Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Lịch Sử >> Tưởng Giới Thạch, những bí mật về cuộc đời và gia thế

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 57569 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Tưởng Giới Thạch, những bí mật về cuộc đời và gia thế
nhiều tác giả

Phần 1 - Chương 3

Rất nhiều tin đồn có liên quan tới thân thế Tưởng Giới Thạch chủ yếu là được triển khai xoay quanh bà mẹ Tưởng, trong đó điều được coi là luận cứ chủ yếu chính là sau khi Tưởng mẫu chết không chôn cùng Tưởng phụ, mà lại chôn ở một nơi khác Từ đây đã nảy sinh ra một số suy đoán, liên tưởng, rồi tiến triển diễn biến thành rất nhiều câu chuyện phức tạp.Tưởng mẫu Vương Thái Ngọc bắt đầu mắc bệnh từ mùa xuân năm 1919, tuy có vợ của Tưởng Giới Thạch là Mao Phúc Mai hầu hạ ở bên cạnh, đêm ngày không sao nhãng, thế nhưng vẫn không có dấu hiệu chuyển biến tốt. Tháng 6 năm 1920, Tưởng mẫu sợ bệnh mà mình mắc phải là bệnh không thể chữa được: khăng khăng muốn lên núi Phổ Đà ở phía đông đến Hải Thiên Phật Quốc để tham bái Bồ Tát, Vợ chồng Tưởng Giới Thạch đã đưa mẹ già đi ở liền suốt năm ngày. Tháng 3 năm 1921, Vương Thái Ngọc vẫn còn ở trần thế. Có khả năng là bà cảm thấy sở dĩ bà có thể kéo dài mệnh sống là bởi vì liền trước bà đã tới Phổ Đà sơn. Do đó bà đã quyết ý lại một lần nữa tới Hải Thiên Phật quốc. Tức thì Tưởng Giới Thạch và Mao Phúc Hải lại một lần nữa đưa bà đi.Thế nhưng một lần đi một lần về, sau khi trở lại, bệnh tình của bà ngày càng nặng hơn, cuối cùng thì bà đã qua đời vào 7 giờ 49 phút sáng ngày 14 tháng 6 năm 1921, thọ 58 tuổi. Trong lúc bệnh nặng, Tưởng Giới Thạch từ Quảng Châu trở về. Sau khi qua đời, lẽ dĩ nhiên làm lễ chôn cất với nghi thức trọng thể nhất.Đám ma Tưởng mẫu có tiếng vang rầm rộ nhất. Lúc đó Tưởng Giới Thạch đã biểu lộ tài hoa đặc biệt trên diễn đàn chính trị của giới quân sự, do đó con vẻ vang thì mẹ được vinh hiển. Khi nhận được cáo phó Tưởng mẫu qua đời, các yếu nhân quan trọng của Trung ương Quốc dân đảng như Tôn Trung Sơn, Đàm Diện Khải, Lâm Sâm v.v.. đều gữi điện chia buồn. Các thủ lĩnh quân chính các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Hồ Bắc, Hồ Nam và Thượng Hải đều tấp nập tới Phụng Hóa thăm viếng nhất thời tập trung tại Khê Khẩu. Tới lúc đưa Tưởng mẫu ra huyệt, Tôn Trung Sơn lại cử Trần Quả Phu thay mặt mình tới truy điệu, Các yếu nhân như Củ Chính, Đới Quý Đào v.v... cũng tới tham gia tang lễ. Văn tế của Tôn Trung Sơn tiên sinh đã khẳng định đầy đủ công lao dưỡng dục Tưởng Giới Thạch của Tưởng mẫu: Ân cần chịu khổ để nuôi dạy người con mồ côi cha, lớn lên thành người, Một người mẹ có tình thương yêu hiền từ phi thường, kiểm tra đôn đốc như một người thày nghiêm khắc. Tôn Trung Sơn còn đề viết trên bia mộ Tưởng mẫu: Năm dân quốc thứ 10 - Tưởng mẫu chi mộ - Tôn Văn đề Ngoài ra Hồ Hán Dân đã làm mộ chí cho Tưởng mẫu, Uông Tinh Vệ làm bia mộ, đều do nhà đại thư pháp Thẩm Doãn Mặc viết chữ: Về sau, Hồ Hán Dân lại tập trung toàn bộ bài thơ đề tự giữ mộ bia đời Hán viết lên:
Cúng dưỡng người đã khuất
Sầu buồn theo năm dài
Mây trắng che tầm mắt
Nhớ quê hương u hoài!
Đàn Diên Khải đề: Tưởng Thái phu nhân tượng tán, Lân Sâm viết lời truy điệu, còn có rất nhiều câu đối, trướng đề thơ của các yếu nhân trong chính phủ quân đội Quốc dân đảng như Trương Tĩnh Giang, Hứa Sùng Chí v.v.. Một người phụ nữ bình thường của Trung Quốc cũ, sau khi mất có được vinh dự đặc biệt này, tuy không phải độc nhất vô nhị, thế nhưng được khẳng định là tuyệt đối không nhiều.Sau khi Tưởng mẫu qua đời, Tưởng Giới Thạch đã mời thày địa lý nổi tiếng nhất ở Phụng Hóa tìm đất xây mộ ở khắp nơi, cuối cùng đã chọn được Bạch Nham Sơn cách phía bắc thị trấn Khê Khẩu khoảng một dặm Hoa. Sau khi định được đất, mỗi ngày Tưởng đều tới Bạch Nham Sơn kiểm tra thợ xây mộ cho mẹ còn mới những người trong dò họ Tưởng, giúp đỡ trừ liệu việc chôn cất cuối cùng đã hoàn tất việc an táng vào ngày 23 tháng 11.Người cha của Tưởng Giới Thạch là Tưởng Triệu Thông mất năm 1895, lúc đó người con cả là Tưởng Giới Khanh 22 tuổi, Tưởng Giới Thạch lên 9 tuổi, em nhỏ của Tưởng là Thụy Thanh chỉ có 2 tuổi, trong đó còn có hai người em gái của Tưởng Giới Thạch nữa. Tưởng mẫu lại bất hòa với đưa con vợ trước của chồng là Tưởng Giới Khanh, gia cảnh gian nan, Vương Thái Ngọc cũng chưa làm lễ mai táng cho người chồng đã mất. Đến năm 1913, Tưởng Giới Thạch lớn lên thành người mới cùng người anh táng người cha đã mất ở Giải Cam bên phải Đào Khanh Sơn cách phía bắc thị trấn Khê Khẩu một kilômét.Cha và mẹ của Tưởng Giới Thạch tuy đều chôn ở phía bắc thị trấn Khê Khẩu, cự ly cách nhau cũng không xa lắm, thế nhưng do vì không ở cùng một quả núi, đương nhiên cũng không thể nói là cùng chôn hợp huyệt được.Vợ chồng sống chung chăn chết cùng huyệt, đó là truyền thống cổ xưa của Trung Quốc, cũng là một phần văn hóa của dân tộc. Tưởng Giới Thạch tự xưng mình là người phục hưng nền văn hóa Trung Hoa, thế mà lại để cha mẹ chôn ở hai nơi, nguyên do ở chỗ nào ?Tháng 10 năm 1922, trong Từ Am ký Tưởng Giới Thạch viết:Vào năm Qúy sửu, anh trai tôi là Tích Hầu với Trung Chính đã an táng tiên khảo là cụ Túc Am ở Đào Khanh phía bắc huyện. Khi đó tiên từ Vương Thái phu nhân còn đang sống mạnh khỏe, người tha thiết căn dặn anh tôi và Trung Chính rằng: Sau khi mẹ trăm tuổi, bất tất phải bắt chước tục lã đồng huyệt, để cho việc xây mộ mẹ làm kinh động vong linh của ông ấy, hòng để cho mẹ biệt lập ở chỗ khác. Mỗi khi Trung Chính về tỉnh không bao giờ không vì thế mà như thấy trách nhiệm, vì vậy đã tự đặt bia mộ đẻ tỏ ra sự kiên quyết của ý chí. Khi thay giường chiếu lại coi đó là di chúc với cả hai anh em. Do vậy vào năm Tân dậu đã chọn nơi đất lành Trung Lũng Ngư Lân Diêu làm mộ huyệt an giấc của tiên từ.Theo cách nói của Tưởng Giới Thạch, ông đã chia ra an táng cha mẹ như vậy, là tuân theo lệnh mẹ mà làm, Tưởng mẫu quyết định như vậy là không muốn làm kinh động vong linh của Tưởng phụ. Kỳ thực suy nghĩ kỹ lại, hai vấn đề này đều có chút miễn cưỡng. Một là việc chôn riêng cha mẹ tuy là tuân theo lệnh mẹ, nhưng đã chống lại lệnh cha, bởi vì lúc cha còn sống khi tuyển chọn xây dựng mộ ở Đào Khanh, chẳng những đã chôn cất, hai phu nhân. Từ và Tôn, hơn thế cũng đã xây dựng xong cả mộ huyệt cho mình và Tưởng mẫu. Tuy lúc đó Tưởng mẫu Vương Thái Ngọc mới chỉ 32 tuổi. Điều đó đủ để chứng tỏ rằng Tưởng phụ mong muốn rằng người vợ trẻ này của mình tương lai sẽ chôn nằm ở bên cạnh mình. Thế mà nay Tưởng Giới Thạch tuân theo lệnh mẹ đem bà chôn ra ở chỗ khác, hiển nhiên là không để ý gì đến khi còn sống cha mình đã nghĩ như thế nào, tính như thế nào, sắp xếp như thế nào ? Hai là, Tưởng mẫu không chôn ở bên cạnh Tưởng phụ, tuy để tránh việc làm kinh động tới vong linh của Tưởng phụ, nhưng đã làm mất đi hẳn tình bạn ngàn đời. Hàng ngàn năm nay, vợ chồng chỉ trừ phi là cùng gặp nạn còn thì rất hiếm cảnh đồng thời cùng qua đời, do vậy người chết sau làm kinh động vong linh của người chết trước cũng như hằng hà sa số các ngôi sao tinh tú ở trên trời xanh. Mặc dù có một lần kinh động này, nhưng cuối cùng vẫn có thể đạt được tình bạn vạn năm, cũng là hại có một mà được lợi cả trăm, hoặc nói là có trăm điều lợi mà chỉ có thể biến hại thành lợi. Cho nên vợ chồng đồng huyệt sau khi chết là nội dung quan trọng của tục lệ chôn cất Trung Quốc.Vậy thì, tại sao bà mẹ của Tưởng Giới Thạch không muốn để chôn cùng với cha của Tưởng ?Nguyên nhân chân thực là, ở trong nhà Triệu Thông cha của Tưởng, thì Tưởng mẫu Vương Thái Ngọc là người vợ thứ ba. Khi Tưởng phụ chọn đất xây mộ lúc còn sống, hai vị phu nhân trước của Tưởng Triệu Thông đã được phân phối ở bên trái bên phải Triệu Thông rồi. Tưởng mẫu Vương Thái Ngọc cho dù có chôn ở trên núi Đào Khanh, vô luận là ở bên trái hay bên phải, đều không thể được ở bên cạnh Tưởng phụ. Tưởng mẫu tuy là quả phụ tái giá, thế nhưng cũng là có mối manh cưới xin chính thức, dùng kiệu hoa khiêng tới Khê Khẩu. Lúc sống đã có biết bao nhiêu gian nan khổ sở, bà không muốn sau khi chết phải khuất vào hàng thứ ba. Do vậy, khi nghe nói huyệt chữ giáp là đất mộ tốt nhất sạch sẽ nhất, thú dữ qủy rồng không thể xâm nhập vào được, mà người thân lại có thể tự do qua lại, bà liền căn dặn kỹ càng Tưởng Giới Thạch phải tìm cho được huyệt chữ giáp và phải chôn bà ở một chỗ khác.Đối với điều tính toán nhỏ ở trong lòng mẹ, Tưởng Giới Thạch đã nhìn thấy rất rõ. Ông không muốn để cho mẹ mình phải ở khuất sau Từ, Tôn phu nhân, lại chẳng muốn đề cho mẹ chôn ở chỗ lẻ loi một mình. Do đó khi mẹ đề xuất chọn đất mộ khác, Tưởng Giới Thạch đã từng kiến nghị với mẹ, đem phần mộ của cha ở Đào Khanh Sơn di về chôn cùng để cha và mẹ hợp huyệt không phải ở đơn độc. Thế nhưng Tưởng mẫu không muốn vì việc này mà để cho người ta dị nghị dèm pha, với thái độ kiên quyết, bà nói.- Thụy Nguyên nè, con tuyệt đối phải ghi nhớ: sau này mẹ sẽ không chôn cùng với cha con đâu! Vì vậy Tưởng mẫu nói mình phải tránh làm kinh động vong linh của chồng bà, là nói không thật lòng, Tưởng Giới Thạch dựa theo làm như vậy là càng muốn che giấu càng lộ nguyên hình, muốn cho trời qua biển ở trước mắt mọi người. Vậy mà Tưởng Giới Thạch và Tưởng màu đều chưa thể nghĩ tới, chính vì việc chôn riêng ra hoặc chôn ở chỗ khác mà đã đem lại cho họ Tưởng vô vàn phiền phức.Vậy thì, chỉ vì việc cha mẹ Tưởng Giới Thạch chưa được hợp táng mà đã truyền đi câu chuyện Tưởng Giới Thạch chỉ biết có mẹ không biết đến cha hay sao ? Trong đó còn có một số nguyên nhân khác nữa.Trước tiên là mộ của Tưởng mẫu và mộ của Tưởng phụ có sự khác biệt rất xa về mặt quy mô và thể thức.Nghĩa trang Tưởng mẫu ở Bạch Nham Sơn đại thể chia làm ba phần:Thứ nhất là mộ khâu, nó thể hiện ra như chiếc màn thầu hinh tròn, tấm bia nằm ngang ở giữa chính mộ để khắc bốn chữ lớn của Tôn Trung Sơn Tưởng mẫu chi mộ; hình quạt ở bên trên bia ngang ứng trong lan can có khắc bốn chữ Hồ Phạm Túc Thức nghe nói là do Tôn Trung Sơn tiên sinh đề có ý nghĩa là Tưởng mẫu là bậc mô phạm trong giới nữ đủ làm tấm gương mẫu mực cho mọi người noi theo. ở hai bên tấm bia ngang khắc đôi câu đối tự soạn của Tưởng Giới Thạch :
Họa cập hiền từ đương nhật ngoan cảnh hối dĩ vãn,
Quý vi nghịch tử chung thân trầm thông hận vo nhai
ở trước mộ Tưởng mẫu trồng hai cây thạch nam, các nơi xung quanh đều trồng rộng rãi các loại tùng bách, hình thành một biển rừng xanh thẫm. Nấm mộ màn thầu hình tròn của Tưởng mẫu, xung quanh dùng đá núi xây lên, trên đỉnh là cỏ xanh non thưa thớt. Kiểu xây dựng này có một cách nói: Căn cứ vào thày địa lý chọn mảnh đất này năm ấy, nơi đây là long mạch tốt nhất, địa hình xunh quanh giống như Phất Di Lặc. Phần mộ của Tưởng mẫu đặt ở trên rốn của Phật Di Lặc đề phòng trừ đè hỏng long mạch. Đá ở trước mộ không được quá nặng, đỉnh mộ không được dùng phiến đá hoặc xi măng phủ kín. Lẽ dĩ nhiên Tưởng Giới Thạch nhất nhất làm theo, dần dần trở thành cảnh quan chủ thể của phần mộ Tưởng mẫu.Phần thứ hai của nghĩa trang Tưởng mẫu là đường mộ Tưởng mẫu Con đường bắt đầu từ chân núi Bạch Nham tới phần mộ Tưởng mẫu dài 668 mét. ở chỗ bắt đầu con đường mộ của Tưởng mẫu một hàng lầu bia đá cao 6,5 mét, rộng 7,9 mét, có 3 cửa cửa giữa rộng 3,7mét, cửa hai bên mỗi chiếc rộng 2,1 mét. Bên trên cửa giữa khắc bốn chữ lớn Tương mẫu mộ đạo hai bên trang điểm các loại hoa cỏ. Từ đây hướng vào nhà mộ là một con đường nhỏ rải đá cuội, hai bên đường có những chiếc ghế đá dài kẹp vào trong rừng tùng. Đường mộ Tương mẫu về sau được tu sửa lại vào mùa hạ năm 1930.Phần thứ ba của nghĩa trang Tưởng mẫu là là nghĩa trang tương đối lớn, nằm giữa ngôi lầu bia đá và ngôi mộ Tưởng mẫu. Đi theo lầu bia đá khoảng hai trăm mét, bên đường có một ngôi đình, xung quanh đình cả bốn phía là cửa sổ pha lê dài, trong đình có thể chứa đựoc hai chục người. Công dụng chủ yếu nó là một ngôi đình để canh gác mỗi năm khi Tưởng Giới Thạch nghỉ lại ở nghĩa trang. Từ đình vọng gác này đi tiếp khoảng hai trăm mét nữa là một cái sân, trên cửa ngoài đề hai chữ Mộ lư, trong sân có 12 gian nhà bằng, bên trong các căn phòng ở chính giữa dựng rất nhiều bia đá treo tường, hai bên là phòng khách và phòng ăn, ngoài ra còn có nơi ở của các vệ binh và nhà bếp v.v... Tại một nơi cách mộ lư không xa là một quần thể kiến trúc Từ am. Đây là nơi đặt bia vị thờ phụng các thần chủ ở dưới tằng tổ Tưởng Giới Thạch, lại là nơi thường trú của Tưởng Giới Thạch khi trở về quê sau này. Tại đây vào tháng 5 năm 1923 đã xây dựng ba gian nhà Tây, mùa xuân ba năm 1930 lúc tu sửa nghĩa trang và mộ đạo đã phá đi xây lại.Nghĩa trang của Tưởng mẫu lúc đầu cũng tương đối giản đơn chất phác, thế nhưng về sau trải qua nhiều lần mở rộng, xây dựng thêm xây dựng lại, nó chẳng những đã thêm xa hoa, mà còn tương đối quy mô, thế nhưng nghĩa trang của Tưởng phụ thì không như vậy. Nấm mộ của Tưởng phụ ở trên Đào Khanh Sơn cũng thể hiện hình chiếc bánh màn thầu, tuy cũng tương tự như mộ của Tưởng mẫu, thế nhưng lại không có nghĩa trang, mộ đạo, càng không nhìn thấy những đề khắc của danh nhân, kiến trúc của phần mộ cũng đơn giản xấu xí hơn nhiều so với phần mộ của Tưởng mẫu. Cây cối ở bốn phía xung quanh cũng tương đối lơ thơ, chỉ có tấm bia ngang ở trước chính mộ là có khắc chữ giống nhau như mộ Tưởng mẫu, đó là dòng chữ Túc Am Tưởng công chi mộ. Sau khi Tưởng Giới Thạch phất lên, cũng chưa thấy ông cho tu bổ sửa sang lại mộ cha bao giờ. Mặc dù mỗi tết thanh minh ông về quê, ông đều tới tảo mộ cha mẹ, thế những cùng là cho mẹ sinh ra, xây dựng nghĩa trang khác xa nhau như vây, khó làm cho mọi người không tránh khỏi hoài nghi.Thứ nữa là, sau khi Tưởng mẫu qua đời, khi Tưởng Giới Thạch trở về Khê Khẩu, phần lớn đều trú ở Từ Am nghĩa trang của Tưởng mẫu, giới báo chí thường có bài đưa tin Tưởng đã chiêu đãi các yếu nhân quân chính Quốc dân đảng ở nghĩa trang. Đây là một nhân tố khách quan khác khiến cho ngoại giới sinh ra nghi ngờ. ở Khê Khẩu Tưởng Giới Thạch có rất nhiều chỗ ở, tại sau lại cứ phải thường trú ở Từ Am ?Sau ngày 23 tháng 11 năm 1921, Tưởng mẫu được an táng xuống đất ngày 28 tháng 11. Tưởng Giới Thạch đã viết một tờ văn thư, tuyên bố thoát ly quan hệ gia đình với bà vợ thứ nhất là Mao Phúc Mai và Diêu Dã Thành. Sau đó ông lại trở về Khê Khẩu thì trú ở Văn Xương Các, nghĩa trang hoặc biệt thự Diệu Cao Đài. Ngay 12 tháng 12 năm 1930, máy bay giặc Nhật đánh phá Khê Khẩu. Những gian nhà mái bằng ở sân sau nhà Tưởng bị đổ sập, Mao Phúc Mai đã bị tử nạn. Đồng thời Văn Xương Các cùng bị san bằng. Sau đó khi Tưởng Giới Thạch về quê hương thì phần lớn chỉ trú ở nghĩa trang Tưởng mẫu.Nói tóm lại là: Tưởng mẫu không chôn cùng với Tưởng phụ, chỉ là vì Tưởng mẫu có một chút ý ẩn khó nói ra lời. Tưởng Giới Thạch hiểu rõ ý của mẹ, đã tuân theo mệnh mẹ mà làm thực ra trong đó cũng chẳng có nhiều điều đáng ngờ vực, mặc dù từ đó đã nảy sinh ra rất nhiều điều đáng ngờ và những tin đồn bậy bạ.

<< Phần 1 - Chương 2 | Phần 1 - Chương 4 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 370

Return to top