Chúng ta trở lại với Pichegru, ban đầu ông ta chối bỏ tất cả mọi việc nhưng một cận vệ của Moreau đã nhận ra ông ta là người bí mật đến nhà ông chủ của hắn thì Pichegru không chối cãi nữa và chịu chung số phận như Georges.
Khi đến nhà ngục Temple, người ta dành cho Pichegru một phòng tầng trệt. Đầu giường của ông quay ra cửa sổ nên chiếc bàn nhỏ bên cạnh giường được ánh sáng từ cửa sổ chiếu vào rất rõ, nhờ đó ông có thể đọc trên giường. Bên ngoài cửa sổ có một nhóm canh gác có thể quan sát nhất cử nhất động của ông ta trong phòng.
Giữa Georges và Pichegru chỉ có một phòng chờ nho nhỏ ngăn cách. Có một cảnh sát bị nhốt vào phòng này, chìa khoá do người gác cổng giữ. Anh ta chỉ có thể báo động bằng cách gọi ngoài cửa sổ, khi đó lính gác ngoài hành lang sẽ chạy đi báo tin cho người gác cổng.
Như vậy Pichegru hầu như có hai cảnh sát kè kè không rời mắt nửa giây, thêm nữa phòng của ông ta chỉ cách có một bức vách với phòng của ngài Bouvet de Lozier, chúng ta chắc còn nhớ ông này đã từng có tự tử bằng dây cà vạt. Cách đó ba bốn bước về phía tiền sảnh phía bên phải là phòng của Georges mở cửa suốt ngày đêm. Có hai cảnh sát hiến binh và một cảnh sát hình sự theo dõi ông ta.
Sau buổi gặp ngài Réal, Pichegru giống như Georges trước đây từng bị hai hiến binh ở trong phòng, đã yêu cầu điều hai lính gác phiền toái này đi. Lời đề nghị được chuyển đến ngài Bonaparte. Ông nhún vai nói:
- Việc gì phải làm hắn ta mệt mỏi một cách vô ích? Đám lính ấy ở trong phòng không phải để ngăn hắn ta chạy trốn mà để ngăn hắn tự tử. Và một khi ai đó muốn chết thật sự thì thế nào cũng đạt được mục đích.
Người ta để cho Pichegru một lọ mực và cây bút lông ngỗng cho ông ta làm việc. Đó là những dự định liên quan đến việc chỉnh đốn kinh tế đảo Guyane, thứ làm ông rất thích. Rõ ràng với khả năng hoạch định chiến lược gấp đôi ngày thường, là con người giỏi tính toán số liệu cộng với những ký niệm đi săn trên mảnh đất trên biển này ông bắt tay vào việc ngay với niềm hân hoan thích thú.
Việc Bonaparte ám chỉ Pichegru có ý định tự vẫn không phải là vô căn cứ. Hầu tước Rivière đã kể có đôi lần đi lang thang cùng Pichegru ở Paris vì sợ về nhà dễ bị bắt, viên tướng đã đột ngột dừng lại, gí họng súng vào đầu mình và nói:
- Kỳ thực, không cần phải trốn đi đâu nữa, chúng ta dừng lại ở đây thôi!
Ông Rivière đã xông vào gỡ khẩu súng ra. Pichegru ít ra là lúc đó đã nghĩ lại và bỏ ý định tự tử. Sau đó ông dẫn Rivière đến nhà một phụ nữ đồng ý cho họ ẩn nhờ trên phố Noyers. Đến đó, Pichegru đặt con dao găm lên bàn và nói:
- Còn một tối như hôm nay nữa thôi rồi tất cả sẽ chấm hết.
Charles Nodiers, trong những hồi ức về thời kỳ cách mạng đã kể một chuyện khá kỳ lạ, nó giống như một điềm báo cho người mười một năm sau phải vào Temple: "Giống như tất cả bộ tham mưu, Pichegru thắt cà vạt bằng lụa đen khít quanh cổ. Không như mốt thời đó đeo cà vạt kiểu Saint-Just, anh chàng này chỉ quấn một nút. Theo lệnh của Saint-Just, mọi người đều để nguyên trang phục khi đi ngủ, Pichegru và hai thư ký của mình ngủ cùng một phòng, mỗi người có một tấm nệm trải xuống sàn nhà. Pichegru rất ít ngủ, chỉ ba bốn tiếng gần sáng mà thôi".
Một đêm, Nodiers đang chìm trong giấc ngủ nặng nề, ông ta gặp một cơn ác mộng trong đó các thổ dân da đỏ xiết cổ mình thì ông ta cảm thấy có một bàn tay luồn xuống cổ nới nút cà vạt ra. Ông bật thức giấc, mở mắt và nhận ra tướng quân đang quỳ gối cạnh mình.
- Là tướng quân ư?
- Ngài cần tôi sao?
- Không - Pichegru đáp - Ngược lại, chính ông mới cần tôi.
- Ông bị đau và kêu la, tôi nhìn qua cũng biết ngay lí do. Khi đeo cà vạt chặt, cần phải cho chúng nghỉ ngơi khi ta đi ngủ nếu không chỉ cần quên đi là gây ra nghẽn máu và sẽ chết tức thì. Đó là một cách tự tử đấy.
Trong những lần ngài Réal đến thăm và hỏi han về cách thuộc địa hoá đảo Guyane, ông hỏi xem liệu Pichegru có cần gì không.
- Có sách, mang cho tôi sách - Pichegru đã yêu cầu.
- Sách lịch sử ư? - ông Réal hỏi.
- Không! Sách lịch sở ư, tôi đội trên đầu quá nhiều rối, hãy gửi cho tôi sách của Sénèque: Tôi giống như một con bạc.
- Tướng quân - Ngài Réal vừa nói vừa cười - Một con bạc chỉ đọc Sénèque khi nó đã thất bại hoàn toàn. Ngài đâu đến mức như vậy!
Đồng thời, Pichegru cũng muốn được gửi bức chân đung người ta vẽ ông mà ông gắn bó nhất. Sách của Sénèque được gửi đến và ngài Desmaret đi lấy bức hoạ nhưng thấy nó bị thay đổi nên lại thôi không gửi nữa.
Khi đấy chỉ có mỗi sách, Pichegru hỏi bức hoạ đâu, người ta đưa ra lý do từ chối: nó quá xấu.
- Thế đấy! - Pichegru nói với người gác cổng - Tôi nghĩ ngài Réal đã chế giễu tôi khi ông ấy nói về Cayenne với tôi.
Và ông ta sốt ruột chờ ngài Réal đến thăm lần thứ hai.
Nhưng vào thời điểm ấy, vụ việc của Công tước Enghien xảy ra khiến cho ngài Réal bận tối tăm mặt mũi, không có thời gian đến thăm Pichegru lần nữa. Chính thế mà người này quyết định tự tử. Ban đầu ông ta kêu lạnh nhưng vì trong phòng có một lò sưởi nên người ta cho đốt lửa. Muốn vậy, người ta phải mang đến những thanh củi khô cho dễ cháy.
Ngày hôm sau nữa, khi vào phòng ban sáng, người ta đã thấy ông nằm trên giường thanh thản, bất động. Họ lay gọi.
Ông đã chết!
Một giờ sau khi nhận được tin dữ, tức là khoảng tám giờ sáng, Savary đang gác ở Tuileries thì nhận được một tờ giấy của một hiến binh ưu tú, hôm ấy chỉ huy trạm gác ở Temple. Anh ta báo vài phút trước, tướng Pichegru đã được phát hiện chết trên giường và mọi người đang chờ ai đó đến xem xét sự việc. Ngay lập tức Savary chuyển tờ giấy đến cho ngài Tổng tài thứ nhất. Ông cho gọi anh ta đến, tưởng Savary biết nhiều hơn. Thấy anh này không biết gì, ông bảo:
Nhanh lên, đến đó xem có tin tức gì không. Một cái chết cho kẻ chinh phục Hà Lan mới hay hớm làm sao!
Savary không để lỡ một phút nào vội chạy đến Temple, đúng lúc ngài Réal cũng vừa tới nơi theo chức danh chánh án đến xem xét tình hình. Chưa một ai vào phòng ngoài người gác đã phát hiện tai nạn trước tiên. Ngài Réal và Savary được đưa lại gần chiếc giường của nạn nhân và nhận ra ông ta rất rõ dù khuôn mặt đã trở nên đỏ bầm do hậu quả của chứng ứ máu.
Ông tướng ấy nằm nghiêng bên phải, quanh cổ, chiếc cà vạt bị xoắn như một sợi dây cáp. Hình như ông ta đã quấn nó ở mức chặt nhất có thể, sau đó lấy một đoạn củi dài mười lăm centimet luồn vào rồi vặn cho đến khi sợi dây siết mạnh cho đến lúc không còn tỉnh táo nữa, đổ vật xuống gối, do sức nặng của cái cổ đè xuống, đoạn củi không níu chặt không để đây nới ra. Trong trường hợp này, việc ứ máu chưa thể xảy ra nên tay òng ta còn luồn lên cổ và chạm vào cái tay quay.
Bên cạnh đó là chiếc bàn nhỏ, trên bàn, một quyển sách mở sẵn như ai đó vừa đọc dở dang. Đó là cuốn sách Sénèque mà ngài Réal đã gửi cho ông ta. Nó vừa mở đúng trang mà Sénèque nói: "Kẻ nào muốn làm phản trước hết phải đừng sợ chết”.
Rất có thể, đây là đoạn cuối cùng Pichegru đã đọc. Ông ta tưởng, nhất là sau tin đồn về cái chết của công tước Enghien, trước sau viễn cảnh ông cũng không hơn gì ngoài bản án của ngài Tổng tài hoặc phải chết.
Người ta cho thẩm vấn tất cả những ai có thể biết các chi tiết về cái chết bất ngờ và kỳ lạ ấy bởi lẽ, suy nghĩ đấu tiên nảy ra trong đầu Savary là ngài Bonaparte sẽ bị đổ lỗi đầu tiên về cái chết ấy.
Trước tiên, anh thẩm vấn viên hiến binh gác trong phòng chờ ngăn giữa Georges và Pichegru. Suốt đêm, người này không nghe thấy gì ngoài lúc một giờ sáng có tiếng tướng Pichegru ho nhưng ông ta đã nén lại ngay chắc vì sợ làm mọi người xung quanh thức giấc. Tiếp đó, Savary thẩm vấn viên hiến binh gác ngoài cửa sổ, người thấy tất cả mọi việc trong phòng nhưng anh này cũng khẳng định không thấy gì cả. Thế là ngài Réal đâm ra tuyệt vọng.
Dù không có gì chứng tỏ rõ hơn là vụ tự tử nhưng dù nói gì người ta vẫn cho là ông ta bị siết cổ.
Quả nhiên, người ta nói như vậy, nhưng sự thất lại không đúng. Kể ra cũng chẳng có lý do gì để Pichegru phải nghĩ quẩn vì ngài Tổng tài đã giao ông ta một dự án mà ông ta dành cả đời theo đuổi cơ mà, dự án sử dụng đến tiếng tăm của chính ông.
Ngài Bonaparte không chỉ đặc ân cho Pichegru, người thầy cũ của mình ở Brienne mà còn giao cho ông một nhiệm vụ vinh dự ở Cayenne, nhiệm vụ sẽ xoá bớt tiếng xấu của ông dù bản án của Moreau có như thế nào.
Vả lại sau sức ép dư luận về vụ hành quyết công tước Enghien, dại gì ông lại phải nhân lên lời bàn tán xì xào của công chúng chống lại ông bằng cách ám hại Pichegru trong đêm.
Tiếc thay, - Ngài Bonaparte nói với Réal khi thấy ông này quay lại - Chúng ta cứ ngỡ đã giải quyết vấn đề Guyane theo cách của ông ấy chỉ với 6 triệu người da đen và 6 triệu đồng !