Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Thành Trì

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 30513 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Thành Trì
Archibald Joseph Cronin

Chương 18
Vụ Chen-kin gây chấn động rất lớn, loáng một cái đã lan khắp khu En- đrụ Một số người bảo đó là “một việc làm tốt”, một vài người còn nói là “rất tốt”, khi thấy trò bịp của lão Ben đã bị phơi trần và lão bị ghi là đủ sức lao động. Nhưng đa số thì ủng hộ Ben. Tất cả những người hưởng thụ cấp mất sức lao động đều hết sức căm tức người bác sĩ mới. Những buổi đi thăm bệnh nhân, En- đru nhận thấy có những con mắt hằn học nhìn anh. Rồi đến tối, tại phòng khám, anh lại còn gặp phải sự việc cay đắng hơn cho thấy rõ anh đã mất uy tín.
Trên danh nghĩa, mỗi bác sĩ phụ tá được phân công phụ trách một khu, nhưng thợ trong khu vẫn có quyền tự do chọn bác sĩ nào mà họ thích. Mỗi người thợ có một tấm thẻ. Nếu họ xin lại tấm thẻ đó mang đến chỗ bác sĩ khác tức là họ đã chuyển sang đăng ký chữa bệnh ở bác sĩ ấy. Chính sự tủi nhục này bây giờ bắt đầu diễn ra với En- đrụ Trong tuần lễ ấy, tối nào cũng có những người thợ mà anh chưa gặp mặt bao giờ kéo đến phòng khám của anh – một số người không muốn tự mình đến, bảo vợ đến thay – và nói, mắt không nhìn anh:
- Thưa bác sĩ, nếu không có gì trở ngại thì ông cho tôi xin lại tấm thẻ của tôi.
Phải đứng dậy ra rút ở chiếc hộp trên bàn những tấm thẻ đó là một nỗi khổ sở nhục nhã không chịu nổi. Và mỗi tấm thẻ trả lại là lương anh bị trừ đi mất mười si-linh.
Tối thứ bảy, Ơ-cớt mời anh sang nhà ông chơi. Suốt tuần qua, ông bác sĩ già này có vẻ muốn bù lại thái độ bực bội của ông hôm đầu. Bắt đầu, ông giới thiệu với anh những báu vật đã thu nhập được qua bốn mươi lăm năm làm bác sĩ của ông. Ông có khoảng hai chục chiếc vĩ cầm màu vàng treo trên tường, tất cả đều do ông tự làm ra. Nhưng số vĩ cầm ấy chưa thấm vào đâu so với những đồ sứ cổ chọn lọc của Anh mà ông đã dày công sưu tầm.
Một bộ sưu tập vô cùng giá trị: các loại sứ Xpâu- đơ, Oétđơ-Út, Cơ-rao Đa-bi và quý nhất là đồ sứ cổ của Xoan- đi, tất cả đều có hết. Bát, đĩa, cốc to, cốc nhỏ, bình, vại… chứa đầy các phòng, tràn sang tận phòng tắm để ông có thể vừa rửa mặt, vừa kiêu hãnh ngắm nghía một bộ tách uống trà có hình cây liễu.
Chơi đồ sứ thực sự là niềm say mê nhất trên đời của Ơ-cớt, và ông ta là một kẻ khôn ngoan bậc thầy trong nghệ thuật tế nhị thu về tay mình những thứ quý giá này. Nhìn thấy ở nhà bệnh nhân nào có một “món đẹp” – theo cách nói của ông ta – là Ơ-cớt cứ đến xem đi xem lại mãi không biết mệt biết chán, cứ dán mắt vào cái đồ vật thèm muốn đó với một vẻ khao khát dai dẳng cho đến khi bà chủ nhà thấy thế mãi không chịu được nữa đành phải kêu lên: “Thưa bác sĩ, ông có vẻ thích cái vật này quá đi mất. Tôi không còn cách nào khác là để ông mang nó về nhà”.
Nghe thấy vậy, Ơ-cớt phản đối chiếu lệ một câu, rồi lấy tờ báo cũ bọc vật mới chiếm đoạt được ấy đắc thắng vừa đi vừa nhảy về nhà và trìu mến đặt nó lên giá.
Ở thị trấn này, ông già đó được coi là một người độc đáo. Ông bảo ông sáu mươi tuổi, nhưng có lẽ ông đã quá bảy mươi, có khi gần tám mươi cũng nên. Dẻo dai như sừng cá voi, đi đâu cũng chỉ đi bộ, mà có thể đi rất xa khó ai mà tưởng tượng nổi, hay rủa bệnh nhân như một ông thầy mo, nhưng lại biết tỏ ra dịu dàng như một người đàn bà. Ông sống có một thân một mình từ ngày vợ Ông mất đi cách đây mười một năm, và ăn uống hầu như chỉ toàn là súp hộp.
Tối hôm ấy, sau khi kiêu hãnh khoe những đồ sưu tầm của mình, ông bỗng nói với En- đru, vẻ khó chịu:
- Mẹ kiếp, anh bạn! Tôi không muốn nhận thêm bệnh nhân của anh nữa đâu. Riêng bệnh nhân của tôi cũng đã đủ rồi. Nhưng làm thế nào được khi họ cứ đến mè nheo tôi? Họ không thể đến trạm xá khu đông vì xa quá.
Đỏ bừng mặt, En- đru không biết nói gì. Ơ-cớt đổi giọng nói tiếp:
- Anh bạn này, anh cần thận trọng hơn một tí. Ồ, tôi biết, tôi biết, anh muốn phá đổ những bức tường của thành Ba-bi-lôn chứ gì? Trước kia, tôi cũng đã từng có thời trẻ trung. Nhưng dù sao, cũng nên đi từ từ, nhẹ nhàng, nhìn trước rồi hãng nhảy! Thôi, chào anh nhé! Cho tôi gửi lời chào vợ anh nữa!
Với lời Ơ-cớt văng vẳng bên tai, En- đru cố hết sức thận trọng. Dẫu vậy, anh lại bị sa ngay vào một tai họa còn lớn hơn thế.
Thứ hai tuần sau, En- đru đến nhà To-mớt E-vân, phố Xì-phen. E-vân làm thợ lò ở mỏ than E-bơ-re-lọ Anh ta đánh đổ một nồi nước sôi vào cánh tay trái, bị bỏng nặng trên một diện rộng, nặng nhất là vùng khuỷu taỵ Đến nơi anh thấy người nữ y tá của khu, có mặt lúc xảy ra tai nạn, đã băng chỗ bỏng với dầu gai rồi tiếp tục cuộc đi tua của chị.
Xem xét cánh tay, En- đru cố không để lộ ra vẻ khiếp sợ khi nhìn chỗ băng bó bẩn thỉu. Anh liếc mắt nhìn chai dầu gai, nút bằng một mẩu giấy vo lại, bên trong chứa một chất lỏng bẩn thỉu, trắng nhờ nhờ, trong đó anh tưởng chừng có thể thấy vi khuẩn lúc nhúc hàng đống.
- Chị y tá Loi- đơ băng tốt đấy chứ, bác sĩ? - E-vân nói, vẻ băn khoăn. E-vân là một thanh niên vạm vỡ, mắt đen. Vợ anh đứng cạnh chăm chú theo dõi En- đru; chị cũng có vẻ bồn chồn và trông bề ngoài không khác gì chồng.
En- đru nói với giọng cố tỏ ra phấn khởi:
- Băng đẹp lắm. Tôi ít thấy một vết thương nào được băng gọn hơn. Cố nhiên đây chỉ là băng tạm thôi. Bây giờ ta thử bôi thêm một ít a-xít pi-críc.
En- đru biết rằng nếu anh không mau dùng thuốc sát trùng thì hầu như chắc chắn cánh tay này sẽ bị nhiễm trùng. Đến lúc đó – anh nghĩ – có Trời mới cứu được khớp khuỷu ấy.
Hai vợ chồng E-vân nhìn En- đru e ngại và ngờ vực trong khi anh cẩn thận, nhẹ nhàng rửa sạch cánh tay và đắp lên một miếng gạc tẩm a-xít pi-crít. En- đru hỏi:
- Thế là xong. Anh có thấy dễ chịu hơn không?
- Tôi không biết thế nào. Bác sĩ tin chắc là tốt chứ?
En- đru mỉm cười để anh ta yên lòng.
- Tốt chứ. Anh cứ để mặc nó cho chị y tá và tôi.
Trước khi ra về, En- đru viết lại mấy chữ cho chị y tá khu; anh hết sức chú ý nói sao thật khéo léo và tỏ ra tôn trọng ý kiến chị tạ Anh cảm ơn chị ta đã giải quyết rất tốt đẹp trường hợp cấp bách này và yêu cầu chị xem có thể tiếp tục băng bó với gạc tẩm a-xít pi-crít được không, coi đó là một biện pháp phòng tránh bệnh nhiễm trùng máu. Anh dán phong bì lại cẩn thận.
Sáng hôm sau, En- đru lại vào nhà E-vân thì thấy tấm băng có a-xít pi-crít của anh bị vứt vào bếp và cánh tay E-vân lại được bôi dầu gai. Còn chị y tá Loi- đơ thì đang đứng chờ anh, sẵn sàng khiêu chiến.
- Thế là thế nào, xin nói cho tôi hay? Việc tôi làm, theo ông là chưa tốt hay sao?
Chị Loi- đơ là một phụ nữ to béo, tuổi nhờ nhỡ, mái tóc xám rối lòa xòa, nết mặt mệt mỏi và bị kích động mạnh. Chị thở hổn hển, khó khăn lắm mới nói thành lời.
En- đru choáng váng nhưng anh cố trấn tĩnh và gượng mỉm cười.
- Gượm nào, chị Loi- đơ, đừng hiểu nhần tôi. Hay là ta ra phòng ngoài nói chuyện với nhau nhỉ.
Chị y tá vênh mặt lên, nhìn về phía E-vân và vợ đang chăm chú nghe mắt tròn xoe lo lắng, đứa con gái lên ba quấn lấy váy.
- Không, cứ ở đây mà nói chuyện. Tôi không có gì phải giấu giếm. Lương tâm tôi trong sạch. Tôi sinh ra và lớn lên ở E-bơ-re-lo, đi học ở đây, lấy chồng ở đây, đẻ con ở đây, rồi cũng mất chồng ở đây và làm y tá khu phố ở đây hai mươi năm nay rồi. Chưa bao giờ có ai bảo tôi là không được bôi dầu gai lên chỗ bỏng hoặc chỗ loét.
- Chị Loi- đơ ơi, chị hãy nghe tôi nói này. – En- đru khẩn khoản – Dầu gai bản thân nó có lẽ rất tốt đấy. Nhưng ở trường hợp này, có nhiều nguy cơ khuỷu tay sẽ bị co cứng. – Anh cứng khuỷu tay lại để minh họa – Bởi vậy, tôi muốn chị thử băng theo cách của tôi.
- Tôi chưa hề nghe nói đến thứ thuốc ấy bao giờ. Ông bác sĩ già Ơ-cớt cũng không dùng đến nó. Tôi đã bảo với anh E-vân như vậy. Tôi không nghe theo những ý kiến non choẹt của một người mới đến đây chưa được một tuần.
En- đru thấy khô miệng. Lòng anh hoang mang lo lắng nghĩ khéo anh vấp phải một chuyện rắc rối mới và sẽ phải chịu đựng mọi hậu quả của cái cảnh này. Bởi vì y tá là người đi hết nhà này đến nhà khác, muốn nói gì cũng được, cho nên cãi nhau với chị ta là rất nguy hiểm. Nhưng anh không thể và không dám phó mặc bệnh nhân của mình cho cách băng bó cổ hủ kia. Anh nói nhỏ:
- Chị Loi- đơ ạ, nếu chị không muốn băng thì hàng ngày, sáng và chiều, tôi tự đến băng lấy vậy.
- Thì ông cứ việc làm, không can gì đến tôi. – Chị ta nói, mắt hơi ươn ướt. – Mong rằng anh Tom E-vân sẽ sống qua được.
Phút sau, chị ta vùng vằng bỏ ra khỏi nhà.
Tối hôm ấy, khi En- đru đến trạm xá thì người đầu tiên bước vào là chị E-vân, mặt trắng bệch, con mắt đen e ngại tránh mắt anh. Chị lí nhí:
- Thưa bác sĩ, tôi rất tiếc, tôi không muốn làm phiền ông, nhưng tôi có thể xin lại tấm thẻ của anh Tom nhà tôi được không ạ?
Một nỗi tuyệt vọng tràn ngập lòng En- đrụ Anh đứng dậy, không nói không rằng, tìm tấm thẻ của Tom E-vân đưa cho chị ta.
- Ông hiểu cho ông bác sĩ ạ… ông không cần phải lại nhà nữa.
- Tôi hiểu, chị E-vân ạ. - En- đru run run nói. Khi chị E-vân ra đến cửa, anh hỏi thêm – anh không thể không hỏi câu này: “Bôi lại dầu gai phải không?”
Chị E-vân gật đầu rồi ra về.
Thường ngày, sau buổi khám, En- đru chạy thật nhanh về nhà, nhưng hôm nay anh lê bước nặng nhọc trên con đường về. Anh cay đắng suy nghĩ: thắng lợi của phương pháp khoa học là thế! Với lại, có phải là mình trung thực, hay mình chỉ là vụng về? Vụng về và ngu ngốc… ngu ngốc và vụng về?
Trong bữa tối, En- đru không nói một câu nào. Nhưng sau đấy, ở phòng khách nay đã có đầy đủ đồ đạc, khi hai vợ chồng ngồi với nhau trên chiếc đi-văng trước ngọn lửa reo vui, anh tựa đầu vào bộ ngực êm ái của Cơ-ri-xtin, rền rĩ than thở:
- Ôi, em ơi! Anh đã làm hỏng những ngày đấu của chúng mình ở đây rồi!
Khi nàng vỗ về an ủi, nhẹ ngàng xoa trán anh, En- đru cảm thấy đôi mắt anh nhòe lệ.

<< Chương 17 | Chương 19 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 534

Return to top