Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Lịch Sử >> Tưởng Giới Thạch, những bí mật về cuộc đời và gia thế

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 57588 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Tưởng Giới Thạch, những bí mật về cuộc đời và gia thế
nhiều tác giả

Phần 8 - Chương 2

Nếu nói tính cách Vô lại buông thả phóng túng thời niên thiếu của Tưởng Thụy Nguyên có khả năng chủ yếu là đến tự người cha, thế thì, tính chất quật cường bất khuất, cố chấp bẩm sinh có lẽ chủ yếu là chịu ảnh hưởng của người mẹ.Tưởng mẫu Vương Thái Ngọc là người làng Cát Trúc huyện Thăng Triết Giang. Nhà họ Vương vốn cũng là một gia đình giàu có ở vùng đó. Về sau gia cảnh sa sút, đặc biệt là vấp phải người anh chơi bời cờ bạc thành nết, khiến cho cuộc sống ngày càng khó khăn hoàn toàn dựa vào đôi bàn tay khéo léo làm công việc may vá của Vương Thái Ngọc để trợ giúp gia đình. Vương thái Ngọc khi còn ở nhà mẹ đã là một tay khiến cho các cô gái trẻ coi đó là một phụ nữ đảm đang tuyệt vời, lại giỏi chữ nghĩa, thông thạo thư thả, biết tụng các quyển kinh như Kinh Lăng nghiên kinh Kim Cương v.v... Cũng có thể gọi là một cô gái tài ba sắc xảo nhất trong đám phụ nữ nông thôn thời đó. Thế nhưng, vận mệnh của cá nhân dâu có thể so sánh đúng với tài năng của con người được. Đặc biệt là ở trong chế độ phong kiến Trung Quốc đã tuyên truyền Người đàn bà không có tài chính là có đức suốt trong hơn hai ngàn năm lịch sử, lấy gà theo gà, lấy chó theo chó là kết cục tất nhiên của những người phụ nữ yếu đuối. Vương Thái Ngọc trướng hết do cha mẹ làm chủ gả về làm vợ Du mỗ nhà họ Tào ở Điền thôn Thế nhưng chưa được mấy năm thì chồng chết nàng phải sống cảnh góa bụa. Lúc 23 tuổi, do được người anh họ là Vương hiền Đông giới thiệu, Vương Thái Ngọc cải giá lấy làm lẽ Tưởng Triệu Thông, cuộc sống mới tạm gọi là giầu có sung túc. ở trong gia đình họ Tưởng, Vương Thái Ngọc như mai nở hai kỳ, lại khôi phục được tính quật cường bất khuất và tự tin của thời làm con gái ngày trước. Nàng sinh con đẻ cái, cần kiệm xây dựng gia đình thu vén cho gia đình họ Tưởng ngăn nắp gọn gàng.Thế nhưng, đối với Vương Thái Ngọc mà nói, những ngày tốt, đẹp chỉ như làn mây khói bay qua trước mắt, trong nháy mắt đã tan biến. Tháng 7 năm 1895. Tưởng Triệu Thông bị bệnh qua đời, nàng lại làm bà quả phụ lần thứ hai. Không lâu, người con trai của vợ trước Tưởng Triệu Thông sinh ra là Tưởng Giới Khanh đã chia gia tài với mẹ con Thụy Nguyên. Vương Thái Ngọc và những đứa trẻ do nàng sinh ra chỉ được phân một căn nhà nhỏ mà mình đang ở. theo sự hồi ức về sau này của Tưởng Giới Thạch, người mẹ của Tưởng đã phải chịu đựng rất nhiều oan khuất, nước mắt ràn rụa nghẹn ngào, chẳng biết thổ lộ cùng ai. Thậm chí điền sản cũng bị cướp đoạt, còn bị vu cáo ở công đường, chịu đựng biết bao cảnh khổ nhục. Vậy mà ở trong làng chẳng có công luận, họ hàng thân thích cũng chỉ bàng quan [1] đã khiến cho mẹ con nhà họ Tưởng khổ sở hết chỗ nói. Bà họ Vương giãy dụa trong khốn cảnh như vậy. Bản thân bà kiên cường thông minh, biết nhiều chữ nghĩa, liền từ trong nghịch cảnh đó tự nhiên đã sinh ra một loại ý chí kiên nghị, tự cường bất khuất, ra sức chấn hưng thanh thế gia đình, lẽ dĩ nhiên cũng đã đem loại ý chí này truyền cho người con cả là Tưởng Thụy Nguyên. Sau đó, người con thơ ấu lại chết yếu, Thụy Nguyên liền trở thành niềm hy vọng duy nhất của Vương thị. Do vậy, bà đã dốc toàn bộ sức lực ra tiến hành giáo dục đối với Thụy Nguyên, thúc đẩy Thụy Nguyên cố gắng học tập khắc khổ tự cường. Mỗi ngày Tưởng Thụy Nguyên ra ngoài, trở về, người mẹ đều tra xét những thứ mà con trai đem theo. Khi ra ngoài, tất phải hỏi là đi đâu. Khi tan học trở về thì hỏi han tình hình bài vở. Lúc nhà rỗi còn bắt Tưởng quét dọn nhà cửa sân thềm, giúp đỡ việc tằm tang v.v... và làm những việc lao động thể lực mà Tưởng có thể làm được. Ngoài ra, còn truyền thụ dạy dỗ những lễ tiết như xử sự với người và việc ứng đối ngoài xã hội.Với sự dạy dỗ cặn kẽ như rót vào tai của mẹ, Tưởng Thụy Nguyên mông lung mơ hồ nẩy nở ra tư tưởng phải phấn đấu nỗ lực, trong học tập không ngừng chú ý khắc phục hành vi điên cuống phóng đãng của minh. Có khi trong giờ học Tưởng cũng tâm trí rạo rực dở trò quái ác đùa giỡn bạn học. Thế nhưng, hễ cứ bắt đầu chăm chỉ, lại chuyên tâm bền trí, chẳng kể hoàn cảnh rối loại thế nào, Tưởng vẫn cứ vùi đầu vào đọc tụng hoặc viết chữ, không hề bị ảnh hưởng gì.Đối với những hành vi của mình, Tưởng còn tìm thấy những căn cứ lý luận. Trong trường tư thục treo tấm biển đề Đăng Thanh ngọc khiết, Tưởng Thụy Nguyên đem nó giải thích rằng: Cho dù trong hoàn cảnh rối bời, chỉ cần dốc lòng truy cầu học vấn, thì nhất định có thể làm được. Cách giải thích như thế này tuy đã đi rất xa, những cũng đủ nhìn thấy bộ óc hiếu động của Tưởng, có những kiến giải độc lập của mình.Trong những trò vui, ngoài việc Tưởng kiên trì làm đại tướng ra, còn thường nói với các bạn rằng: Ta cầu phải làm đại quan mà không có ai quản được.Mùa hạ năm 1903, Tưởng Thụy Nguyên đổi tên là Tưởng Chí Thanh, tới Phụng Hóa dự thi khóa Đồng tử thí. Đồng tử Thí là kỳ thí khoa ải sơ cấp nhất được tiến hành đối với các nam thiếu niên vị thành niên của chinhs phủ nhà Thanh. Những người thi đồ được gọi là Đồng sinh, những người đồ đồng sinh mới có thể đưựoc tham gia thi tú tài. Thế nhưng Tưởng Chí Thành lần đầu tiên ra khỏi lều cỏ lại không thi đỗ.Lần này tới Phụng Hóa, tuy Tưởng Chí Thanh thi trượt thế nhưng cũng mở rộng được tầm mắt. Sau cuộc chính biến năm Mậu Tuất (năm 1898), tiếng kêu gọi yêu cầu cải cách trong toàn quốc ngày càng lên cao, để duy trì và bảo hộ giai cấp thống trị phản động đã lung lay sắp xụp đổ triều đình nhà Thanh bắt đầu chơi trò mánh khéo lừa bịp dự định xây dựng chính sách mới, thực thi một trong những chính sách mới đó là tuyên bố phế bỏ chế độ khoa cử. Lúc đó đã bắt đầu xây dựng những trường học kiểu mới ở các nơi. ở Thành Phụng Hóa cũng đã có tới ba bốn trường kiểu mới. Tưởng Chí thanh đã nhanh nhậy ý thức được: Muốn đuổi kịp trào lưu của thời đại thì cần phải tiếp thụ nền giáo dục kiểu mới. Tức thì Tưởng đề suất xin với mẹ cho rời nhà tới học tập ở Trường Tây.Lúc đó, nhìn từ tình hình gia đình, mẹ góa con côi, hoàn cảnh kinh tế lại chẳng dư dật. Mong mỏi bức thiết của bà mẹ Tưởng là sau khi học xong trường tư thục thì đảm đương lấy công việc gia đình, ở nhà kinh doanh buôn bán hoặc trông nom quản lý ruộng đất. Thế nhưng, Tưởng Chí Thanh quyết chí không chịu, nói với Vương Thị rằng:- Con lập chí phải làm nên sự nghiệp lớn. Làm thương nhân nếu được hoan nghênh, thì phải nhìn vào sắc mặt của người khác mà làm việc, con quyết kông làm cái việc buôn bán đâu! - Trong một số văn chương truyện ký của Tưởng Giới Thạch lại đem hành vi Tưởng đòi đi học Trường Tây này nói thành Tinh thần đòi hỏi đổi mới. Kỳ thực không phải như vậy, điều chủ yếu mà Tưởng Chí Thanh đòi hỏi truy cầu lúc đó là tiền đồ của Cá nhân. Còn điều đã phản ánh trong thực sử này lại nòi là tính cách, đó là sự thực!Sau đó, Tưởng Chí Thanh chuyển vào học ở trường Phượng Lộc trong thành huyện Phụng Hóa, bắt đầu tiếp nhận nền giáo dục mới. Lúc đó cái gọi là những trường mới dựng lên, trong quá trình giảng bài ngoài tiếng Anh và Toán học ra đại bộ phận bài học vẫn giảng bài học cũ kinh sử v.v..., điều này đã dẫn đến sự bất mãn của một số học sinh khao khát tri thức khoa học cận đại. Các học sinh sôi nổi đề suất với nhà trường yêu cầu Cải lương giáo vụ. Tưởng Chí Thanh là người dẫn đầu nêu ý kiến cải cách với nhà trường. Những người phụ trách nhà trờng liền lấy tội danh đầu xỏ âm mưu làm loạn, quyết định đuổi Tưởng Chí Thanh ra khỏi trường hơn thế còn đưa lên quan trừng trị. Các học sinh khác nhìn thấy quan cảnh như vậy vô cùng phẫn nộ, họ tổ chức đứng dậy phản đối, đề suất kháng nghị với nhà trường. Bản thân Tưởng cũng hăng hái tranh đấu. Về sau phía nhà trường nhìn thay sự việc chẳng lành, liền xóa bỏ quyết định đuổi học. Từ đó các bạn học đã gọi Tưởng Chí Thanh bằng một biệt hiệu là Tướng quân mặt đỏ.Thắng lợi của cuộc đấu tranh trong trường học, không nghi ngờ gì đã làm mạnh mẽ thêm tính cách quật cường bất khuất, cố chấp của Trởng, đồng thời cũng mở rộng thêm tâm thái cố chấp, tự phụ của Tưởng, nuôi dưỡng thành những nhân tố tính cách độc đoán chuyên quyền, thực thi chuyên chế phong kiến trên võ đài chính trị Trung Quốc của tưởng sau này.Tưởng Giới Thạch thành viên đầu tiên đã thể hiện ra tính cách cố chấp, quật cường bất khuất trên vũ đài chính trị Trung Quốc, đó là vào năm 1916. Lúc đó, Tưởng Giới Thạch thông qua Trần Kỳ Mỹ quen biết được Tôn Trung Sơn, rồi tham gia vào Trung Hoa Cách mạng Đảng. Tháng 6 năm đó, Tôn Trung Sơn cử Tưởng Giới Thạch đi tới Sơn Đông nhận chức tham mưu trưởng quân đội Đông Bắc quân Cách mạng Trung Hoa do Cư chính lãnh đạo. Trên cương vị tham mưu trưởng, Tưởng đã tận tâm tận chức, lại cộng thêm những cơ sở quân sự đạt được trong khi lưu học ở Nhật Bản, Tưởng rất muốn làm nên sự nghiệp ở đây. Lúc đó, các loại quân đội ở trong nước Trung hoa, bao gồm cả quân đội của Đảng Cách mạng tổ chức và xây dựng, còn chưa có chế độ chương trình quy cả hoàn thiên hệ thống. Bởi vì chế độ quân sự cũ của triều Thanh đã tan rã, chế độ quân sự mới lại nhất thời chưa thể xây dựng được, cho nên đã thể hiện ra trạng thái tương đối hỗn loạn. Đối mặt với tình trạng này, Tưởng tham mưu trưởng vừa lên nhậm chức hết sức gạt bỏ mọi nghị luận, mạnh dạn thực thi đổi mới trong đội quân này. Tưởng đã thay đổi phương pháp tập luyện, chỉnh đốn kỷ luật, đặt ra chương trình quy tắc, định ra điều khoản thi hành v.v... Khi tiến hành một loạt hệ thống cải cách này, Tưởng luôn luôn hách dịch chửi người, hiện rõ hết tài năng, dẫn đến sự đố kỵ oán ghét của các đồng liêu, mọi người xôn xao viết đơn tố cáo lên Tôn Trung Sơn. Do vì phạm phải sự phẫn nộ của quần chúng, Tưởng Giới Thạch đành phải từ chức rút lui, yên lặng ra đi.Bình tâm mà phán xét, lúc này Tưởng Giới Thạch vẫn là một thanh niên nhiệt huyết, quả thực muốn có một chút tác dụng, để chấn hưng quân đội. Thế nhưng, phương pháp của Tưởng giản đơn, đối với mọi người lại quá kiêu ngạo, không thể được mọi người chấp nhận, kết quả là chỉ có thể ôm mối bực tức mà ra đi. Đối ước điều này có bài ký đã viết: Tính tình quật cường hay bực tức nóng nẩy, hơi không vừa lòng là nhẩy lên gào thét như sấm nổ. Xử sự thì cố chấp ý mình, không cho người khác được thổ lộ... cho nên đồng liêu thường tỏ ra ác cảm...[2].Trong thời kỳ Tưởng Giới Thạch thực tiễn Cách mạng theo Tôn Trung Sơn, do những nguyên nhân chính kiến không hợp, phủi tay là bất cần, việc bỏ rời đội ngũ Cách mạng từng phát sinh nhiều lần. Từ năm 1916 đến năm 1924, trong vòng tám năm. Tưởng đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng Trường quân sự Hoàng Phố, sự việc động một chút là Tưởng từ chức rời bỏ đội ngũ đã đạt tới trên mười lần. Như năm 1918, Tưởng ra nhậm chức chủ nhiệm khoa tác chiến bộ tổng tư lệnh quân đội Viện Mân Việt, vào thời điểm mấu chốt quan trọng của cuộc tác chiến, do vì có quan hệ bất hòa với các tướng lĩnh quân Việt, liền bức tức bỏ đi. Tôn Trung Sơn và các tướng lĩnh quân Việt như Trần Quýnh Minh v.v.. đã nhiều lần khuyên can, Tưởng đều khăng khăng nhất mực không chịu trở lại nhận chức. Từ đây có thể nhìn thấy tính cách quật cường, bất khuất, cố chấp của Tưởng đã phát triển tới mức độ như thế nào !
Tháng 10 năm 1919, Tôn Trung Sơn từng viết thư phê bình thói hống hách lộng quyền của Tưởng Giới Thạch, nói rằng: Điều tôi mong muốn chính là vì chủ nghĩa. Tôi luôn luôn nhất quán với chính sách, tức là chủ nghĩa cộng hòa mà tôi phục tùng đã 30 năm nay. Tôi đâu có phải là một ông vua chuyên chế, dùng lời nói chống lại việc làm đắc ý đâu ?... Thói quen nóng nảy và cứng cỏi của huynh quá nặng, cho nên thường bất hòa khó hợp. Thế nhưng với trách nhiệm nặng nề của người đảng viên, cần phải cố gắng hy sinh ý thích cá nhân để cầu lấy sự nghiệp cho Đảng, đâu có phải là vì cá nhân được ![3].
Trong đoạn văn này, Tôn Trung Sơn đã dạy dỗ Tưởng Giới Thạch không được giống như một ông vua chuyên chế, cần có lời nói giữ được niềm tin, không được quá nóng nẩy, phải có lòng khoan dung độ lượng với người; nên vì chủ nghĩa, vì đảng mà hy sinh ý thích cá nhân. Thế nhưng đối với những lời phê bình của Tôn Trung Sơn Tưởng vẫn bỏ ngoài tai, vẫn cứ làm theo ý thích của mình.Sau khi Tôn Trung Sơn qua đời, trong Quốc dân đảng đã không có người chế ngự được Tưởng Giới Thạch. Theo sự tăng tiến của địa vị và sự bành trướng của quyền lực, khí chất quật cường ngang ngạnh và cố chấp trong máu thịt của Tưởng Giới Thạch đã dẫn dẫn biến hóa ra ngoài trở thành độc đoán, chuyên quyền, rồi từng bước đi theo hướng chuyên chế phong kiến.
Cuối năm 1926, theo đã thắng lợi của chiến tranh bắc phạt, Tưởng Giới Thạch đã giành được đại quyền trên mặt quân sự, đã đủ lông đủ cánh, bắt đầu tạo ra dư luận chuyên chế. Ngày mồng 3 tháng 12 trong bài nói chuyện với Đảng nộ Giang Tây, Tưởng nói: Hiên tại quân cách mạng dưới quyền chỉ huy của tôi, chỉ cần bản thân tôi phục tùng Đảng, còn ngoài ra quyết không được hai lòng. Điều này chính là nói quân đội là của Tưởng, Tưởng tức là đại biểu của quân đội. Tưởng còn đặc biệt yêu cầu các vị trung ương chỉ huy Tưởng nhanh chóng gánh chịu trách nhiệm, thiết thực chỉnh đốn Đảng vụ.[4], quả nhiên, Tưởng Giới Thạch đã từng bước từ Tổng Tư lệnh bắc phạt quân leo lên Tổng tài Quốc dân đảng, rồi leo lên Tổng thống Trung Hoa dân quốc leo lên đỉnh cao tột cùng của quyền lực.
Ngày 11 tháng 9, tại Lư Sơn, Tưởng Giới Thạch huấn thị đối với các tướng quân trong trung đoàn huấn luyện sĩ quan quân đội, nói: Vô luận quốc gia chuyên chế hay quốc gia dân chủ, cho đến cả quốc gia xã hội chủ nghĩa đều cần phải có một nguyên thủ hoặc lãnh tụ, trong quốc gia đế chế, xưng là hoàng đế hay Thiên tử; trong quốc gia dân chủ thì gọi là đại Tổng thống hoặc chủ tịch. Danh nghĩa tuy khác nhau nhưng ông ta chính là một thủ lĩnh đại biểu cho quốc gia đó. Cho nên thiên tử ở trong Đại Lục chúng ta có thể giải thích theo nghĩa rộng là nguyên thủ quốc gia. Tổng thống, nguyên thủ, Chủ tịch v.v.. chính là thiên tử, Hoàng đế. Sự vận dụng xảo diệu dùng cổ ví kim, dùng tây ví đông tồn tại trong tâm Tưởng Giới Thạch, trong ngôn từ quả thật đã có lòng ham muốn phảng phất muốn làm hoàng đế. Điều đáng may là Viên Thế Khải từ hơn hai chục năm trước, đã đi trước một bước, đa làm tấm gương chiếc xe trước cho Tưởng mỗ, nếu không, vị Thụy Nguyên vô lại cứ khăng khăn làm theo ý mình này, bảo đảm chắc chắn sẽ diễn ra một màn hài kịch theo kiểu mặc áo hoàng bào lên thân.
Tháng 5 năm 1945, Quốc dân đảng triệu tập đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6. Trong hội nghị, các đảng đồ của Tưởng liên doanh nêu ra Dự án sửa đổi Cương lĩnh của Đảng yêu cầu đặt chức Tổng tài theo chế độ suốt đời, đã vấp phải sự phản đối của một số nguyên lão. Tức thì Tưởng đùng đùng nổi giận, phát bực trong hội nghị đã nói: Hai ba trăm vạn quân đội tinh nhuệ của ta, đủ sức mạnh để tiêu diệt quân đội trung cộng. Đồng tiền kho bạc của chúng ta có hàng trăm triệu đô la Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng, vật giá tài chính đâu còn là vấn đề nữa. Điều mà tôi lo lắng chính là cái Đảng này ! Tôi đâu có giống Uông Tinh Vệ! Khi ở Vũ Hán, Uông chỉ muốn làm chủ tịch, còn tôi thì chỉ bằng lòng làng Tổng tài. Nhiệm vụ làm Tổng tài, một là để đánh Nhật Bản, một là để tiêu diệt Trung Cộng ! Sau khi hoàn thành nhiệm vụ như vậy tôi vẫn làm. Tổng tài thì tôi không là người nữa! Trong hội nghị, Đới Quý Đào lại đề suất: Chức Tổng tài trao cho hội nghị thảo luận, mọi người nên thông qua không được bảo lưu! Tức thì dưới bục, mọi người huyên náo, các đại biểu xôn xao chất vấn: Đã là giao cho hội nghị bàn bạc, sau không được thảo luận?. Kết quả, với sự uy bức của Tưởng, dự án bàn bạc vẫn là thông qua sự sửa đổi. Khi bế mạc đại hội, Tưởng Giới Thạch chiêu đãi tiệc các đại biểu. Thế nhưng các đại biểu tới dự không đầy một phần ba. Tưởng bực bội vô cùng, nói:Thanh tra những người không đến, xử trí thích đáng! Lần đại hội này đã thể hiện một cách sống động mặt mũi chuyên chế độc tài, chống cộng trong con người Tưởng Giới Thạch.
------------------------------
[1] Bài nói chuyện tại bữa cơm tới tại đại hội toàn thể lần thứ 6 của Quốc dân đảng Trung Quốc - Tưởng Giới Thạch - Tháng 5 năm 1945
[2] Tưởng Giới Thạch tiên sinh toàn tập - Tưởng Giới Thạch tiên sinh truyện (Tần Sấu Âu) trang 34
[3] Dân quốc Thập ngũ niên - Mao Tư Thành, tập thượng trang 97
[4] Dân quốc thập ngũ niên - Mao Tư Thành tập 19 trang 8 - 9
 

<< Phần 8 - Chương 1 | Phần 8 - Chương 3 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 455

Return to top