Chiếc xe tải ọp ẹp của Guy-liêm Gion Lo-xin phì phò leo núi. Đằng sau xe, một miếng vải bạt cũ thả thõng xuống mảnh ván hậu gãy nát, tấm biển số han gỉ và ngọn đèn không bao giờ được thắp lên, quệt một vạch mờ mờ trên lớp bụi đường. Hai bên xe, hai vạt cánh gà không buộc chặt đập phần phật và kêu lạch cạch theo nhịp chạy của chiếc xe cổ lỗ. Và đằng trước, ở ghế người lái có hai vợ chồng bác sĩ Men-sân cùng với bác tài Guy-liêm Gion vui vẻ ngồi áp sát bên nhau.
En- đru và Cơ-ri-xtin vừa mới làm lễ cưới hồi sáng xong. Đây là vài ba thứ đồ đạc ít ỏi của cặp vợ chồng mới cưới, một cái bàn nấu bếp mua lại hai mươi si-linh ở Blây-nen-li, mấy cái nồi xoong mới và mấy chiếc va-li của hai người. Không sĩ diện nên họ nghĩ rằng cách tốt nhất, rẻ tiền nhất để đưa toàn bộ số của cải vật chất đồ sộ ấy cùng với bản thân họ đến E-bơ-re-lo là thuê cái cửa hàng tạp hóa lưu động này của Guy-liêm Gion.
Trời đẹp, một làn gió mát thổi nhẹ làm sáng bầu trời xanh lợ Đôi vợ chồng trẻ khúc khích đùa với bác Guy-liêm Gion khiến bác thỉnh thoảng phải đáp lại bằng tiếng còi ô-tô theo điệu nhạc “Chậm rãi” của Hây- đợ Họ đỗ lại ở một quán hàng lẻ loi trên núi, bên đèo Ri-thin, để Guy-liêm Gion có dịp nâng cốc bia Rim-ni mừng hạnh phúc của họ. Đầu hơi hâm hấp, mắt lại hiếng, Guy-liêm Gion mấy lần nâng cốc bia lên chúc mừng hai vợ chồng rồi lại tợp một ly rượu để mừng cho bản thân mình. Sau đó thì chiếc xe lao như tên bắn trên đoạn đường dốc bên kia đèo Ri-thin với hai chỗ đường vòng chữ U ven một cái vực sâu gần năm trăm bộ.
Vượt qua ngọn núi cuối cùng, chiếc xe lượn theo con đường chạy xuống E-bơ-re-lọ Đây là những giây phút khoan khoái mê lỵ Thị trấn E-bơ-re-lo trải ra trước mắt họ với những mái nhà dài uốn lượn như sóng theo địa hình lên xuống của thung lũng, những cửa hiệu, nhà thờ, công sở, xúm xít lại với nhau ở phía trên thị trấn, còn ở phía dưới là các giếng mỏ và nhà máy luyện kim với những cột khói liên tục phun lên, cỗ máy tụ vuông vức phả ra những đám hơi nước… tất cả đều ánh lên một màu vàng óng ả dưới ánh nắng ban trưa.
Xiết chặt cánh tay Cơ-ri-xtin, với tất cả sự hăm hở của người thuộc lối dẫn đường En- đru thì thầm:
- Cơ-rít, em thấy đấy! Một nơi khá đẹp, có phải không em? Quảng trường ở chỗ kia kìa. Chúng mình đến đó bằng đường phía sau. Đây nữa, em này. Không phải thắp đèn dầu đâu, em nhé. Nhà máy đốt hơi kia kìa. Không biết ngôi nhà của chúng mình đâu nhỉ?
Họ hỏi thăm một người thợ mỏ qua đường và được biết “Sơn cốc” – cái tên mà Hội đồng Hội y tế E-bơ-re-lo đặt cho ngôi nhà của họ – nằm chính trên con đường này, bên rìa thị trấn. Mấy phút sau, chiếc xe của họ đã tới nơi. Cơ-ri-xtin reo:
- Ôi! Nó… đẹp đấy chứ, phải không anh?
- Ờ… ờ, nó trông… trông có vẻ là một ngôi nhà đáng yêu.
- Cha mẹ Ơi! - Guy-liêm hất chiếc mũ ra sau gáy, thốt lên. – Một cái nhà kỳ quái làm sao!
“Sơn cốc” quả là một ngôi nhà khác thường. Thoạt nhìn, nửa như một ngôi nhà gỗ Thụy Sĩ, nửa như một cái chòi của những người đi săn trên cao nguyên, với rất nhiều đầu hồi nhỏ xíu, tất cả đều trát vữa, đứng giữa một khu vườn hoang vắng tiêu điều rộng nửa ây-cơ mọc đầy cỏ dại và tầm ma; vườn có một con suối chảy qua, lòng suối ngổn ngang vỏ đồ hộp đủ loại, và vắt qua con suối ở khúc giữa là một chiếc cầu thô kệch đổ nát. “Sơn cốc” chính là cơ hội đầu tiên giới thiệu với họ quyền lực đa dạng và sự có mặt ở khắp nơi của Hội đồng mà lúc bấy giờ họ chưa biết. Năm 1919, năm thu được nhiều tiền góp nhất, các uỷ viên Hội đồng đã hào phóng tuyên bố sẽ xây ngôi nhà thật đẹp đề làm vẻ vang cho Hội đồng, ngôi nhà đó phải là một công trình có sắc thái, một ngôi nhà kiểu mẫu. Vị uỷ viên nào cũng có ý kiến của mình về ngôi nhà kiểu mẫu ấy. Có tất cả ba mươi ủy viên, và kết quả là ngôi nhà “Sơn cốc” này.
Tuy nhiên, dù cho nhìn bên ngoài họ có cảm tưởng thế nào đi nữa, những người chủ mới đã nhanh chóng yên lòng khi vào thăm nhà. Nhà hãy còn chắc chắn, sàn còn tốt, tường dán giấy còn sạch sẽ. Nhưng số buồng thật đáng ngại. Tuy không nói ra, cả hai vợ chồng đều nhận thấy ngay là mấy thứ đồ đạc ít ỏi của Cơ-ri-xtin chỉ vừa để đủ bày biện được có hai buồng.
Xem nháo nhào qua một lần rồi về đứng ở gian phòng lớn ngay cạnh cửa ngoài, Cơ-ri-xtin đếm nhẩm trên đầu ngón tay:
- Em tính thử xem, anh nhé. Ở dưới nhà là một phòng ăn này, một phòng khách này, một phòng để tủ sách… hay là phòng làm việc, chúng mình muốn gọi nó là gì cũng được. Và trên gác là năm buồng ngủ.
- Đúng, em ạ - En- đru cười. Thảo nào họ chả muốn một người đã có vợ. – Nụ cười của En- đru biến thành vẻ ân hận. – Cơ-ri-xtin, thực ra anh cảm thấy hổ thẹn đấy, em ạ. Anh không có một xu nào trong túi mà giờ đây lại dùng những đồ đạc xinh xắn của em thì khác nào anh bòn rút em. Ai lại cứ làm như mọi việc đã ổn thỏa cả, rồi lôi em đến đây, chẳng để cho em kịp nghĩ phút nào… Và cũng chỉ để cho họ vừa đủ thời gian tìm người khác dạy thay em ở trường. Anh thật là một kẻ ích kỷ. Lẽ ra anh phải đến đây trước, sắp đặt chỗ ở cho đâu vào đấy rồi mới đển em đến.
- Anh Men-sân! Anh dám để em lại một mình à?
- Dù sao, anh cũng phải làm một cái gì đó về phương diện này – En- đru ngiêm sắc mặt, tiếp tục ý nghĩ riêng – Em nghe này, Cơ-rít…
Nàng cắt ngang với một nụ cười.
- Em thấy việc cần làm bây giờ là đi tráng cho anh một quả trứng, theo cách tráng của bà Pu-lạ Hay ít ra theo cách chỉ dẫn trong sách nấu ăn.
Bị chặn lời ngay khi định bắt đầu nói một thôi dài, En- đru há hốc mồm nhìn Cơ-ri-xtin. Vẻ nghiêm trang dịu dần, miệng lại mỉm cười, anh theo vợ xuống bếp. Để Cơ-ri-xtin xa anh, anh không chịu nổi. Tiếng chân hai người vang lên trong ngôi nhà trống như trong một nhà thờ lớn.
Họ nhờ bác tài Guy-liêm Gion đi mua hộ trứng rồi mới để cho bác đánh xe về Blây-nen-lị Món trứng lấy ở chảo ra vàng ngậy, nóng hổi và thơm phức. Hai người ngồi ngay lên mép bàn ăn. En- đru reo:
- Mẹ kiếp!… Aáy chết, anh xin lỗi, anh quên mất là đã có vợ. Ôi chao! Em nấu bếp giỏi quá! Cái quyển lịch họ bỏ lại trên tường kia trông cũng không đến nỗi tồi, làmm cho bức tường đẹp hẳn ra. Anh thích cái ảnh trên lịch… những bông hồng ấy. Trứng còn không em? Bà Pu-la là bà nào thế, nghe như tên một con gà mái. Cám ơn, Cơ-rít. Chà, em không thể tưởng tượng nổi anh nóng lòng bắt tay vào việc đến thế nào. Ở đây chắc là có nhiều cơ hội tốt để làm việc. Những cơ hội lớn đấy! - En- đru bỗng im bặt, mắt nhìn vào một cái hộp gỗ đánh véc-ni đặt ở cạnh đống hành lý của họ Ở góc phòng. – Ơ này, Cơ-rít, cái gì kia thế em?
Cơ-ri-xtin trả lời, giọng thảnh nhiên:
- À, một món quà cưới đấy mà, của anh Đen-ni!
- Đen-ni à?
En- đru đổi sắc mặt. Đen-ni đã tỏ ra cộc cằn khi En- đru chạy đến nhà cảm ơn anh ta về việc giúp anh vào làm ở đây, và nhân thể báo tin anh lấy Cơ-ri-xtin. Sáng nay, Đen-ni cũng chẳng thèm đến tiễn chân hai người. En- đru thấy mếch lòng, anh cảm thấy Đen-ni quá phức tạp, quá khó hiểu để tiếp tục làm bạn mình. En- đru bước từ từ lại chỗ để cái hộp, trong bụng nghi hoặc, nghĩ rằng bên trong chắc lại đựng một chiếc giày rách cũ… một kiểu đùa cợt của Đen-nị Anh mở nắp hộp ra và reo lên một tiếng mừng rỡ.
Trong hộp là bộ kính hiển vi của Đen-ni, bộ kính Đức hảo hạng của hãng Xai-xơ, kèm theo mấy chữ: “Tôi thật sự không cần đến cái này. Tôi đã nói với anh tôi là một tay mổ xẻ mà. Chúc anh may mắn”.
Không có gì để nói. Đăm chiêu, im lặng, En- đru ăn nốt miếng trứng, mắt cứ nhìn bộ kínnh hiển vị Sau đó, anh cẩn thận bê nó lên, sang gian buồng đằng sau phòng ăn, Cơ-ri-xtin bước theo sau. Anh trịnh trọng đặt bộ kính hiển vi giữa sàn nhà trơ trụi.
- Đây không phải là phòng đọc sách, phòng khách hay phòng làm việc gì sất, em ạ. Nhờ người bạn tốt của chúng mình, anh Phi-líp Đen-ni, anh đặt tên cho phòng này là phóng thí nghiệm.
En- đru vừa mới đặt một cái hôn lên môi Cơ-ri-xtin để đánh dấu buổi lễ đặt tên xong thì có tiếng chuông điện thoại, tiếng chuông lanh lảnh kéo dài, vang lên từ phòng ngoài trống rỗng làm cho hai người giật mình sửng sốt. Họ nhìn nhau thắc mắc thầm hỏi không biết là ai.
- Có lẽ là một người đến khám bệnh, Cơ-rít ạ. Em tưởng tượng xem! Người bệnh đầu tiên của anh ở E-bơ-re-lo!
En- đru lao người ra phòng ngoài.
Không phải là một người bệnh mà là bác sĩ Lu-ê-lin, từ nhà ông ở tít đầu bên kia thị trấn gọi dây nói đến chúc mừng. Giọng ông qua đường dây rành rọt và tao nhã, đến ngay Cơ-ri-xtin đứng kiễng chân ghé đầu bên vai En- đru cũng nghe rõ được hết câu chuyện.
- A-lô! Chào anh Men-sân. Anh có khỏe không? Đừng lo, bây giờ không phải là giờ làm việc đâu. Tôi chỉ muốn được là người đầu tiên chúc mừng anh chị tại E-bơ-re-lo này thôi.
- Cảm ơn ông, bác sĩ Lu-ê-lin, xin rất cảm ơn. Ông có lòng tốt với chúng tôi vô cùng. Tuy nhiên, nếu có việc làm thì cũng không sao.
- Ta-ta-tạ Đừng nghĩ đến công việc vội, khi nào anh ổn định xong xuôi rồi hẵng haỵ – Lu-ê-lin nói liền một thôi – Này, anh Men-sân, nếu tối nay anh không bận gì, mời anh đến chơi dùng bữa tối với chúng tôi, cả hai anh chị, đến chơi thân mật thôi, vào bảy rưỡi. Chúng tôi rất vui mừng được tiếp đón hai anh chị. Chúng ta sẽ có dịp chuyện trò với nhau. Đồng ý chứ? Thôi nhé, chào anh, sẽ gặp tối nay nhé.
En- đru đặt máy nói xuống, vô cùng hớn hở.
- Ông ấy tử tế đấy chứ, em nhỉ? Thăm hỏi chúng mình ngaỵ Mà ông ấy lại là bác sĩ trưởng đấy nhé. Một người có nhiều bằng cấp cao lắm. Anh đã tìm tên ông ấy trong quyển danh bạ ngành y rồi: bằng bác sĩ y khoa cao cấp, đã từng làm bác sĩ điều trị tại bênh viện Luân Đôn, bác sĩ chính ngạch của Bộ Y tế, hội viên Hội phẫu thuật Hoàng gia anh. Em phải biết toàn là những chức vị, học vị loại cao cả đấy. Thế mà ông ấy ăn nói thân mật quá. Cam đoan với em ở đây chúng mình sẽ rất dễ chịu.
En- đru quàng tay ôm lấy Cơ-ri-xtin và vui sướng kéo nàng nhảy qua một điệu van-xơ vòng quanh gian phòng.