quán bar Người bộ lạc
Những lúc cảm thấy lạnh tôi vẫn thường đến đây.
Tôi bảo DJ mở các bài hát Tế hoa, Một con đường, Mỗi lần qua quán cà phê này, Love me tender, Bàn tay tôi luồn trong mái tóc đen của em, Trời xanh, Tiếng vỗ tay, Phố nhỏ Lộc Cảng, Người đi dưới mưa đông, Trái tim pha lê, Đến muộn, Em bé thân yêu, Vẫn ánh trăng ấy, Yêu giữa mùa thu, Di chứng tình yêu, Đồng chí người yêu, Mây cố hương, Chuyện phong hoa tuyết nguyệt ấy,…
Đó là những bài hát trước kia tôi thích nghe, phần lớn là những bài hát của Đài Loan, không ngờ trong quán bar nhạc rock này cũng có.
tôi
Cuối cùng, tôi cũng đã in được một cuốn tiểu thuyết. Biên tập viên nhà xuất bản nói với tôi: có nhiều loại nhà văn, có thể bạn là thuộc loại thiên tài. Câu nói đã cho tôi sức mạnh, mà lúc ấy tôi rất cần sức mạnh.
Tiếp theo là cuốn thứ hai, cuốn thứ ba. Dần dần, tôi cảm thấy viết văn như có cái kéo ở sau lưng tôi, khiến tôi nghi ngờ động cơ viết văn của mình.
Viết văn cũng tồn tại sứ mệnh của thầy thuốc. Vốn dĩ tôi viết văn là để hiểu rõ mình, viết cho mình đọc, cho bạn thân đọc, hoặc cho những anh bạn trai tốt với mình đọc. Tôi viết rồi có ý nghĩ, viết cho nhiều người cùng đọc, viết cho cả thế giới đọc, viết để kiếm chác chút tốt lành gì đó. Nhưng là tốt lành gì? Tôi đã nghĩ hết mọi thứ tốt lành. Tôi dấn thân vào con đường văn chương và sau đấy mới hiểu ra rằng, viết văn không cho tôi yên tĩnh. Nếu sau khi tôi chết, ngôi nhà linh hồn của tôi ở đâu? Tôi chết, nhất định linh hồn tôi vẫn còn sống, linh hồn tôi theo mạng nhện để lên thiên đường. Viết văn, có thể là bậc thang đưa tôi lên thiên đường.
Chợt tôi cảm thấy phải xa cái máy tính, vì tôi không có cách nào đem cảm giác nóng ấm cho thế giới này, tôi cảm thấy viết văn không còn ý nghĩa gì nữa. Không còn ấm nóng của mặt trời liệu tôi còn có thể viết văn được nữa không? Điện thoại của tôi lại reo, mà tôi không đủ khả năng để trở thành nhà văn chuyên nghiệp, tôi có chuẩn mực riêng, tôi nghĩ, đó là cái gọi là số phận.
quả lạ
Năm ngoái, màu đỏ là màu trang điểm chủ đạo của tôi. Tôi pha đủ các loại đỏ, với tôi màu đỏ đại diện cho nỗi hoang mang tuổi thơ tôi, đại diện cho cực hạn, dục vọng, điên cuồng yêu, đe dọa, lãng mạn. Còn chủ đề của năm nay là màu gì?
Đó là cú điện thoại cuối cùng mà Quả lạ gọi cho tôi, tiếp đấy cậu ta nói chào nhé.
Cậu ta đi. Đi về Mỹ. Ở Mỹ cậu ta cũng là một nhà chăm sóc sắc đẹp xuất sắc, tôi rất tự hào vì cậu ta. Mà cũng buồn cho cậu ta.
Tôi nói, mình rất thích bạn lõa lồ và ướt nước, nhưng không còn muốn sống với bạn nữa. Mình không muốn bị ức chế và chao đảo không xác định, cho nên bạn đi đi, mong ngày về mọi sự sẽ thay đổi.
trái táo
Tôi gọi điện cho Trái táo. Cậu ta bảo cậu ta cùng với Quả lạ lại đi bộ trên con phố kia. Cậu ta bảo, cửa hàng bán hoa không còn, nhưng con phố vẫn còn, vẫn không mấy thay đổi.
Tôi bảo, mình sắp rời Thượng Hải, cái ngày ra đi sẽ là ngày mà mình nhớ nhất, nhưng mình chẳng sợ. Đúng vậy, không có gì tuyệt diệu cho bằng ra đi. Dù có bật hết đèn thì nguy hiểm cũng không thể rời xa. Ngày mình đi sẽ cố không đem theo nỗi buồn. Mình muốn được rộng mở hơn, có thể mình sẽ có những hiểu biết mới, có thể ngày nào cũng thế. Nhưng không sao. Lúc này mình không biết phải chọn bộ đồ nào để đi dự họp mặt đây, có những lúc chỉ vì thế mà mình đứng khóc sau cánh cửa. Nhưng mình không sợ. Mọi chuyện của mình đều là kẹo của mình, những viên kẹo buồn, nhưng nó là thuốc an thần của linh hồn mình.
Trái táo nói, đừng buồn như thế. Chỉ cần tồn tại trong hỗn độn nhất định có thể chờ đợi được chân lý và hoàn mỹ. Chúng ta chưa đạt đến nơi, ấy là vì chúng ta đang ở đây.
Tôi nói, mình không buồn, mình không hiểu hết những điều hay lẽ phải trong đầu óc mình, mà mình chỉ đi du lịch, du lịch sẽ là sự tìm kiếm, thu lượm.
Trái táo nói, đừng bao giờ coi con trai là thứ tôn giáo, đúng vậy.
Tôi nói, hình như cũng không phải vì con trai. Mình chín sớm, nhưng lại lớn rất chậm, đầu óc mình chậm hiểu lắm, có nhiều điều mình không hiểu, nhưng rồi sẽ tìm kiếm, kết quả sẽ là mới, phải thế không nào?
Trái táo nói, mình không tiễn bạn, không sao, có những người không bao giờ rời xa.