Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Lịch Sử >> Tưởng Giới Thạch, những bí mật về cuộc đời và gia thế

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 57613 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Tưởng Giới Thạch, những bí mật về cuộc đời và gia thế
nhiều tác giả

Phần 2 - Chương 4

Trong cuộc đời của Tưởng Giới Thạch, những người đàn bà có quan hệ hôn nhân và được gọi là phu nhân của ông chỉ có ba người. ấy là Trần Khiết Như nằm giữa Nguyên phối phu nhân Mao Phú Mai và Đệ nhất phu nhân Tống Mỹ Linh.Đối với thân thế của vị Tưởng phu nhân này, sử sách ghi chép rất ít, thế nhưng mọi người đều cho rằng: Trần Khiết như xuất thân từ kỹ nữ{1}. Ví dụ, một quyển sách mang tên Tưởng Giới Thạch gia thế Xuân thu ghi chép rằng: Trần Khiết Như cùng quê với Diêu Di Thành, đều là người Tô châu. Xuất thân của nàng cũng tương tự nhe Diêu thị, những năm trước đã từng làm kỹ nữ cao cấp ở trong nhà thổ Trường Tam Thượng Hải. Nhà thổ Trường Tam có quy định nghiêm nhặt, yêu cầu đối với các cô gái rất cao. Chẳng những đòi hỏi con người xinh đẹp, biết cách chiều chuộng khoản đãi các công tử tiêu tiền, lại còn phải biết một chút kỹ nghệ như gảy đàn, ca hát v.v..nói tóm lại là phải tài sắc song toàn. Trần Khiết Như thân hình thon thả, mắt trong răng trắng, mặt này thanh tú, lới nói dịu dàng ngọt ngào, lại thạo cầm kỳ, do đó đã lọt vào mắt xanh của rất nhiều vị khách. Đọc tới đây, mọi người sẽ không kìm nổi nỗi bàng hoàng kinh ngạc. Tưởng Giới Thạch là loại người như thế nào, một đời đã lấy bốn người đàn bà, trong đó có hai người là gái điếm. Thật là hám sắc quá chừng! Với địa vị của Tưởng Giới Thạch lúc đó ở Thượng Hải, tuy không thể nói là nổi trội hơn hẳn mọi người khác, nhưng cũng không phải loại người có nhiều; không lấy được những trang quốc sắc thiên hương cũng chẳng thể trở về tìm gái làng chơi làm vợ được. Hơn nữa, vào năm đó Trần Khiết Như kết hôn với Tưởng Giới Thạch, mới chỉ có mười lăm tuổi, được hấp thụ nền giáo dục bậc trung học, thông thạo tiếng Nga, tựa như không xuất thân từ kỹ nữ thì phải. Và như vậy, thân phận của Trần Khiết Như đã có cả một thiên văn chương rất lớn, có phải?Kỳ thực, căn cứ vào những tài liệu mới nhất được tiết lộ ra trong thời kỳ gần đây đã chứng minh: Trần Khiết Như không phải là người con gái xuất thân từ Tần lầu Sở quán mà là người con gái xuất thân từ một gia đình lương thiện. Lúc nàng kết hôn với Tưởng nàng là một cô gái trinh chứ không phải là kỹ nữ.Trần Khiết Như có tên thật là Trần A Phượng. Quê quán ở Tô Châu, năm 1906 sinh ra ở Thượng Hải, phụ mẫu song toàn, hoàn cảnh gia đình thuộc loại trung bình. Từ nhỏ Trần A Phượng đã được cha mẹ yêu quý, cuộc sống không lo không nghĩ. Năm 1919, Trần A Phượng tuổi mới mười ba, bới phát dục tương đối sớm đã lớn lên như một cô gái. Nàng với thân hình thon thả uyển chuyển dịu dàng, dáng người nở nang cân đối mà không mất vẻ nhẹ nhàng mềm mại. Trên khuôn mặt đoan trang xinh đẹp, cân xứng với đôi mắt long lanh như nước, toàn thân tràn đầy sức sống tuổi thanh xuân. Chính vào năm đó, do một nguyên nhân ngẫu nhiên, Trần A Phượng đã dẫn tới sự chú ý của Tưởng Giới Thạch và đã trở thành mục tiêu săn bắt của ông.Vốn là, ở bên cạnh chỗ ở của nhà họ Trần tại Thượng Hải có một người hàng xóm tên gọi là Châu Dật Dân. Cô gái này là bạn thân của A Phượng. Năm 1919. Châu tiểu thư lấy Trương Tĩnh Giang, phụ trách nuôi dưỡng chăm sóc năm cô con gái do người vợ của Tưởng qua đời, để lại. Để cho những đứa trẻ này được tiếp thụ giáo dục, Trương Tĩnh Giang muốn mời một vị gia sư tới nhà dạy học. Lúc đó, Trần A Phượng mười ba tuổi, có độ tuổi xấp xỉ với các tiểu thư của nhà họ Trương, tức thì liền thông qua mối quan hệ của Châu tiểu thư, tới nhà họ Trương để cùng học, thường xuyên ra vào ở trong nhà Trương Tĩnh Giang.Vào thời kỳ này, Tưởng Giới Thạch ở Quảng Châu thường phát sinh ra những ý kiến bất đồng với quân nhân phía đất Việt (Quảng Đông) cho nên phải dừng lại ở Thượng Hải, bổ sung làm người mách mối cho sở giao dịch chứng khoán. Kiếm được đồng tiền dư dật, cũng thường qua lại nhà thổ để tìm lấy thú vui trong thành và sắc. Một hôm, Tưởng đến chơi nhà ông bạn già Trương Tĩnh Giang nhìn thấy một lũ em bé gái đang ngồi học. Trong đó có một cô gái mà Tưởng chưa từng được nhìn thấy, làm cho Tưởng phải chú ý. Thoạt nhìn đã thấy tiểu thư lạ này học tập rất chăm chỉ, hơn thế ngôn ngữ thái độ rất khác thường, người này chính là Trần A Phượng.Tưởng Giới Thạch tự xưng hiếu sắc là do bất đắc chí, mà lúc này đã thoát ly Quảng châu tới ở Thượng Hải, bực bội bất đắc chí, vừa hay là thời kỳ phát bệnh. Tức thì dàng vẻ ngây thơ non trẻ của Trần A Phương liền phát sinh ra tác dụng câu hồn rút phách đối với Tưởng từ đó về sau, Tưởng Giới Thạch đã sử dụng chiến thuật săn bắt Diêu Di Thành ở Quần Ngọc Phương, có việc hay không có việc đều dềnh dàng ở nhà Tương Tĩnh Giang, tìm mọi cơ hội trò truyện với Trần A Phượng. Thế nhưng, Trần A Phương chỉ là một cô bé thơ dại tình cảm chưa phát triển, đâu có nhìn thấy trận đồ này. Đứng trước mặt Tưởng Giới Thạch vồn vã nhiệt tình qúa mức, cô bé chỉ biết e thẹn cúi đầu, răng cắn chặt môi, trong đôi mắt to bao hàm một nụ cười ngây thơ thuần phác, tim đập thình thịch, loạn xạ. Dáng vẻ sợ sệt, e thẹn này của A Phượng càng kích thích dục vọng phải chiếm lấy cô gái này.Tục ngữ nói Thời gian chẳng phụ kẻ có tâm, về mặt truy cầu phụ nữ, đạo lý cũng như vậy. Với sự cố gắng không ngừng của Tưởng Giới Thạch, qua nhiều lần đi lại, Trần A Phượng đã không có cảm giác e thẹn như lúc đầu nữa. Thế nhưng trong con tim của thiều nữ không sao có thể đem tình yêu và hạnh phúc tương lai của mình buộc chặt vào với một người đàn ông lớn hơn mình mười chín tuổi được. Đối với điểm tâm lý này Tưởng Giới Thạch đã biết rất rõ Tưởng tạm thời kìm nén dục vọng không vội vàng chiếm hữu cô gái trẻ trung này, không động tĩnh gì về thanh về sức, yên lặng chờ đợi thời cơ đến. Cuối cùng, thời cơ đã đến, Tháng 9 năm 1921 người cha của Trần A Phượng bởi mắc bệnh tim, đã qua đời. Đon đả kích bất ngờ đã khiến cho nhà họ Trần mẹ góa con côi, muôn vàn khó khăn lúng túng. Còn đối với Tưởng Giới Thạch mắt long sòng sọc như hổ thèm mồi mà nói, đây lại là một cơ hội tốt trời cho để đánh gục Trần mẫu, cướp lấy A Phượng. Tức thì, trong thời gian nhà họ Trần gặp phải bất hạnh này, Tưởng Giới Thạch vô cùng ân cần, bận rộn tất bật, lo liệu mọi mặt việc tang lễ cho cha A Phượng. Sự ân cần và tháo vát của Tưởng đã giành được tình cảm tốt đẹp của bà mẹ A Phượng. Sau đó, Tưởng Giới Thạch tát nước theo mưa, lợi dụng thời cơ, nhờ vợ chồng Trương Tĩnh Giang đứng ra tác hợp cho, cuối cùng đã khiến cho Trần mẫu đồng ý với việc hôn nhân này. Thoạt đầu, Trần A Phượng sống chết không chịu, không bằng lòng lấy người đàn ông lớn hơn mình những mười chín tuổi này. Thế nhưng, không sao lay chuyển được thái độ của mẹ, lời khuyên bảo của châu tiểu thư, lời đường lẽ mật của Tưởng Giới Thạch, với sự thuyết phục của mọi người, cuối cùng nàng đã bị khuất phục.Buổi chiều ngày 5 tháng 12 năm 1921, lễ cưới giữa Tưởng Giới Thạch với Trần A Phượng đã được cử hành tại khách sạn Đại Đông Thượng Hải. Lúc này, Tưởng Giới Thạch không những đã triệt để - chinh phục được Trần A Phượng, hơn nữa ngay đến cả tên của nàng cũng đã được đổi thành Trần Khiết Như. Hôn lễ do Đới quý Đào và Trương Tĩnh Giang chủ trì, luật sư danh tiếng ở Thượng Hải là Giang Nhất bình đã đứng ra làm thủ tục cho ông. Trong bữa tiệc cưới thịnh soạn. Các nhân vật tiếng tăm lừng lẫy như Hoàng Kim Vinh, Đỗ nguyệt sênh, Trương Túc Lâm và hơn năm chục nhân vật quan trọng trong quân đội Thượng Hải đã tới tham dự trong buổi lễ cưới, Tưởng Giới Thạch đóng vai chủ rể lần thứ ba mặc bộ lễ phục màu đen với vẻ mặt tươi cười hớn hở phơi phới sức xuân, cuối cùng thì ông đã đạt được mục tiêu săn bắt. Cô dâu Trần Khiết Như trên thân mặc bộ lễ phục sắc hồng nhạt thêu hoa bạc dát vàng, trên đầu cắm đầy đồ trang sức bằng ngọc quý. Vào giờ này phút này, trong lòng cô dâu đã có những cảm giác gì? Mặc dù chú rể tuổi đã ba mươi sáu, có hơn lớn một chút, thế nhưng cuối cùng cũng phải kể là con người có tài. Hơn nữa, cử hành lễ cưới to lớn thịnh soạn như thế này, những nhân vật quan trọng tới dự nhiều như vậy, qủa thực là rất vinh hanh. Phụ nữ luôn luôn thích hư vinh, đối với một thiếu nữ mười lăm tuổi mà nói, được hưởng thụ một cuộc hôn lễ hào hoa như vậy, cũng phải kể là vô cùng may mắn. Nghĩ tới đây, trên nét mặt cô dâu bỗng nhiên ửng đỏ hưng phấn. Đột nhiên, một bóng đen thoáng lướt qua tim, chàng có yêu mình thật không. Trần Khiết Như đưa mắt liếc nhìn trậm Tưởng Giới Thạch đang ứng thù trong tiệc rượu linh đình, người đàn ông này đã có một thê và một thiếp rồi. Tuy Tưởng Giới Thạch đã nói rõ với nàng rằng quan hệ với hai người đàn bà kia đã tan nát rồi, chàng còn túm ngực dậm chân chỉ non thề biển, chỉ yêu một mình nàng thôi... thế nhưng trong lòng người thiếu nữ vẫn giăng đầy những đám mây nghi vấn.Sau khi kết hôm không lâu, Tưởng Giới Thạch liền đem người vợ mới trẻ trung xinh đẹp, ngồi thuyền từ Thượng Hải qua Ninh Ba trở về Khê Khẩu. Lúc này, Tưởng mẫu Vương thị đã qua đời, Tưởng Giới Thạch có thể tự do không kiêng dè trong việc bỏ vợ cả lấy vợ lẽ. Tưởng không phải lo lắng gì đến việc bực tức và cản trở của mẹ nữa, cho nên, cũng đã công khai ngang nhiên đem Trần Khiết Như đi giới thiệu với họ hàng và làng xóm. Thời gian Tưởng mẫu qua đời còn chưa lâu, vở hài kịch bỏ thê bỏ thiếp vẫn còn chưa mờ nhạt trong đầu óc dân làng. Bây giờ Tưởng quả nhiên lại dẫn về một người đẹp như hoa tựa ngọc, đã khiến cho dân làng vô cùng kinh ngạc. Những cụ già tương đối nhiều tuổi ở trong họ, đối với việc Tưởng Giới Thạch lạnh nhạt ruồng bỏ Mao Phúc Mai, lấy vợ lẽ bừa bãi, đã vô cùng bất mãn, bực tức chỉ cây dâu chửi cây hòe, nói cạnh nói khóe, quở trách Tưởng là ngả nghiêng bất định. Một số người trẻ trung thì dơ ngón tay cái chỉ vào sau lưng Tưởng tặc tắc lưỡi xun xoe thèm muốn Tưởng là diễm phúc chẳng phải xoàng. Còn Tưởng thì sao? Một dáng vẻ phớt đời, tôi làm theo ý muốn của tôi!Trước khi kết hôn với Trần Khiết Như, Tưởng Giới Thạch đã từng hứa với nàng, sẽ đuổi cút hai người đàn bà trước kia đi, rồi đã vì chuyện này mà đã gây nên một trận lôn xộn lớn ở Phong Cảo phòng. Thế nhưng, việc ly hôn đâu có phải chuyện đơn giản. Dưới áp lực về các mặt, trước sau Tưởng Giới Thạch vẫn chưa thể làm xong thủ tục li hôn với Mao thị và Diêu thị được. Đối với sự việc này, Trần Khiết Như vô cùng để ý. Cho nên vừa về tới Phong Cảo phòng ở Khê Khẩu, Trần đã tới gặp Mao Phúc Mai với tâm trạng phấp phỏng bất an. ở trong phật đường tụng kinh, với tâm tình vô cùng điềm tĩnh tỉnh táo, Mao thị nhìn cô gái chỉ lớn hơn Kinh Quốc bốn tuổi này, ân cần tiếp đón em gái bé nhỏ này, rồi kể lại lịch sử Phong Cảo phòng cho Trần thị nghe. Cuối cùng, Mao thị kéo tay Trần Khiết Như, nước mắt rưng rừng, nói.- Suốt cuộc đời chị đã chẳng có niềm hy vọng nào, chỉ có điều an ủi duy nhất chính là mong muốn cho con Kinh Quốc sau này có tiền đồ, không phụ nỗi khổ tâm của mẹ nó. Có lẽ là thực lực của song phương chênh lệch quá lớn, có lẽ là lòng khoan dung nhân hậu, lương thiện của Mao thị, lần gặp gỡ giữa hai người lần này, đã hoàn toàn đập tan hết ý chí thù địch của Trần Khiết Như. Từ đó về sau, Trần Khiết Nhe đã không bao giờ yêu cầu, đòi hỏi Tưởng Giới Thạch ly hôn với người đàn bà đáng thương này nữa. Phụ nữ là phải yếu, thường nhận được sự thông cảm của mọi người. Trần Khiết Như chính là đã nảy sinh ra tấm lòng thông cảm đối với Mao thị trong cảnh ngộ bi thảm đáng thương của Mao thị. Thế nhưng, ai lại có thể ngờ tới, chỉ vài năm sau, do vì có sự xuất hiện của kẻ mạnh trong giới nữ, trần thị đã bị đẩy vào lãnh cung một cách rất nhanh chóng. Điều này thực sự đã ừng vào một câu sấm truyền trong Hồng lâu mộng: Đang tham người khác chẳng sống lâu, đâu biết mình đã về cõi hết!. Lẽ dĩ nhiên, đây là chuyện về sau.Lần này trở về Khê Khẩu, về mặt công việc gia đình, Tưởng Giới Thạch đã có một quyết định quan trọng: Đem Tưởng Kinh Quốc trao cho Trần Khiết Như nuôi dưỡng và dạy bảo. Dựa vào trái tim mà suy luận, trong ba người thê thiếp của Tưởng, người có trình độ tri thức nhất đình cũng chỉ có một mình Trần Khiết Như. Diêu thị xuất thân từ nhà thổ, tuy giỏi về cầm kỳ thư họa, thế nhưng những thứ đó phần lớn đều là việc kiếm sống trên trường trăng gió không phải là chính đạo dạy dỗ con cái. Mao thị là mẹ đẻ ra Kinh Quốc, tính tình lương thiện, là người lành hiền chất phác, thế nhưng cuối cùng bà chỉ là một người phụ nữ kiểu cũ của Trung Quốc, không phải là con nhà dòng dõi, đối với cuộc đời này hiểu biết quá ít ỏi. Dựa vào bà để dạy dỗ con cái, rất khó nói mai sau dữ đem lại lợi ích gì cho con cái. Suy đi tính lại, Tưởng Giới Thạch đã hạ quyết tâm, vì kế sách mai sau lâu dài của con, hãy để cho Trần Khiết Như học nhiều biết rộng làm người trông coi dạy dôc cho con, để cho nó tới học hành ở Thượng Hải. Quyết định này của Tưởng chẳng khác gì đã khoét thịt moi tim của Mao Phúc Mai. Bà vừa kêu gào vừa khóc lóc không chịu rời chon. thế nhưng, lệnh chồng khós chống, cuối cùng thì cánh tay không vặn nổi bàn chân, nhìn bóng con đã đi xa, Mao thị dàn dụa nước mắt đầy trên mặt.Năm 1922, Tưởng Kinh Quốc từ Khê Khẩu tới học tập ở Thượng Hải, trên mặt đời sống hoàn toàn do Trần Khiết Như lo liệu - chăm sóc. Tưởng Kinh Quốc gọi Trần thị là mẹ bảo mẫu Thượng Hải. Về sau, Tưưỏng Vĩ quốc cũng tới Thượng Hải, thường lui tới nhà Trần thị. Dưới gối Trần Khiết Như chẳng có con, nàng đặc biệt thương yêu hai anh em Kinh Quốc, như chính con mình đẻ ra. Do đó, tình cảm giữa Tưởng Kinh Quốc với Trần Khiết Như cũng tương đối sâu sắc. Sau khi Tưởng Giới Thạch tuyên bố li dị với Trần Khiết Như, Tưởng kinh Quốc vẫn giữ mối liên hệ với mẹ bảo mẫu Thượng Hải Năm 1938, sau khi từ Liên Xô về nước, Tưởng Anh Quốc từng đem vợ là Tưởng Phương Lương cùng tới thăm Trần Khiết Như. Tuy cuộc gió mưa biến ảo của mười năm sau đó, vì đại thái ử của nhà họ Tưởng này trước sau vẫn giữ sự đi lại với Trần thị. Năm 1961, Trần Khiết Như được phép rời đại lục tới định cư ở Hương Cảng, sau khi Tưởng Kinh Quốc biết tin đã đặc biệt mua một ngôi nhà ở rộng rai thoáng đáng ở Hương Cảng cho Trần Thi, để tận đạo hiếu.Tháng 2 năm 1923, Tưởng Giới Thạch nhận được thư của Tôn Trung Sơn từ Hương Cảng gửi tới, dự định bổ nhiệm Tưởng làm thưm mưu trưởng hành dinh phủ Đại nguyên soái Quảng Châu - Cơ hội phất lên cao đã tới Tưởng Giới Thạch đem phu nhân Trần Khiết Như cùng tôi Tuệ. Trong mấy năm ở Quảng Châu, cục diện chính trị biến ảo; bío mây khó lường. Chính trong cảnh uân trường chìm nổi, sóng gió hãi hùng này, Tưởng Giới Thạch đã dựa vào ngụy biện gian trá, xảo quyệt của mình, từng bước, từng bước từ chức hiệu trưởng trường quân sự Hoàng Phố leo lên chức vụ Tổng tư lệnh Bắc phạt quân, mà sự vinh hạnh vẻ vang nổi trội vượt người, thẳng tiến lên tận mây xanh này chỉ có riêng một mình Trần Khiết Như độc hưởng.Sau khi Trần Khiết Như theo Tưởng Giới Thạch tới Quảng Châu, trước tiên cùng trú với Tưởng ở Bộ tư lệnh Trường Châu yếu tác. Nơi đây thuộc về doanh trại quần độc, lẽ dĩ nhiên điều kiện không bằng sống ở Thượng Hải, có rất nhiều điều bất tiện. Về sau Tưởng nhận chức hiện trưởng trường Quân sự Hoàng Phố, liền đưa Trần cùng vào ở dinh thự của hiệu trưởng. Trong thời kỳ này, Tưởng và Trần hai người tựa hồ như đôi chim én chưa thoát khỏi kỳ trăng mật của cuộc tân hôn, thường xuyên anh anh em em, ra có đôi vào có lứa, tình cảm rất khăng khít. Căn cứ vào hồi ức của một số người tướng lĩnh một thời ở Hoàng Phố, môn sinh của Tưởng Giới Thạch như Tống Hy Liêm, Tôn Nguyên Lương v.v... thì: Cứ đến chập tối mỗi ngày, sau khi bài giảng quân sự đã xong một giai đoạn, Tưởng hiệu trưởng thường dắt tay Trần Khiết Như đi dạo ở trong vườn hoa nhà trường. Mức độ thân mật của họ như thế nào, chúng ta đủ hiểu.Trên một sự nghiệp, Trần Khiết Như cũng đã có sự giúp đỡ đối với Tưởng. Lúc đó, trong việc ứng thù giao tế, Tưởng Giới Thạch thường đem theo vị phu nhân non trẻ này ra vào trong trường ngoại giao. Cộng thêm việc Trần thị thông thạo Nga ngữ, đã trò truyện làm quen với các cố vấn Liên Xô Bazôtin và Galon, làm vẻ vang cho Tưởng Giới Thạch rất nhiềm. Đêm hôm trước Bắc phạt, cố vấn Liên Xô Barôtin còn chụp ảnh lưu niệm ở trạm phía đông Quảng Châu với Trương Tình Giang, Tưởng Giới Thạch, Đới Quý Đào, Hà Hương Ngưng v.v... Trần Khiết Như cũng có mặt ở trong đó nàng khoác một bộ áo bào hoa cờ hai ống tay cộc tới khủyu, rất hợp mốt. Một phụ nữ tước chỉ mới hai mươi có thể len thân vào bên cạnh các vị nguyên lào Quốc dân đảng như Trường Tĩnh Giang, Hà Hương Ngưng v.v.. Cùng với cả cố vấn Liên Xô, nếu không phải là người yêu cưng của Tưởng tổng tư lệnh, thì đó là điều hoàn toàn không thể có được.Tháng 3 năm 1927, quân Bắc phạt tiền chiếm Thượng Hải, Tưởng tổng tư lệnh cũng theo quân đội về Hộ. Lúc này, Tưởng Giới Thạch vây cánh đã đầy đủ liền bắt đầu vạch kế hoạch lập phương án hành động để cướp đoạt lấy quyền lực cao nhất của Trung Quốc. Để thực hiện được kế hoạch này cần phải thanh lý Đảng cộng sản, cướp lấy quyền lực cao nhất của Quốc dân đảng và lôi kéo các tài phiệt Giang Triết - ba mũi tên cùng bắn, mới có thể xong xuôi công việc lớn được. Tức thì Tưởng Giới Thạch; đồng thời với việc bí mật âmmưu thanh toán Đảng cộng sản, đã tích cực liên lạc với các đại tư fphiệt như Ngu Hiệp Khanh, Tống Tử Văn v.v.. đều cầu lấy sự tri viện trên mặt tài chính. Đồng thời với việc lôi kéo Tổng Tử Văn, Tưởng Giới Thạch nhiều lần cầu hôn với tiểu thư thứ ba của nhà họ Tống - Tống Mỹ Linh, mong giành được làm thành một cuộc buôn bán lớn thu được cả tài và sắc. Lẽ dĩ nhiên, ướt vọng mai sau khi bước lên địa vị cao sang lớn lao ở Trung Quốc, người đàn bà lí tưởng nhất ở bên cạnh Tưởng phải là tam tiểu thư của nhà họ Tống. So với con người danh môn khuê tú, phong tư tuyệt vời này, Trần Khiết Như đáng thương, không đáng được kể tới.Chính trong lúc đồng thời với việc Tưởng Giới Thạnh bí mật tiến hành truy cầu Tống Mỹ Linh, vẫn cẩn thận từng li từng tí ứng phó với Trần Khiết Như. Đêm hôm trước ngày 12 tháng 4, đó phát động cuộc chính biến phản đối Đảng cộng sản, Tưởng Giới Thạch đang gấp rút khua chiêng gõ trống thu hút thân tín, điều tập binh mã, nhiều lần bàn bạc thượng nghị những âm mưu thay đổi lịch sử Trung Quốc này với Ngô Trung Tín, Dương Hổ, Trương Tĩnh Giang, Hoàng Kim Vinh, Đỗ Nguyệt Sệnh, Ngư Hiệp Khanh v.v..., có một bộ phận tương đối đông đang bí mật chuẩn bị tại nhà của Trần Khiết Như ở Thượng Hải.Thế nhưng, giấy làm sao gói nổi lửa. Một hôm, Trần Khiết Như đang thu dọn đồ đạc cho Tưởng Giới Thạch, vô tình phát hiện được một bức thư van xin tình yêu đầy những lời đường lệ mật của chồng mình gửi cho tiểu thư Tống Mỹ Linh, bỗng chốc máu ghen nổi dậy Lào Tưởng chẳng thèm là một tay lối đời trong việc vuốt ve nữ giới. Sau khi sự việc giữa mình và tam tiểu thư họ Tống bị vợ mình phát hiện, chẳng những Tưởng không có một chút gì là ngượng nghịu áy náy, trái ngược lại, Tưởng đã thuận nước đẩy thuyền, hùng biện bừa bãi với Trần Khiết Như. Tưởng chau mày chau mặt, giả vờ dáng vẻ thương nước thương dân nói với Trần rằng, ông ta lấy Tống Mỹ Linh hoàn toàn chỉ là một cuộc hôn nhân chính trị, nếu không sẽ không thể nhận được một xu của các nhà ngân hàng Thượng Hải ! Sau đó, Tưởng tiếp tục hùng biện với Trần nói:- Em sẽ qua bên nước Mỹ học tập vài năm, đó là vì sự thống nhất của Trung Quốc, vì sự thắng lợi của bắc phạt. Trong tương lai chúng ta vốn là vợ chồng ! - với những lời hùng biện của Tưởng Giới Thạch, Trần Khiết Như gào khóc một hồi, cuối cùng không biết làm cách nào, đã phải thuận theo. Ngoài cách đó ra, Trần còn có cách nào nữa ? Tục ngữ nói, đàn bà lấy gà theo gà, lấy chó theo chó. Cuộc hôn nhân giữa những người dân bình thường lớp dưới, tuy đẳng cấp có thấp, thế nhưng điều tốt là người vợ tào khang, sống với nhau tới chọn kiếp. Còn như Trần Khiết Như làm phu nhân của Tưởng Giới Thạch, tuy nhiên cũng có được vẻ vang trong vài năm, được thưởng thức qua mỹ tửu ngọt ngào trên con đường đời, thế nhưng, những điều này cuối cùng chỉ là tam thôi ngắn ngủi, như khói như mây lướt qua trước mắt, trong giây lát đã tiêu tan. Sự cô độc bị ruồng bỏ mới là lâu dài...Tháng 8 năm 1927, được sự đồng ý của Tưởng Giới Thạch, Đỗ nguyệt Sênh sắp đặt cho Trần Khiết Như sang Mỹ lưu học. Trước khi ra đi, Tưởng cho mười vạn đồng bạc, gọi là an ủi vỗ về. Sống tha hương ở nước ngoài ở bên kia bờ đại dương, cuối cùng Trần Khiết Như cũng đã nhìn thấy tờ thân báo Thượng Hải, qua tay nhiều người giả đến. Tin báo của Tưởng Trung Chính sừng sững hiện lên trước mặt mọi người, trong đó viết Năm dân quốc thứ mười, người vợ cả Mao thị đã chính thức li hôn với Trung Chính. Còn hai thị khác vốn không có hôn ước, hiện tại đã thoát ly quan hệ với Trung Chính. Đọc đến đây, Trần Khiết Như bị phẫn tới cực điểm. Sau khi Tưởng Tống kết hôn, năm 1928 Tưởng đã từng cử luật sư Giang Nhật Bình sang nước Mỹ để hiệp đàm với Trần Khiết Như về nghi thức li hôm, Trần đã tha thứ cho Tưởng Giới Thạch, ký tên trên văn kiện li hôn.Sau khi Trần Khiết Như sang Mỹ, về mặt kinh tế đã có người bảo đảm cho, cuộc sống lẽ dĩ nhiên không thành vấn đề nữa. Trong năm năm lưu học ở Mỹ, Trần thị học tiếng Anh nuôi ong và nghệ thuật làm vườn, đã đạt được học vị thạc sĩ của học viện giáo dục trường đại học Côlômbia. Năm 1933, vì nhớ nhung đất nước, Trần Khiết Như đã trở về Thượng Hải.Sau cuộc kháng chiến bùng nổ, Trần Khiết Như vẫn sống ở Thượng Hải. Đầu năm 1940, Thượng Hải đã trở thành khu thống trị của chính quyền Uông ngụy. Để hòng ngừa chính quyền Ngụy lợi dụng quan hệ hôn nhân giữa Trần với Tưởng để viết văn chương báo chí, Trần Khiết Như đã bí mật rời Thượng Hải, rồi chuyển tới Thượng Nhiêu Giang Tây. Lúc đó, tư lệnh đệ tam chiến khu Quốc dân đảng là Cố chúc Đồng đang ở Thượng Nhiên. Sau khi được biết Trần Khiết Như đã tới, trước hết ông ta ra lệnh cho bộ hạ sắp đặt chỗ ở chu đáo cho bà, sau đó hỏa tốc mật điện cho Trùng Khánh thỉnh thị ý kiến của Tưởng Giới Thạch. Tưởng lập tức đánh điện trả lời, bắt Cố Chúc Đồng cử người chuyên môn hộ tống bà Trần tới Trùng Khánh. Sau khi tới Trùng Khánh, người đứng đầu quân đội thống nhất là Đới Lập đích thân lộ mặt, đem Trần Khiết Như bí mật xếp đặt ở biệt thự hang núi, cách dinh quan của Tưởng Giới Thạch không xa.Nhận được sự tiếp đãi thần bí như vậy, Trần Khiết Như rơi vào cõi sương mù mờ mịt, không hiểu là vì sao. Nói thực tình hơn mười năm nay, hình bóng của Tưởng Giới Thạch không hề mất đi trong sóng gió tình cảm của bà, yêu và ghét xen kẽ vào nhau khó bề phân biệt. Có điều là Trần Khiết Như chưa bao giờ dám nghĩ tới chuyện ôn lại mộng cũ với Tưởng. Thế rồi, ngày hôm đó, chuyện kỳ lạ đã phát sinh. Chẳng biết là sức lôi cuốn của Tống Mỹ Linh đã quá giảm sút, hay là mối tình cũ của Tưởng Giới Thạch lại bùng cháy, qủy khiến thần sai, khiến cho vị lãnh tụ kháng chiến của bốn trăm triệu nhân dân Trung Quốc - Tưởng ủy viện trưởng đã tới biệt thự hang núi ôn lại chuyện cũ như đôi uyên ương trong mộng.Thế nhưng, ở trên đời này không có bức tường nào không lọt gió. Tin tức Tường Trần bí mật lén lút gặp gỡ đã không cánh mà bay, rất nhanh chóng lọt vào tai bà Tống Mỹ Linh. Tức thì, sự kiện dan díu trai gái của chồng, đã dẫn tới một trận đại nội chiến của gia đình thứ nhất Trung Quốc, Tống Mỹ Linh đã ngăn sông lấp biển, biển ghen nổi sóng, đã buột tay đánh vỡ trán Tưởng ủy viên trưởng. Hậu quả ác liệt tạo ra bởi cuộc nội chiến, này cũng rõ ràng dễ thấy: Người chồng mấy ngày liền không dám lộ mặt trong các trường hợp ông khai. Ông Tưởng có tài nói khoác đến đâu cũng không thể đem cuộn băng cuốn ở trên đầu liên hệ tới cuộc kháng chiến ở tiền phương được. Vậy thì trước mặt các công chúng trong và ngoài nước ông Tưởng đã giải thích như thế nào ? Phu nhân sau cơn thịnh nộ đã lềnh bềnh đi về phía đông tới nước Mỹ ở bên bờ bên kia đại dương. Một thời gian, sự kiện tình tứ trai lơ này do đích tay đạo diễn của Tưởng Giới Thạch đã không có cẳng mà chạy đi mất, Trùng Khánh đồn đại ầm ỹ ủy viên trưởng đã có niềm vui ước, người ta gọi đó là Trần tiểu thư. Thế nhưng tất cả mọi người đều chỉ nói vu vơ như thể bắt gió tóm bóng, nghe hơi nồi chõ, mà không biết niềm vui mới, vàng thau lẫn lộn này - Trần tiểu Thư là ai ? Tức thì người ta bí mật bàn tán ở khắp mọi nơi, tất cả mọi người dùng điều sai truyền đi điều sai. Có người nói Trần tiểu thư chính là con gái của Trần Bố Lôi, có người nói là cháu gái của Trần Lập Phu. Mỗi người nói một phách, không thể nhất trí được, làm cho rối loạn ầm ỹ, ầm ào. Kỳ thực, Trần tiểu thư, niềm vui mới này của Tưởng ủy viên trưởng, chính là niềm vui cũ - Trần Khiết Như ngày trước !Tháng 5 năm 1949, giải phóng quân bước tới gần Thượng Hải, chính quyền quân đội Quốc dân đảng rêu rao các yếu nhân bỏ chạy lung tung. Trần Khiết Như đã lựa chọn con đường ở lại Đại Lục. Sau khi giải phóng Thượng Hải, bà được chính phủ thành phố của Đảng Cộng sản tôn trọng, được mời làm ủy viên chính trị hiệp thương khu Lư Loan. Tháng 12 năm 1961, nhận lời mời của ủy, ban mặt trận thống nhất Trung Ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trần Khiết Như đã tới Bắc Kinh. Bưởi trưa ngày 26, thủ tướng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai đã tiếp kiến bà tại nhà ở, đã cùng bà thân mật kể lại chuyện cũ và tiếp kiến bà tại nhà ở, đã cùng bà thân mật kể lại chuyện cũ và bàn tới vấn đề tiền đồ của Đài Loan và cá nhân ông Tưởng Giới Thạch. Trong cuộc hội kiến, Trần Khiết Như đã nêu ra lời thỉnh cầu muốn được định cư tại Hương Cảng, ngay lúc đó thủ tướng Chu Ân Lai đã biểu thị sự đồng ý.Tháng 5 năm 1962, Trần Khiết như rời Thượng Hải đi Hương Cảng. Sau khi tứi Hương Cảng không lâu, bà đã vào ở trong ngôi nhà mà Tưởng Kinh Quốc đã mua sẵn cho bà, dấu tên đổi họ, dấu kín như miệng bình mọi chuyện ngày xưa, lặng lẽ sống qua cuộc đời. Không lâu, bà đã nhận được bức thư do chính tay Tưởng Giới Thạch viết, thông qua Đới An Quốc - chuyển tới. Trong thư, Tưởng Ca tụng Trần là con ngừưi luôn luôn dịu dàng nhân hậu, tiếp đó còn tỏ rõ: Trước kia, torng những ngày cùng chung con thuyền đầy mưa gió, tất cả những sự yêu thương vỗ về, không một khoảnh khắc nào có thể quên được. Lúc này, Cụ Tưởng Giới Thạch đã trên bảy chục tuổi nhớ về ngày xưa, trong lòng tràn đầy tình cảm hổ thẹn áy náy đối với Trần Khiết Như.Năm 1967, được sự giúp đỡ của người khác, căn cứ vào nhật ký trân trọng giữ gìn của mình, Trần Khiết Như đã biên soạn ra một bộ tự truyện theo thể ghi chép hồi ký, đặc biệt giới thiệu đời sống hôn nhân giữa bà và Tướng Giới Thạch từ năm 1921 đến năm 1928. Một NXB ở Niu oóc nước Mỹ bàn bạc quyết định xuất bản ngay. Tin tức truyền đi, phía Đài loan vô cùng lo lắng. Nhà đương cục Đài Loan cùng một lúc trả giá rất cao để mua cho được bản thảo này, một mặt do Trần Lập Phu điều giải, hòng muốn kết thúc việc này. Trong bức thư gửi cho Trần Khiết Như, Trần Lập Phu nói: Nhưng sự hy sinh của bà cho sự thống nhất quốc gia, cùng với sự trầm lặng mà bà gìn giữ trong nhiều năm nay đã khiến bà trở thành một vĩ nhân, một công dân trung thực rồi. Thế nhưng trước tác của bà hể xuất bản phát hành ra, người duy nhất bị phương hại chính là Tưởng tổng thống và. Quốc dân đảng. Cho nên xin bà hãy tiếp tục giữ lấy sự trầm lặng như những năm tháng trước đây cho!Trầm lặng, trầm lặng ! Chẳng phải là sự bùng nổ trong trầm lặng, thì cũng là sự chết chóc trong trầm lặng. Trần Khiết Như đã thưởng thức cách thứ nhất, xuất bản sách - có điều là một loại bùng nổ tình cảm có mức độ. Thế nhưng bà đã không thành công. Cuối cùng, không còn cách nào, bà đã phải ứng thuận theo cách thứ hai - bà đã chết. Ngày 21-2-1971 bà đã trúng phong đột ngột qua đời tại nhà riêng ở Hương Cải, thọ 65 tuổi. Sau một tuần lễ, người ta mới phát hiện cái chết của con người cô độc này.Khi Trần Khiết Như dự cảm thấy mình chẳng ở trần gian được bao lâu nữa, đã dùng bàn tay run rẩy, viết một bức thư cuối cùng cho Tưởng Giới Thạch, nói rõ nỗi buòn rầu đau sót cuói cùng: Hơn ba chục năm nay, nỗi oan khuất của em chỉ có chàng mới hiểu được. Thế nhưng để gìn giữ niềm vinh dự trước quốc gia của chàng, em đã luôn luôn tự nguyện nhận về mình sự hy sinh lớn lao nhất....Tưởng Giới Thạch đã nói đúng. Trần Khiết Như luôn luôn dịu dàng nhân hậu. Thế nhưng, hai người thê thiếp trước của Tưởng, có người nào không dịu dàng nhân hậu đâu ? Mao Phúc Mai ư ? Diêu Di Thành ư ? Họ đều đã từng trải qua nỗi đau khổ bị ruồng bỏ và lạnh nhạt mà phải ngậm đắng nuốt cay, im hơi lặng tiếng, đã đủ dịu dàng nhân hậu rồi. Giả sử có một người trong số đó không dịu dàng nhân hậu điều đó cũng đủ làm cho Tưởng Tổng thống điệu đứng khốn khổ rồi. Phải nên thừa nhận rằng, ở trên chiến trường, Tưởng Giới Thạch nhiều lần đánh thì nhiều lần thất bại, không thể ngóc đầu lên được. Còn ở trên tình trường thì sao? thực sự đã rõ ràng cụ Tưởng là một người thắng lợi.

<< Phần 2 - Chương 3 | Phần 2 - Chương 5 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 479

Return to top