôi.
Tôi khẽ gật đầu rồi nói:
- Đã mấy hôm rồi, tôi không thấy anh.
- Vâng, tôi bịnh, cô ạ!
Tôi ngạc nhiên nhìn chàng và hỏi lại:
- Anh bịnh làm sao thế?
Chàng cúi nhìn xuống, trả lời như đang tự ty mặc cảm:
- Tôi bi... cảm mạo!
Thấy chàng có vẻ như ngượng ngùng, tôi liền đưa tay lên vẫy vẫy và thốt ra hai tiếng "tái kiến!" rồi bỏ đi thẳng.
- à này, cô!
Chàng chợt kêu lên như thế và chạy nhanh tới trước, đứng bên cạnh tôi.
Tôi dừng chân lại nhìn chàng và hỏi:
- Anh có điều chi muốn nói?
- Cô có thích bơi lội không?
Trong nhất thời, tôi chẳng biết phải trả lời chàng như thế nào cho phải.
Chàng liền mỉm cười và nói tiếp:
- Nếu như cô thích bơi lội thì ngày mai chúng ta sẽ đến Thiển thủy loan (tức vịnh nước cạn) mà bơi lội, cô có bằng lòng không?
Tôi lắc đầu và gượng cười nói:
- Rất tiếc là ngày mai tôi không được rảnh. Nếu không, nhất định là tôi sẽ đáp lại lời mời của anh.
Chàng tỏ vẻ ngạc nhiên nói:
- Ngày mai chẳng phải là chúa nhật sao?
- Anh nói rất đúng, nhưng tôi vẫn không được rảnh.
- Thế thì không sao!
Chàng cúi đầu, gượng nở một nụ cười buồn và hai tay thọc vào trong túi quần, người chàng nghiêng nghiêng, rồi với giọng hơi ngượng ngùng, chàng nói tiếp:
- Tiểu thơ, tôi có thể biết được tên của tiểu thơ chăng?
Tôi vốn rất thích chàng trai ấy, nên tôi thẳng thắn cho chàng biết:
- Tôi tên là Y Sa!
- Còn tôi họ Trình, tên tôi Diệu Quang.
Tôi chẳng nói gì. Chàng cười và tiếp:
- Y Sa, tái kiến! Hy vong chúng ta sẽ có cơ hội để xem với nhau một chầu ciné.
- Vâng, tốt lắm.
- Tái kiến!
Tôi quay gót bước đi và cảm thấy tâm tình mình hứng thú vô cùng khi trở về nhà. Như vậy là tôi đã được trai yêu rồi và có đến cả hai người con trai yêu tôi lận. Một người là Trình Diệu Quang, còn một người là họa sĩ đã vẽ bức hình của tôi.
Trong quá khứ, tôi đã vì không có ái tình mà bi thương. Giờ đây, khi ái tình đã đến với mình thì bỗng nhiên tôi đăm ra bối rối và kinh hãi, vì tôi không biết mình nên đem ái tình mà dâng hiến cho Trình Diệu Quang hay cho chàng họa sĩ nặc danh ấy?
Tôi không muốn mình sơ suất trong việc xử dụng tình cảm của mình, và tôi cũng không thể yêu một lúc cả hai chàng trai được. Vì vậy mà tôi một mặt từ chối sự ước hẹn của Trình Diệu Quang, một mặt chờ đợi sự xuất hiện của anh chàng họa sĩ đã lén vẽ bức hình của tôi.
Thế nhưng, tôi đã chờ đợi ngày này qua ngày khác, rồi tuần này qua tuần khác mà vẫn không hề thấy sự xuất hiện của anh chàng họa sĩ ấy.
Lòng tôi hết sức phiền não:
- Nếu anh chàng ấy không yêu ta thì vì sao chàng lại lén lút họa hình ta rồi gởi nó đến cho ta?
Tôi suy nghĩ mãi mà vẫn không sao giải đáp được. Tôi nghĩ hết điều này sang điều khác cũng vẫn không thể biết được người nào đã vẽ hình tôi như thế.
Lại vào một ngày thứ bẩy, tôi vừa ở sở ra về thì thấy Trình Diệu Quang đi tới, trên tay cằm hai tờ vé hát, và cười nói:
- Y Sa, ngày mai tôi mời Y Sa đi xem phim với tôi.
Tôi trầm ngâm giây lát, rồi hỏi:
- Vào mấy giờ, anh?
- Hai giờ rưỡi. Y Sa có rảnh không?
Tôi mỉm cười và gật đầu.
Qua ngày chú nhật, tôi đến trước rạp hát chờ Trình Diệu Quang. Chờ độ mấy phút thì tôi thấy chàng tới. Chàng mặc một chiếc áo cao cổ màu đen và chiếc quần màu trắng, trông có vẻ hoạt bát và nho nhã.
Vừa trông thấy tôi, chàng mím đôi môi lại và mỉm một nụ cười. Tự dưng tôi cảm thấy trái tim mình đập rộn rằng và mặt tôi đỏ hồng lên.
Tôi không biết phải nói những gì với chàng trong lúc ấy. Tôi tự nhủ thầm: - Hãy cố trấn tĩnh lại. Chàng hỏi điều gì thì ta sẽ trả lời điều đó, chớ nên khớp như vậy. Chàng là người thì sao ta lại sợ chàng?
Tâm lý của tôi thật là mâu thuẫn: không thấy chàng thì lòng tôi không ngớt tưởng nhớ đến chàng, nhưng khi gặp chàng thì tôi lại đâm ra sợ chàng.
Một lát sau, chàng tiến đến gần tôi và thấp giọng nói:
- Y Sa, hôm nay Y Sa thật là lộng lẫy.
Lòng tôi hết sức cao hứng vì tôi đã được nghe những lời của chàng. Nhưng tôi lại cố ý không để lộ niềm vui của mình cho chàng biết và day lại nhìn chàng, đề nghị:
- Chúng ta hãy vào xem phim đi!
Chàng cười nói:
- Tốt, chúng ta hãy vào đi!
Nói xong, chàng bỏ đi một mình vào trong rạp. Tôi rất thất vọng, vì tôi nghĩ rằng thế nào chàng cũng sẽ khoác tay tôi lúc đi vào, vậy mà kết quả lại không phải thế.
Tôi đứng thừ người ra đó mà chẳng biết phải nói sao. Chàng đi được mấy bước, chợt quay đầu nhìn lại và cất tiếng hỏi:
- Y Sa, còn đứng đó làm gì thế?
Tôi bừng bừng tức giận và mím môi bỏ đi theo chàng.
Lẽ ra, thấy mặt tôi kém vui như vậy, chàng hỏi tôi tại sao lại giận dỗi mới phải. Vậy mà chàng vẫn lặng thinh bước đi trước, chẳng nói một lời nào.
Khi đã vào bên trong hí viện rồi, chàng lại để hết tinh thần nhìn lên màn ảnh, chẳng buồn nói tới tôi một lời, cũng chẳng buồn tỏ ra âu yếm tôi, hoặc vuốt ve, mơn trớn bàn tay tôi.
Có lúc, khi xem đến một cảnh vui nhộn nào đó, chàng không dằn được nên bật cười ha hả một mình. Chàng chẳng hề hỏi tôi xem có đáng cười không, chàng làm như chẳng hề biết có tôi bên cạnh chàng.
Đến khi vãn hát thì lại càng thê thảm hơn nữa. Lúc ra khỏi hí viện, tôi đưa mắt nhìn chàng, thấy chàng cúi đầu bước đi thật nhanh, hai tay thọc vào túi quần, cách tôi thật xa, cơ hồ như chàng rất sợ tôi.
Từ trước tới giờ, tôi chưa từng thấy một người con trai nào cổ quái như thế. Chàng đã hẹn tôi đi xem hát bóng thì tất nhiên là chàng rất có hảo cảm với tôi rồi. Thế nhưng, tại sao chàng lại không tỏ ra thân mật với tôi?
Vì cuộc ước hẹn hôm nay, nên tôi đặc biệt mặc một chiếc áo kỳ bào thuôc loại "Thái Ty" (tức loại áo dài của thời Mãn Thanh). Chiếc kỳ bào rất vừa vặn với thân mình tôi, làm cho tôi cao lớn hơn những ba gang, tôi còn mang cả đôi giày cao gót kiểu ý đại-lợi mà tôi mới mua.
Vậy mà sự chuyên chú làm đẹp của tôi kẻ như hoàn toàn lãng phí, chỉ vì Trình Diệu Quang hết sức lãnh đạm đối với tôi. Phải chăng vì tôi không được hấp dẫn?
Chúng tôi lặng lẽ bước đi, không ai nói gì với ai cả. Khi đến đầu đường, vì thấy chàng vẫn không hề tỏ ra thân mật với tôi chút nào, tôi lại càng bực dọc và chán nản vô cùng. Tôi mới hỏi chàng:
- Anh định đi đâu thế?
- Còn Y Sả Chàng hỏi lại tôi.
Tôi chẳng cần giữ ý, đáp:
- Tôi muốn về nhà để dùng cơm!
Chàng nhìn tôi chăm chú, rồi nói:
- Vậy thì chúng ta hẹn sẽ tái kiến!
- Tái kiến!
Nói xong câu ấy, tôi liền chuyển mình bỏ đi ngaỵ Tôi có cảm giác kháp người mình đều nóng bừng, cơ hồ có cả một ngọn lửa đang bừng cháy dữ dội trong lòng tôi. Mà thật thế, ngọn lửa phẫn nộ đang đốt cháy lòng tôi mãnh liệt.
Trình Diệu Quang là người con trai thứ nhất đã bước vào sinh mạng của tôi. Nhưng, chàng chỉ là kẻ đứng ngoài sinh mạng tôi, chứ không thể vào được. Chàng không bao giờ bước vào bên trong được. Chàng không mang đến cho tôi sự khoái lạc, mà chỉ mang đến cho tôi sự bực dọc và ngậm ngùi.
Tôi thật hoàn toàn hối hận vì đã đi xem phim với Trình Diệu Quang.
Tôi buồn bã đi vào phòng, cởi chiếc áo kỳ bào ra và cởi luôn cả đôi giày mà muốn khóc được. Tuy nhiên tôi không thể khóc ra thành tiếng. Tôi đâm hoài nghi có thể mình không phải là một thiếu nữ xinh đẹp, cho nên Trình Diệu Quang mới không để ý gì đến tôi như vậy.
Thế là tôi đi thẳng đến trước bàn phấn, ngắm rất kỹ gương mặt của mình trong tấm gương soi. Đương nhiên tôi không phải là một tuyệt thế mỹ nhân, nhưng tôi có thể tự tin rằng mình cũng không đến nỗi là một cô gái khó coi. Tôi vốn có ngũ quan rất đoan chính, tôi còn có đôi môi mỏng, tôi còn có đôi mắt thật tọ Một nữ đồng học của tôi đã nói, tôi có đôi mắt rất giống với đôi mắt của Tiểu thơ Gia Thiến Nhã trong bức tranh của nhà danh họa Tây ban Nha Ca Dạ Tôi còn có gương mặt trắng trẻo với sắc diện hồng nhuận. Ngoài ra, khi nói chuyện với ai, đôi môi tôi không ngớt điểm một nụ cười duyên dáng.
Đối với cái nhan sắc xinh đẹp thì tôi rất tự tin ở mình. Trong khi tôi đang ngắm bóng mình trong gương thì mẹ tôi bước vào phòng và bà mỉm cười hỏi tôi:
- Y Sa, hôm nay con đi xem chớp bóng với ai vậy?
- Dạ, với một cô bạn đồng học.
Mẹ tôi cười và nói tiếp:
- Với cô bạn đồng học à? hôm nay con ăn mặc rất lộng lẫy như thế thì chắc chắn là con không đi xem chớp bóng với nữ đồng học rồi!
Tôi hơi giật mình và nghiêng đầu nhìn mẹ tôi, hỏi lại:
- Vậy thì mẹ cho là con đã đi xem chớp bóng với ai chứ?
- Với bạn trai!
- Với bạn trai? Tôi mở to đôi mắt nhìn mẹ tôi đăm đăm.
Rồi để dọ thử xem mẹ tôi có bằng lòng cho tôi kết giao với bạn trai hay không, tôi bèn cười nói:
- Mẹ, sao mẹ lại biết được? Bộ mẹ đã nhìn thấy chúng con à?
Mẹ tôi cười nói:
- Không cần gì phải thấy tận mắt, mẹ cũng thừa biết rằng gần đây con đã có bạn trai, vì lẽ mẹ cũng đã từng trải qua thời con gái rồi... Con năm nay đã 20 tuổi, có kết giao với bạn trai cũng không phải là sớm mà cũng không phải là muộn, nên mẹ không phản đối con nói chuyện luyến ái đâu. Vả lại cha con suốt năm làm ăn tại Pháp quốc, khó có cơ hội để về nước, nên con sống rất cô đơn, mẹ biết rõ điều đó.
Nghe mẹ tôi nói như thế, lòng tôi rất lấy làm sung sướng.
Mẹ tôi rọi cái nhìn về phía tôi và hỏi:
- Người bạn trai của con đang làm nghề nghiệp gì?
Tôi nói dối:
- Anh ấy là đồng sự với con. Nhưng thưa mẹ, kỳ thực anh ấy cũng không hẳn là bạn trai gì của con đâu, mà chỉ cùng con nói chuyện thế thôi. Con vốn thích âm nhạc, điện ảnh, anh ấy cũng thích như con vậy.
- Đó chính là ái tình đấy. Con cần phải chuyện vãn, tìm hiểu anh ta thật rành mạch đã.
Tôi lắc đầu. Mẹ tôi nói tiếp:
- Có điều là trong cái xã hội đầy phức tạp ngày nay, muốn kết giao với bạn trai, con cần phải thận trọng mới được. Kẻ thân mật với con nhất rất dễ trở thành kẻ hại đời con vậy. Do đó, con cần phải bình tĩnh mà quan sát, xem người bạn trai của con có phải là người hay không?
- Vâng, con biết rồi, mẹ!
- Con đã ăn cơm tối chưa? Mẹ tôi hỏi.
Tôi sợ mẹ tôi biết được tâm tình không vui của tôi lúc ấy, nên tôi vội vàng nói để gián tiếp đuổi khéo bà ra khỏi phòng:
- Con chưa ăn, nhưng con chẳng thấy đói, mẹ à! Con cần ngủ một chút.
Sau khi mẹ tôi ra khỏi phòng rồi, tôi lại ngồi trước bàn phấn và ánh mắt của tôi vô tình dừng lại trên bức họa bằng bút chì nằm dưới tấm kiếng lót trên mặt bàn. Tôi không khỏi nghĩ tới người họa sĩ đã vẽ bức hình của tôi, và do đó tôi quyết định giấu kín ái tình của mình để chờ đợi người họa sĩ tài ba ấy.