En- đru ở Ben-lơ-vuy ra về thì đã gần bảy giờ. Anh đã ở đấy lâu hơn dự định. Vừa cho xe chạy anh vừa thấy lan dần trong người một cảm giác êm đềm yên tĩnh kỳ lạ. Đó là nhờ Xtin-men. Cá tính Xtin-men, dáng điệu ung dung thư thái của ông, thái độ dửng dưng đối với những thứ vặt vãnh nhỏ mọn trong cuộc sống, đã có một ảnh hưởng tốt đối với bản tính hăng bốc của En- đrụ Hơn nữa, En- đru bây giờ đã yên tâm về Me- Ơ-ri rồi. Anh so sánh hành động hấp tấp của anh khi trước – đưa ngay cô gái vào một bệnh viện lạc hậu – với tất cả những việc anh đã làm cho cô gái chiều naỵ Việc này quả có gây cho anh nhiều phiền phức, mất nhiều công sức dàn xếp mà nó lại không đúng nguyên tắc nữa! Tuy En- đru chưa hỏi Xtin-men về tiền nong, song anh biết Bâu-lân không thể trả nổi viện phí ở Ben-lơ-vuy vì vậy anh sẽ là người phải gánh chịu. Nhưng những vấn đề ấy không có nghĩa lý gì so với niềm phấn khởi, sung sướng khi hoàn thành được một việc đáng kể. Lần đầu tiên từ nhiều tháng nay, En- đru cảm thấy anh đã làm được một việc theo anh là có giá trị. Cảm nghĩ ấy làm anh khoan khoái, nó là một cảm nghĩ quý báu, bước đầu của sự hồi phục trong con người anh.
En- đru cho xe chạy từ từ thưởng thức không khí êm ả chiều tối. Chị y tá Sáp vẫn ngồi ở ghế sau nhưng chẳng có gì để nói, còn anh thì đắm mình trong những ý nghĩ riêng, hầu như không biết đến sự có mặt của chị tạ Gần về đến Luân Đôn, anh hỏi chị ta muốn xuống đâu, rồi theo ý chị ta, anh đỗ ở bến xe điện ngầm Nót-tinh Hin. Anh mừng đã tống khứ được chị tạ Chị ta là một y tá tốt nhưng phải cái khó tính, hay cau có. Chị ta chưa hề bao giờ ưa thích En- đrụ Anh quyết định ngày mai sẽ trả ngay tiền lương tháng này cho chị ta bằng đường bưu điện, như vậy đỡ phải giáp mặt chị ta lần nữa.
Có cái lạ là tâm trạng En- đru thay đổi khi về đến phố Pét- đinh-tơn. Anh thấy xót xa mỗi lần đi qua nhà vợ chồng Vai-lợ Anh liếc mắt nhìn cửa hiệu “Tân trang, hữu hạn”. Một người phụ việc đang thả rèm cửa ngoài mặt hàng. Động tác đóng cửa đơn giản ấy mang một ý nghĩa tượng trưng sâu sắc đến nỗi nó làm anh rùng mình. Anh về đến nhà ủ rũ và cho xe vào nhà xe, trong lòng nặng trĩu một nỗi buồn kỳ lạ.
Cơ-ri-xtin hớn hở chạy ra gặp anh ở phòng ngoài. Trái ngược với En- đru, mặt nàng tươi roi rói, đôi mắt sáng ngời vì tin vui mà nàng đem ra kể với anh:
- Bán xong rồi, anh ạ! Sạch sành sanh, cả nhà lẫn hầm! Họ chờ anh mãi, họ vừa mới đi xong. Hai vợ chồng bác sĩ Lâu- Ơ-ri ấy. Ông ta sốt ruột lắm vì mãi không thấy anh về. Em mời họ anh tối. Rồi lại ngồi nói chuyện một lúc nữa. Sau em nhận thấy hình như bà Lâu- Ơ-ri cho là anh gặp tai nạn xe hơi. Em bắt đầu lo nhé. Nhưng bây giờ, anh đã về đến nhà, anh yêu của em, thế là mọi việc tốt đẹp cả. Mười một giờ mai, anh phải đến gặp ông Lâu- Ơ-ri tại văn phòng ông Tớc-nơ để ký giấy bán. Và... à, vâng, ông ấy đã đặt cọc tại chỗ ông Tớc-nơ rồi đấy.
En- đru theo chân Cơ-ri-xtin vào phòng ăn: bàn ăn đã thu dọn sạch sẽ. Dĩ nhiên anh mừng thấy phòng khám của anh đã bán xong, tuy vậy trong lúc này anh không thể nào tỏ ra phấn khởi được.
- Giải quyết xong xuôi nhanh chóng như vậy là tốt chứ anh? Em chắc ông Lâu- Ơ-ri sẽ không để lâu đâu. Ôi, em đã nghĩ rất nhiều trước khi anh về. Giá chúng mình lại đi nghỉ ở Van Ang- đrê một lần nữa trước khi bắt tay vào việc mới, anh nhỉ... Ở đấy tươi đẹp biết bao, phải không anh, và chúng mình đã sông ở đấy những ngày thần tiên... – Nàng bỗng im bặt, nhìn anh, rồi hỏi – sao, anh có chuyện gì đấy?
- Chuyện gì đâu, - En- đru mỉm cười, ngồi xuống ghế – anh chỉ hơi mệt một chút thôi, chắc thế. Có lẽ là tại anh chưa ăn tối.
- Ơ! – Thất kinh, nàng thốt lên – Em cứ đinh ninh là anh ăn tôi ở Ben-lơ-vuy rồi mới về. – nàng đưa mắt đảo quanh một lượt. – em đã dọn sạch cả, và lại cho chị Ben-nét đi xem chiếu bóng mất rồi.
- Thôi, không cần, em ạ.
- Cần chứ. Thảo nào anh không nhảy lên khi em kể việc nhượng lại nhà. Bây giờ anh ngồi chờ em một phút để em bưng khay lên. Anh thích ăn món gì nhất hả anh? Em có thể hâm lại súp, hoặc tráng mấy quả trứng cho anh, hay món gì được nhỉ?
En- đru cân nhắc:
- Trứng, được đấy, em ạ. Nhưng em nhọc sức làm gì. Thôi được, nếu em muốn thì... có lẽ sau đó cho anh thêm một miếng pho-mát.
Loáng một cái, Cơ-ri-xtin đã đem lên một cái khay bên trên để một đĩa trứng tráng, một nhát cần tây đặt trong một cái cốc, bánh mì, bánh qui, bơ và đĩa pho-mát. Nàng đặt khay lên bàn. Trong khi En- đru kéo ghế ngồi htì nàng lấy ở tủ bát đĩa bên cạch ra một chai rượu mạnh. Rồi nàng âu yếm ngồi nhìn anh ăn.
- Này anh, giá chúng mình về ở phố Xi-phen nhỉ, chỉ cần một gian bếp và một phòng ngủ, thế là vừa vặn. Cuộc sống xa hoa không hợp với chúng mình. Nay em sắp lại trở thành vợ một người lao động, em thấy sung sướng vô cùng.
En- đru ăn sang đĩa trứng. Ăn được một chút, anh thấy dễ chịu hơn.
- Anh ơi, anh biết không, - Cơ-ri-xtin nói tiếp, tay đỡ cằm trong dáng ngồi quen thuộc. – Mấy hôm nay, em nghĩ ngợi nhiều lắm. Trước kia, đầu óc em mụ mẫm, cứ u u mê mê, nhưng từ khi chúng mình lại gần gũi nhau, từ khi chúng mình lại như cũ thì cái gì em cũng thấy rõ ràng, dễ hiểu. Những cái gì mà mình phải phấn đấu mới giành được thì mới có giá trị. Cái gì cứ tự nhiên rơi vào lòng thì nó sẽ không đem lại cho mình một niềm vui nào. Anh còn nhớ thời gian chúng mình ở E-bơ-re-lo không, những ngày ấy lại hiện ra rõ mồn một trong óc em suốt ngày hôm nay... những ngày chúng mình đã cùng nhau vượt qua bao nhiêu khó khăn gian khổ. Bây giờ em cảm thấy chúng mình sắp lại bắt đầu một cuộc sống y như vậy. Đó là cuộc sống hợp với chúng mình, anh của em ạ. Chúng mình là thế đó. Ôi, nghĩ đến là em thấy sung sướng quá.
En- đru ngẩng mặt nhìn nàng:
- Em sung sướng thực chứ, Cơ-rít?
Nàng đặt một cái hôn nhẹ lên má anh:
- Chưa bao giờ sung sướng như bây giờ.
Hai người im lặng một lúc, En- đru phết bơ vào một miếng bánh qui rồi nhấc nắp đậy đĩa pho mát để cắt một miếng. Nhưng tay anh chững lại vì không phải là thứ pho mát Líp-tao- Ơ ưa thích của anh, chỉ là một mẩu pho mát thường, khô cứng mà chị Ben-nét vẫn dùng để nấu ăn còn sót lại. Nhìn thấy thế, Cơ-ri-xtin bật lên một tiếng kêu tự trách mình.
- Hôm nay em đã định đến hiệu Phrao Sơ-mít rồi lại quên.
- Thôi, thế này cũng được, em ạ.
- Cũng được thế nào. – Nàng cất vội đĩa pho-mát đi không để cho En- đru kịp lấy. – Em thì cứ ngồi đây nghĩ vẩn vơ như một cô học trò đa sầu đa cảm, chẳng dọn gì cho anh ăn, trong khi anh đi về mệt mỏi, đói mềm người ra. Vợ người lao động như em thì đẹp nhỉ! – Nàng đứng phắt ngay dậy, mắt nhìn đồng hồ – Em còn đủ thời gian ra hiệu Phrao Sơ-mít trước giờ đóng cửa.
- Đừng mất công nữa em, Cơ-rít!
- Nghe em nào, anh! Em muốn thế. Em thích thế... bởi vì anh thì yêu chuộng món pho-mát hiệu Phrao Sơ-mít, còn em thì yêu quý anh.
En- đru chưa kịp phản đối một lần nữa thì Cơ-ri-xtin đã chạy ra ngoài. Anh nghe thấy tiếng chân mau mau của nàng ở gian tiền sảnh, tiếng cửa ngoài khép lại nhè nhẹ. Con mắt của anh vẫn còn thoáng đọng một ánh cười... thật đúng là tính tình nàng. Anh lấy một miếng bánh quy nữa phết bơ ăn trong khi chờ đợi thứ pho-mát Lip-tao- Ơ đặc biệt, chờ đợi nàng về.
Ngôi nhà rất yên tĩnh, Phlo-ri chắc đã ngủ ở dưới nhà và chị Ben-nét chắc đi xem chiếu bóng rồi. En- đru mừng khi thấy chị Ben-nét theo hai vợ chồng anh trong bước phiêu lưu mới. Chiều nay, Xtin-men cừ quá. Me- Ơ-ri chắc bây giờ đã trở lại bình thường. Rất đẹp là đến chiều thì trời tạnh, và chuyến về đi qua các xóm làng tươi mát và êm ả sau cơn mưa thật tuyệt diệu. Ơn trời! Không lâu nữa, Cơ-ri-xtin lại sẽ có một mảnh vườn riêng. Dù cho anh, Đen-ni và Hốp có bị năm bảy tay bác sĩ ở thị trấn X nào đó treo cổ lên thì Cơ-ri-xtin vẫn phải có mảnh vườn của nàng.
En- đru bắt đầu ăn một miếng bánh qui, trí óc vẫn để ở đâu đâu. Anh ăn sẽ mất ngon nếu nàng không về nhanh. Chắc nàng lại đang nói chuyện với Phrao Sơ-mít. Người đàn bà tốt bụng này đã giới thiệu đến chỗ anh những người khách đầu tiên của anh. Giá như anh cứ tiếp tục đi theo con đường chân chính chứ không như... Ôi, thôi, chuyện ấy bây giờ xong rồi. Ơn Trời! Cơ-ri-xtin và anh đã lại hoà thuận, lại gần gũi thương yêu nhau rồi, lại có hạnh phúc hơn bất kỳ thời gian nào trước đây. Thật là tuyệt diệu được nghe nàng nói ra điều đó vừa cách đây một phút xong. En- đru châm một điếu thuốc.
Bỗng chuông cửa giật mạnh. Anh ngẩng đầu lên, bỏ điếu thuốc. Đi ra phòng ngoài. Anh chưa tới nơi, chuông cửa đã giật mạnh lần nữa. Anh mở cửa.
En- đru nhận ra ngay tức khắc sự nhốn nháo ở ngoài phố: người đứng đông trên vỉa hè, những khuôn mặt, nhưng cái đầu chen chồng lên nhau trong bóng tối. Anh chưa nhận rõ được gì thì người cảnh sát vừa giật chuông xong hiện ra trước mặt. Chính là Xtrăđơ, người bạn thân của anh làm nhiệm vụ giao cảnh ở phố Phai-phợ Lạ chưa! Xtrăđơ nhìn anh với con mắt chỉ toàn lòng trắng. Xtrăđơ thở hổn hển như người mới chạy gấp:
- Bác sĩ Men-sân... Chị nhà bị nạn... Chị ấy lao... lạy Chúa tôi... chị ấy lao vào đầu xe buýt khi vừa ra khỏi cửa hiệu.
Một bàn tay lạnh buốt bóp chặt tim En- đrụ Anh chưa kịp nói gì thì đám người đã xô đến sát anh. Phòng ngoài bỗng nhiên đầy người, cuốn theo vào một không khí ghê sợ. Prao Sơ-mít khóc sướt mướt, một người lái xe buýt, một người cảnh sát khác và những người lạ mặt chen nhau xô đẩy En- đru lùi lại vào tận trong phòng khám. Rồi đám đông rẽ ra, hai người đàn ông khiêng thi thể ơ-ri-xtin đến. Đầu nàng ngửa ra sau, kéo căng chiếc cổ trắng mảnh khảnh. Hãy còn vướng vào ngón tay nàng nhờ ở mấy sợi dây cái gói mua ở hiệu Phrao Sơ-mít. Người ta đặt nàng lên chiếc giường khám bệnh trong phòng khám.
Nàng chết hẳn rồi.