Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tiểu Thuyết >> Người Bình Xuyên

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 103353 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Người Bình Xuyên
Nguyên Hùng

Chương 65

Sau khi đập tan Bình Xuyên, đại tá Dương Văn Minh được vinh thăng thiếu tướng. Lễ tấn phong tổ chức trọng thể tại bến Bạch Đằng có diễu binh rầm rộ.
Đẩy lùi được Bình Xuyên ra Rừng Sác, bờ cõi phía Đông tạm yên, lại được các cố vấn Hoa Kỳ hết sức cổ vũ, anh em Diệm-Nhu chuẩn bị đại binh quyết đập tan Hòa Hảo, thu tóm giang sơn vào một mối. Ngày 25-5 làm lễ xuất quân. Tướng Dương Văn Minh vẫn được tín nhiệm giữ chức tư lệnh chiến dịch dẹp Hòa Hảo lấy tên là “chiến dịch Thoại Ngọc Hầu”. Lúc này quân đội Diệm vọt lên đến 50 tiểu đoàn. Lực lượng Hòa Hảo của hai tướng Ba Cụt, Năm Lửa chỉ có 20 tiểu đoàn. Chiến địch kéo dài trong hai tháng không đem lại kết quả mong muốn. Đánh Hòa Hảo không dễ dàng nhanh chóng như đánh Bình Xuyên vì miền Tây bao la bát ngát, bộ đội Hòa Hảo rút đên đâu cũng được tín đồ Hòa Hảo tiếp tế và bảo vệ. Trong lúc Diệm xua toàn lực lượng xuống miền Tây tiêu diệt Hòa Hảo thì Bình Xuyên phá được vòng vây, thọc sâu vô ngoại ô Nhà Bè khiến Diệm lo sợ rút quân từ miền Tây về để mở đợt tấn công Bình Xuyên. Theo tin tình báo, thì Pháp đã bí mật tiếp tế cho Bảy Viễn súng ống, đạn được và lương thực, gạo, cá, khô, và nhất là nước ngọt. Tuy nhiên binh sĩ Bình Xuyên không còn hăng như trước. Các tiểu đoàn giáo phái của thiếu ta Bay, thiếu tá Quăn lần lượt bỏ ngũ trốn về quê…
Đã đến lúc áp dụng độc kế của cố vấn Lăn-xđên, Diệm lập tức gọi điện cho Nguyễn Ngọc Thơ về nước. Thơ đang làm đại sứ tại Đông Kinh – một chức vụ mà nhiều người dành nhau vì có nhiều đặc quyền đặc lợi, chưa kể các cô gái “geisha” tại các trà thất… Trần Lệ Xuân đã sang Nhật, ghé tòa đại sư làm thượng khách của lão Thơ. Trong một vụ thảo luận, Lệ Xuân đã lớn tiếng khiển trách lão Thơ trước mặt nhân viên sứ quán. Lão Thơ cuối đầu nhịn nhục. Và trong các bữa tiệc đãi Lệ Xuân, lão phải bấm bụng cho cô thứ ký trẻ đẹp xuống ngồi vào bàn bồi bếp. Bị Lệ Xuân làm nhục nhưng lão Thơ cố sức chịu đựng vì nghĩ rằng ngay trong dinh Độc Lập, tổng thống “anh minh” của mình còn phải “xếp vó” trước cô em dâu dữ như sư tử nữa là! Thơ về nước thi hành độc kế vừa dụ hàng vừa vây bắt Ba Cụt. Tại sao chọn Nguyễn Ngọc Thơ? Là vì khi “ngồi ghế” tỉnh trưởng Long Xuyên, Thơ đã từng chủ tọa lễ quy thuận của Tư lệnh nghĩa quân Ba Cụt tại sân banh thị xã Long Xuyên. Vốn là người Thốt Nốt, Nguyễn Ngọc Thơ tiếp xúc ngay với cậu Ba Cụt là Huỳnh Văn Hoành. Nhưng Hoành thỉ giúp Thơ làm trung gian để Thơ gặp Cao Thị Nguyệt. Nguyệt vừa là vợ ba vừa là bí thư kiêm ủy viên ngoại vụ của Ba Cụt. Vẫn theo tình báo chính Cao Thị Nguyệt đại diện cho Ba Cụt nhận những chuyến tiếp tế võ khí của Pháp qua trung gian của Bảy Viễn. Nguyệt thực sự là linh hồn của Ba Cụt. Trong thư dụ hàng Thơ nói rõ nếu Ba Cụt chịu về với thủ tướng Ngô Đình Diệm thì Ba Cụt sẽ được phong thiếu tướng và được hưởng những đặc quyền đặc lợi dành cho người hợp tác với Cộng hòa Việt Nam. Đồng thời cũng cho Huỳnh Văn Hoành biết là Diệm đã mua Trịnh Minh Thế hai triệu đô la, mua Nguyễn Thành Phương ba triệu rưỡi đô la để Hoành rỉ tai Cao Thị Nguyệt…
Thư của Nguyễn Ngọc Thơ đến thật đúng lúc. Ba Cụt đang gặp khó khăn vì sau mấy tháng đánh nhau, binh sĩ Hòa Hảo mệt mỏi, quỹ lương của Ba Cụt vơi cạn. Ba Cụt bảo Cao Thị Nguyệt tìm cách liên lạc với Bảy Viễn đã bị đánh bật ra Rừng Sác,công việc liên lạc vô cùng khó khăn. Làm sao vượt qua được vòng vây tàu bè của quân đội Diệm để lọt vô Rừng Sác? Điều kiện trong thư của Nguyễn Ngọc Thơ khiến Cao Thị Nguyệt suy nghĩ đắn đo cả tuần. Đánh không chắc thắng, chi bằng thủ hòa rồi tính sau. Trong thời kháng Pháp, Ba Cụt chẳng đã bốn lần ra hàng rồi lại phản đó sao? Thừa một đêm vắng, Nguyệt trao thư của Thơ cho Ba Cụt rồi nhỏ to khuyên dụ:
- Binh sĩ coi chừng đã mệt mỏi nhiều rồi. Tiếp tục đánh sẽ không chắc thắng. Trong bốn chi phái chỉ có mình với Năm Lửa đánh Diệm còn Hai Ngoán và Ba Ngộ thì án binh bất động. Cánh quân của Năm Lửa bị kẹt ở An Phong, bên kia sông Tiền, không sao tiếp cứu chúng ta được. Chi bằng nhân lúc Nguyễn Ngọc Thơ cầu hòa, ta…
Ba Cụt khoát tay:
- Không!
Nguyệt tranh thủ:
- Trước đấy, ông Thơ đã có lần giúp anh quy thuận nhà binh Pháp, khi ông ta còn làm tỉnh trưởng Long Xuyên.
Ba Cụt lắc đầu:
- Trước khác, nay khác. Nguyễn Ngọc Thơ có thể có thật tâm thương thuyết nhưng anh em Nhu Diệm thì tráo trở, không thể tin được.
Nguyệt thở ra:
- Anh không đồng ý thì thôi, để tôi viết thư trả lời người ta.
Ba Cụt cương quyết:
- Không thư từ gì hết. Cứ lờ đi, coi như bức thư dụ hàng này không tới tay tôi.
Nhưng rồi Ba Cụt cũng chịu thương thuyết với Nguyễn Ngọc Thơ trên một ca-nô ở giữa sông Tiền, gần xã Thường Phước. Cuộc thương thuyết không có kết quả.
Trong khi Thơ thương thuyết với Ba Cụt, Dương Văn Minh cho các tiểu đoàn xiết vòng vây. Ba Cụt biết mình bị quỷ kế của nhà Ngô, mở đường máu phá vây. Khi vượt qua khúc lộ xóm Chắc Cà Đao, Ba Cụt bị phục kích bắt sống. Cao Thị Nguyệt trình là thư của Nguyễn Ngọc Thơ kèm theo giấy bảo đảm an toàn cho Ba Cụt tới địa điểm thương thuyết. Nhưng tướng Minh cho rằng thời hạn dành cho cuộc thương thuyết đã qua rồi. Thế là Ba Cụt bị đưa ra tòa án mặt trận xét xử tại Cần Thơ.
Trước ngày xử, một cuộc tranh luận nẩy lửa diễn ra trong dinh Độc Lập. Diệm nghe cố vấn Lăn-xđên muốn dùng Ba Cụt nắm lực lượng võ trang Hòa Hảo cùng hai triệu tín đồ Hòa Hảo ở miền Tây. Nhưng hai vợ chồng Nhu cương quyết xử tử Ba Cụt để trừ hậu họa. Bởi Ba Cụt đã từng bốn lần hàng Tây rồi phản.
Ngày tòa án xử Ba Cụt, cả miền Tây đều quy tụ về tỉnh lỵ Cần Thơ. Tòa án tỉnh bị dân chúng bao đen nghẹt, lính cảnh sát và quân đội phải làm việc cật lực để giữ trật tự và an ninh. Có người lo sợ một vụ cướp tù xa có thể diễn ra. Bản tử hình đã được nhà Ngô tính trước rồi. Đem ra xử chỉ là hình thức mà thôi. Mục đích của nhà Ngô là lấy cái chết của Ba Cụt để khủng bố tinh thần tín đồ Hòa Hảo. Thế nên chánh án là người nhà Ngô, chú của Trần Lệ Xuân. Còn ủy viên chính phủ là tướng cảnh sát Mai Hữu Xuân, người được tín nhiệm giữ chức tư lệnh chiến dịch Trương Tấn Bửu phát động cùng loạt với chiến địch Thoại Ngọc Hầu. Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu nhằm khủng bố tinh thần Hòa Hảo thì chiến địch Trương Tấn Bửu nhằm đe dọa tín đồ Cao Đài ở miền Đông và nhất là Tòa thánh Tây Ninh. Không một luật sư nào dám nói sự thật khi đứng ra biện hộ. Chỉ một người liều chết bênh vực Ba Cụt. Đó là Huỳnh Văn Hoành, cậu của Ba Cụt mà cũng là người làm trung gian giữa Nguyễn Ngọc Thơ và Ba Cụt. Trong lúc sôi nổi, nhân chứng biến thành kẻ tố cáo nhà Ngô phản bội lời hứa danh dự, thay vì tướng lại đưa Ba Cụt ra pháp trường. Chánh án phải rung chuông ngắt lời Huỳnh Văn Hoành mấy lượt. Nhân viên an ninh chìm phải đưa nhân chứng nguy hiểm này đi. Sau đó không ai gặp lại Huỳnh Văn Hoành.Sau mười lăm phút nghỉ, Mai Hữu Xuân dọc bản tuyên án. Khi nghe hai tiếng tử hình, Ba Cụt ngất xỉu.
Ngày giờ và địa điểm hành quyết không được công bố vì sợ phản ứng của hàng triệu tín đồ Hòa Hảo. Chỉ có vài tờ bào Sài Gòn loan tin đội Phước – tên đao phủ ghê rợn từ thời Pháp để lại – lui chùi máy chèm rỉ sét trong Khám Chí Hòa đem xuống Cần Thơ thi hành bản án cho Ba Cụt.
Trừ được Ba Cụt xong, chiến dịch Thoại Ngọc Hầu vẫn chưa kết thúc. Cái chết của Ba Cụt như quạt lên lòng căm thù trong giáo phái Hòa Hảo. Một triệu rưỡi người thề sẽ trả thù. Tướng cướp lừng danh Bảy Đởm, người đã được Ba Cụt thu phục trấn giữ vùng Thất Sơn, lập tức nổi lên bắt giết những người theo chính quyền nhà Ngô. Ngay tại tỉn lỵ, Long Xuyên, các viên chức chính phủ Cộng hòa không dám ra ngoại ô. Tình hình an ninh càng xấu hơn trước nhiều. Dù vậy, để thưởng công cho Nguyễn Ngọc Thơ, Diệm phong cho lão Thơ chức phó tổng thống. Không cần phải bầu cử lôi thôi và tốn kém. Diệm chỉ bảo Thơ: “Ông là phó tổng thống” và Nguyễn Ngọc Thơ nghiễm nhiên là nhật vật số hai ở miền Nam Việt Nam.

<< Chương 64 | Chương 66 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 712

Return to top