Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> VH Cổ Điển Nước Ngoài >> Hiệp Sĩ Sainte Hermine

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 103940 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Hiệp Sĩ Sainte Hermine
Alexandre Dumas

Chương 40

Trước khi mở ra lời giới thiệu rất dài về tác giả tập Thần đồng đạo Cơ đốc này, tôi đã nhắc đến việc ngài Bonaparte ra lệnh để ông yên một mình. Đó là lệnh đưa ra khi cơn giận của ông có thể lên đến đỉnh điểm. Trái với những người khác khi ông một mình im lặng, khi các suy ngẫm dịu xuống thì chỉ còn sức tưởng tượng còn sôi sục, một cơn bão tố đang hình thành trong ông và khi nó bùng phát, sấm sét sẽ phải giáng vào ai đó.

 

Ông ăn tối một mình, khi ngài Réal đến cùng với bản báo cáo rộng như bản ông nhận được ban sáng nhưng phản ứng của ông rất khác, khi thấy ngài Tổng tài đang dài người trên bàn trước tấm bản đồ rộng. Ông đang nghiên cứu đoạn đường từ Rhin đến Ettenheim, đo khoảng cách, tính thời gian đi lại.

Thấy ông Réal vào, ngài đệ nhất Tổng tài chủ ngón tay xuống bàn và nói:

- Ông Réal, ông chịu trách nhiệm về bộ Cảnh sát của tôi, ngày nào ông cũng đến gặp tôi mà lại quên nói với tôi công tước Enghien cách biên giới của chứng ta có bốn dặm và đang tổ chức một cuộc âm mưu quân sự?

- Tôi đến chính là để báo cho ngài mọi chuyện đây - ông Réal bình tĩnh đáp - Công tước Enghien không cách biên giới của ngài bốn dặm mà đang ở Ettenheim, ông ta không rời khỏi đó, tức là còn cách mười hai dặm.

- Mười hai dặm đã là gì? - Bonaparte hỏi - Chẳng phải Georges còn cách sáu mươi dặm, Pichegru cách tám mươi dặm đó ư? Còn Moreau, hắn ở đâu? Có cách bốn dặm không? Hắn ở ngay phố Anjou-Saint-Hororé, cách điện Tuileries có bốn trăm bước thôi, hắn chỉ cần phẩy tay ra hiệu cho đồng đảng đang ở sát hắn tại Paris thì… giả dụ hắn thành công thì một tên Bourbon đã ở thủ đô lên kế vị tôi rồi. Thế đấy, thế là tôi thành con chó mà người ta có thể tóm ngoài đường trong khi bọn ám sát tôi thành những thánh nhân!

Ngài Talleyrand cùng với ngài đệ tam Tổng tài cùng bước vào.

Bonaparte tiến thẳng đến ngài Bộ trưởng ngoại giao.

- Bộ của ngài làm cái quái gì mà để quân kẻ thù của tôi tập hợp ở Ettenheim thế?

- Tôi không biết gì về chuyện này - ông Talleyrand bình tĩnh như mọi khi đáp -và Massias cũng không báo cáo gì về vấn đề này.

Cách trả lời và cách bao biện ấy càng khiến ngài Bonaparte tức điên:

- Thật may là những tin tức trong tay tôi cũng đủ rồi, tôi biết cách trừng trị âm mưu của chúng, đầu của kẻ phạm tội sẽ là lẽ công bằng.

Nói xong ông sải những bước dài trong phòng khách theo thói quen của mình.

Đệ nhị Tổng tài, ông Cambacères phải cố gắng mới theo kịp òng nhưng khi nghe đến câu "Đầu của kẻ phạm tội sẽ là lẽ công bằng" thì ông này dừng lại.

- Tôi nghĩ giả dụ có nhân vật như vậy thì tình hình cũng không nghiêm trọng đến vậy chứ.

- Ngài nói gì thế thưa ngài? - Bonaparte nhìn ông này từ đầu đến chân - Ngài biết tôi không muốn đụng vào kẻ định ám sát tôi à. Tôi sẽ xử lý việc này theo ý của tôi và không nghe lời khuyên nào hết, nhất là từ ngài. Tôi thấy dường như chính ngài đã dính dáng đến máu nhà Burbon từ khi ngài bỏ phiếu tử hình vua Louis XVI. Nếu tôi không có được trong tay luật pháp cho phép chống lại hung thủ, tôi sẽ dùng luật tự nhiên, dùng quyền tự vệ hợp lẽ của mình.

Hắn và người của hắn không có mục đích nào khác là muốn cái mạng của tôi. Tôi bị tấn công từ mọi phía, khi thì có dao găm, khi thì lửa, bọn chúng còn tạo ra súng gió, thuốc nổ, chúng dồn tồi bằng các cuộc phản loạn. Thế nào ngày lại ngày, xa hay gần bọn chúng sẵn sàng ra tay giết người! Thế mà không lực lượng nào, không toà án nào trên mặt đất này mang công lý đến cho tôi, tôi cũng không được như người bình thường khác là lấy chiến tranh đáp trả chiến tranh hay sao! Ai có thể dửng dưng kết tội tôi đây? Máu phải trả bằng máu đó là phản ứng tự nhiên không thể tránh được kẻ nào gieo gió ắt phải gặt bão!

Khi ta chịu khuất phục vì sợ có nội chiến và gây xôn xao chính trị thì chỉ có nước làm mồi làm nạn nhân mà thôi! Phải thế nào mới tưởng tượng được một gia đình lưu vong có đặc quyền liên tục tấn công, động đến sự tồn tại của tôi mà tôi lại không có quyền làm ngược lại. Nó chỉ biết biết hạ người khác rồi dùng luật pháp khoác lên mình để bảo vệ mình hay sao, cơ hội phải được chia đều chứ.

Về mặt cá nhân tôi, tôi chưa làm gì động đến một ai nhà Bourbon. Cả dân tộc lớn đã đặt tôi lên lãnh đạo nó, hầu như toàn bộ châu Âu đã nhượng bộ trước lựa chọn này, và sau cùng, máu của tôi đâu phải là bùn, đã đến lúc tôi đặt nó ngang với máu của bọn chúng rồi. Chuyện gì xảy ra nếu tôi thúc đẩy việc trả thù của mình? Tôi có thể làm điều đó! Tôi có hơn một lần cơ hội nắm lấy số mạng của chúng, hơn chục lần có người đề nghị tôi lấy đầu chúng và lần nào tôi cũng từ chối thẳng thừng, không phải tôi thấy bất công trong vị thế mà chúng hại tôi mà tôi thấy mình còn rất mạnh. Tôi cứ tưởng không nguy hiểm gì và coi việc chấp nhận giết chúng như một sự hèn hạ. Châm ngôn của tôi trong chính trường cũng như trong chiến tranh đó là tất cả những cái xấu xa chỉ tha thứ được chừng nào nó tuyệt đối cần thiết ngoài ra chúng là tội ác.

 

Fouché vẫn chưa nói gì, ngài Bonaparte quay sang phía ông ta và cảm thấy có một chỗ dựa. Để đáp lại câu hỏi im lặng của ngài Đệ nhất Tổng tài, Fouché quay sang hỏi ông Réal:

- Thưa ngài Hội đồng, chẳng phải mọi chuyện sẽ sáng tỏ hơn khi ngài đưa ra lời khai của Le Ridant, người bị bắt cùng thời gian với Georges hay sao? Chắc là ngài uỷ viên Hội đồng nhà nước của chúng ta còn chưa đọc nó vì ngài Dubois mới chuyển cho ngài lúc hai giờ, và từ hai giờ đến lúc này vì quá bận nên ngài không có thời gian đọc nó đúng không?

Ông Réal đỏ mặt đến tận mang tai. Quả thật ông ta có nhận được văn bản mà người ta nói rất quan trọng nhưng ông ta lại không đọc, cũng không cho vào tập hồ sơ của Georges. Trong lòng tự nhủ sẽ liếc mắt đến đầu tiên ngay khi ông có thời gian rỗi. Nhưng ông ta đã không có khoảng thời gian rỗi đó, cho nên ông chỉ biết là biên bản hỏi cung chứ không rõ nội dung là gì.

Không nói được lời nào, ông mở cặp và lục tìm nó trong số các giấy tờ khác. Fouché cúi đầu xuống chỉ vào một tờ giấy và nói:

- Nó đây này.

Ngài Bonaparte hơi lấy làm lạ về con người này. Ông ta biết rõ trong cặp của uỷ viên Hội đồng có gì.

Bản cung khai này rất quan trọng. Le Ridant thú nhận có cuộc âm mưu làm phản, tuyên bố có một hoàng thân cầm đầu, người này đã từng đến Paris và có thể sắp quay trở lại. Hắn còn nói thêm đã từng thấy ở chỗ Georges Cadoudal một thanh niên khoảng ba mươi hai tuổi, rất cao quý, lịch lãm được tất cả đều kính trọng kể cả Pichegru.

 

Bonaparte ngắt lời ông Réal đang đọc.

- Thôi đủ rồi? - Ông nói - Thế là đủ rồi! Rõ ràng người thanh niên đó, cái kẻ được tôn kính ấy, không ai khác ngoài một hoàng tử đến từ London. Kẻ được chờ bên vách đá Biville suốt một tháng, đó chỉ có thể là công tước Enghien. Hắn vừa mất bốn mươi tám tiếng rời Ettenheim đến Paris và trở về từ Paris đến Ettenheim bằng ấy thời gian, sau một hồi bàn bạc với đồng phạm của hắn. Kế hoạch đã vạch rõ không bàn cãi vào đâu được.

Napoléon nói tiếp:

- Bá tước Altois phải đến Normande với Pichegru, còng tước Enghien tới Alsace cùng Dumounez. Nhà Bourbon muốn trở lại Pháp phải mượn đến hai tướng Cộng hoà giỏi nhất này làm tiền trạm.

Mọi người đều hiểu sau khi nghe ngài Tổng tài bày tỏ ý của mình lên quyết như vậy thì không ai dám phản đối dù là trực tiếp hay gián tiếp dự định của ông nữa.

Lebrun đưa ra vài nhận xét mơ hồ, ông ta sợ một hành động tấn công như thế từ phía Bonaparte sẽ gây ra tác động tới châu Âu.

Tổng tài thứ hai, ông Cambacères mặc dù thường ngày cũng mạnh mồm nhưng giờ đây im bặt chỉ gợi đến lòng khoan hồng, nhưng Bonaparte chỉ đáp:

- Tôi biết động cơ nào khiến ngài khuyên tôi như vậy. Đó là lòng tận tuỵ của ngài với tôi, tòi xin cảm ơn về điều đó nhưng tôi không thể để mình bị giết mà không tự vệ. Tôi sẽ cho tất cả đám người này phải run lên và dạy cho chúng biết giữ sự yên ổn là gì.

Lúc này, tình cảm bao trùm toàn bộ con người Bonaparte không phải là sợ hãi hay lòng hận thù mà là ý muốn cho toàn nước Pháp biết rằng dòng máu nhà Bourbon vốn là thứ thiêng liêng với đồng bọn của chúng nhưng chẳng có nghĩa lý gì với ông cũng như với nhưng con người của chế độ Cộng hoà.

- Nhưng rốt cuộc, ngài dùng giải pháp gì? - Cambacèrer hỏi.

- Rất đơn giản để bắt sống công tước Enghien và chấm dứt chuyện này.

Mọi người biểu quyết chỉ riêng Cambacèrer còn dám bảo vệ sự phản đối của mình đến cùng. Vậy là quyết định đã được thông qua trong hội đồng và ngài Bonaparte không phải chịu trách nhiệm một mình về chuyện này. Ông cho gọi hai đại tá Ordener và Caulaincourt vào.

Đại tá Ordener sẽ đến bên bờ sông Rhin mang theo ba trăm lính long kỵ binh, nhiều binh sĩ, quân hiến binh và vài lính bắc cầu.

Vì những người này mang lương thực chỉ trong bốn ngày nên họ được mang một khoảng ba mươi nghìn phăng nữa để khi cần thì mua lương thực trong dân. Họ sẽ qua sông Rheinau, tiến thẳng đến Ettenheim, bao vây khu phố và sẽ bắt công tước Enghien cùng tất cả những người sống lưu vong quanh ông ta đặc biệt là Dumoanel. Trong khi đó, một cánh quân khác bao gồm ít quân pháo binh đó, Kerhl ở Offenburg chờ đợi cho đến khi công tước được mang về lãnh thổ Pháp. Ngay khi mọi việc hoàn tất, đại tá Caulaincourt sẽ đến chỗ công tước Badi để trình lời giải thích về hành động họ vừa làm.

 

Lúc ngài Bonaparte chủ trì phiên họp Hội đồng là tám giờ vì ông sợ mình hối hận mà thay đổi quyết định nên cho hai đại tá đi ngay trong đêm. Chỉ còn lại một mình, cảm giác chiến thắng lộ rõ trên khuôn mặt Bonaparte. Sự kiện này một khi thành công có lẽ sẽ là điều ân hận suốt đời nhưng vào lúc vừa quyết định xong, ông chỉ có cảm giác mãn nguyện, dòng máu của ông cũng ngang với của các vua chúa và ngay cả một ông vua trên ngai cũng không có quyền buộc nó phải đổ.

Ồng liếc nhìn đồng hồ, đã tám giờ mười lăm. Ông Méneval, thư ký mới thay thế cho Boumerine cũng tham dự vào cuộc họp kỳ lạ ấy, vẫn ngồi tại chỗ để chờ xem ngài Tổng tài có ra lệnh gì không.

Bonaparte đi đến bàn, chỉ tay vào bàn đó rồi nói:

- Ông viết đi!

"Ngài Đệ nhất Tổng tài gửi đến Bộ trưởng Chiến tranh

Paris ngày 19 Ventose năm XII (10/3/1804)

Công dân tướng quân, mong ngài ra lệnh cho tướng Ordeler, người mà tôi mới trao cho ngài, lệnh cho anh ta đi đến Strasbourg đêm nay anh ta sẽ mang bí danh khác và đi gặp một sư trưởng.

Nhiệm vụ của anh ta liên quan đến Ettenheim, bao vây thành phố và bắt công tước Enghien, Dumounez, đại tá Anh và tất cả những người khác có liên quan. Sư đoàn trưởng, hạ sĩ quân cảnh cũng như cảnh sát trưởng sẽ cung cấp tất cả các thông tin cần thiết cho anh ta.

Ngài lệnh cho tướng Ordener lấy ba trăm quân long kỵ binh ở đội 26 phải đến Rhemau vào tám giờ tối.

Sư trưởng sẽ cử mười một lính bắc cầu đến Rheinau cũng vào tám giờ tối. Quân pháo binh hạng nhẹ có thể đi xe hoặc ngựa độc lập. Phải chuẩn bị từ bốn hoặc năm chiếc tàu lớn đủ để đưa ba trăm người và ngựa qua sông chỉ trong một chuyến.

Quân số chỉ có bánh mỳ trong vòng bốn ngày và mang đủ đạn dược. Sư trưởng sẽ gặp ở đó một đại uý hay một sĩ quan, một trung uý cảnh sát và ba bốn quân hiến binh. Ngay khi tướng Ordener vượt qua sông Rhin, anh ta sẽ tiến về Ettenheim, đến nhà công tước và nhà Dumouriez. Công việc này hoàn tất, anh ta sẽ trở lại Strasbourg.

Khi qua Lunéville, tướng Ordener sẽ lệnh cho một sĩ quan đi xe đến Strasbonrg trước để chờ lệnh. Đến Strasbourg, tướng Ordenerr sẽ bí mật sai hai mật vụ đi báo tin. Cùng ngày giờ ấy, ngài lệnh cho hai trăm long kỵ bmh đội 26 dưới sự chỉ huy của tướng Caulamcourt đến bao vây Offemburg và bắt bà nam tước Reich, nếu bà ta không bị bắt ở Strasbourg vì có thể một người anh đang sống ở Strasbourg có thể báo tin trước cho bà ta.

Từ Offemburg, tướng Caulamcourt sẽ chỉ huy quân tiến lại gần Ettenheim, khi anh ta biết tướng Ordener đã đến đó. Họ sẽ chuẩn bị trợ thủ cho nhau đồng thời, sư trưởng cũng sẽ cho ba trăm quân đến Kerlh cùng bốn pháo hạng nhẹ để chiếm một trạm ngựa nhỏ ở Wilstardt để không còn chỗ trung gian giữa hai đường nữa.

Hai tướng Caulamconrt và Ordener phải lưu ý không được để quân lính làm ảnh hưởng đến dân chúng, ngài sẽ cấp cho họ khoảng mười hai nghìn phăng. Nếu họ không thể hoàn thành nhiệm vụ mà muốn lưu lại ba bốn ngày để hoàn tất công việc thì họ được phép. Còn nếu lâu hơn trên lãnh thổ nước ngoài, họ sẽ gặp bất hạnh lớn.

Ngài ra lệnh cho chỉ huy Neufbrissac để một trăm người qua tả ngạn con sông cùng hai đại bác. Trạm ngựa sẽ được giải phóng ngay khi hai cánh quân trở về. Tướng Caulaincourt chỉ đem theo khoảng ba chục quân hiến binh bên mình, còn lại tướng Ordener, sư đoàn trưởng sẽ tuỳ tình hình di chuyển.

Nếu xảy ra trường hợp ở Euenheim không có công tước Enghien, Mourieg và những người khác thì phải gửi mật báo đặc biệt về khi ấy ngài ra lệnh bắt chủ trạm ngựa ở Kerlh và những người khác để có thể có tin tức về chuyện đó.

BONAPARTE".

 

Lúc ông đang ký tài liệu quý hoá ấy thì có người vào báo công dân Chateaubriand đến.

 

Như tôi đã nói ở trên, ông Chateaubriand cùng tuổi với ngài Bonapalte tức là vào thời điểm ấy, họ cùng ba mươi lăm tuổi. Cả hai đều có vóc dáng nhỏ nhắn. Tất cả những ai từng có hân hạnh quen biết Chateaubriand đều đồng ý với tôi là họ chưa từng thấy ai cao ngạo như ông trừ sự kiêu căng của ngài Bonaparte.

Vẻ kiêu căng của tác giả Thần đồng đạo Cơ đốc là thứ còn sống sót sau tất thảy, khi tài sản tiêu tan, mất nghiệp chính trị hay khi có thành công trong văn chương. Vào lúc vinh quang này, vẻ kiêu căng ấy còn lớn hơn nữa.

Về phần mình, ngài Bonaparte chỉ cần một bước nữa là bước đến bậc cao tột đỉnh mà con người có thể đạt đến cho nên sự kiêu ngạo của ông không chấp nhận bị đem ra so sánh với bất cứ ai, trong quá khứ cũng như ở hiện tại.

- Chào ngài Chateaubriand - Bonaparte nói và tiến về phía ông - Ngài thấy đấy tôi vẫn chưa hề quên ngài.

- Xin cảm ơn công dân Tổng tài. Cuối cùng ngài đã hiểu là có những người chỉ có giá trị ở vị trí của họ.

- Tôi nhớ lại lời của César: "Thà là người đứng đầu ở quê còn hơn làm người thứ hai ở Rome". Sự thật là lẽ ra ngài không phải giải khuây ở nhà ông chú quý hoá của tôi, giữa những phiền nhiễu vụn vặt của giáo chủ, giữa thói khoác lác của các quý ông giám mục Châlons và những lời dối trá không ngớt của giám mục Maroc trong tương lai.

- Cha Guillon - Chateaubriand nói.

- Ngài cũng biết chuyện của ông ta đó - Bonaparte nói tiếp - Lợi dụng có tên giống nhau, ông ta cho rằng sau khi thoát được một cách kỳ diệu khỏi vụ thảm sát Cannes, ông ta đã rửa tội cho phu nhân Lamballe ở Force. Chẳng câu nào trong chuyện này là sự thật cả… thế ngài đã làm gì ở đó để giải khuây?

- Tôi sống ở mức có thể nhất giữa những kẻ đã chết. Tôi làm tất cả những gì người nước ngoài đến Rome muốn làm, đó là mơ mộng. Chính bản thân Rome cũng là một giấc mơ rồi, phải thấy ánh trạng từ trên cao Trinité-du-Mot, những công trình xa xa như những nét phác thảo của hoạ sĩ hay như những bờ biển chìm hơi sương nhìn từ một mạn tàu. Vầng trăng, cái khối cầu mà người ta ngỡ ở một thế giới đã chết ấy lại toả thứ ánh sáng tái nhợt lên trên thành Rome hoang tàn. Nó chiếu đến các khu phố không dân cư, những quảng trường công viên tịnh không có bóng người, những tu viện và hành lang của nó cũng vắng lặng như hành lang ở Colisée. Tôi tự hỏi chuyện gì xảy ra nơi đây cách đây mười tám thế kỷ cũng vào giờ này. Những ai ở đây đã xuyên qua bóng tốt những toà tháp này. Không chỉ nước Ý cổ đại đã chết mà nước Ý thời trung cổ cũng không còn. Trong khi tất cả dấu vết của hai nước ấy còn in trong thành phố vĩnh hằng. Nếu thành phố Rome hiện đại trưng ra nhà thờ Saint-Pietre và những kiệt tác của nó thì thành Rome xa xưa chống lại bằng đền thờ Panthéon và những mảnh vụn của nó. Nếu một thành phố dẫn nhưng nhà tài phiệt của mình xuống từ Capitol thì thành phố xưa đưa các giáo chủ từ Vatican đến. Dòng sòng Tibre chia hai vinh quang ngơi nghỉ trong cùng lớp bụi ấy. Rome vô thần ngày càng chìm sâu vào nấm mồ của nó và Rome Cơ đốc cũng lún xuống hầm mộ của mình.

Bonaparte thả mình mơ màng trong cách miêu tả thú vị thành Rome, tai ông lắng nghe nhà thơ nhưng mắt ông lại nhìn xa xăm. Mãi sau, ông nói:

- Thưa ngài nếu như tôi đến Rome, nhất là với cương vị của một tham tán đại sứ Pháp, tôi sẽ thấy trong Rome thứ khác với Rome của César, của Dioclétien và của Grégorie VII, tôi sẽ thấy ở đấy không chỉ di sản sau ngàn năm mà còn thấy bà mẹ của thế giới La Mã tức là từ một đại đế chế chưa từng đâu có; nhất là tôi sẽ thấy bà hoàng Địa Trung Hải với bình lưu tuyệt vời, độc nhất thiên hạ, được các nền văn minh cày xới cộng với sự thống nhất các dân tộc châu Âu. Một tấm gương lần lượt phản chiếu Marseille, Venice, Corinthe, Athenes, Constantinople, Smyrne, Alexandrie, Cyrène, Calthage và Cadix; quanh nó, ba phần của thế giới cũ là châu Âu, châu Phi và châu Á chỉ cách có vài ngày đường.

Nhờ nó, người nào làm chủ Rome và Italie có thể đi đến khắp nơi, theo dòng Rhône, trái tim nước Pháp, theo dòng Eridan, trái tim nước Ý, qua eo Gibraltar đến Senégal, đến mũi Hảo Vọng đến hai miền châu Mỹ, qua eo Dardanelles đến biển Marmara, đến Bosphore, Pont-Euxin tức là Tartare, qua biển Đỏ đến Ấn Độ, Thibet, đến châu Phi, Thái Bình Dương tức là đến miền cực kỳ rộng lớn, qua sông Nil đến đi Ai Cập, đến Thèbes, Memphis, Eléphantine, Ethiopie, đến sa mạc tức là đến miền mới lạ. Để chuẩn bị cho sự nghiệp lớn lao sau này của mình, có thể còn vượt cả César và Charlemagne, thế giới vô thần đã lớn mạnh quanh biển này. Cộng đồng Cơ đốc giáo cũng ôm nó trong tay được ít lâu. Những Alexandre, Anmbal, César đều được sinh ra bên bờ của nổ. Và biết đâu, một ngày người ta lại nói Bonaparte được sinh ra từ trong lòng nó! Thành Milan cũng mang một câu vọng "Charlemagne", Tunis cũng hoà theo "thánh Louis". Quân A Rập xâm lăng cũng túa ra bên bờ của nó; các cuộc thập tự chinh lần lượt trèo lên, suốt ba nghìn năm qua, nền văn minh soi sáng nó, từ mười tám thế kỷ qua, Calvaire ngự trị nó!

Mà nếu số phận đưa ngài quay trở lại Rome, tôi cũng bạo gan mà nói với ngài rằng: "Ngài Chateaubriand, khá thi sĩ, khá mơ mộng và khá thông thái đã nhìn Rome bằng quan điểm của mình đã đến lúc một con người thực tế, thay vì chìm mình trong những giấc mơ trên chính thành phố hãy lao mình vào chân trời sâu rộng hơn. Chẳng còn gì để làm với thành phố đã hai lần là thủ đô của nhân loại; phải để cánh đồng ấy tự cày lấy thôi". Nếu một ngày tôi là chủ Tây Ban Nha cũng như đứng đầu Italie, tôi sẽ cho lấp eo biển Gibraltar đến nước Anh, tôi sẽ phải xây chân tường thành trong lòng đại dương. Như vậy, thưa ngài Chateaubriand, Địa Trung Hải không còn là biển nữa mà sẽ là một cái hồ của nước Pháp.

Nếu một con người thiên tài như ngài không báo giờ quay trở lại Rome nữa, điều này có thể lắm, và nếu tôi còn cầm quyền thì tôi sẽ cử ngài đến đó không phải với tư cách một chân thư ký quèn mà là đại sứ thật sự. Tôi sẽ nói với ngài: "Đừng lưu luyến cái thư viện nữa, hãy để nó cho Paris Ovide, Tacite hay Slléton, ngài hãy chỉ mang một tấm bản đồ thôi, bản đồ Địa Trung Hải, và đừng bao giờ để rời mắt khỏi nó dù là giây lát. Dù ở đâu trên thế giới, hứa với ngài ngày nào tôi cũng sẽ giữ nó”.

 

Xin từ biệt ngài Chateaubriand.

 

Chateaubriand cúi đầu đi ra, ông vừa có cảm giác một bàn tay mạnh mẽ đặt lên trán mình làm vỡ vụn ý chí và khiến thói tự cao phải oằn xuống.

 

<< Chương 39 | Chương 41 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 927

Return to top