Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tiểu Thuyết >> Người Bình Xuyên

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 103322 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Người Bình Xuyên
Nguyên Hùng

Chương 70

Ngày bộ tham mưu Bình Xuyên của Bảy Viễn ra đảo là một ngày lịch sử đối với vùng đất lạc lõng giữa biển khơi. Lâu lắm mới có một đoàn tù đông đảo và quan trọng như vậy. Thầy chú và tù nhân đều xôn xao muốn biệt mặt những tay “chọc trời khuấy nước” dám chống với chính quyền nhà Ngô. Hai người nổi bật nhất trong đoàn tù là học giả Hồ Hữu Tường và “cánh tay mặt của Bảy Viễn” là Mười Lực. Vì bị thổi phòng như vậy mà Mười Lực bị giam riêng trong dãy phòng cầm cố.
Anh em Bình Xuyên được giam chung với các chính khách sa-lon và hưởng chế độ tương đối dễ thở dành cho trí thức.
Năm Bé ra đảo như cá kình về biển sâu, anh là dân Côn Đảo nhiều lần kết bè vượt ngục. Thầy chú còn nhớ mặt anh nên có phần kiêng nể ông “đại úy” Bình Xuyên. Tuy vậy lần trở ra đảo này, Năm Bé rất cay cú các tay “thầy rùa” Hồ Hữu Tường,Trần Văn Ân, Trịnh Khánh Vàng. Những chiều đi tắm biển tập thể dưới sự canh gác của thầy chú, Năm Bé thường đến gần Hồ Hữu Tường xỏ ngọt:
- Ông là học giả lào thông kinh sách Đông Tây kim cổ, chúng tôi dốt nát nên giao hết cả hồn lẫn xác cho ông. Nào ngờ ông không đưa chúng tôi vào con đường sáng mà lại đưa chúng tôi vô chỗ tối om…
Hồ Hữu Tường cười chữa thẹn:
- Thì tụi tui cũng ra đây với các anh…
Năm Bé đi chỗ khác không thèm nói chuyện với đám trí thức ấy. Ông xem họ là những cái chong chóng xoay tít theo chiều gió. Thái độ của Năm Bé cũng khiến Hồ Hữu Tường suy nghĩ nhiều. Người ta bắt gặp nhà học giả hay ngắm trời biển bao là mà suy ngâm việc đời, tính sổ những thành công và thất bại trong cuộc đời làm chính khách của mình.
Trong khi đó Mười Lực nưh con cọp bị nhốt trong chuồng, ngó quanh tìm bạn tù tâm sự cũng chẳng có. Nhưng không bao lâu nhờ tên tuổi mà Mười Lực được thầy chú “nới tay” một chút. Nhờ vậy mà anh liên lạc được với hai “tay tổ” ở dãy cầm cố là Tư Bà Đào và Tám Nghĩa. Cả hai đã ở Côn Đảo mười lăm năm và trở nên “lão làng”. Có người để tâm sự là hạnh phúc lớn nhất của những người bị cầm cố ngoài đảo.
Một hôm Mười Lực nhận được một bức thư bí mật viết trên bao thuốc lá. Nội dung khiến anh giật mình: Một nhóm tù có ý định cướp đảo. Họ tôn Mười Lực làm chỉ huy trưởng. Tin này làm Mười Lực suy nghĩ lung lắm. Óc giang hồ được đánh thức dậy, thôi thúc anh chụp lấy thời cơ phá cũi xổ lòng. Sau mấy ngày tìm hiểu những người viết thư, biết họ không phải là chó săn cò mồi, Mười Lực trả lời:
- Cho biết chi tiết mới tính được.
Chi tiết lần lượt đến với Mười Lực cũng bằng cách viết chữ nhỏ rí như con kiến trên các mảnh bao thuốc lá. Mười Lực tổng kết như sau: Nhóm cướp đảo sẽ nhân dịp quét dọn tàu tiếp tế, bắt sống tài công, tước súng lính và cướp tàu để về đất liền. Trước khi rời đảo, phá hủy đài truyền tin không cho thầy chú liên lạc với đất liền. Mỗi làm làm vệ sinh tàu tiếp tế, thầy chú huy động 200 tù thường phạm. Đây là một lực lượng đáng kể vì làm vệ sinh nhà thầy chú chỉ có hai thường phạm mỗi nhà.
Sau khi nghiên cứu cẩn thận, Mười Lực thấy kế hoạch có thể hy vọng thành công đến bảy mươi phần trăm nếu đưa được người trong tổ chức trà trộn trong đám hai trăm thường phạm. Bên ngoài rất hăng, thúc hối Mười Lực quyết định. Phải làm nhanh vì vài ngày nữa là tàu nhổ neo về đất liền. Mười Lực đồng ý, ngày N giờ G là chín giờ đêm hôm ấy.
Sau khi quyết định rồi, Mười Lực nôn nóng đứng ngồi không yên.Trời chạng vạng anh đã hồi hộp chờ đợi nhưng suốt đêm lịch sử đó chẳng thấy động tĩnh gì. Cả đêm không chợp mắt. Đến sáng thì được lệnh lên trình diện chúa đảo là thiếu tá Bạch Văn Bốn. Mười Lực tái sắc: đại cuộc đã hỏng.
Bạch Văn Bốn nổ ngay:
- Anh Mười, tôi đối xử với anh rất đẹp, thầy chú được lịnh nới tay với anh, vậy mà anh trả ơn chúng tôi vậy sao?
Mười Lực vờ ngơ ngẩn:
- Chuyện gì vậy thiếu ta? Thật tình tôi chẳng biết gì hết!
Bach Văn Bốn cười lạt:
- Anh là chỉ huy trưởng nhóm cướp đảo mà còn vờ…
- Trời đất! Làm gì có chuyện đó, thưa thiếu tá? Tôi chân ướt chân ráo mới ra đảo, muốn cướp đảo phải là những người kỳ cựu biết rõ đường đi nước bước. Tôi lại bị nhốt riêng trong dãy cầm cố.
Bạch Văn Bốn ném một xấp giấy trước mặt Mười Lực:
- Đây, bản thành khẩn của một tay chỉ huy cướp tàu tiếp tế. Nó đã khai tất cả. Nếu như anh Mười nhất định không biết thì tôi tóm tắt kế hoạch cướp đảo như sau: bước thứ nhất, cướp tàu tiếp tế; bước thứ hai, bắt hết các ghe Sở Lưới chở đầy lương thực dòng theo sau tàu tiếp tế; bước thứ ba, phá đài truyền tin; bước thứ tứ, phá khám thả tù. Từ đảo về mũi Cà Mau phải mất một ngày một đêm. Đi được hai phần ba thì bỏ tàu xuống ghe để phòng máy bay lên bỏ bom đánh đắm tàu… Có đúng là kế hoạch của chỉ huy trường bọn cướp đảo đề ra không?
Mười Lực nuốt nước miếng, đúng là đã có kẻ phản bội khai báo. Bạch Văn Bốn đã nắm được kế hoạc năm bước của anh. Tuy vậy phải nói sao cho xuôi mới yên thân:
- Thật tình tôi không biết chuyện tày trời này. Thiếu ta nghi cho tôi thì kẹt cho tôi lắm. Đây tôi xin trình bày cho thiếu ta nghe. Nếu như tổ chức chụp đảo có mời tôi tham gia ở cương vị chỉ huy trưởng, làm sao tôi dám nhận, bởi tôi không biết nhóm đó gồm những ai? Trên đảo có rất nhiều phe phái, Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo. Tôi thì may mắn lắm chỉ nắm được nhóm Bình Xuyên. Còn mấy ông Cao Đài, Hòa Hảo, làm sao tôi nói mà họ chịu nghe? Chỉ huy mà người ta không nghe thì làm sao? Thiếu tá đã từng chỉ huy, chắc thiếu tá biết nhiều hơn tôi mà…
Bạch Văn Bốn gật gù đẩy bao thuốc lá mời Mười Lực. Hắn vẫn còn nghi ngờ, nhưng tạm thời chấp nhận lập luận của người tù cầm cố mà hắn đã thấy được bản lĩnh.
Thế là thoát nạn. Nếu là kẻ thiếu mưu trí thì anh đã bị chúa đảo đập chết tươi về tội cướp đảo, một chuyện làm táo tợn hiếm có trong lịch sử đảo ngục tù nổi tiếng khắp bán đảo Đông Dương này.

*****


Năm Chảng cũng tham gia môt vụ cướp đảo nhưng không may mắn thoát nạn như Mười Lực. Được mời tham gia cướp đảo, anh hưởng ứng ngay. Anh nhớ rõ bản án như nhớ rõ ngày sinh tháng đẻ: Mười năm khổ sai, năm năm biệt xứ. Mới ra đảo anh bị nhốt ở Trại ba, sau đưa về Trại một. Tù cầm cố bị còng cả hai tay lẫn chân. Sáng sớm, thầy chú mở cửa, mở còng cho ăn cháo trắng, ăn xong lại cùm chân. Ngồi cả ngày trong phòng giam, thấy ánh mặt trời mà thèm. Nước uống quý như vàng. Lâu lâu mới được tắm. Tắm là cả một nghệ thuật.Chỉ có một lon – hộp trái vải – phải tích trữ lâu ngày mới đủ lon nước để tắm. Vậy làm lâu lâu bị thầy chú xét khám tịch thu.
Đời sống cơ cực quá nên nghe tin cướp đảo là đồng ý hai tay. Năm Chảng nhớ rõ ngày lịch sử đó. Nhân dịp tàu từ Sài Gòn chở gạo, mắm ra tiếp tế đảo, thầy chú làm heo nấu cháo lòng tổ chức ăn nhậu linh đình. Năm đó là năm 58, anh em Bình Xuyên ra đảo thấm thoát được ba năm. Kế hoạch này có khác với kế hoạch Mười Lực. Thay vì cướp tàu, anh em nhóm Năm Chảng cướp súng thầy chú trong lúc quây quần bên mâm rượu thịt. Giờ N là chín giờ sáng. Nhưng đúng vào giờ lịch sử ấy thì còi báo động rú lên inh ỏi. Thầy chú tạm ngưng ăn nhậu để tập trung tóm cổ những người tù to gan dám làm chuyện động trời. Cả trăm mạng bị dồn lại, cởi hết quần áo trần truồng như nhộng nằm sắp như cá mòi hộp cho thầy chú thẳng tay quất roi lên khắp mình mẩy. Nhưng thua keo này ta bày keo khác. Năm Chảng nằm trong khám biệt giam chỉ có một người bạn duy nhất. Đó là con nhện. Anh ngắm con vật bé nhỏ này giải khuây. Bỗng nhiên một ngày nọ anh học được đức tính cao quý của con nhện mà trước đây anh không có sự kiên nhẫn, sự quyết tâm. Nhiều lần anh cố tình chọ ghẹo người bạn tù nhỏ nhoi bằng cách phá vỡ màng lưới mà hắn đã dệt thật công phu. Nhưng con nhện vẫn âm thầm lặng lẽ tiếp tục công trình bị phá hoại… Tấm gương đó giúp Năm Chảng nuôi dưỡng chí lớn. Với sự kiên trì của con nhện, anh cạy song sắt, quyết tâm bắt sống thầy chú cướp đảo, nhưng song sắt chưa nhổ thì cơ mưu bị lộ. Lại bị đánh đập tàn nhẫn và suýt chết vì thầy chú kề sát súng vào lưng, chỉ một cử động nhỏ là rồi đời.

<< Chương 69 | Chương 71 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 726

Return to top