Về đến Brin-gao- Ơ đã gần nửa đêm, thế mà En- đru thấy Giâu Mo-gân vẫn còn đợi anh. Bác ta đang bước những bước ngắn đi đi lại lại giữa phòng điều trị đóng cửa với cổng ngoài. Nhìn thấy anh, gương mặt vạm vỡ của người thợ khoan nhẹ nhõm hẳn đi.
- Bác sĩ Men-sân, gặp được anh tôi mừng quá. Tôi đợi ở đây đền một tiềng đồng hồ rồi. Bà nhà tôi cầu cứu đến anh… mà lại chưa đủ tháng.
Bứt ra ngay khỏi những nỗi niềm riêng mà anh đang miên man suy nghĩ, En- đru bảo Mo-gân chờ anh vào trong nhà lấy túi dụng cụ. Sau đó, hai người cùng đi về nhà số 12 bãi Blai-nạ Không khí ban đêm mát lạnh và sâu thẳm như chứa đựng một điều bí hiểm thầm lặng. Thường ngày vẫn rất nhạy cảm với thiên nhiên nhưng hôm nay En- đru cảm thấy buồn bã dửng dưng. Anh không linh cảm được buổi thăm bệnh nhân hôm nay có gì khác thường, càng không thể ngờ được nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ tương lai của anh ở Blây-nen-li.
Hai người đi im lặng cho đến khi tới cửa nhà số 12 thì Giâu đứng sững ngay lại. Bác ta nói, giọng lộ vẻ xúc động:
- Tôi không vào nhà đâu, nhưng tôi tin rằng bác sĩ sẽ giúp cho nhà tôi được mẹ tròn con vuông.
Trong nhà, một chiếc cầu thang hẹp dẫn đến một gian buồng ngủ nhỏ sạch sẽ nhưng chẳng có mấy đồ đạc và chỉ thấy có độc một ngọn đèn dầu. Mẹ đẻ bác Mo-gân gái, một bà cụ gần bảy mươi tuổi, vóc người cao lớn, tóc xam xám, và một bà đỡ phốp pháp có tuổi, đang ngồi cạnh giường sản phụ. Hai người đàn bà theo dõi nét mặt En- đru trong khi anh đi lại trong phòng. Được một lát, bà cụ nhanh nhẩu nói:
- Tôi xuống pha chén trà cho bác sĩ nhé.
En- đru hơi mỉm cười. Anh hiểu bà cụ nhiều kinh nghiệm biết phải đợi lâu nên sợ anh sẽ bỏ về và nói sẽ quay lại sau.
- Cụ đừng ngại, cụ ạ. Cháu sẽ không bỏ về đâu.
En- đru xuống bếp, uống tách nước trà bà cụ phạ Anh biết rằng giả sử anh có về nhà thì mệt rã rời như hiện nay, anh cũng không thể nào chợp mắt được, dù chỉ một tiếng đồng hồ; anh cũng biết rằng ca đẻ này đòi hỏi anh phải tập trung hết tâm trí. Anh bỗng thấy người thẫn thờ, mê muội lạ lùng. Anh quyết ở lại cho đến khi xong xuôi.
Một giờ sau, En- đru lên gác, nhận thấy cơn đau đẻ đã tiến triển, rồi anh lại xuống dưới nhà ngồi bên bếp lửa. Không gian im lặng, chỉ có tiếng than nổ lép bép trong lò sưởi và tiếng đồng hồ treo tường kêu tích tắc chậm chạp. Không, còn một thứ tiếng khác, tiếng chân Mo-gân đi lại ngoài phố. Bà cụ già mặc áo đen ngồi không nhúc nhích trước mặt anh, cặp mắt tinh nhanh lạ lùng dò xét nét mặt En- đru không phút nào rời.
Đầu óc anh rối bời với những suy nghĩ nặng nề. Cảnh tượng anh thấy ở ga Ca- đíp vẫn còn ám ảnh anh một cách không lành mạnh. Anh nghĩ đến Brem- Oen điên rồ thờ phụng một người phụ nữ đã lừa dối mình một cách hèn hạ, đến Et-Uất Pây-giơ bị trói buộc vào mụ Blốt- đoen đanh đá, đến Đen-ni sống khổ sở trong cảnh xa vợ. Lý trí bảo anh rằng tất cả các cuộc hôn nhân này đều chẳng có một tí ti gì tốt đẹp. Trong tâm trạng anh hiện nay, đó là một kết luận khiến anh phải rùng mình kinh sợ. Anh muốn coi hôn nhân là một cuộc sống thơ mộng. Đúng vậy, với hình ảnh Cơ-ri-xtin trước mắt, anh không thể coi hôn nhân là khác được. Đôi mắt nàng long lanh nhìn anh, không chấp nhận một kết luận nào khác. Chính sự xung đột giữa đầu óc thực tế, hoài nghi và trái tim tràn ngập tình yêu khiến anh thấy bực bội và rối bời. Anh gục đầu, tì cằm vào ngực, duỗi dài chân, đăm chiêu nhìn ngọn lửa. Anh cứ ngồi mãi như vậy, miên man suy nghĩ về Cơ-ri-xtin đến nỗi anh phải giật mình khi bà cụ đột ngột nói với anh. Suy tư của bà cụ lại đi theo một chiều hướng khác.
- Em Xuđân nó bảo đừng bôi clô-rô-phoóc nếu có hại cho đứa bé, bác sĩ ạ. Nó rất lo lắng về đứa bé này.
Mắt bà cụ sáng lên như bỗng nghĩ đến điều gì. Bà cụ nói thêm, hạ thấp giọng:
- Có lẽ chúng tôi ai nấy đều thấy lo cả.
En- đru cố gắng trấn tĩnh, dịu dàng nói:
- Thuốc gây tê không có hại gì đâu, cụ ạ. Mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp.
Đến đây có tiếng bà đỡ gọi ở đầu cầu thang trên gác. Nhìn đồng hồ, En- đru thấy đã ba giờ rưỡi đêm. Anh đứng dậy, lên phòng sản phụ và nhận thấy bây giờ đã có thể bắt tay vào việc.
Một tiếng đồng hồ trôi quạ Một cuộc cật lộn gay go kéo dài. Khi những vệt sáng đầu tiên của bình minh khi lọt qua những bản gỗ gãy ở cánh cửa chớp thì đứa bé ra đời, không hơi sống.
Trân trân nhìn cái hình thù bất động, toàn thân En- đru rùng mình kinh hãi! Sau tất cả những gì anh đã hứa hẹn! Mắt anh vừa nãy nóng lên vì vận động nhiều nay lạnh toát. Anh phân vân, bị giằng xé giữa một bên là ý định cố hồi sinh đứa bé và một bên là nhiệm vụ đối với người mẹ lúc bấy giờ cũng ở trong tình trạng nguy kịch. Hoàn cảnh khó xử này đặt ra cấp bách đến nỗi anh không thể quyết định tỉnh táo. Mù quáng, hoàn toàn theo bản năng, anh đưa đứa trẻ cho bà đỡ rồi tập trung chăm sóc sản phụ hien đang mê man nằm nghiêng về một bên, mạch hầu như mất hẳn và hãy còn chịu ảnh hưởng của ê-tẹ Anh vội vàng đến tuyệt vọng, điên cuồng chạy đua với sức lực đang tàn lụi dần của sản phụ. Loáng một cái En- đru bẻ xong ống thuốc và tiêm một mũi pi-tuy-tơ-rin. Quăng ống tiêm sang một bên, anh ra sức hồi sinh người đàn bà đang lả đi. Sau vài phút nỗ lực ghê gớm, tim sản phụ đập mạnh lên, anh thấy có thể an toàn để mặc người phụ nữ này ở đấy. Ống tay áo xắn cao, tóc bết vào trán ướt đẫm, anh xoay người hỏi:
- Đứa bé đâu?
Bà đỡ có một cử chỉ khiếp sợ. Bà ấy đã đặt đứa bé dưới gầm giường.
Nhanh như chớp, En- đru quỳ gối xuống đất, mò trong đám giấy báo cũ sũng nước dưới gầm giường lôi ra được đứa bé: một đứa con trai, cơ thể đầy đủ. Thân hình ẻo lả nhưng còn ấm của đứa bé trắng bệch và mềm nhũn như sáp. Cuống rốn cắt vội lòng thòng như một cọng lá gãy. Nước da mượt mà, mịn màng. Đầu nghẹo sang một bên trên chiếc cổ mảnh khảnh. Chân tay như không có xương.
Vẫn quỳ dưới sàn, En- đru nhìn đứa bé với con mắt ngơ ngác, lo lắng. Màu da tái xám ấy chỉ có nghĩa là bị ngạt thở. Trí óc căng thẳng tột độ, anh vụt nhớ đến một trường hợp mà anh đã được chứng kiến ở Xơ-me-ri-tơn và đến cách chữa chạy đã được áp dụng ở đó. Anh đứng ngay người lên, quát bà đỡ:
- Đem hai chậu nước nóng và nước lạnh lại đây. Nhanh lên! Nhanh lên!
Nhìn vào thân hình xám ngoét của đứa trẻ sơ sinh, bà ta ấp úng:
- Nhưng, thưa bác sĩ…
- Nhanh lên! - En- đru hét.
Vơ vội lấy một cái chăn, En- đru đặt đứa bé trên và bắt đầu làm hô hấp nhân tạo. Chậu, sô, và một cái nồi sắt to tướng được đem đến. En- đru đổ nước lạnh vào một chậu, ở chậu kia, anh pha nước nóng đến mức dúng tay vào được. Rồi như một diễn viên tung hứng mất trí, anh hết dúng đứa trẻ vào chậu nước lạnh buốt rồi lại nhấc ra dúng vào chậu nước nóng bốc hơi, cứ thế chuyển đi chuyển lại giữa hai chậu nước.
En- đru làm như vậy được mười lăm phút. Mồ hôi trên trán chảy xuống làm mắt anh mờ đi không nhìn thấy gì nữa, mộ tay áo thõng xuống, ướt sũng. Anh thở hổn hển, nhưng không có hơi thở nào hắt ra từ thân hình mềm nhũn của đứa bé.
Một cảm giác tuyệt vọng là thất bại bóp nghẹt lấy En- đrụ Người anh như cuống lên, không còn biết xoay xở cách nào nữa. Anh cảm thấy bà đỡ đang bàng hoàng nhìn anh, bà cụ già vẫn đứng dựa vào tường suốt từ nãy đến giờ, tay ôm lấy cổ, không thốt ra một lời nào, con mắt nóng bỏng dán chặt vào anh. Anh nhớ bà cụ đã tha thiết muốn có một đứa con. Tất cả những ao ước bây giờ tan vỡ hết. Uổng công vô ích, không phương cứu vãn…
Sàn nhà lúc nãy bừa bãi, ngổng ngang, nhớp nháp. Vấp phải một cái khăn mặt ướt sũng, Rn- đru suýt đánh rơi đứa bé trên tay, nó ướt nhẫy và trơn tuột như một con cá trắng kỳ quặc.
Bà đỡ rên rỉ:
- Lạy trời, nó đã chết từ trong bụng mẹ rồi, bác sĩ ơi.
En- đru không để ý đến bà tạ Chán nản và thất vọng sau nửa giờ cực nhọc vô ích, anh vẫn còn gắng thêm một lần cuối. Anh lấy một chiếc khăn tay thô chà sát đứa bé, haitay anh ép cái lồng ngực nhỏ xíu lại rồi thả ra, cố hà một hơi thở vào cái thân hình bất động.
Bỗng nhiên, như nhờ một sự kỳ diệu nào, cái lồng ngực tý hon nằm trong tay En- đru bỗng nâng giật lên một cái nhẹ, rồi lại cái thứ hai, thứ bạ En- đru lảo đảo cả người. Cảm thấy sự sống trồi lên dưới những ngón tay của mình, sau biết bao nhiêu nỗ lực thất bại là một cảm giác mê ly khiến anh choáng váng, suýt nữa ngất lịm đi. Anh sôi nổi cố gắng gấp bội. Đứa bé bây giờ đã há miệng thở được, thở sâu hơn một chút. Một giọt mủ tươi vui, lấp lánh ứa ra ở một lỗ mũi nhỏ xíu. Chân tay đứa bé không còn mềm nhũn nữa… Sau cùng, ôi tuyệt diệu, đứa bé khóc lên một tiếng.
Bà đỡ nức nở như mất trí:
- Lạy Cha chúng tôi ở trên trời… Nó sống rồi, nó sống rồi.
En- đru trao đứa bé cho bà đỡ. Anh cảm thấy sức yếu, mắt hoa. Xung quanh anh, gian phòng bừa bãi không thể tưởng tượng: chăn, khăn mặt, chậu, dụng cụ bẩn, kim tiêm cắm mũi vào vải sơn lót nền nhà, chiếc sô bị lật úp, nồi nước nằm lỏng chỏng giữa một vũng nước. Trên chiếc giường ngổng ngang, người mẹ vẫn còn nằm mơ màng yên lặng vì thuốc mệ Bà cụ vẫn đứng sát tường. Nhưng bây giờ thì hai tay cụ chắp lại với nhau, môi động đậy không thành tiếng. Cụ đang cầu kinh.
Như một cái máy, En- đru thả tay áo xuống, mặc áo vét tông vào.
- Tôi sẽ lại lấy túi đồ của tôi sau, bà đỡ nhé.
Anh xuống cầu thang, đi qua gian bếp, vào phòng ăn. Miệng khô, anh uống một cốc nước đầy rồi với tay lấy mũ và áo khoác.
Ra đến đường, En- đru gặp bác Mo-gân trai đang đứng trên vỉa hè, nét mặt căng thẳng chờ đợi. Anh nói khó nhọc:
- Tốt đẹp cả, bác Giâu ạ. Mẹ tròn con vuông.
Trời đã sáng rõ. Gần năm giờ. Ngoài phố đã có vài ba người thợ mỏ: những người đầu tiên tan ca đêm đang về nhà. Đi cùng với họ, bước chân nặng nề chậm chạp, tiếng chân của anh vang vọng giữa tiếng chân của những người thợ mỏ dưới bầu trời ban mai. Anh miên man suy nghĩ, quên hết tất cả những việc mà anh đã làm được từ trước đến nay ở Blây-nen-li: “Mình đã thành công được một việc! Ơn Trời! Cuối cùng, mình đã thành công được một việc đáng kể”.