Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Lịch Sử >> Tưởng Giới Thạch, những bí mật về cuộc đời và gia thế

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 57566 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Tưởng Giới Thạch, những bí mật về cuộc đời và gia thế
nhiều tác giả

Phần 8 - Chương 4

Một du khách nước ngoài sau khi tham quan hết Cố cung đã tặc lưỡi than rằng : Hoàng đế nhà Thanh đã có trái tim tư hữu quá nặng, một người mà trong cung điện lớn lao có nhiều kiến trúc tinh vi lộng lẫy đến như vậy ! Kỳ thực, vị khách này không biết đó thôi. Đâu chỉ có một Cố cung Bắc Kinh, mà tất cả thiên hạ này cũng đều là tài sản riêng của Hoàng đế cả. Kinh thi nói : Đất dưới gầm trời, đâu cũng là đất của vua, khách trên mặt đất, ai cũng là thần của vua cả. Trong xã hội Coi thiên hạ là nhà của mình của chế độ phong kiến mấy ngàn năm, quyền của vua cao hơn hết. Trẫm tức là Quốc gia, đó là câu danh ngôn chí lý. Năm 1911, Tôn Trung Sơn đã lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi, giương cao ngọn cờ Thiên hạ là của chung, xoá bỏ chế độ phong kiến Coi thiên hạ là nhà của mình lập nên Dân quốc. Thế nhưng Tôn Trung Sơn làm lãnh tụ cách mạng, còn chưa kịp thực hiện lý luận của mình thì đã vĩnh biệt cuộc đời. Sau Tôn Trung Sơn, Tưởng Giới Thạch, người tự xưng là Tín đồ trung thực của Tôn Trung Sơn, chiếm giữ địa vị lãnh tụ Quốc dân đảng kéo dài nửa thế kỷ và mấy lần nhậm chức Tổng thống Trung hoa Dân quốc đã đưa vào thực tiễn lời hứa Thiên hạ là của chung như thế nào ? Năm 1954, Chủ tịch Chính phủ tỉnh Đài Loan của Quốc dân đảng lưu vong ở nước Mỹ là Ngô Quốc Trinh đã thẳng thắn chỉ ra những hành vi cử chỉ của Tưởng Giới Thạch : Trái tim tự tư tương đối nặng hơn trái tim yêu nước của ông ta. Trái tim tự tư nặng hơn Trái tim yêu nước, đây chính là bình giá đúng mức của cấp dưới Tưởng Giới Thạch đối với tính cách chính trị của lãnh tụ mình.Nói thực tình, từ những năm trước mặc dù Tưởng Giới Thạch đã có tư tưởng tự phấn đấu, thế nhưng với sự xung kích của trào lưu tư tưởng cách mạng dân chủ, ý thức yêu nước của Tưởng vẫn còn tương đối nồng hậu. Tháng 4 năm 1905, với ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng tiến bộ, Tưởng Giới Thạch 18 tuổi đã cắt đi bím tóc, kiên quyết vượt biển Đông sang Nhật bản học tập quân sự. Sau một số năm, khi hồi tưởng đoạn lịch sử này, Tưởng nói : Lúc đó tôi đang học tập ở trường trung học Long Tân huyện nhà, bởi vì hết sức căm phẫn sự hoành hành của bọn thổ hào trong làng, mục kích thấy đất nước của chúng ta chịu sự áp bức của bọn đế quốc. Đặc biệt là lúc đó nhìn thấy Nhật bản là một quốc gia nhược tiểu, có thể phấn đấu quật cường, đánh bại đế quốc Nga, đã đem lại cho tôi sự kích thích rất lớn trên mặt tinh thần. Cho nên tôi học ở trường trung học Long Tân chưa đầy nửa năm, đã xin mẹ tôi cho phép tôi được sang Nhật học quân sự, để làm trọn nghĩa vụ đối với dân với nước để mau chóng tự cường rửa nhục cho đất nước[1]. Tư tưởng nước giàu binh mạnh, chấn hưng Trung hoa này của Tưởng đã đại biểu cho tư tưởng của đông đảo lớp trẻ có ý chí cứu nước quật cường. Cũng chính lần vượt biển Đông sang Nhật bản học này, Tưởng đã thông qua quan hệ của Trần Kỳ Mỹ quen biết với Tôn Trung Sơn, trở thành người sùng bái Tôn Trung Sơn.Với ảnh hưởng của loại tư tưởng cấp tiến này, Tưởng Giới Thạch trẻ trung hăng hái có lúc đã biểu hiện ra rất sôi nổi. Trong thời gian học tập ở trường bổ túc lục quân Bảo Định, một lần sĩ quan quân y Nhật bản lên lớp dạy môn vệ sinh, đặt một miếng đất bùn lên trên bàn dùng để ví với Trung quốc, nói rằng trên miếng đất bùn này có 400 triệu con vi sinh vật, cũng giống hệt như 400 triệu nhân khẩu của Trung quốc. Tưởng Giới Thạch nghe thấy lời nói này liền hăng hái đứng lên rảo cẳng bước tới bục giảng, đem miếng đất bùn đó phân thành 8 miếng, đưa tới trước mặt viên sĩ quan giảng dạy Nhật bản lớn tiếng nói :- Nhật bản có 50 triệu người, phải chăng cũng giống như 50 triệu con vi trùng ăn bám ở trên miếng đất một phần tám tấc khối Anh này ?Người sĩ quan giảng dạy Nhật bản căn bản không nghĩ được rằng ở trên lớp lại có thể có học sinh gan góc đến như vậy, nhất thời kinh ngạc, miệng há hôc, mắt trợn tròn, không biết nên đối phó thế nào cho phải. Sau giây lát ngượng ngùng, người giáo viên trấn tĩnh lại, lên mặt ông thầy, lớn tiếng quở trách Đảng cách mạng của Tưởng. Tưởng liền bực tức trả lời :- Xin hỏi Ngài, ví dụ như vậy có đúng không ? Xin đừng hỏi những chuyện ngoài đề.Người giáo viên Nhật bản chẳng có lời nào để đáp lại, liền lập tức tìm đến người phụ trách nhà trường yêu cầu xử lý Tưởng Giới Thạch thật nghiêm khắc. Hành vi ngang ngược của người giáo viênNhật bản thực sự rất vô lý, ngay cả đến người lãnh đạo nhà trường cũng phải đồng tình với Tưởng Giới Thạch. Cuối cùng việc này cũng phải lờ đi cho xong chuyện. Năm 1907, Tưởng Giới Thạch lại một lần nữa vượt biển sang Nhật vào trường Trấn Vũ học tập quân sự. Sau khi tới Nhật bản, qua giới thiệu cuả Trần Kỳ Mỹ, Tưởng Giới Thạch tinh lực cương cường đã gia nhập Đồng minh hội do Tôn Trung Sơn lãnh đạo, sau đó lại gia nhập Trượng phu đoàn. Cái gọi là Trượng phu đoàn lấy ý ở trong sách Mạnh Tử là Phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, thử chi vị Trượng phu. Đây là một tổ chức thanh niên, lấy việc trừ đuổi giặc Talu, xây dựng dân quốc làm tôn chỉ. Trong thời kỳ này, cuốn sách mà Tưởng thích đọc nhất là Quân cách mạng của Châu Dung. Tưởng đã hấp thụ được tư tưởng dân tộc chủ nghĩa từ trong đó. Trong 15 năm Dân quốc của Mao Tư Thành, nói Tưởng đã mê đọc Quân cách mạng, đọc cả sớm cả tối, lúc ngủ còn ôm nó ở trong lòng không nỡ rời tay. Khi nằm mơ, hình như vẫn đang nói chuyện với Châu Dung, còn Cùng nâng ngọn giáo, giết chết giặc Tanu. Lúc đó trên bức ảnh Tưởng gửi cho người anh họ là Đan Duy Tắc đã từng viết một bài thơ Đằng đằng sát khí mãn toàn cầu, lực bất như nhân khẳng thả hưu ? Quang ngã thần châu hoàn ngã trách, đông lai chí khải tại phong hầu ! (Sát khí đằng đằng khắp năm châu, Lực kém xa người phải bảo nhau. Rạng rỡ nôn sông tròn phận sự. Trí vươn đâu phải tại phong hầu ?) - Dựa vào tinh thần này, sau khi Tưởng Giới Thạch được biết cuộc khởi nghĩa Vũ Xương năm Tân Hợi đã nhanh chóng về nước, dẫn đầu một Đội cảm tử hơn trăm người tham gia cuộc khởi nghĩa Hàng Châu. Để thể hiện quyết tâm vì việc nghĩa chỉ tiến không lùi này của mình, Tưởngcòn viết một bức thư vĩnh biệt gửi về Khê Khẩu biểu thị cho gia đình biết Thề hy sinh vì cách mạng là chí quyết tâm cuả mình.Thế nhưng, trái tim yêu nước nàycủa Tưởng Giới Thạch khôngphát huy được mấy lớn lao, theo dòng chảy của thời gian năm tháng , trái tim đó đã biến hoá nhạt nhẽo dần.Trái lại, theo sự bành trướng của dục vọng quyền lực, trái tim tự tư của Tưởng cúng dần dần tăng trưởng lên.Tháng 4 năm 1927, Tưởng Giới Thạch đã phát động cuộc chính biến phản cách mạng ở Thượng hải, rồi thành lập Chính phủ Quốc dân ở Nam kinh vào tháng 10 năm 1928, dựng lên một cớ ở khác ở trong Quốc dân đảng, rồi lại từng bước, từng bước giành đoạt được quyền lực tối cao. Quyền lực là một thứ làm hư hỏng con người, đặc biệt là trong một đất nước có truyền thống phong kiến lâu dài như vậy ở Trung quốc thì hầunhư quyền lực, độc tài và tính chê bai người khác là ba ngôi của một thể.Vừanắm được đại quyền, điều trước tiên Tưởng Giới Thạch nghĩ tới là làm thế nào để duy trì bà bảo hộ được lợi ích đã có.Để duy trì và bảo vệ nền thống trị độc tài thì đầu tiên cầnphải trừ diệt tai hoạ từ bên trong là Đảng cộng sản. Tháng 10 năm 1930, sau khi dẹp yên được phái phản đối trong nội bộ như Phùng Ngọc Tường, Diêm Tích Sơn và Lýa Tông Nhân v.v...liềnphóng tầm mắt chuyển nhập vào các căn cứ địa đỏ, đã bắt đầu cuộc chiến tranh Tiễu cộng. Lúcnày bọn đế quốc Nhật bảnđang như hổ đói rình mồi đối với Đông bắc Trung quốc, những dấu tích phát động cuộc xâm nhập với qui mô lớn đã rất rõ ràng. Đối mặt với dã tâm xâm lược củaNhật bản, Trương Học Lương vô cùnglo lắng, đã nhiềulần cử người tới Nam kinh gặp gỡ Tưởng Giới Thạch thỉnh thị thời cơ thích hợp. Thế nhưng, Tưởng Giứi Thạch đang tập trunglực lượng Tiễu cộng, chỉ sợ phát rq xung đột với quân Nhật, tức thì ngày 16 tháng 8 năm 1931 đã đánh điện mật cho Trương Học Lương : Vô luận là quân đội Nhật từ nay về sau có gây hấn như thế nào đối với Đông bắc, phía ta cũng không nên chống đối, cố gắng tránh xung đột. Người anh em tuyệt đối khôngđược thể hiện sự phẫn nộ nhất thời, mà bỏ mặc khôngchiếu cố tới quốc gia, dân tộc[2]. Ngày hôm sau, Chính phủ Quốc dân đảng, chấp hành ý kiến của Tưởng lại một lần nữa gửi điện cho Trương Học Lương, nói rằng : Trung ương coi việc bình định nội loạn là công việc hàng đầu, các đồng chí ở Đông bắc phải thôngcảm ! Vậy thì thế nào gọi là lợi ích của Quốc gia, dân tộc mà Tưởng Giới Thạch khuyên răn Trương Học Lương ? Ngày 22 tháng 8 Tưởng đã biểu lộ rõ mình : Trung quốc mất bởi chủ nghĩa đế quốc, chúng ta còn có thể làm vong quốc nô, còn có thể thoi thóp, ngắc ngoải, kéo dài hơi thở đã tàn; nếu mất bởi Đảng cộng sản thì có muốn làm nô lệ cũng khônglàm được.[3] Đây chính là chính sách Cướp ngoải tất phải yên trong nước nổi tiếng của Tưởng. Thực chất là duy trì quyềnlực độc tàicủa Tưởng Giới Thạch. Bởi vì trong con mắt của Tưởng, điều uy hiếp quyền lực lớn nhất đối với Tưởng là Đảng cộng sản, chứ không phải là đế quốc Nhật.Do đó tiêu diệt Đảng cộng sản là điều ràng buộc chặt với Lợi ích quốc gia, dân tộc. Lý luận này như cùng một lò sinh ra với luận điệu Thà tặng người ngoài, chứ không bao giờ cho gia nô của Từ Hi Thái hậu.Để củng cố quyền lực mà mình đã cướp được, có thể để cho kẻ địch từ bên ngoài đến xâm lăng mà không đếm xỉa tới, cứ dốc toàn lực ra để làm vững chắc nền chuyên chế độc tài. Ngày 28 tháng 1 năm 1932, quân xâm lược Nhật bản đổ bộ lên Thượng hải, lộ quân thứ 19 của Quốc dân đảng đã chống lại chỉ thị Gánh vác trách nhiệm nặng nề là nhẫn nhục, họ đã đứng lên đánh lại quân Nhật, bùng nổ ra cuộc kháng chiến 28-1. Thượng Hải là một thành phố lớn nhất của Trung quốc, lại là trug tam công nghiệp và tiền tệ, vấp phải sự xâm nhập của quân Nhật, trongnhững ngày này, Tưởng Giới Thạch làm chủ tịch Chính phủ Quốc dân đã làm gì ? Ngày hôm đó, Tưởng Giới Thạch triệu tập Hội nghị chính trị Trung ương lâm thời, tuyên bố 3 quyết định: Thứ nhất, triệt tiêu chức vụ Bộ trưởng Bộ ngoại giao của Trần Hữu Nhân bởi dám công khai phê bình Tưởng Giơí Thạch khôngó chính sách chống Nhật, để răm dạy kẻ khác chớ hùa theo. Thứ hai, khôi phục việc kiểm tra báo chí, cấm chỉ tất cả những ngôn luận nào phê bình Chính phủ và Lãnh tụ dăng trên báo chí, kẻ nào vi phạm nghiêm trị không tha. Thứ ba : cải tổ Chính phủ quốc dân, Uông Tinh Vệ, phái thân Nhật kế nhiệm Viện trưởng Viện Hành chính, Tống Tử Văn được bổ nhiệm chức Phó viện trưởng Viện hành chính kiêm Bộ trưởng Bộ tài chính. Đứng trước quân địch, Tưởng Giới Thạch phụ trách thống lĩnh quân dân toàn quốc giữ đất chông Nhật, lúc này lại đang bận với việc làm trong sạch nội bộ, kiềm chế dư luận, tín nhiệm sử dụng phái thân Nhật, để mong cầu củng cố lấy ách thống trị Phát xít của mình, tình yêu nước với yêu quyền lực của Tưởng, tình nào nặng, tình nào nhẹ ? Có thể nhìn thấy rõ !Tục ngữ nói : Đánh hổ thì giao cho anh em, ra trận thì giao cho cha con người lính. Điều đó nói lên rằng, trong những giờ phút gay go nhất, vẫn là thân thiết với người trong nhà. Tưởng Giới Thạch hiểu sâu đạo lý đó, cho dù khi lợi ích của quốc gia phát sinh ra mâu thuẫn cực kỳ lớn với lợi ích gia tộc thì Tưởng chẳng hề do dự gì mà không đem cán cân nặng về gia tộc. Ngày 19 tháng 8 năm 1948, để cứu vãn nền kinh tế tài chính gần như sắp sụp đổ từ ngày phát động nội chiến tới nay, để bình ổn vật giá, với cương vị Tổng thống, Tưởng Giới Thạch đã công bố Lệnh xử trí tài chính khẩn cấp, thực hành chế độ tiêu tiền quan kim. Đồng thời với việc cải cách tiền tệ, Tưởng đã cử con trai là Tưởng Kinh Quốc tới Thượng Hải nhậm chức đặc phái viên kinh tế, phụ trách việc đánh gian thương, bình ổn vật giá. Đối mặt với giang sơn xã tắc đang gặp cơn nguy biến, đại thái tử Tưởng Kinh Quốc cũng thực sự muốn làm một việc to lớn, chông chii lại với cơn sóng bạc đầu sắp dội tới để cữu vãn lại vương triều họ Tưởng. Vì vậy Tưởng Kinh Quốc đã xây dựng tổ chức Đại đội dẹp loạn bình định , Tổng đội phục vụ của thanh niên Thượng Hải, nêu ra khẩu hiệu Chỉ đánh lão hổ, không đánh ruồi nhặng, trấn giữ ngân hàng trungương Thượng Hải, triển khai phong trào đả kích gian thương, quản chế vật giá rất rầm rộ. Trong vòng thời gian một tháng, Tưởng con liên tục xử lý mấy vụ án lớn, án quan trọng, bắn chết, bắt giữ hàng loạt bọn quan lại và gian thương làm càn làm bậy mưu lợi riêng, khiến cho tên tuổi nổi lên vang dội, được các nhà báo nước ngoài gọi là Sa hoàng kinh tế của Trung quốc. Giữa lúc Tưởng Kinh Quốc đang thuận buồm xuôi gió, đang đánh đuổi truy quét bọn gian thương bất chấp luật pháp, một vụ án tích trữ lớn có can hệ tới Công ty Dương tử đã được khám phá ra. Công ty Dương tử chính là Công ty của con cả Khổng Tường Hy là Khổng Lệnh Khản chủ trì, Tống Mỹ Linh cũng có cổ phần ở trong đó. Như vậy Công ty Dương tử này liền trở thành cửa hiệu buôn của nhà vua, danh phù hợp với thực. Sau khi vụ án Công ty Dương tử tích trữ đầu cơ hàng quí được phát giác, đại thái tử Tưởng Kinh Quốc xuất phát từ suy nghĩ cho lợi ích của Đảng quốc đã thiết diện vô tư, kiên quyết bắt phải xử lý theo pháp luật. Trong lúc tình thế nguy cấp, đại công tử họ Khổng trình báo lên bà dì là Tống Mỹ Linh. Trong cơn thịnh nộ, đệ nhất phu nhân lại gạt sang Tưởng Giới Thạch. Ngày mồng 2 tháng 10, Tưởng cha triệu gọi Tưởng con, gia tăng áp lực, chỉ thị rõ ràng rằng Tưởng Kinh Quốc không được phép can thiệp vào vụ án này. Với lời lẽ thành khẩn, ý tứ sâu xa, Tưởng Giới Thạch nói với đại thái tử và các tùy viên rằng :- Ai ai cũng đều có người thân thích cả. Những sự việc làm cho người thân thích mất mặt, xin mọi người các anh hãy thử nghĩ mà xem, ai có thể thực sự thiết diện vô tư được ! Ta nghĩ rằng, vụ án này hãy bỏ qua là hơn ! [4]. Trong mâu thuẫn lợi ích giữa Quốc và Gia đang rung rinh chực nổ, Tưởng Giới Thạch đã ra uy bức đại thái tử tuyển chọn Gia mà vứt bỏ Quốc. Từ đó việc cải cách chế độ tiền tệ đã triệt để thất bại, vật giá tăng vọt, dân chúng khổ sở điêu linh, những ngày vương triều họ Tưởng còn sống được ở trên đại lục chỉ đếm được ở trên đầu ngón tay.Sau khi chạy trốn tới Đài Loan, theo sự tăng trưởng cuả tuổi tác và sự ổn định của cục thế, Tưởng Giới Thạch bắt đầu suy nghĩ tới vấn đề người kế tục. Chọn ai đứng ra làm người kế tục mình đây ? Đội ngũ Quốc dân đảng lúc đó tuy đã lung tung lộn xộn, đã thất bại khó gượng dậy nổi, thế nhưng chọn ra mấy người tjhông minh tài cán, được nhiều người tin cậy để kế thừa đại tổng thống cũng không khó lắm. Thế nhưng tâm tư của Tưởng cha, muốn đem phần di sản Quyền lực Đảng quốc nqỳ để lại cho con trai. Thế nhưng, thời đại đế chế cuối cùng đã trở về quá khứ rồi. Tưởng Giới Thạch tự coi mình là Tín đồ trung thực của Tôn Trung Sơn, giả côngkhai đem quyền lực trao cho con trai Tưởng Kinh Quốc, há chẳng phải là sẽ chuốc lấy sự thoá mạ của bàn dân thiên hạ hay sao ? Tức thì để đem thiên hạ trao cho con trai, Tưởng cha đã thioết kêkks tỉ mỉ khéo léo một con đường kế tục gấp khúc. Trong thời gian 20 năm, từ năm 1950 đến đầu năm 1970, Tưởng Kinh Quốc từ chủnhiệm chính trị Bộ quốc phòng rồi tới Phó bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lên thẳng Viện trưởng Viện Hành chính, còn kiêm nhiệm các chức vụ như Phó bí thư trưởng Hội nghị Quốc phòng, Phó bí thư trưởng Hội nghị an toàn quốc gia v.v... Đồng thời với việc liên tục thăng tiến các chức vụ hànhchính, các chức vụ trong Đảng cũng được lên nhanh như gió xoáy, được bầu vào ủy ban thường vụ Trung ương Quốc dân đảng. Đồng thời với việc dốc toàn sức nâng dỡ con trai hoàn thành việc thăng tiến các chức vụ, Tưởng Giới Thạch bắt đầu dùng những nô bộc trùng thành kiên định tuyệt đối với họ Tưởng như Trần Thành, Nghiêm Gia Cán v.v..., hơn thế còn tiến hành đả kích đối với một số nhân vật có khả năng hình thành sự uy hiếp đối với việc kế tục của Tưởng Kinh Quốc như Trần Lạp Phu, Ngô Quốc Trinh, Tôn Lập Nhân v.v... Trải qua hơn hai chục năm khổ tâm xây đắp, Tưởng Giới Thạch đã nhìn thấy xu thế kế tục của con trai đã ổn định, mới yên lòng nhắm mắt xuôi tay trở về với phương Tây. Buổi tối ngày 5 tháng 4 năm 1975, Tưởng Giới Thạch 88 tuổi đã tạ thế tại dinh Sĩ Lâm ở Đài Bắc. Ngày 28 tháng 4, toàn thể ủy ban Trung ương Quốc dân đảng Đài Loan đã triệu tập hội nghị, sửa đổi Điều lệ Đảng, bầu Tưởng Kinh Quốc làm Chủ tịch Trungương Đảng kiêm Chủ tịch ủy ban thường vụ Trung ương. Sau 3 năm, ngày 20 tháng 5 năm 1978, Tưởng Kinh Quốc với danh nghĩa Chủ tịch Quốc dân đảng Đài Loan đã trở thành Tổng thống của Trung hoa Dân quốc Đài Loan. Với bộ áo khoác ngoài Cộng hoà hiện đại, một màn hài kịch giao tiếp quyền lực Quốc gia theo quan hệ huyết thống đã hạ, quyền lực đã trao, nhận riêng tư giữa Tưởng Giới Thạch và Tưởng Kinh Quốc như vậy đó ! Nếu tiên Thủ tướng Tôn Trung Sơn ở trên trời có linh thiêng thì có thể nhìn thấy dâú tích sâu xa Coi thiên hạ là của riêng mình, thế mà Tưởng Giới Thạch vẫn tự khoê là Tín đồ trung thực của Ngài, không biết Ngài đã có cảm tưởng như thế nào?
------------------------
[1] Tưởng Giới Thạch - Bài nói chuyện với học sinh tòng quân tháng 1 năm 1944.
[2] Trương Học Lương với sự biến đương thời 18-9 , Tuyển tập tư liệu văn sử của Hồng Phương,tập 6 trang 24
[3] Vinh Mạnh Nguyên Vương triều họ Tưởng trang 51
[4] Chu Nhất Trí Một bức màn tiền quan kim Thượng Hải, trích trong Tuyển tập tư liệu văn sử tập 81, trang 211

<< Phần 8 - Chương 3 | Phần 8 - Chương 5 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 448

Return to top