Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Lịch Sử >> Tưởng Giới Thạch, những bí mật về cuộc đời và gia thế

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 57755 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Tưởng Giới Thạch, những bí mật về cuộc đời và gia thế
nhiều tác giả

Phần 5 - Chương 3

ở Đài Loan, khi Tưởng Giới Thạch thực sự tin tưởng Trần Thành, Tôn Lập Nhân đối với Tưởng chưa có hai lòng, để thực sự đảm bảo cho Đài Loan, căn cứ chống cộng này, Tưởng đã phải tốn bao tâm sức. Tuy đại bộ phận đất đai Giang Nam lúc đó vẫn ở dưới ách thống trị của Chính phủ Quốc dân đảng, mặc dù Chính phủ Lý Tông Nhân đang ở Quảng Châu, Tưởng Giới Thạch đã quyết tâm xây dựng Đài Loan trở thành trung tâm của nền thống trị Quốc dân đảng. Vì vậy, Tưởng đã chủ trì việc hoạch định kế hoạch Xây dựng Đài Loan. Mân (Phúc Kiến) Việt (Quảng Đông), khống chế Lưỡng Quảng, mở mang Xuyên (Tứ Xuyên) Điền (Vân Nam), thiết lập xây dựng một hệ thống dây xích trên biển phía bắc nối liền Thanh Đảo với các đảo Trường Sơn, đoạn giữa là quần đảo Châu Sơn, nam tới đảo Đài Loan, Hải nam để phong tỏa, bao vây đại lục, làm căn cứ phản công trong tương lai. Để thực hiện kế hoạch này, Tưởng Giới Thạch đã không thể cứ chờ đợi mãi ở Đảo Đài Loan, tức thì Tưởng đã nhiều lần qua lại giữa Đài Bắc với Quảng Châu, Phúc Châu, Trùng Khánh, Thành Đô, để làm các việc sắp xếp nhân sự và điều chỉnh lực lượng. Mặc dù lúc này ở trong Chính phủ, Tưởng không có bất kỳ chức vụ gì, chỉ là một người bình dân (lời của Lý Tông Nhân), thế nhưng trái lại Tưởng có thể điều động quân đội, miễn nhiệm, phong hàm đại sứ, mặc dù Lý Tông Nhân lúc này là Nguyên thủ quốc gia trên mặt Hệ thống pháp luật. Có điều là kế hoạch của Tưởng Giới Thạch đã bị phá sản rất nhanh chóng. Trong kế hoạch của Tưởng Giới Thạch, Tưởng đã đem trọng điểm phòng thủ đặt ở duyên hải phía Đông nam, đặc biệt coi trọng việc phòng thủ Phúc Kiến. Khi đi tuần sát Phúc Kiến, Tưởng Giới Thạch đặc biệt nhấn mạnh: Đài Loan là đầu lâu, Phúc Kiến chính là chân tay, không có Phúc Kiến tức là không thể bảo vệ chắc chắn Đài Loan được. Thế nhưng đến hạ tuần tháng 8, phần đại lục của Phúc Kiến đã hoàn toàn bị Giải phóng quân chiếm lĩnh. Trung tuần tháng 10, quân chủ lực của tập đoàn Bạch Sùng Hy đã bị tiêu diệt ở biên giới Tương Quế (Hồ Nam, Quảng Tây). Đầu tháng 11, toàn tỉnh Quảng Đông, ngoài đảo Hải Nam ra, đều đã được giải phóng. Tới trung tuần tháng 12, chiến dịch Quảng Tây của Quân giải phóng cũng đã kết thúc thắng lợi. Mân Việt, Lưỡng Quảng trong kế hoạch của Tưởng Giới Thạch đã mất hết, chỉ còn Đài Loan và Xuyên Điền. Cho nên chuyên cơ của Tưởng Giới Thạch cứ đi đi về về ở giữa Đài Bắc và Bình nguyên Xuyên Tây. Lúc này Tưởng Giới Thạch vẫn còn ảo tưởng. Tưởng cho rằng chỉ cần giữ được bình nguyên Thành Đô trong vòng 6 tháng thì sẽ có thể bắt được người Mỹ xuất quân chi viện, và cũng có thể dẫn tới việc Liên Xô xuất quân chi viện Trung Cộng, như vậy thì sẽ dẫn tới Đại chiến thế giới lần thứ 3. Cho nên Tưởng không những đã phủ định kiến nghị của Hồ Tông Nam nhanh chóng rút quân về Tây Xương rồi chuyển tới biên giới Điền Việt, còn ra lệnh tổ chức cuộc đại chiến ở Xuyên Tây[1]. Tưởng Giới Thạch không nghĩ được rằng, quyết định này của Tưởng, cuối cùng đã dẫn đến bị tiêu diệt hoàn toàn của tập đoàn Hồ Tông Nam, một tập đoàn chiến lược cuối cùng hơn 40 vạn tên ở trên đại lục của Quốc dân đảng. Tưởng Giới Thạch càng không nghĩ được rằng, cuối cùng ông ta không thể không vội vàng tháo chạy từ Thành Đô, từ Thành Đô này ông ta đã vĩnh viễn phải xa rời đại lục.
   Tưởng Giới Thạch đã từ Thành Đô trốn khỏi đại lục như thế nào ? Ngày 30 tháng 11 năm 1949, Tưởng Giới Thạch ngồi chuyên cơ nhãn hiệu Trung Mỹ bay tới Thành Đô. Những tùy tùng cùng đi theo có Hoàng Thiếu Cốc, Du Tế Thời, Cốc Chính Cương, Đào Hy Thánh, Tưởng Kinh Quốc, Thẩm Xương Hoán, Chu Hồng Đào v.v... Từ sau khi kháng chiến thắng lợi tới Nam Kinh Bẻ đào, có đến 5 năm Tưởng Giới Thạch vẫn chưa tới Tứ Xuyên, lẽ di nhiên cũng chưa tới Thành Đô. Thế nhưng trong hơn hai tháng từ ngày 12 tháng 9 năm 1949 tới nay, Tưởng đã tới Thành Đô lần thứ hai. Ngày 12 tháng 9, lần thứ nhất Tưởng tới Thành Đô, mục đích chủ yếu là tuần sát địa phương, lôi kéo những phái có thế lực ở địa phương Tứ Xuyên, để ổn định Tứ Xuyên, để chuẩn bị cho việc Tưởng điều binh khiển tướng bảo vệ Đại Tây Nam. Trong 5 ngày Tưởng ở Thành Đô đã nhiều lần tiếp kiến Vương Lăng Cơ, Đặng Tích Hầu, Lưu Văn Huy, Hướng Truyền Nghĩa, Vương Toản Tự, Hùng Khắc Vũ, Phương Thúc Hiên, Hoàng Quý Lục, Tăng Khoát Tình v.v.. hơn nữa còn mời họ cùng ăn bữa cơm trưa. Tưởng Giới Thạch còn mời hơn 380 vị thân sĩ các giới của Thành Đô tham dự hội nghị trà thoại của Tưởng. Tưởng nói:
   - Hơn bốn năm rồi chưa được gặp mặt các cụ phụ lão Thành Đô, lòng rất nhớ nhung. Tôi muốn cảm ơn những cống hiến vĩ đại trong 8 năm kháng chiến và 4 năm dẹp loạn mà nhân dân Tứ Xuyên đã giúp đỡ. Chỉ cần mọi người đoàn kết đồng tâm, tất sẽ giành được thắng lợi cuối cùng !
   Thậm chí Tưởng Giới Thạch còn tiếp kiến cả những con cháu họ hàng của những nhân vật quan trọng trong Chính quyền Tứ Xuyên mà nay đã chết rồi như Lư Tương, Lý Gia Ngọc, Hứa Quốc Chương, Nhiêu Quốc Hoa v.v..hơn thế còn tặng họ một số tiền bạc để biểu thị lòng quan tâm chăm sóc. Tưởng Giới Thạch quyết tâm xây dựng cơ nghiệp ở Tứ Xuyên, quyết tâm lôi kéo các phe phái có thực lực ở địa phương Tứ Xuyên để tiến hành cuộc quyết chiến
- ởộc vào các anh. Ngày nay, cộng phỉ ở mọi nơi, làm sao có thì giờ luận bàn đạo lý. Cần phải tiêu diệt chúng, chẳng qua cũng chỉ giống như gió thu quét sạch lá rụng mà thôi ! - Nói đến đây không hiểu vì sao, Tưởng bắt đầu có sự đau buồn từ bên trong phát ra - Tôi rất đau lòng, rất nhiều học sinh của tôi đã phản bội lại tôi ...Tôi hy vọng rằng các anh, những học sinh khóa này cần phải trung thành với Đảng quốc... tiếp đó, ngôn ngữ của Tưởng đã chẳng còn thứ tự gì, nước mắt giàn dụa, sau đó khóc nức nở, miệng cũng không điều khiển nổi nữa. Bỗng nhiên, hơn 6000 thày trò đều trợn mắt ra nhìn: Hàm răng giả của Tưởng Giới Thạch rơi ra, rụng xuống. Tưởng há hốc mồm, trau mày nhăn mặt, tỏ ra rất khó chịu. Các quan chức theo Tưởng đứng ở hai bên, đứng ở đằng sau đều rất ngượng ngùng, người nọ nhìn mặt người kia, không biết làm thế nào cho phải. Chỉ có Tưởng Kinh Quốc phản ứng nhanh nhậy, trầm lắng bình tĩnh, thản nhiên bước lại, cúi gập mình xuống nhặt bộ răng giả lên rồi liếc mắt ra hiệu cho hai tên lính thị vệ dìu Tưởng Giới Thạch về phía sau hội trường. Viên sĩ quan đảm nhiệm tổng chỉ huy cuộc duyệt binh, vội vã chạy lên đài kiểm duyệt, điều chỉnh đội hình đội ngũ, chuẩn bị tiến hành đội hình đội ngũ, chuẩn bị tiến hành đội hình diễu binh. Cuộc huấn thị của Tưởng Giới Thạch như vậy là chưa xong đã kết thúc. Chẳng ngờ, sau khi bắt đầu đội hình diễu binh lại xảy ra sự việc. Lần này tuy không phải là bản thân Tưởng Giới Thạch, nhưng lại làm cho Tưởng hoảng sợ giật bắn mình. Khi Tưởng Giới Thạch đã cắm lại được hàm răng giả, lau khô nước mắt, lại một lần nữa xuất hiện ở trên đài kiểm duyệt các đội ngũ của trường quân sự đều đã chuẩn bị hoàn tất. Tức thì từng đội ngũ bộ binh tề chỉnh bắt đầu diễu qua đài kiểm duyệt. Tưởng Giới Thạch cảm thấy hài lòng, trên mặt đã để lộ ra nụ cười. Sau khi đội ngũ bộ binh đi hết là đội ngũ pháo binh. Đây là các học viên khoa pháo của trường quân sự Hoàng phố. Năm 1907 khi Tưởng Giới Thạch sang Nhật lưu học đã học ở trường Chấn Vũ, những điều học được chính là chuyên nghiệp về pháo binh. Đối với pháo binh, địa vị ở trong gia tộc vũ khí đã có sự hiểu biết đầy đủ. Tưởng hy vọng pháo binh trong cuộc quyết chiến ở Xuyên Tây sắp tới sẽ có được những biểu hiện nổi trội, liền giơ tay mỉm cười tỏ ý với đội ngũ pháo binh. Việc giơ tay của Tưởng cũng không cấp bách, một xe chở pháo bỗng đứng sững lại ở trước đài kiểm duyệt. Tình hình đột xuất này đã khiến cho Tưởng Giới Thạch giật mình kinh sợ, cũng khiến cho các sĩ quan chỉ huy cuộc duyệt binh tinh thần hoảng loạn, họ đều sợ sẽ xảy ra sự kiện hành thích, ở trên đài chỉ huy Tưởng không biết làm thế nào, bọn lính cận vệ thì như là đứng trước quân địch, tổng chỉ huy cuộc duyệt binh tay cần súng lăm lăm vội vàng, chạy về phía chiếc xe chở pháo thấy Tưởng Giới Thạch giơ tay vẫy mình, lại cho rằng Tưởng Giới Thạch muốn nói gì, hoảng sợ quá vội hãm sững xe lại, đỗ ngay trước đài kiểm tra duyệt binh. Sau khi viên tổng chỉ huy cuộc duyệt binh hiểu rõ sự việc, liền ra lệnh cho xe chở pháo, lập tức cho xe phải chạy đi ngay. Thế nhưng máy động cơ lúc này đã tắt lửa, người lái xe lôi cả bó dây điện ra mà vẫn không tìm thấy bệnh, lo sợ quá, trên mặt mồ hôi đầm đìa mà vẫn không giải quyết được , các xe chở pháo ở phía sau cũng đều ùn tắc cả lại, cả bãi duyệt binh tràn đầy hỗn loạn. Sĩ quan chỉ huy nhìn thấy cảnh tượng này đành phải hạ lệnh tất cả xúm lại đẩy chiếc xe chở pháo này ra khỏi bãi. Cuộc duyệt binh lại tiếp tục tiến hành. Thế nhưng mãi cho đến lúc kết thúc, Tưởng Giới Thạch vẫn cứ nhăn mày chau mặt, chẳng lộ ra một nụ cười. Sau khi hoàn tất cuộc duyệt binh, Tưởng lặng lẽ không nói gì cả, ông lạnh lùng bước xuống đài duyệt binh.Tưởng Giới Thạch rời khỏi Thành Đô vào ngày 17 tháng 9, đến ngày 30 tháng 11 khi Tưởng trở lại Thành Đô, càng thêm buồn rầu ảo não. Tạm thời chưa nói tới cảnh vật đổi sao dời, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã tuyên bố thành lập, nước Trung Hoa Dân quốc của Tưởng cũng đã sớm tiêu vong rồi, cũng không nói tới việc giải phóng quân đã đập tan được quân đội Tống Hy Liêm canh giữ cửa ngõ phía Đông Tứ Xuyên, Trùng Khánh nguy cấp như trứng để đầu gậy, ngay cả đến tình hình khi Tưởng Giới Thạch từ Trùng Khánh chạy trốn về Thành Đô cũng đã đủ để cho ông rầu lòng.Tưởng Kinh Quốc từng nghĩ lại nói:
   - Vào lúc 4 giờ chiều ngày hôm đó (ngày 29-11 - người viết chú thích) Cha tôi bỗng ra lệnh lái xe tới thăm khu vực thành phố Trùng Khánh. Lúc đó, trong thành phố Trùng Khánh rối loạn hết mức, lòng người lo sợ, đại để là không thể giữ nổi một ngày. Nhân viên các cơ quan vội vã thu xếp để chạy trốn, hầu như họ đã đi gần hết rồi. Xe của cha tôi trước hết lái tới Bộ tư lệnh bảo vệ thành phố. Nào ngờ bên trong Bộ tư lệnh to lớn đồ sộ như vậy mà chỉ còn lại có mấy tên cảnh vệ, hai tên sĩ quan phụ tá, còn những người khác thì đã chạy hết trơn. Cha tôi nói với tên sĩ quan phụ tá: Khi anh gặp Dương tư lệnh, thì báo cáo cho ông ta biết tôi đã tới đây!. Sau khi ra khỏi Bộ tư lệnh bảo vệ thành phố, cha tôi lại ra lệnh lái xe tới thăm ẹy ban quân sự của thời kỳ kháng chiến, tình hình thê lương chua xót trên đường, khó có thẻ hình dung nổi!
   Cuốn nhật ký Mùa thu nguy cấp mất còn của Tưởng Kinh Quốc đã được công bố, có đoạn viết như sau:Ngày 29 - Tình hình cuộc chiến ở tiền phương rất quyết liệt, thế cuộc nguy nan, Trùng Khánh đã bị bao vây. Còn cha tôi thì cứ chần chừ không chịu rời khỏi Du (Tứ Xuyên -Trùng Khánh). Tinh thần trách nhiệm và quyết tâm đối với Cách mạng của người, đã cảm động lòng người sâu sắc, thật khó có bút mực nào hình dung nổi. Vào lúc 10 giờ đêm, tiếng súng nổ vang vọng ở phía sau vườn rừng, tôi đành phải báo cáo tình hình thực với cha tôi, hy vọng rằng người sẽ sớm rời khỏi khu vực nguy hiểm này. Đồng thời La Quảng Văn từ mặt trận chạy về báo cáo, biết được quân đội của hắn đã bị bộ đội phỉ đánh bại. Còn tiếng nổ ở trong các binh công xưởng xung quanh lại vang lên bốn phía, liên hồi không ngớt. Lúc này ở trước vườn rừng hang núi, ô tô chật ních, đường không thông xe, hỗn loạn ầm ào, từ trước tới nay chưa hề thấy. Cho nên quyết không thể nấn ná chần chừ nên phải quyết định tới sân bay đóng quân. Trên đường đi xe pháo vì tắc nghẽn ba lần, không sao tiến lên được. Bất đắc dĩ, cha tôi phải xuống xe đi bộ, sau đó ngồi lên xe Jép quân sự mới đi được, nửa đêm cha tôi tới sân bay leo lên ngủ qua đêm ở trên chiếc chuyên cơ nhãn hiệu Trung Mỹ.
   Đối với vấn đề gặp biến không kinh sợ, Bình tĩnh và trấn tĩnh cùng với Tinh thần trách nhiệm cách mạng của Tưởng Giới Thạch, vị học giả Đài Loan là Lý Ngạo đã bình luận nói: Bởi vì Tưởng Giới Thạch có chuyên cơ Đã có được chuyên cơ, lẽ dĩ nhiên phương tiện cũng dễ hơn người thường, bất kỳ địa phương nào cũng đều có thể tới sớm được, cũng có thể về muộn được, khỏi phải lo nghĩ gì đến việc đi lại. Kỳ thực, khi Tưởng Giới Thạch rời khỏi Trùng Khánh còn gặp phải một số phiền phức nữa, Tưởng Kinh Quốc không nói ra. Một đại đặc công có tên là Vương Bồ Thần trong bài văn truy điệu Mao Nhân Phượng có để lộ ra một chút ít. Ông ta viết:Tháng 8 cùng năm (năm 1949 - người viết chú thích), tôi nhận được lệnh từ Đài tới Du chủ trì công tác huấn luyện. Lãnh tụ (chỉ Tưởng Giới Thạch) và Tiên sinh (chỉ Mao Nhân Phượng) đều ở đó vạch kế hoạch sắp xếp công việc. Tới đầu tháng 12 (phải là cuối tháng 11) Trùng Khánh đã vô cùng gay go căng thẳng rồi, tiên sinh nói với chúng tôi: Các anh, những người không có nhiệm vụ có thể lần lượt triệt thoái trước đi. Nếu không, sau này sẽ không đi được đâu !Tôi hỏi: -Khi nào tiên sinh ra đi ạ?Tiên sinh nói: - Lãnh tụ còn ở đây, làm sao ta có thể đi được. các anh không cần phải chờ ta. Vạn nhất thời cuộc biến hóa, đã tới lúc chẳng theo ý người thì cá nhân ta chỉ có đi theo lãnh tụ!. Tình hình ngày một khẩn trương, cảnh sát Trùng Khánh đã triệt thoái hết. Xe pháo trên mỗi con đường, đều chật ních, cho dù là xe của lãnh tụ cũng chẳng có cách gì đi được. Lúc đó tiên sinh đã vận dụng kỹ thuật đặc chủng, cuối cùng cũng đã đưa được lãnh tụ tới nới an toàn!
Mao Nhân Phượng đã dùng Kỹ thuật đặc chủng gì. Vương Phủ Thần không nói rõ, nói chung đều cho rằng ông đã sử dụng xe tăng hoặc xe bọc thép. Bất kể là dùng thứ gì, việc Tưởng Giới Thạch trốn khỏi Trùng Khánh khẳng định là đã vấp phải khó khăn rất lớn, dẫn đến trên đường đi đã bị lỡ mất nhiều tiếng đồng hồ. Cộng thêm việc thất thủ Trùng Khánh, thủ đô phụ này của Quốc dân đảng sao lại chẳng khiến ông buồn rầu, đau đớn? Cho nên ngày 30 tháng 11, khi tới Thành Đô, Tưởng đã nói với Trương Quần, Lưu Văn Huy v.v... rằng:
- Đã hết rồi, Trùng Khánh thất thủ, nơi đó đã trở thành bãi đất hoang tàn đổ nát. Khi bọn chúng ta rời xa nó, quốc quân đang phá hoại các binh công xưởng, những tiếng nổ dữ dội đã làm chấn động vỡ hết các cửa kính nơi ta ở rồi !
Thế thì về sau tình hình Tưởng Giới Thạch ở Thành Đô lại như thế nào ? Cuối cùng Tưởng đã từ Thành Đô chạy trốn khỏi đại lục như thế nào ? Tưởng Giới Thạch đến Thành Đô lần thứ hai, chủ yếu là bố trí cuộc đánh nhau ở Xuyên Tây. Tưởng đã nhiều lần triệu tập Cố Chúc Đồng, Hồ Tông Nam, Vương Lăng Cơ v.v..tới nghiên cứu kế hoạch tác chiến. Tuy có nhiều loại phương án, thế nhưng phương pháp tư tưởng cơ bản là cố thủ Bắc Xuyên Tây và Tây Xương, trước hết phải đánh thắng một trận giòn giã ở gần Thành Đô, làm ngừng trệ cuộc tấn công của Giải phóng quân, rồi chờ sự biến đổi của tình hình quốc tế, lấy đó để Đông Sơn tái khởi. Để đạt được mục đích này, Tưởng quyết định ổn định quân tâm và dân tâm. Trước tiên Tưởng ra lệnh cho Ngân hàng Trung ương lấy ra 500 lượng vàng để ổn định lại thị trường tiền tệ đình đốn, khiến cho tầng lớp thị dân có thể đem những tập đồng bạc trắng đã biến thành một chinh không đáng ra đổi lấy một chút vàng (Căn cứ vào ghi chép trong tủ hồ sơ: cuối cùng thì thị dân toàn thành phố đã đổi mất 135 lượng, số vàng còn lại không biết đã nhét vào trong hầu bao của ai. Tưởng Giới Thạch cũng bị mắc lừa trò bịp này). Sau đó Tưởng điểm danh một số quyến thuộc của các sĩ quan quân đội đang dẫn quân đi đánh trận, đưa hết tới Đài Loan, để ổn định quân tâm, không ngờ rằng rất nhiều sĩ quan quân đội đã cho rằng quyến thuộc của mình đã bị lôi đi làm con tin, trái lại đã khiến cho quân đội càng dao động bất an. Thứ ba là, Tưởng hạ lệnh cho Diêm Tích Sơn tổ chức Phản Cộng cứu quốc đoàn, Diêm đích thân làm đoàn trưởng, hạ lệnh cho trường quân sự Hoàng Phố tuyển chọn học sinh Hoàng Phố khóa 24 và Ban huấn luyện sĩ quan quân đội khóa 17. Thứ tư, là, Tưởng một lần nữa kiểm tra lại học sinh Hoàng Phố, để cho họ sung sướng phấn khởi. Ai ngờ lần kiểm tra này lại xảy ra một tình huống ngoài dự liệu.Chín giờ rưỡi sáng ngày mồng 3 tháng 12, Tưởng Giới Thạch được những người như Trương Quần tháp tùng, bước lên đài kiểm tra. Đầu tiên là lá quốc kỳ được kéo lên trong tiếng quốc ca của Trung Hoa dân quốc. Tiếng nhạc vang lên, là cờ thanh thiên bạch nhật bắt đầu vươn cao lên đỉnh cột cờ, tiếng hát ê a rền rĩ, tiếng ròng rọc cót két vang lên. Khi lá cờ sắp sửa kéo lên tới đỉnh ngọn cột cờ, bỗng nhiên, sợi dây thừng buộc lá cờ bị đứt ở quãng giữa, sau đó tiếng ròng rọc cót két vang lên ở đầu cột một hồi xé tai, lá cờ đó và nửa sợi dây thừng đó rơi mạnh xuống đất.Sự việc xảy ra quá bất ngờ, nhất thời không ai trốn tránh được. Tưởng Giới Thạch cũng lặng yên bất động đứng ở trên đài, ngây dại nhìn lá cờ nằm ở dưới đất. Cuối cùng, có người nghĩ tới còn phải tiến hành đội hình diễu binh, không có lá cờ này thì không được. Tức thì tên lính kéo cờ vội vàng hạ đổ cột cờ xuống, buộc lại chiếc dây thừng rồi kéo lá cờ lên cao. Sau khi đội hình diễu binh kết thúc, Tưởng Giới Thạch bước xuống đài duyệt binh, lần lượt bắt tay từng học viên vừa được duyệt binh. Nghe nói là đã dùng hết thời gian hơn một tiếng đồng hồ. Buổi tối Tưởng lại gợi ý cho nhà trường chiếu bộ phim Văn Thiên Tường cho các học viên xem, để chứng minh thực tiễn lời huấn thị không thành công thì cũng thành nhân. Lần này Tưởng Giới Thạch ở Thành Đô còn phát biểu một bài diễn thuyết dài với nhà báo Thông tấn xã Liên Mỹ. Buổi chiều ngày mồng 4 tháng 12, Tưởng Giới Thạch nói với Mu Sa, nhà báo Mỹ rằng:Lần này nhận lời mời của Quyền tổng thống Lý tôi vào Tứ Xuyên, vừa hay gặp Cộng quân xâm nhập Xuyên Đông, thủ đô phụ nguy cấp ... Tôi là một phần tử của quốc dân có trách nhiệm phải lãnh đạo cuộc cách mạng của quốc dân, duy chỉ có mang hết mọi lực lượng, không thoái thác bất kỳ gian nan nguy hiểm nào, hiệp lực giúp đỡ Chính phủ cùng phấn đấu chung với quân dân đại lục. Trùng Khánh bị xâm lăng, cục thế vùng Tây Nam càng bước vào cảnh khổ sở. Thế nhưng nhân sĩ các nước dân chủ trên thế giới nên biết rằng cuộc chiến đấu chống cộng ở đại lục Trung Quốc, không những chưa đình chỉ, trái lại, còn không tiếc bất kỳ sự trả giá nào, bất kỳ sự hy sinh nào, mà đang ngày càng có xu hướng mở rộng, khắc sâu trong quân đội tập kết ở các nơi, khiến cho cuộc chiến đấu chống cộng ở Tây Nam được giữ vững lâu dài. ở đằng sau bức màn thép, những dân chúng bị cộng phỉ áp bức tại các vùng lưu vực Trường Giang, Triết Giang, Hà Nam. Sơn Đông, Phúc Kiến và Quảng Đông v.v... đã nổi lên như ong ở mọi nơi để phản đối chủ nghĩa cực quyền. Đối với các đội du kích ở Địch hậu tôi sẽ hết lòng ủng hộ và giúp đỡ. Cộng Đảng Trung Quốc dưới sự chỉ huy của Mátxcơva, hòng dùng bạo lực để thôn tính quốc gia Trung Quốc, nô dịch 450 triệu nhân dân Trung Quốc. Thế nhưng, nhân dân Trung Quốc dưới ngọn cờ Thanh thiên bạch nhật, chiến đấu vì độc lập tự do, tuyệt đối không một bạo lực nào có thể khuất phục được. Hiện tại tôi đang chiến đấu ở khu tự do, chiến đấu ở khu phỉ, chiến đấu ở nông thôn, thành thị, trường học và nhà máy. Bài diễn thuyết dài dòng này của Tưởng Giới Thạch, một là muốn danh chính ngôn thuận bản thân vào Xuyên làm chủ Chính phủ với danh nghĩa là nhận lời mời của Lý Tông Nhân mà đến. Hai là mong muốn nhà báo Mỹ có một bài báo chính xác về cuộc chiến tranh chống cộng mà Tưởng đang tiến hành. Ba là nói tới kết cấu tư tưởng đối với cuộc chiến tranh chống Cộng từ nay về sau của Tưởng. Tưởng Giới Thạch đã kiểm thảo sâu sắc những nguyên nhân dẫn tới nhanh chóng thất bại của Quốc dân đảng. Tưởng nói: Tại sao quốc dân có thể dẫn tới mức độ mất hết niềm tin, tinh thần tan rã như ngày nay ? Cộng sản Đảng đánh bại Quốc dân đảng, chẳng phải là họ có ba đầu sáu tay, mà chính là Quốc dân đảng hủ bại vô năng, là những nhược điểm của mình đã đánh bại mình, những cảm giác tự ti của mình, đã hù họa làm mình thất bại. Lực lượng của Cộng sản Đảng, trước cuộc kháng chiến yếu ớt không đầy đủ, tiêu diệt chúng đã không thành vấn dề. Cuộc kháng chiến cố nhiên đã đem lại cơ hội phát triển của họ. Thế nhưng ngay chính bản thân họ cũng không mộng tưởng được đã có ngày hôm nay. Bởi vì những nhược điểm của chúng ta đã bị họ tóm được ...dần dần diễn biến thành cục diện đổ nát như ngày nay !Tưởng Giới Thạch còn nói: Chúng ta nếu muốn chuyển bại thành thắng, mấu chốt vẫn phải nắm chắc ở trong ta. Thất bại chỉ là do bản thân ta tạo thành. Thành công cũng phải do bản thân ta nỗ lực. Chỉ có cải tạo mình, coi trọng mình, triệt để cánh sinh, kiên trì niềm tin, mới có thể đánh bại được Cộng Sản Đảng.
Tưởng Giới Thạch còn nói với Mu Sa:- Bản thân tôi chưa hề chống lại và vứt bỏ quốc gia dân chủ. Trong đại chiến thế giới lần thứ hai, trước sau tôi vẫn đứng ở mũi nhọn của mặt trận chống xâm lược. Ngày nay bản thân tôi cũng vẫn như vậy. Tuy bản thân tôi đã gặp rất nhiều trắc trở, thế nhưng tôi không hề nản chí. Kinh Thánh đã nói: Ta đã tuyên thệ, tuy bản thân mình bị hại, cũng không thể đổi thay. Các quốc gia dân chủ nếu đánh giá thấp tầm quan trọng của cuộc chiến tranh chống cộng của Trung Quốc, tất nhiên sẽ có hại cho nền độc lập an toàn và tự do của chính nước họ. Bản thân tôi từ nay về sau sẽ tiếp tục chiến đấu vì độc lập tự do của đất nước. Trên con đường phấn đấu của tôi có thể sẽ gặp rát nhiều khó khăn trở ngại, nhưng tôi vẫn tin tưởng său sắc rằng cuộc chiến tranh chống cộng nhất định sẽ giành được thắng lợi sau này ! Lời nói này của Tưởng Giới Thạch, lẽ dĩ nhiên là nói để cho người Mỹ nghe, Tưởng hy vọng rằng có thể sẽ lại giành được sự ủng hộ mới của Chính phủ Mỹ. Lần thứ hai tới Thành Đô của Tưởng Giới Thạch, vô cùng bận rộn, dốc hết sức bảo vệ Thành Đô. Thế nhưng tình hình Thành Đô, trái lại, ngày một xấu đi. Tưởng Giới Thạch không thể không có dự tính chạy trốn. Ngày mồng 1 tháng 12, Tưởng đã triệu tập Bộ trưởng bộ tài chính Quan Cát Ngọc và Tư lệnh không quân Vương Thúc Minh tới nơi ở của Tưởng tại trường quân sự Hoàng Phố, ra nghiêm lệnh cho hai người phải phối hợp mật thiết với nhau, đem tất cả tiền mặt, vàng, ngoại tệ còn lại phải lập tức bí mật vận chuyển hết tới Đài Loan. Sự lo lắng của Tưởng Giới Thạch thực ra chẳng phải là quá buồn rầu. Khi đại binh Giải phóng quân áp sát biên giới, tổ chức bí mật của Đảng cộng sản ở Thành Đô cũng rất sôi nổi hoạt bát, đang vạch kế hoạch nã pháo vào Lầu Hoàng Phố mà Tưởng Giới Thạch ở và nghĩ cách bắt sống Tưởng Giới Thạch. Trong trường Hoàng Phố cũng luôn xảy ra các sự việc, khiến cho Tưởng Giới Thạch lo lắng sợ sệt rất không yên tâm.Sáng sớm ngày 5 tháng 12, khi một vệ sĩ của Tưởng Giới Thạch bước vào nhà xí đem một chiếc thắt lưng có gài hai khẩu súng lục kiểu Nhật Bản tiện tay vắt ở trên cửa gỗ vào trong nhà xí, trong nháy mắt đã không biết người đó đi về hướng nào. Phía hữu quan đã hoài nghi là có người muốn mưu sát Tưởng Giới Thạch, tức thì họ đã tiến hành lục soát trong phạm vi toàn trường. Thế nhưng lục soạt suốt cả ngày mà chẳng tìm được ra kết quả gì. Ngày hôm đó Tưởng Giới Thạch cứ ở lỳ không ra khỏi lầu Hoàng Phố, kế hoạch vốn dự định đi thăm khu thành phố cũng bị thủ tiêu Tưởng Giới Thạch nổi giận ầm ầm. Thế nhưng đợt sóng này chưa yên, thì đợt sóng khác đã trỗi dậy. Vào lúc trên dưới 12 giờ đêm hôm ấy, Tưởng Giới Thạch vừa nằm mơ, bỗng nhiên ở dưới lầu Hoàng phố đã vang lên tiếng súng nổ ròn rã. Trong trường Hoàng Phố phút chốc đèn lửa sáng choang những bóng qủy lố nhố, tiếng người hỗn loạn, tiếng chân chạy tiếng gào thét vang lên huyên náo. Đội cận vệ của Tưởng Giới Thạch như gặp đội qu đụng phải cò súng đã mở chốt bảo hiểm, một băng đạn bắn vung lên trời, khiến cho mọi người hoảng hốt nhẩy cả xuống hồ Hoa Thanh. Sau khi Tưởng Giới Thạch được biết rõ tình tiết, lửa bực tức ngút trời, đã quát chửi Trương Diệu Minh vừa mới được lên làm chức hiệu trưởng trường Hoàng Phố là Đồ con lợn !, nhận định trong nội bộ trường nhất định có phần tử Cộng sản tuyên truyền nổi loạn, liền hạ lệnh cho hắn triệt để điều tra, triệt để lục soát. Nghe nói sau đó có hai học sinh căn bản chẳng có quan hệ gì với Cộng Đảng đã đen đủi vấp phải tai ương.Lần này thực sự Tưởng Giới Thạch đã vấp phải nỗi kinh hoàng rất to lớn. Tại sao biết được ? Ngày mồng 7 tháng 12 khi ăn cơm trưa, Tưởng Giới Thạch bắt các học viên trường Quân sự lập tức phải được vũ trang, tăng cường huấn luyện chiến đấu. Hiệu trưởng Trương Diệu Minh lập tức chấp hành, mở niêm phong kho súng phát cho các học viên, buổi chiều tiến hành tập bắn súng đạn thật ở cửa ngoài phía bắc trường quân sự. Tiếng súng đùng đoàng chát chúa đã làm cho Tưởng Giới Thạch ở trên lầu Hoàng Phố hoảng sợ giật bắn mình, lập tức cho gọi Cố Chúc Đồng tới hỏi rõ nguyên do. Khi Tưởng biết rõ các học viên trường quân sự thử súng, Tưởng rất bực tức, quở trách Cố Chúc Đồng vì sao lại bắn đạn thật ở bên cạnh nhà trường. Cố Chúc Đồng đành phải chửi mắng mạt sát Trương Diệu Minh một trận rồi ra lệnh từ nay về sau không cho phép có tiếng súng nổ với bất kỳ lí do nào, Trái lệnh sẽ bắn bỏ !, Buổi chiều ngày hôm đó, Tưởng Giới Thạch cho gọi Vương Lăng Cơ tới ra lệnh cho Vương phải giết chết hết các tù phạm chính trị quan trọng ở trong ngục. Nửa đêm hôm đó, từ phía cầu 12 ngoại ô Thành Đô vọng lại từng tràng tiếng súng nổ, làm cho Tưởng Giới Thạch từ trên lầu Hoàng Phố thức tỉnh. Tưởng vội vàng triệu gọi viên sĩ quan trị an Thành Đô tới để thẩm xét tình hình. Khi Tưởng được biết đó là tiếng súng giết tù chính trị làm theo lệnh của Tưởng, Tưởng mới yên lòng. Tưởng Giới Thạch quả đúng là gió reo, nhạc hú, cỏ cây đều là lính địch cả.Tuy ở trong trường Hoàng Phố liên tục xảy ra các sự việc, thé nhưng sự uy hiếp thực sự đối với Tưởng Giới Thạch lại ở bên ngoài trường Hòang Phố.Việc Tưởng Giới Thạch tới Thành Đô mọi người đều biết cả, giới báo chí đã có bài đăng kể tỉ mỉ. Tức thì, Bộ công tác lưu dung của ẹy ban công tác lâm thời biên giới Xuyên Tây là tổ chức bí mật của Trung cộng liền bắt đầu vạch kế hoạch hành động quan trọng Muốn bắt giặc phải bắt tướng ngay sau khi Tưởng đến Dung. Những đảng viên bí mật như Đường Hội Xương v.v..đã cùng với quân đoàn trưởng của Quốc dân đảng là Khương Kỳ Vĩnh đã kích động làm phản, đặt một khẩu pháo ở vườn rau trong ngôi nhà cỏ phía ngoài trường Hoàng Phố. Khi viên đạn bắn trúng vào căn phòng Tưởng Giới Thạch ở, một tiếng nổ xé trời ở lầu Hoàng Phố, đã làm đổ sập bức tường ở đó. Ngày mồng 6 tháng 12, khi công tác chuẩn bị nã pháo đang được tiến hành khẩn trương, bỗng có tin tình báo nói: Tưởng Giới Thạch không cố định ở trong lầu Hoàng Phố, thời gian chính xác ở Hoàng Phố vào lúc nào, rất khó nắm vữmg. Bí thư chi bộ Đảng của Bộ công tác lưu dung là Vương Miễn Bình cảm thấy sự việc đã trở nên nghiêm trọng, lập tức triệu tập hội nghị chi bộ để tiến hành thảo luận. Mọi người nhất trí cho rằng tình hình có biến động, mạo hiểm quá lớn, sau khi nã pháo, vô luận là trúng hay không trúng sẽ dẫn đến cuộc lục soát lớn, chém giết lớn của bọn phản động. Điều này sẽ không thể phù hợp được với nhiệm vụ cơ bản Bảo vệ Thành Đô, nghênh tiếp Giải phóng, liền quyết định thủ tiêu kế hoạch nã pháo, liền bí mật rút ngay khẩu pháo truy kích đặt ở trong vườn rau.Kỳ thực, động lực quan trọng nhất trong việc thủ tiêu kế hoạch cũ là kiến nghị Bắt sống Tưởng Giới Thạch được nêu ra ở trong Hội nghị. Phương pháp tư tưởng chủ yếu của kiến nghị này là: Lợi dụng phó quân đoàn trưởng Dương Sái Hiên quân đoàn 95 Quốc dân đảng đã được tổ chức Đảng bí mật giác ngộ làm phản, mời ông ta dẫn quân đội tới khống chế sân bay mà khi Tưởng Giới Thạch rời khỏi Thành Đô tất phải đi qua, để tiến hành việc bắt sống Tưởng Giới Thạch. Tức thì kế hoạch nã pháo đã biến thành kế hoạch bắt sống. Các hạng mục công tác lại được triển khai vây quanh nhiệm vụ mới.Tình hình Tưởng Giới Thạch ở lầu Hoàng Phố như thế nào? Do vì bộ đội dã chiến quân đoàn 2 giải phóng quân sau khi giải phóng Trùng Khánh đã kéo tới tuyến đường Nội Giang, Tự Cống, Nghi Tân, đang chuẩn bị vu hồi Lạc Sơn, Hiệp Giang, bao vây Thành Đô, tình thế quân sự vô cùng nghiêm trọng, Tưởng Giới Thạch không thể không đồng thời ra lệnh giết chính trị phạm ngày mồng 7 tháng 12 và ra lệnh cho Chính phủ rời tới Đài Bắc. Buổi chiều ngày 8 tháng 12, Tưởng Giới Thạch tuần sát khu vực thành phố Thành Đô lần cuối cùng, nhìn thấy trên đường hầu như toàn là nạn dân và quân đội bị thương. Ngày 9 tháng 12, Lư Hán khởi nghĩa ở Côn Minh; Trương Quần, Lý Di v.v... bị bắt giữ, đồng thời với điều đó Đặng Tích Hầu v.v...đã điện báo khởi nghĩa ở Nhà An, Bành huyện. Bọn địch ở Thành Đô đã trở thành con ba ba ở trong vại. Đối với động hướng của bọn Lư, Lưu, Đặng v.v..tuy đã sớm nằm trong dự liệu của Tưởng Giới Thạch, nhưng khi tin tức truyền đến Tưởng vẫn bàng hoàng trấn động, kinh sợ. Để ứng phó với điều không nghĩ tới, đêm ngày 9, hiệu trưởng trường quân sự Hoàng Phố Trương Diệu Minh đích thân tới tổng đội 2 khóa 23 bố trí nhiệm vụ, tổ chức hơn 10 học viên đào một chiếc hang ở dưới chân tường thành phía sau lầu Hoàng phố, để làm giao thông hào bí mật khi nguy cấp. Sân bay Tân Tân và sân bay núi Phượng Hoàng Thành Đô, máy bay luôn luôn sẵn sàng cất cánh. Trong thành phố Thành Đô lúc này đã trở thành mớ hỗn độn loạn xạ, các cửa hiệu đóng chặt cửa, lính thua trận xích mích nhau; các quan to, người giầu có muốn chạy trốn ra Đài Loan phần lớn là muốn lên trời mà không có lối, tiếng oán trách thảm hại đầy đường. Tưởng Giới Thạch liền nghĩ ra trò lừa đảo, một lúc lại đăng tin trên báo sáng sớm ngày mồng 8 đã rời khỏi Dung, một lúc lại đăng tin 2 giờ chiều ngày mồng 10 đã bay tới Đài Bắc. Kỳ thực, mãi đến đêm ngày 13 tháng 12 Tưởng Giới Thạch mới rời khỏi Thành Đô. Vốn là, Tưởng Giới Thạch vẫn không muốn đi, thế nhưng quân giải phóng ào đến như nước triều dâng, cách Thành Đô chỉ còn một ngày đường. Sân bay rất có khả năng bị quân giải phóng khống chế, tức thì vị tín đồ Cơ Đốc này cũng chẳng kể gì tới con số 13 cát lợi hay không cát lợi, với sự hộ tống của đại binh lực quân chiến đấu phối hợp có 10 chiếc xe tăng và xe bọc thép do Hồ Tông Nam cử đi (nghe nói là có 6 trung đoàn, nhưng chưa được khảo chứng) xông vào đánh phá sự cản trở của một trung đoàn lính khởi nghĩa do Lưu Văn Huy chỉ huy ở khu vực miếu Võ hầu, xông thẳng tới sân bay Tân Tân. Năm 1988, Bồ Kiếm Hồng vốn là học viên trường quân sự, hổi tưởng lại tình cảnh lúc đó, nói: Chúng tôi ngồi trên xe ô tô vận tải, vừa đánh vừa xông lên. Xe kiệu của Tưởng Giới Thạch đi liền sau xe ô tô của chúng tôi. Quân đội vừa dừng lại đã không được dừng, xuyên qua mạng lưới hỏa lực, lái thẳng vào sân bay Tân Tân. Tại đó, Tưởng Giới Thạch đã leo lên chiếc chuyên cơ nhãn hiệu Trung Mỹ. Chiếc máy bay đó vội vã lao vút lên trên trời, rất nhanh chóng biến mất trong màn trời đêm.Tưởng Giới Thạch đã rời khỏi Thành Đô, rời khỏi Đại Lục như vậy đó.Tại đây, còn muốn nói thêm một câu nữa là, khi Đội bắt sống Tưởng của tổ chức Đảng bí mật đã chuẩn bị mọi sự đầy đủ, ngày mồng 9 bỗng nhìn thấy trên các tờ báo Thành Đô đăng tin: Đêm hôm qua Tưởng Tổng tài đã rời khỏi Dung bay tới Đài Loan, nên đành phải hủy bỏ kế hoạch bắt Tưởng. Ngày mồng 10 lại nhìn thấy báo đăng tải: Chiều mồng 8, Tưởng Giới Thạch Tuần sát thành phố Dung, chiều ngày mồng 10, đội bắt Tưởng lại nhóm họp, quyết tâm thi hành nghị quyết trước. Giữa lúc đang họp lại có tin: Tưởng Giới Thạch đã từ sân bay Phượng Hoàng Sơn bay tới Đài Loan vào buổi trưa. Tổ chức Đảng bí mật lại đành phải một lần nữa hủy bỏ kế hoạch bắt Tưởng, chuyển công tác sang bước thứ hai là bạo động ở Thành Đô.Tưởng Giới Thạch thực sự không muốn rời khỏi Thành Đô. Có lẽ là Tưởng biết rằng lần ra đi này sẽ không còn dịp quay trở lại nữa. Thế nhưng ông ta không thể không rời khỏi Thành Đô, hơn thế, ông ta cũng không bao giờ có thể trở lại Đại lục được nữa!
-----------------------
[1] xem Tưởng Giới Thạch truyện của Vương Phủ Dân trang 387

<< Phần 5 - Chương 2 | Phần 5 - Chương 4 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 158

Return to top