Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Lịch Sử >> Tưởng Giới Thạch, những bí mật về cuộc đời và gia thế

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 57760 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Tưởng Giới Thạch, những bí mật về cuộc đời và gia thế
nhiều tác giả

Phần 7 - Chương 4

Hồng quân Công nông Trung Quốc do vì bị tổn thất nặng nề trong cuộc chống Vây quét lần thứ năm, Trung Ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và quân ủy Cách mạng Trung Quốc đã quyết định bỏ Tô khu Trung ương, tức thì vào đêm mồng 10 tháng 10 năm 1934 đã chỉ huy 5 quân đoàn chủ lực hồng quân Trung Ương cùng các Cơ quan trung ương, quân ủy và bộ đội trực thuộc tổng cộng 8 vạn 6 ngàn người bắt đầu cuộc Trường chinh. Tưởng Giới Thạch tìm trăm phương ngàn kế muốn bao vây tiêu diệt hồng quân, say sưa mãn nguyện, vội vã điều khiển mấy chục vạn quân đội chặn trước đuổi sau, hòng khiến cho hồng quân lại vấp phải tổn thất nặng nề trong thời kỳ đầu của cuộc Trường chinh. Thế nhưng, khi quân đội hồng quân sắp kéo tới Quý Dương, Tưởng Giới Thạch chỉ một lòng nghĩ tới việc bao vây tiêu diệt hồng quân, thì hầu như Tưởng đã trở thành tù binh của hồng quân.Đầu năm 1935, hồng quân Trung ương bất thình lình đánh chiếm Tuân Nghĩa tỉnh Quý Châu, đem mấy chục vạn quân truy quét tiêu diệt của Quốc dân đảng quẳng tới khu vực phía đông và phía nam Ô giang. Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đã kịp thời tiến hành Hội nghị mở rộng ở Tuân Nghĩa, uốn nắn những sai lầm trên mặt quân sự tả khuynh mạo hiểm của Vương Minh, một lần nữa khẳng định một loạt hệ thống chiến lược chiến thuật chính xác mà Mao Trạch Đông đã căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn chiến tranh tổng kết ra, xác lập địa vị lãnh đạo của Mao Trạch Đông trong hồng quân và Trung ương Đảng. Sau khi Mao Trạch Đông nắm giữ quyền chỉ huy, đã lợi dụng đầy đủ những mâu thuẫn của kẻ thù, chỉ huy hồng quân khéo léo xen kẽ vào giữa những tập đoàn quân đội của địch, đạo diễn ra kiệt tác Tứ độ xích thủy, (4 lần vượt qua sông Xích thủy) nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh này, hầu như đã đặt Tưởng Giới Thạch vào đất chết.Sau khi hồng quân chiếm lĩnh được Tuân Nghĩa, Tưởng Giới Thạch vội vàng điều động tập trung binh đoàn Tiết Nhạc và toàn bộ chủ lực quân Kiềm, quân Điền cùng với một bộ phận quân đội Tứ Xuyên, Hồ Nam, Quảng Tây, tiến áp vào khu vực Tuân Nghĩa, hòng đem toàn bộ hồng quân bao vây tiêu diệt ở khu vực biên giới hai tỉnh Xuyên Kiêm phía Tây bắc Ô giang. Không lâu, Tưởng Giới Thạch còn đích thân tới Quý Dương chỉ huy, làm như tất sẽ thắng. Vì vậy Mao Trạch Đông đã chỉ huy hồng quân trước sau đã mấy lần vượt qua sông Xích Thủy tại các vùng Bái Viên hầu (nay là Nguyên Hâu), bến Thái Bình, bến đò Nhị Lang, Mao Đài v.v...trung tuần tháng 3 lại kéo vào Xuyên Nam. Tưởng Giới Thạch phán đoán hồng quân sẽ lại vượt Trường Giang ở phía bắc, vội vàng ra lệnh cho tất cả quân đội truy kích về phía Xuyên Nam, lại hạ lệnh cho quân đội ở biên giới ba tỉnh Xuyên, Kiềm, Điên gấp rút tu sửa xây dựng các lô cốt âm mưu phong tỏa bao vây tiêu diệt hồng quân.Thế nhưng, Mao Trạch Đông đoán địch như thần, sau khi bọn địch bắt đầu hành động, hồng quân đã dùng một trung đoàn giương cờ đánh trống dụ địch đi về hướng tây, quân chủ lực đột nhiên lại quẹo về hướng đông bắc. Bước tới ngày 21 tháng 3 đã vượt qua sông Xích Thủy đi về phía đông lần lượt qua bến đò Nhị Lang, Cửu Khê Khẩm bến Thái Bình. Cánh phải từ tập đoàn quân đội địch cấp tốc tiến về phía nam, phía nam vượt qua Ô Giang tiền phong bức thẳng tới Qúy Dương.Lúy này, quân đội Quốc dân đảng đều tuân theo mệnh lệnh của Tưởng Giới Thạch xung kích về hướng Xuyên Nam, vùng phụ cận Qúy Dương chỉ có 4 trung đoàn của sư đoàn 99. Tưởng Giới Thạch đang đốc chiến ở Qúy Dương được biết chủ lực của hồng quân đã áp sát Qúy Dương, cho rằng hồng quân sắp đánh Qúy Dương, vội vàng lồng lộn lên, quát chửi những tên dưới quyền không nắm rõ được ý đồ chân thực của hồng quân, đã để chúng đánh lừa. Trong lòng Tưởng Giới Thạch hiểu rất rõ, lúc này Qúy Dương như thể một ngôi thành trống rỗng, hễ chủ lực của hồng quân tập kích tới Qúy Dương thì bốn trung đoàn ở bên thân mình tuyệt đối không thể bảo giá được.Có lẽ nào cứ như vậy chịu để cho hồng quân tóm bắt hay sao? Cứ như vậy lại chịu làm tên tù ở dưới bậc thềm của Mao Trạch Đông hay sao? Trước mắt hồng quân cách Qúy Châu chỉ có mấy chục dặm đường, Tưởng Giới Thạch lòng nóng như lửa thiêu, để giữ lấy mạng sống, Tưởng Giới Thạch một mặt ra lệnh cho quân đội ở các đường phải hỏa tốc lao tới cứu viện Qúy Dương, để cho bộ đội quân phiệt Vân Nam tới trước Cứu giá; một mặt ra lệnh cho quân Quốc dân đảng Qúy Dương tử thủ sân bay. Các cứ điểm khác có thể để mất, duy có sân bay thì không thể để mất. Đồng thời còn để cho tham mưu hầu cận chuẩn bị kiệu ngựa, tìm người dẫn đường tốt, hễ hồng quân tới đánh Thành luôn luôn chuẩn bị tháo chạy- Sau khi bố trí xong mấy đạo mệnh lệnh, Tưởng Giới Thạch vẫn hoang mang lo sợ, vẫn luôn luôn tra hỏi hồng quân có đánh thành hay không? Viện quân của Quốc dân đảng khi nào có thể tới nơi?Quân đội hồng quân kéo tới Qúy Dương, vì sao Tưởng Giới Thạch gặp phải đại nạn mà không chết? Khi hồi tưởng lại cuộc Trường chinh, Lưu Bá Thừa đã viết: Khi bố trí hành động lần này, Mao Trạch Đông đã từng nói: Chỉ cần có thể điều động được quân Điền ra thì chính đã là thắng lợi. Quả nhiên, bọn địch đã hoàn toàn hành động dựa theo sự chỉ huy của Mao Trạch Đông. Tức thì quân đội Trung Quốc đã dùng một quân đoàn bao vậy Long Lý ở đông nam Quý Dương, hư trương thanh thế, mê hoặc quân địch. Số chủ lực còn lại xuyên qua con đường Tương (Hồ Nam)Kiềm (Quí châu), chen thẳng vào Vân Nam, đi ngược hẳn lại quân đội của Điền (Vân nam) tới cứu viện Quý Dương. Nguyên soái Nhiếp Vinh Trăn, trong ghi chép hồi ký cùng viết, hồng quân tiến thẳng nhanh chóng, quân tiên phong áp thẳng tới chân thành Quý Dương, quân đội giữ thành Quý Dương hoảng sợ đã phải đóng chặt bốn cửa, còn quân giải phóng thì từ ngoai ô thành Quý Dương trước tiên hướng về Quý Định, sau đó lại ngoặt trở lại, ngày mồng 9 tháng 4 từ một cửa rất nhỏ ở giữa Quý Dương tới Long Lý, theo hướng đông bắc đi xuống đông nam vòng qua Quý Dương. Lúc đó Tưởng Giới Thạch đã ở Quý Dương, từ xưa đến nay Tưởng vẫn thô lỗ liều lĩnh, lần này vì giải phóng quân hành động thần tốc, Tưởng không mò được ra ý đồ của giải phóng quân, lại vẫn cứ cho rằng giải phóng quân muốn đánh Quý Dương.Xem ra, đúng là Tưởng Giới Thạch tự mình dọa cho mình hoảng sợ mà thôi!

<< Phần 7 - Chương 3 | Phần 7 - Chương 5 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 149

Return to top