En- đru đi thăm bệnh ngay tức thì, với một cảm giác khó nói, gần như nhẹ nhõm. Anh mừng được có dịp bức ra khỏi những xúc cảm kỳ quặc ngược nhau nảy sinh từ lúc anh đặt chân tới Brin-gao- Ợ Anh đã lờ mờ đoán ra tình hình công việc và cách Blốt- đoen dùng anh làm thay người thầy thuốc chính nay không còn khả năng làm việc nữa. Thật là một hoàn cảnh kỳ lạ, khác xa những bức tranh lãnh mạn mà trí tưởng tượng của anh có thể vẽ ra. Tuy vậy, dù sao,đối với anh, công việc là cái chủ yếu, ngoài ra mọi chuyện khác đều là vụn vặt. Anh khao khát bắt tay vào việc. Bất giác anh rảo bước, lòng bồn chồn hân hoan với ý nghĩ… Đây là người bệnh đầu tiên của mình.
Trời hãy còn mưa khi En- đru bước qua bãi đất trống đen xạm, bẩn thỉu, rẽ sang phố nhà thờ, đi về phía bà Pây-giơ đã chỉ một cách chung chung. Mặc dầu đi giữa đêm tối, En- đru cũng thấy được hình thù của thị trấn. Những cửa hiệu của nhà thờ – Nhà thờ của giáo phái Xai- Ơn, Kê-pơn, Hê-bron, Bê-thơn, Bê-thê-xđa – anh đi qua dễ đến tròn một chục cái, rồi đến cửa hàng hợp tác rộng lớn và chi nhánh của ngân hàng miền tây, tất cả đều nằm trên đường phố chính ở tít dưới lòng thung lũng. Một cảm giác nặng nề đặc biệt đè lên ngực làm anh cảm thấy mình như bị vùi sâu dưới đáy khe núi này. Ngoài đường không còn mấy người đi lại. Từ phố Nhà thờ rẽ sang hai bên không xa là những dãy nhà ở của dân thợ, mái nhà xanh lam, chạy thẳng thước thợ với nhau. Và xa xa, ở tít đầu khe núi, dưới một vầng ánh sáng toa? ra thành hình rẻ quạt trên bầu trời đùng đục và khu mỏ sắt và nhà máy luyện kim Blây-nen-li.
Đến số 7 phố phố Glai- đa, En- đru hổn hển gõ cửa và được đưa ngay vào gian bếp, nơi bệnh nhân đang nằm trên một cái giường, đặt sâu trong hóc tường. Bệnh nhân là một phụ nữ còn trẻ, vợ một người thợ nấu thép tên là Uy-liêm. Bước lại bên giường người bệnh, tim đập thình thình, đầu óc căng thẳng, điểm khởi đầu thực sự của cuộc đời anh. Biết bao lần anh đã nghĩ đến giờ phút này khi anh đang trong đám sinh viên nghe giáo sư Lem-plu giảng bài! Bây giờ không còn có bạn bè hỗ trợ, không còn chuyện trả bài một cách thoải mái nữa. Bây giờ anh chỉ có một mình, trước một người bệnh mà anh phải chuẩn đoán và điều trị, không nhờ cậy được một ai. Bỗng nhiên, lòng đau quặn, anh nhận ra mình luống cuống, không có kinh nghiệm, hoàn toàn không được chuẩn bị gì cho nhiệm vụ này.
En- đru khám thật cẩn thận, tỉ mỉ, trong khi người chồng đứng bên cạnh trong gian phòng nền đá chật chội sáng lờ mờ. Không còn nghi ngờ gì nữa, chị phụ nữ này ốm rồi. Chị ta kêu đau đầu không chịu được. Nhiệt độ, mạch, lưỡi, đều cho thấy là có bệnh, mà bệnh nặng. Nhưng là bệnh gì? En- đru lo lắng tự đặt cho mình câu hỏi khi anh cúi xuống khám lại. Người bệnh đầu tiên của anh! Ồ, anh biết là anh quá lo! Nhưng nhỡ anh lầm, lầm lẫn ghê gớm thì sao? Tệ hơn nữa, nhỡ anh nhận ra mình không thể chuẩn đoán ra bệnh gì thì sao? Anh bỏ sót một cái gì ư? Không sót một cái gì cả. Thế mà anh vẫn thấy mình đang cố tìm cho ra cân giải đáp, cố tập hợp các triệu chứng lại dưới tên một căn bệnh cụ thể nào đó mà không được. Sau cùng, hiểu rằng không thể kéo dài cuộc tìm kiếm thêm nữa, En- đru từ từ đứng thẳng người lên, gập ống nghe lại, lắp bắp:
- Chị ấy có bị lạnh không? – En- đru hỏi, mắt dán xuống sàn nhà.
- À, có ạ – Uy-liêm vội trả lời. Người chồng có vẻ hoảng khi thấy cuộc khám bệnh kéo dài – Thưa bác sĩ, tôi quả quyết là nhà tôi bị lạnh, cách đây ba bốn hôm.
En- đru gật đầu, khó nhọc tìm cách gây cho người chồng một niềm tin mà mà chính anh không có. Anh lí nhí:
- Mấy hôm nữa là chị ấy sẽ khỏi. Độ nửa tiếng nữa, anh đến trạm xá nhé. Tôi sẽ cấp cho anh một lọ thuốc.
En- đru cáo từ hai vợ chồng rồi trở về trạm xá, đầu cứ cúi gằm suy nghĩ miên man, tuyệt vọng. Trạm xá là một căn nhà gỗ tồi tàn ở đầu lối đi vào nhà bác sĩ Pây-giợ Thắp ngọn đèn hơi, En- đru bắt đầu đi đi lại lại bên cạnh những cái giá bụi bặm để đầy những lọ màu xanh lam, xanh lục, nặn óc suy nghĩ, mò mẫm trong tôi. Không có một triệu chứng rõ rệt nào. Đúng, hẳn là cảm lạnh. Anh lầu bầu, rối óc, kinh hãi và tức tối trước sự bất lực của mình. Anh đành phải buộc lòng cứ bỏ mặc đấy. Gặp phải những trường hợp bí, giáo sư Lem-plu thường có một công thức ngắn gọn mà ông dùng rất khéo léo: sốt KRNN(sốt không rõ nguyên nhân). Vừa không liên lụy, vừa đúng, mà nghe có một âm hưởng hết sức khoa học!
Vẻ khổ sở, En- đru lấy ra một cái lọ nhỏ sáu ao-xơ trong một quầy thuốc và bắt đầu pha một thứ thuốc hạ nhiệt, trán nhăn lại suy nghĩ. Ka-li-ni-trát, na-tri xa-li-xi-lát… muối na-tri nằm ở cái xứ nào? À, đây rồi. En- đru cố vui lên bằng cách tự nhủ đây toàn là những thứ thuốc tốt nhất, không chê vào đâu được, thể nào cũng giảm sốt, chắc chắn là có tác dụng tốt. Giáo sư Lem-plu đã nhiều lần dạy rằng không có thứ thuốc nào có công hiệu chung chung bằng na-tri xa-li-xi-lát.
En- đru pha thuốc vừa xong, đang viết tên thuốc vói một cảm giác khoan khoái hoàn thành công việc thì chuông trạm xá vang lên một tiếng “bình” cửa ngoài bật mởvà bước vào là một người đàn ông trạc ba mươi tuổi, mập mạp, vuông vức, sức lực, mặt đỏ au, theo sau có một con chó. Không khí trầm xuống một lúc trong khi con chó loang màu mực và đỏ tía ngồi chồm hổm trên hai chân sau đầy bùn và người đàn ông nhìn En- đru từ đầu đến chân. Người khách lạ mặc một bộ đồ bằng vải nhung cũ, đi tất nâu, giày thô đóng cá, chiếc áo choàng bằng vải sơn giả da sũng nước khoác trên vai. Giọng nói anh ta, khi cất lên, có một vẻ lịch sự mỉa mai và đúng phép tắc đến khó chịu.
- Tôi qua đây thấy có ánh đèn chiếu qua cửa sổ. Tôi nghĩ nên vào chào ông một câu. Tôi là Đen-ni, phụ tá của bác sĩ Liu-ít đáng kính, văn bằng HDS. Nếu ông chưa gặp chữ ấybao giờ thì tôi xin nói đó là văn bằng của hội dược sĩ, học vị cao nhất mà chúa trời và con người được biết.
En- đru nhìn lại, vẻ ngờ vực. Phi-líp Đen-ni lấy ra một bao thuốc nhầu nát, rút một điếu, châm lửa, vứt diêm xuống sàn rồi nghênh ngang đi lại. Anh ta cầm lọ thuốc, đọc tên thuốc và cách sử dụng, sau đó mở nút đưa lên mũi ngửi rồi đóng lại và đặt lọ xuống, gương mặt đỏ buồn rầu chuyển sang vẻ khen ngợi dịu dàng.
- Tuyệt vời! Ông bắt đầu những việc làm tốt đẹp rồi! Ba giờ uống một thìa! Lạy chúa! Được gặp lại những thứ thuốc thân yêu khiến người ta yên lòng. Nhưng thưa bác sĩ, tại sao lại không cho uống mỗi ngày ba lần? Bác sĩ không thấy rằng theo đúng phương pháp chính thống thì những thìa thuốc phải trôi qua thực quản mỗi ngày ba lần hay sao? – Anh ta ngừng lại, trở nên châm chọc một cách nhẹ nhàng hơn bất kỳ lúc nào với cái vẻ ân cần giả tạo – Bây giờ, bác sĩ hãy cho tôi biết trong này có những gì? Ka-li-ni- trát phải không? Ngửi mùi thì biết. Một dược liệu kỳ diệu, cái chất ka-li-ni- trát này. Kỳ diệu, thật là kỳ diệu, ông bác sĩ thân mến ạ! Lợi trung tiện này, kích thích này, lại lợi tiểu nữa này, mà có thể tọng vào bụng hàng chai. Ông còn nhớ những điều dạy trong cuốn sách nhỏ màu đỏ không? Khi do dự thì cứ cho uống ka-li-ni-trát… hay là ka-li i- Ô- đua nhỉ? Có lẽ tôi quên mất cả một số điều cơ bản rồi.
Gian phòng gỗ lại rơi vào im lặng, chỉ có tiếng mưa rơi lộp bộp trên mái tôn. Bỗng Đen-ni bật cười, riễu cợt vẻ mặt phân vân của En- đrụ Anh ta nhạo báng hỏi:
- Thưa bác sĩ, ngoài khoa học ông còn thể thoa? mãn tính tò mò của tôi một tí được không? Tại sao ông về đây?
Lần này En- đru nổi nóng. Anh cau có trả lời:
- Tôi có ý định biến Blây-nen-li thành một nơi dưỡng bệnh… đại loại một nơi chữa bệnh bằng nước suối trên núi, ông biết chứ.
Đen-ni lại cười. Cái cười của anh ta là một sự lăng nhục khiến En- đru chỉ muốn đấm cho anh ta một quả.
- Dí dỏm, dí dỏm lắm, ông bác sĩ thân mến ạ. Kiểu hài hước của người Xcốt-lan chính cống. Đáng tiếc là tôi không thể khuyên người ta lấy nước làm thử nước suối lý tưởng của một nơi chữa bệnh bằng khoáng tuyền. Còn giới y học ở đây, thưa bác sĩ thân mến của tôi, bọn này chỉ là rác rưởi, là cặn bã của nghề nghiệp vinh quang và thực sự cao quý.
- Trong đó có cả ông?
- Đúng! – Đen-ni gật đầu. Anh ta im lặng một lúc, mắt chăm chú nhìn En- đru dưới hàng lông mày đỏ quạch. Rồi từ bỏ thái độ nhìn mỉa mai riễu cợt, nét mặt xấu xí của anh ta trở lại buồn rầu. Giọng tuy còn cay độc nhưng nghiêm nghị – Ông Men-sân này! Tôi biết ông đến đây chỉ là đi trên con đường tới phố Ha-li (1) thôi, nhưng trong thời gian đó, có một đôi điều về cái xứ sở này mà ông cần phải biết. Ông sẽ thấy nó không phù hợp những truyền thống tốt đẹp của nghề nghiệp lãng mạn này đâu. Không bệnh viện, không xe cứu thương, không điện quang, không có gì hết. Nếu ông muốn mổ xẻ thì hãy hãy dùng cái bàn nấu bếp. Rồi ông rửa tay trong cái chậu rửa bát. Điều kiện thì khỏi phải nói. Mùa hè khô ráo mà trẻ con chết như ruồi vì tả. Ông Pây-giơ, ông chủ của ông, một bác sĩ già tốt đấy, nhưng bây giờ hết thời rồi, bị con mụ Blốt- đoen khốn khiếp nó áp chế, và sẽ chẳng bao giờ mó tay vào việc gì được nữa. Liu-ít, chủ của tôi, là một bà đỡ lũn ca lũn cũn, bủn xỉn, chỉ biết chạy theo đồng tiền, Brem- Oen, biệt hiệu “Cá cháo” thì chẳng biết gì ngoài mấy lời rao hàng thống thiết và mấy bài kinh Xo-lơ-mơn. Còn tôi, nên đón trước những chuyện rêu rao về tôi thì hơn… Tôi nát rượu như một cái hũ. À, còn Gien-kin, và người pha thuốc nhu mì của ông nữa, anh ta làm ăn rất phát đạt với nghề phụ là bán những viên chì chữa bệnh phụ nữ. Có lẽ gần như hết cả rồi đấy. Ê, Ho-kin, ta đi thôi – anh ta gọi con chó lai, rồi nặng nề đi về phía cửa. Ra đến đây, anh ta dừng lại, đưa mắt nhìn từ lọ thuốc trên mặt quầy đến En- đrụ Giọng đều đều, hoàn toàn thản nhiên, anh ta nói:
- À này, ở vào địa vị Ông tôi nghĩ đến bệnh thương hàn, về người bệnh phố Glai- đa ấy. Bệnh này đôi khi có những trường hợp không hoàn toàn điển hình.
Bình! Cách cửa lại bật ra. En- đru chưa kịp trả lời thì bác sĩ Phi-lip Đen-ni và con chó Ho-kin đã biến vào trong đêm tối ẩm ướt.
----------
Chú thích:
(1) Một phố ở của Luân Đôn, nơi có nhiều phòng khám bệnh của các bác sĩ có tiếng tăm.