Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Thành Trì

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 30468 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Thành Trì
Archibald Joseph Cronin

Chương 34
Bữa sáng hôm sau, Cơ-ri-xtin cư xử với En- đru như thể câu chuyện hôm qua đã quên hẳn rồi. Anh nhận thấy nàng cố đặc biệt ân cần với anh. Cái đó khiến anh thấy thích thú nhưng lại làm anh càng dỗi hơn. Giả vờ chăm chú đọc báo, anh nghĩ: phụ nữ là thỉnh thoảng cứ phải mắng mỏ mới được. Nhưng En- đru càu nhàu được mấy câu thì Cơ-ri-xtin bỗng từ bỏ thái độ chiều chuộng. Nàng lạnh nhạt bỏ ra bàn ngồi, môi mím chặt, không nhìn En- đru, chờ cho anh ăn xong. Đứng dậy ra khỏi buồng, En- đru nghĩ: cô này bướng bỉnh thật; được rồi, mình sẽ cho cô ta biết tay.
Vào phòng khám bệnh, việc đầu tiên là En- đru giở quyển “Danh bạ ngành y” ra xem. Anh nóng lòng muốn biết thêm chi tiết về những người bạn tối quạ Giở nhanh tay, anh tìm tên Hem-tơn trước. À, đây rồi, Phrết-rích Hem-tơn, bác sĩ nội khoa trung cấp, bác sĩ ngoại khoa trung cấp, phụ tá điều trị bệnh nhân ngoại trú bệnh viện Uon-them-Út.
En- đru cau mày, khó hiểu. Tối qua, Hem-tơn nói rất nhiều về việc phụ vụ tại bệnh viện. Anh ta bảo: đối với một bác sĩ mở phòng khám bệnh tư ở khu Tây Luân Đôn, không gì có ích bằng có tên trong một bệnh viện nào đó. Bệnh nhân sẽ tin tưởng khi biết anh là một bác sĩ làm việc tại một bệnh viện. Nhưng chắc không phải như thế này: một bệnh viện làm phúc, mà lại ở Uon-them-Út, một trong những khu ngoại ô mới dựng lên. Tuy nhiên, không thể nhầm được, đây là quyển danh bạ mới nhất, anh vừa mới mua được một tháng nay.
Không vội vã nữa, En- đru giở đến các tên Ai-vơ-ri và Phrít-men, rồi đặt quyển sách đỏ dầy cộp lên gối, đầu óc mung lung, thắc mắc khó hiểu. Cũng như Hem-tơn, Pon Phrít-men chỉ có bằng bác sĩ nội khoa trung cấp mà không có thêm học vị về ngoại khoa như Hem-tơn. Phrít-men lại không làmviệc tại một bệnh viện nào cả. Còn Ai-vơ-rỉ Cha-lơ Ai-vơ-ri ở đường Niu Ke-vân- đi-sơ không có một học vị nào về ngoại khoa, mà chỉ có một danh hiệu thấp nhất là hội viên Hội phẫu thuật công cộng, và cũng không làm ở một bệnh viện nào hết. Tiểu sử Ai-vơ-ri có nói đến một số kinh nghiệm nghề nghiệp trong thời chiến và một số thời gian phục vụ tại các bệnh viện cho người về hưu. Ngoài ra, không có gì cả.
Nghĩ miên man, En- đru đứng dậy đặt quyển sách vào giá rồi gương mặt anh bỗng có một vẻ cương quyết. Những bằng cấp chứng chỉ của những người bạn giàu có mà anh đã cùng dự tiệc tối qua không thể nào so được với các học vị của anh. Vậy anh cũng sẽ làm được như họ. Cao hơn họ nữa kia. Mặc cho Cơ-ri-xtin muốn nói gì thì nói, hơn bao giờ hết, anh quyết tâm làm giàu. Nhưng trước hết, anh phải xin vào làm ở một bệnh viện, không phải một bệnh viện ở Uon-them-Út hay một bệnh viện làm phúc mang tiếng là bệnh viện, mà là một bệnh viện ở Luân Đôn, đúng, phải là một bệnh viện ra trò, đó là mục tiêu trước mắt của anh. Nhưng làm thế nào?
Ba ngày liền, En- đru suy tính, rồi anh run run đến gặp Ro-bớt Ép-bị Đối với En- đru, nhiệm vụ khó nhất trên đời là đi nhờ vả, nhất là Ép-bi lại tiếp anh với con mắt nhấp nháy, tử tế.
- Thế nào, ông bạn chuyên gia thống kê về băng của chúng tôi dạo này ra sao rồi? Ông không ngượng khi nhìn thẳng vào mắt tôi à? Tôi nghe nói bác sĩ Bích-xbai bị cao huyết áp. Ông không biết gì ư? Ông cần gì vậy, tranh luận với tôi hay xin một ghế trong Uỷ ban?
- À, không ạ, thưa ngài Ro-bớt. Không biết… nghĩa là… ngài có thể giúp tôi xin vào làm bác sĩ điều trị ngoại trú ở một bệnh viện nào đó được không, thưa ngài?
- Hừm! Cái đó còn khó hơn vào Uỷ ban. Ông có biết hiện giờ có bao nhiêu bác sĩ trẻ tuổi hàng ngày đi nện gót giày ở bờ sông không? Tất cả đều mong có một nơi làm việc không lương đấy. Với lại đối với ông thì cần phải tìm một nơi có điều kiện tiếp tục công việc nghiên cứu của ông về phổi nữa… vì vậy diện tìm việc lại càng bị thu hẹp.
- Tôi… tôi nghĩ là…
- Bệnh viện Vích-to-ri- Ơ, bệnh viện chuyên khoa phổi, đó là mục tiêu của ông. Một trong những bệnh viện lâu đời nhất ở Luân Đôn… Tôi sẽ thử đi hỏi xem… Ồ, tôi không hứa hẹn gì đâu nhé, nhưng tôi sẽ để ý cho… để ý một cách khoa học.
Ép-bi giữ En- đru ở lại uống trà. Hàng ngày, không sai hôm nào, như một cái lệ, cứ đến bốn giờ chiều là Ép-bi uống hai tách trà ngay trong phòng làm việc, trà không pha sữa, không cho đường, và không ăn thêm gì cả. Đây là một loại trà đặc biệt có hương vị hoa cam. Ép-bi nói chuyện thoải mái về mọi vấn đề, từ những chiếc tách sứ Giang Tây đến phản ứng ngoài da của Piếc-kệ Khi tiễn En- đru ra cửa, ông ta hỏi:
- Vẫn cãi lộn với các sách y học chứ? Đừng bỏ cuộc đấy. Và nhất là, dù cho tôi có chạy được cho anh vào bệnh viện Vích-to-ri- Ơ thì cũng đừng có thái độ ve vãn bệnh nhân nhé – mắt Ép-bi nhấp nháy – Đó là điều đã làm hại tôi đấy.
Đi về nhà, En- đru cảm thấy như đi trên chín tầng mây. Anh mừng rỡ đến nỗi bỏ cả vẻ kênh kiệu với Cơ-ri-xtin. Anh buột mồm nói ngay:
- Anh vừa mới đến nhà Ép-bi xong. Ông ấy sẽ có chạy cho anh vào bệnh viện phổi Vích-to-ri- Ơ! Việc ấy thực tế sẽ nâng uy tín anh lên rất nhiều! Niềm vui mừng ánh lên trong con mắt Cơ-ri-xtin làm Enđru bỗng cảm thấy hổ thẹn, nhỏ nhen. – Cơ-rít, em! Gần đây, anh có hơi khó tính. Chúng mình không thật thuận hoà với nhau, hình như thế. Thôi em! Ta làm lành với nhau nhé!
Nàng chạy ào lại với anh, khăng khăng nói rằng đó hoàn toàn là lỗi của nàng. Rồi, vì một lý do lạ lùng nào đó xem ra lại có vẻ hoàn toàn là lỗi của anh. Trong óc En- đru chỉ có một ngóc ngách nào đó còn giữ lại ý định trước đây là làm cho nàng phải ngợp người trước sự thành công lớn lao của mình trên phương diện vật chất.
En- đru lại lao vào công việc với một nghị lực mới, anh cảm thấy dịp may chắc chắn rồi sẽ đến với anh. Trong khi đó khách đến chữa bệnh ở chỗ anh rõ ràng đông lên. Nhưng anh nhủ thầm đây không phải là loại người bệnh mà anh mong có, looai. người bệnh trả ba si-linh sáu pen-ni công khám tại phòng khám và năm si-linh khi khám tại nhà. Nhưng đây lại đúng là những người bệnh thật sự. Nhưng người đến phòng khám của anh hoặc mời anh đến khám tại nhà toàn là những người nghèo đến nỗi họ không dám nghĩ đến việc tìm thầy thuốc nếu không phải là thật sự đau ốm. Vì anh đã gặp bệnh bạch hầu trong những gian buồng ngột ngạt thiếu không khí bên trên những chuồng ngựa, bệnh sốt thấp khớp trong những gian buồng ẩm thấp ở tầng hầm cho người hầu kẻ hạ Ở, bệnh viêm phổi trong các gian buồng sát mái ở các nhà trọ. En- đru đã có lần chiến đấu với bệnh tật trong những cảnh ngộ bi thảm như: trong một gian buồng có một cụ già sống trơ trọi một mình, nhếch nhác, lôi thôi lếch thếch không có ai dòm ngó trông nom, cả bạn bè lẫn họ hàng thân thiết đều bỏ quên, hàng ngày phải tự nấu lấy những bữa ăn đạm bạc trên bếp cồn. Những trường hợp như vậy có nhiều. En- đru đã gặp một cụ già bảy mươi tuổi nằm liệt giường trong cảnh nghèo khổ mà là bố một nữ diễn viên nổi tiếng, tên tuổi được viết bằng ánh đèn sáng ngời trên đại lộ Sáp-xbơ-rị Anh đã đến thăm bệnh cho một phụ nữ quý tộc già lụ khụ, gầy giơ xương, nhăn nheo đến tức cười; bà cụ ấy đem khoe với anh bức ảnh chụp cụ trong bộ lễ phục thiết triều và kể cho anh nghe về thời cụ đi xe ngựa riêng qua chính những dãy phố này. Có lần anh đã cứu sống – nhưng sau đó lại ân hận – một người bất hạnh, tuyệt vọng, túi không còn một xu, muốn tự tử bằng hơi đốt hơn là phải vào “nhà tế bần”.
Trong số những người bệnh đến tay anh, có nhiều trường hợp cấp bách, những trường hợp cấp cứu ngoại khoa cần phải đưa ngay vào bệnh viện. Đó là những lúc khó khăn nhất đối với En- đrụ Đưa được người bệnh vào bệnh viện, dù là bệnh hết sức hiểm nghèo, nguy kịch, cũng khó khăn vô cùng. Những trường hợp cấp cứu này lại thường xảy ra ban đêm. Khám xong quay về nhà, áo vét-tông hoặc măng-tô mặc ngoài bộ quần áo ngủ, cổ quấn khăn quàng, mũ còn đội trên đầu, En- đru chạy ngay lại điện thoại gọi cho hết bệnh viện này đến bệnh viện khác, cầu khẩn, van nài, doa. dẫm họ, nhưng bao giờ anh cũng chỉ được nghe một lời cự tuyệt cộc lốc, nhiều khi xấc xược: “Bác sĩ nào đấy? Ai? À không, không được, rất tiếc. Chúng tôi hết chỗ rồi”.
En- đru đến chỗ Cơ-ri-xtin, mặt tái đi, mồm nguyền rủa:
- Không phải là hết chỗ. Ở bệnh viện Xên Giôn, chúng hãy còn khối giường để giành cho người của chúng. Ai không quen biết thì chúng từ chối thẳng cánh. Anh chỉ muốn bóp cổ cái thằng chó con ấy. Thế có chó má không, hả em? Anh đang có một người bệnh bị thoát vị nghẹt mà không tìm đâu ra được một giường. Ừ, có thể một số bệnh viện hết giường thật. Mà đây là Luân Đôn đấy, thủ đô của cái đế quốc Anh khốn kiếp. Hệ thống tổ chức bệnh viện ở đây là như vậy. Thế mà tại một bữa tiệc hôm nào, có một tên mặt dày mày dạn dám đứng dậy nói rằng đây là tổ chức y tế tuyệt vời nhất thế giới. Bây giờ lại phải đưa người bệnh khốn khổ kia vào nhà tế bần thôi. Họ phải điền vào những tờ khai: thu nhập bao nhiêu? Tôn giáo nào? Mẹ anh có phải là con trong giá thú không? – mà người bệnh thì bị viêm phúc mạc. Ôi thôi… Cơ-rít này, nhờ em một tí em gọi dây nói hộ anh đến bệnh viện từ thiện.
Dù En- đru có khó khăn vất vả đến đâu, dù cho anh có nguyền rủa những cảnh cơ cực, bẩn thỉu mà anh phải lăn mình vào, Cơ-ri-xtin bao giờ cũng đáp lại bằng một câu:
- Dù sao, đây thực sự là công việc của người thầy thuốc. Theo em, đó là điều duy nhất đáng kể.
- Nhưng nó không tránh được cho anh khỏi lây rệp vào người. – En- đru làu bàu rồi lên gác tắm để rũ hết rệp.
Cơ-ri-xtin cười ròn rã. Nàng nay đã trở lại với niềm hạnh phúc xưa kia. Cuộc vật lộn thật vất vả, nhưng cuối cùng nàng đã chế ngự được ngôi nhà. Đôi khi cái nhà nó định ngóc đầu dậy quật lại nàng, nhưng nhìn chung thì nó nằm yên, nó chịu tuân theo ý nàng: sạch sẽ, bóng lộn. Nàng đã có cái bếp hơi mới, những chao đèn mới, nàng đã giặt sạch vải bọc đệm ghế. Thanh chặn thảm cầu thang sánh loáng như khuy áo người lính. Sau nhiều tuần vất vả tìm người giúp việc – ở khu phố này, họ thích đến làm tại các nhà trọ hơn vì thường được thêm tiền thưởng – Cơ-ri-xtin đã may mắn tìm được một chị tên là Ben-nét, một phụ nữ goá chồng khoảng bốn mươi tuổi, sạch sẽ, chăm làm. Vì chị còn phải nuôi đứa con gái lên bảy nên hầu như chị không tìm đâu được chỗ làm nào chịu cho cả hai mẹ con cùng ở. Chị Ben-nét và Cơ-ri-xtin cùng hợp sức với nhau tiến công vào tầng hầm. Đến nay thì cái đoạn đường hầm xe lửa trước kia đã trở thành một gian phòng tiện nghi, tường dán giấy hoa với đồ đạc mua ở cửa hàng đồ cũ được Cơ-ri-xtin sơn lại màu kem, dùng vừa làm phòng ngủ vừa làm phòng khách cho chị Ben-nét và con của chị là cháu Phlo-ri; cháu này bây giờ hàng ngày được cắp sách đến trường Pét- đinh-tơn. Sau nhiều tháng sống vất va vất vưởng, nay được một chỗ ăn ở tiện nghi và yên ổn, chị Ben-nét không sao bày tỏ hết được niềm biết ơn của mình.
Những bông hoa đầu xuân làm tươi vui phòng khách nói lên niềm hạnh phúc trong ngôi nhà của Cơ-ri-xtin. Nàng mua mất có mấy pen-ni ở ngoài chợ đầu phố khi đi mua bán hồi sáng. Nhiều người bán hàng rong ở phố Mát-xơn-bơ-rơ đã quen biết nàng. Nàng có thể mua rau quả cá mú của họ với giá rẻ. Cơ-ri-xtin lẽ ra phải có ý thức hơn về địa vị xã hội của mình là vợ một bác sĩ, nhưng than ôi! Nàng không thế, nàng thường tự mang lấy những thứ mua bán đựng trong chiếc túi lưới xinh xắn, và trên đường về nhà, nàng thường rẽ vào hiệu “Phrao Sơ-mít” nói dăm ba câu chuyện và mua một khoanh pho-mát Lip-tao- Ơ mà En- đru rất thích.
Buổi chiều, nàng thường hay đi bộ chơi ven hồ Xơ-pơn-tai. Rặng cây hạt dẻ đã ra lá xanh và đàn vịt bơi lội trên mặt nước xao động trước ngọn gió. Cảnh vật ở đây có thể thay thế cho phong cảnh nông thôn thoáng đãng mà nàng xưa nay vẫn xiết bao yêu mến.
Đôi khi, tối đến, En- đru nhìn Cơ-ri-xtin với một vẻ ghen tuông kỳ quặc, nó có nghĩa là En- đru bực mình vì cả ngày không nhìn thấy nàng.
- Em làm gì cả ngày trong lúc anh bận công việc? Bao giờ mua được xe hơi thì anh phải bắt em lái. Có thế mới giữ em gần anh được.
En- đru vẫn mong chờ những bệnh nhân “khá giả” nhưng họ không đến chọ Anh vẫn nóng lòng muốn biết việc Ép-bi giúp đỡ anh tiến triển đến đâu rồi và anh bực bội thấy buổi gặp gỡ ở nhà Hem-tơn vẫn chưa đem lại một cơ hội tốt đẹp nào. Trong thâm tâm, En- đru lấy làm mếch lòng là suốt từ hôm đó Hem-tơn và những người bạn của anh ta không hề gặp lại En- đru.
Một tối, khoảng cuối tháng tư, với tâm trạng đó, En- đru vào ngồi trong phòng khám đợi khách đến thăm bệnh. Đến gần chín giờ, anh sắp đóng cửa thì có một phụ nữ trẻ tuổi bước vào.
Người khách nhìn anh ngập ngừng:
- Tôi không biết phải đi cửa này hay cửa trước?
En- đru mỉm cười chua chát:
- Cửa nào cũng vậy, có điều vào cửa này thì chỉ phải trả nửa tiền. Chị bị sao?
- Tôi trả cả tiền cũng được.
Người bệnh nghiêm trang bước lại và ngồi xuống chiếc ghế đệm bọc dạ Chị khoảng hai tám tuổi, mặc chiếc áo màu xanh lá cây sẫm, người vạm vỡ, bắp chân to, mặt bè bè và nghiêm nghị. Nhìn chị, người ta phải nghĩ ngay: “Không được bỡn cợt đâu nhé”.
En- đru dịu giọng:
- Thôi, không nói về tiền nong nữa. Chị kể bệnh đi.
Người bệnh hình như vẫn muốn giới thiệu về mình với vẻ nghiêm nghị.
- Thưa bác sĩ, bà Xmít ở hiệu thực phẩm khuyên tôi đến gặp bác sĩ. Tôi quen biết bà Xmít đã lâu, tôi làm việc tại cửa hàng Lo-ri- Ơ, ngay gần đấy. Tên tôi là Cơ-ram. Nhưng phải xin thưa ngay rằng, tôi đã nhờ đến nhiều bác sĩ trong khu này rồi mà không khỏi… Tay tôi bị…
Chị rút găng ra. En- đru xem xét hai bàn tay người phụ nữ. Mu bàn tay có những mảng viêm da đỏ, trông như bệnh vẩy nến, nhưng không phải là vẩy nến, vì bờ chỗ viêm không sần sùi. Thấy hấp dẫn, En- đru lấy kính lúp ra soi cho kỹ hơn. Trong khi đó, người bệnh tiếp tục kể bằng một giọng điềm đạm, rắn rỏi:
- Bệnh này làm tôi bị rất nhiều phiền phức trong công việc. Khỏi được thì mất gì tôi cũng bằng lòng. Tôi đã thử đủ mọi loại thuốc mỡ, nhưng không có mảy may tác dụng.
- Không! Thuốc không có tác dụng.
En- đru đặt kính lúp xuống, anh cảm thấy tất cả sự hồi hộp thường nảy sinh khi ta chẩn đoán chính xác được một căn bệnh khó tìm.
- Đây là một thứ bệnh da khá hiếm, chị Cơ-ram ạ. Điều trị khu trú tại chỗ không có ích gì. Nó là do trạnh thái máu, vì vậy cách chữa duy nhất là chế độ ăn uống.
- Không cần đến thuốc à? Chưa có ai bảo tôi như vậy – Vẻ nghiêm nghị Ở chị chuyển thành ngờ vực.
- Thì bây giờ tôi bảo chị.
En- đru cười, cầm lấy quyển sổ ghi cho người phụ nữ một chế độ ăn uống cần theo, ngoài ra lại còn ghi thêm những thức ăn tuyệt đối phải kiêng.
Người bệnh cầm lấy tờ đơn, do dự.
- Vâng, tôi sẽ thử xem. Bất cứ cách điều trị nào tôi cũng thử.
Chị cẩn thận đếm tiền trả cho En- đrụ Chị còn nán lại đôi chút dường như hãy còn hoài nghi rồi mới ra về. Sau đó, En- đru quên ngay người bệnh ấy.
Được mười hôm, chị trở lại, lần này đi đằng cửa trước và bước vào phòng khám chính với một vẻ nồng nhiệt ghìm nén khiến En- đru cố lắm mới khỏi mỉm cười.
- Bác sĩ nhìn hai bàn tay tôi này.
- Ờ nhỉ! – Bây giờ En- đru mỉm cười thật sự. – Tôi chắc chị không tiếc công đã tuân theo chế độ ăn uống ấy chứ?
Chị đưa cả hai bàn tay ra cho En- đru xem với một niềm biết ơn nồng nàn:
- Còn tiếc công ư, hở bác sĩ? Bác sĩ nhìn này, khỏi hẳn rồi. Không còn một vết nào. Ông không thể tưởng tượng nổi nó có ý nghĩa như thế nào đối với tôi. Ôi chao… thật giỏi quá.
En- đru nhẹ nhàng đáp lại:
- Có gì đâu. Nghề nghiệp của tôi là phải biết những chuyện này. Chị về đi và đừng lo ngại nữa. Chị nhớ kiêng những thức ăn mà tôi đã ghi cho chị thì không bao giờ phải lại.
Người bệnh đứng dậy:
- Bây giờ tôi xin gửi tiền bác sĩ.
- Chị đã trả tiền rồi.
En- đru thấy có một rung cảm nhẹ nhàng về cái đẹp. Anh rất có thể sẽ vui vẻ nhận thêm ba si-linh sáu pen-ni hay thậm chí bảy si-linh sáu pen-ni nữa của chị ta song anh không cưỡng nổi ý muốn làm cho sự đắc thắng của tài nghệ mình nổi bật lên.
- Nhưng, thưa bác sĩ… - Người phụ nữ miễn cưỡng để En- đru tiễn chị ra cửa. Đến cửa, chị dừng lại, nghiêm trang nói lần cuối cùng – Có thể tôi sẽ có dịp bày tỏ niềm biết ơn của tôi bằng cách khác vậy.
Nhìn khuôn mặt tròn như cái bánh ngước về phía anh, En- đru thoáng có một ý nghĩ bậy bạ. Nhưng anh chỉ gật đầu rồi khép cửa lại sau lưng chị tạ Lần này nữa, En- đru cũng lại quên ngay người bệnh ấy. Mệt mỏi, anh đã thấy hơi tiêng tiếc là không nhận thêm tiền công. Dù sao, anh cũng không nghĩ xem một cô gái bán hàng thì có thể giúp gì anh được.
Ít ra, ở điểm này, En- đru đã không hiểu được Ma-thơ Cơ-ram. Hơn nữa, anh đã hoàn toàn không biết đến một khả năng mà Êđốp đã nhấn mạnh, một khả năng mà anh vốn là một nhà triết lý tồi lẽ ra phải nhớ.

<< Chương 33 | Chương 35 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 783

Return to top