Trong ba chiến dịch lớn của thời kỳ chiến tranh giải phóng, chiến dịch Liêu Thẩm và chiến dịch Hoài Hải, hai phía của cuộc chiến đều đấu trí đấu dũng giành thắng bại trong tiếng đại bác và tiếng súng gay gắt. ở trên chiến trường Bình Tân bọn Quốc dân đảng đóng giữ hơn 50 vạn quân, sau khi quân giải phóng nhân dân hạ được Tân Bảo An, Trương Gia Khẩu và Thiên Tân, 25 vạn bộ đội Bắc Bình đã bình tĩnh tiếp nhận sự chuyển đổi hòa bình, đô thành văn hóa Cổ kính không vấp phải sự tàn phá của khói lửa chiến tranh, tài sản tính mệnh của 2 triệu dân cư đã tránh khỏi tai họa của cuộc chiến. Trong pho sách lịch sử khổng lồ của chiến tranh lại đã được tăng thêm một trang Phương thức Bắc Bình.Quân đội là Hòn Ngọc của Tưởng Giới Thạch. Trong bước gay go khẩn cấp của cuộc chiến tranh giải phóng, Tưởng Giới Thạch đã để mất Thiên Tân và Bắc Bình như thế nào? Đã không mảy may luyến tiếc, bàn giao toàn vẹn 25 vạn quân đội cho giải phóng quân như thế nào? Đây lại là một điều bí mật trong sự thất bại ở trên đại lục của Tưởng Giới Thạch. Muốn vén lên bức màn bí mật này, trước hết phải hiểu rõ cuộc hành trình tới Nam Kinh vào mùa thu năm 1948 của Phó Tác Nghĩa Tổng tư lệnh Tiễu phỉ Hoa Bắc thuộc quân đội Quốc dân đảng.
Khi chiến dịch Liêu Thẩm kết thúc, trên vành đai hẹp và dài hơn 500 kilômét, từ Sơn Hải Quan đường Bắc Ninh khu vực Hoa Bắc tới Trương Gia Khẩu đường Bình Tuy, sắp đặt có 4 binh đoàn, 12 quân đoàn, 42 sư đoàn (Lữ đoàn) ước khoảng hơn 50 vạn người do Phó Tác Nghĩa chỉ huy. Số quân đội này tương đối phức tạp, trên danh nghĩa đều thuộc Bộ tổng tư lệnh Tiễu phỉ Hoa Bắc, trên thực tế lại chia ra hai phe phái lớn thuộc Phó và thuộc Tưởng. Trong 42 sư đoàn (Lữ) này chỉ có 17 sư đoàn (Lữ) thuộc phe phái Phó Tác Nghĩa, còn 25 sư đoàn (Lữ) thuộc hệ thống Tưởng Giới Thạch. Đối với quân đội thuộc phái Tưởng, Phó Tác Nghĩa chỉ huy gặp rất nhiều khó khăn. Thậm chí có người nói, số quân đội thuộc Tưởng này là do Tưởng Giới Thạch cố ý cài cắm ở Hoa Bắc để kiềm chế Phó Tác Nghĩa. Mỗi khi nghe nói những câu như vậy Phó Tác Nghĩa đều nghiêm khắc ngăn chặn, nhưng từ trong lòng Phó Tác Nghĩa đã có chủ trương riêng. Sau khi tập đoàn của Vệ Lập Hoàng ở Đông Bắc bị tiêu diệt, Phó Tác Nghĩa phải đối mặt với sự đả kích liên hiệp của quân giải phóng Đông Bắc và quân giải phóng Hoa Bắc, sa vào tình trạng nguy kịch, nên cố thủ các khu vực Bình, Tân, Tương, Đường hay là thực hành chiến lược triệt thoái di chuyển về phía nam? Cần phải nhanh chóng lựa chọn. Chính là vì mang theo một vấn đề trọng đại như vậy, ngày 4 tháng 11 Phó Tác Nghĩa đã tới Nam Kinh gặp Tưởng Giới Thạch. Khi Phó Tác Nghĩa tới Nam Kinh lần này, cuộc đại chiến Hoài Hải vừa đụng vào đã bùng nổ, Tưởng Giới Thạch đang buồn bực sầu khổ vì tình thế bất lợi ở khu vực Từ Bạng. Đối với vị Tổng tư lệnh trong tay có hơn 50 vạn quân này, Tưởng Giới Thạch rất coi trọng, lập tức sắp xếp cho Phó Tác Nghĩa tham dự hội nghị quân sự tối cao. Trên hội nghị Tưởng Giới Thạch yêu cầu Phó Tác Nghĩa trao đổi về tình hình Hoa Bắc sau khi kết thúc chiến dịch Liêu Thẩm. Phó Tác Nghĩa luôn miệng nói rất khó khăn, rất khó khăn, không chịu nói ra ý kiến cụ thể. Ngày hôm sau, Phó Tác Nghĩa lại đề xuất rõ ràng chính xác việc xây dựng trận địa hình vòng cung ở trên đoạn đường 60 kilômét Thiên Tân Đường Cô; xây dựng tập đoàn lô cốt ở giữa Bình Tân, để ứng chiến với quân giải phóng vào Quan. Trong cuốn Dân quốc cao cấp Tướng lĩnh liệt truyện viết: Phó Tác Nghĩa tràn đẩy niềm tin tưởng nói với Tưởng Giới Thạch: Đối với tình hình Hoa Bắc, tôi không bi quan giống như người khác nói đâu, tôi tự tin rằng còn có biện pháp xoay chuyển được cục diện nguy hiểm ở Hoa Bắc. Phương án rút lui về Nam, chẳng phải là khi vạn bất đắc dĩ mới phải sử dụng hay sao? Bởi vì kiên trì giữ Hoa Bắc là toàn cục, rút lui về giữ đông nam là an phận. Bài giáo huấn dạy dỗ của lịch sử đáng để ta suy ngẫm sâu xa! Tưởng Giới Thạch đã đồng ý ý kiến của Phó Tác Nghĩa! Tưởng Giới Thạch rất giỏi giở trò hai mặt, trong tình hình các chiến trường toàn quốc liên tiếp thất lợi, Tưởng Giới Thạch muốn lôi kéo những người nắm giữ quân đội hùng hậu như kiểu Phó Tác Nghĩa. Thế nhưng Tưởng Giới Thạch đề xuất yêu cầu Phó Tác Nghĩa soái lĩnh quân đội rút về nam, đảm nhận chức Trưởng quan hành chính Đông Nam. Phó Tác Nghĩa không bằng lòng rút về nam, có ý đồ khi nguy cấp ở Bình Tân sẽ dẫn quân rút về phía Tây, về tổ cũ Tuy Viễn. Có thể thấy được, khi Tưởng Giới Thạch hội kiến với Phó Tác Nghĩa, đã biểu hiện ra hành động do dự bất quyết như thế nào đối với hơn 50 vạn quân ở khu vực Hoa Bắc, hành động ở Nam Kinh của Phó Tác Nghĩa cũng chưa nhận được một định kiến nào của Tưởng Giới Thạch. Lẽ dĩ nhiên Phó Tác Nghĩa có cách nghĩ riêng của mình, làm một tổng tư lệnh, Phó phải chịu trách nhiệm với hơn 50 vạn quân đội của mình. Phó Tác Nghĩa không giống như Vệ Lập Hoàng và Lưu Kỳ, Phó cũng không phải là tâm phúc của Tưởng Giới Thạch, bộ đội của Phó cũng không phải là bộ đội con cháu của Tưởng Giới Thạch, mặc dù có người gọi nó là quân đội của Phó, lực lượng cũng kém xa so với Quảng Tây của Lý Tông Nhân, Bạch Sùng Hy, càng khó có thể chống đối với quân đội của Tưởng được. Do vậy, mặc dầu Phó Tác Nghĩa làm Tổng tư lệnh một Phương dưới tay Tưởng Giới Thạch, thế nhưng đối với những mánh khóe quen thuộc như thôn tính, bài xích người khác cánh của Tưởng Giới Thạch, Phó vẫn luôn cảnh giác đề phòng sâu sắc, thường xuyên đốp chát không tỏ ra mềm, chẳng tỏ ra rắn đối với Tưởng Giới Thạch. Những năm xa xưa Phó Tác Nghĩa tốt nghiệp trường sĩ quan lục quân Bảo Định từng đảm nhiệm chức sĩ quan thực tập 10 trung đoàn bộ binh độc lập ở Diêm Tích Sơn. Khi kết thúc đại chiến Trung Nguyên, bộ đội của Phó Tác Nghĩa bị Tưởng Giới Thạch cải biên, đảm nhiệm chức quân đoàn trưởng quân đoàn 35, năm 1931 lại đảm nhiệm chức Chủ tịch Chính phủ tỉnh Tuy Viễn. Phó Tác Nghĩa luyện quân có chương trình phép tắc riêng của mình. Phó yêu cầu bộ đội dưới quyền không ăn uống chơi gái và cờ bạc, không ỷ thế đục khoét bắt bí tống tiền, không ăn của đút lót phá pháp luật, hễ có kẻ xúc phạm, tất sẽ bị trừng trị nghiêm khắc. Khi Tưởng Giới Thạch để cho Phó Tác Nghĩa đảm nhận chức Tổng tư lệnh Tiễu Phỉ Hoa Bắc còn cài cắm Trần Kế Thừa đặc vụ quân thống ở bên cạnh Phó Tác Nghĩa đảm nhận chức phó tư lệnh kiêm tổng tư lệnh cảnh vệ Bắc Bình, theo dõi Phó Tác Nghĩa ở mọi nơi. Đối với điều này, Phó Tác Nghĩa từng bực tức nói:
- Muốn dùng hai sợi dây thừng Trung thống, Quân thống để trói buộc chân tay ta, bắt ta làm ưng khuyển trong cửa nhà địa chủ cường hào để cắn chân những dân chúng tới gõ cửa xin ăn, thì ta không làm đâu!
Có thể nhìn thấy vết rạn nứt sâu sắc giữa Phó Tác Nghĩa với Tưởng Giới Thạch đến mức độ nào. Chuyến đi Nam Kinh trong lúc gió mây mịt mùng, ít nhiều đã tăng sâu nỗi niềm không mấy vui vẻ ở trong lòng Phó Tác Nghĩa.Cuộc chiến tranh giải phóng tiến hành đến cuối năm 1948, tòa biệt thự của Vương triều họ Tưởng sắp sửa xiêu đổ, quân đội Quốc dân đảng đã thất bại ở khắp mọi nơi. Tưởng Giới Thạch suốt ngày lo lắng bất an, dùng tận hết tâm sức mà cũng chẳng vớt được một sợi cỏ cứu mênh nào, đối với cố đô Bắc Bình này quyết không chịu dễ dàng vứt bỏ. Thế nhưng đối với tình thế của Bắc Bình Tưởng Giới Thạch không lo lắng sốt ruột như đối với Từ Châu, chủ yếu xuất phát từ hai điều suy nghĩ. Một là, Tưởng Giới Thạch đã nhìn thấy quân đội của Lâm Bưu sau khi kết thúc chiến dịch Liêu Thẩm nhất định có thể sẽ vào Quan, thế nhưng chí ít cũng phải qua an dưỡng chỉnh đốn ba tháng mới có thể nhập Quan tác chiến được. Hai là Tưởng Giới Thạch dự đoán Lâm Bưu chỉ có thể điều 50 vạn quân nhập quan tác chiến, mà Phó Tác Nghĩa cũng có 50 vạn quân, trong thời gian ba tháng nghỉ ngơi chỉnh đốn của quân đội Lâm Bưu, Phó Tác Nghĩa còn có thể mở rộng bổ sung 20 vạn quân, có thực lực ứng phó với chiến cuộc. Do đó, hy vọng Phó Tác Nghĩa điều chỉnh quân đội tạm thời giữ chắc lấy khu vực Bình, Tân, Trương.Thế nhưng hành động của quân giải phóng hoàn toàn vượt ra ngoài dự liệu của Tưởng Giới Thạch. Thời kỳ sau chiến tranh giải phóng, Mao Trạch Đông đã coi ba chiến dịch lớn Liêu Thẩm, Hoài Hải. Bình Tân như một bàn cờ tiến hành vận trù toàn cục. Chiến dịch Liêu Thẩm còn chưa kết thúc, Mao Trách Đông lại bắt đầu sắp đặt chiến dịch Hoài Hải và chiến dịch Bình Tân. Hai chiến dịch lớn này lại chiếu cố tương ứng lẫn cho nhau, trên chiến trường Hoài Hải có Miếng ăn (Hoàng Duy), miếng gắp (vây khốn Đỗ Duật Minh), miếng chờ (ngăn cản Lý Diên Niên, Lưu Nhữ Minh); trên chiến trường Bình Tân có vây mà không đánh, cách mà không vây. Để thực hiện tổng mục tiêu giải phóng toàn Trung quốc, Mao Trạch Đông đã có cách nghĩ cơ bản là phải tiêu diệt tại chỗ quân đội Tưởng Giới Thạch ở khu vực Đông Bắc, Hoa Bắc và Hoa Đông. Khi chiến dịch Liêu Đông sắp sửa kết thúc, Mao Trạch Đông đã đánh điện cho Lâm Bưu yêu cầu đem đạo quân thứ 4, thứ 11 và sư đoàn 4, 6, 8, sư đoàn kỵ binh độc lập ở Nhiệt Hà tổ chức thành binh đoàn tiền trạm, do tư lệnh binh đoàn 2 Trình Tử Hoa, tham mưu trưởng Hoàng Chí Dũng dẫn quân vào Quan trước, quân chủ lực sau khi tiêu diệt quân địch ở Thẩm Dương, Doanh khẩu, nghỉ ngơi chỉnh đốn một tháng, sẽ nhập Quan sau. Theo sự phát triển của chiến cuộc, để kìm giữ tập đoàn của Phó Tác Nghĩa ở khu vực Hoa Bắc, Mao Trạch Đông lại ra lệnh cho Dã chiến quân Đông Bắc dừng lại nghỉ ngơi chỉnh đốn, nâng sớm ngày 22 tháng 11, đi tắt đường với tốc độ nhanh nhất, bí mật nhập Quan. Như vậy, trên thực tế bộ đội của Lâm Bưu chỉ sau khi kết thúc chiến dịch Liêu Thẩm 21 ngày đã nhanh chóng nhập Quan tác chiến, chứ không phải là ba tháng như Tưởng Giới Thạch phán đoán. Bộ đội quân dã chiến Đông Bắc nhập vào Quan là 12 đạo quân bộ binh, một đạo quân đường sắt, hai sở chỉ huy pháo binh mặt đất (mỗi sở ba trung đoàn) và các bộ đội đặc chủng khác tổng cộng 55 sư đoàn ước khoảng 80 vạn quân, cũng không phải là 50 vạn như Tưởng Giới Thạch tưởng tượng. Sự chỉ huy cao siêu của Mao Trạch Đông đã khiến cho Tưởng Giới Thạch liên tiếp phán đoán sai lầm trên một số vấn đề trọng đại, trên chiến trường Bình Tân đã không tránh khỏi thất bại.Mao Trạch Đông tinh thông Tôn Tử Binh Pháp, am hiểu sâu mưu lược, đối với nghệ thuật chỉ huy dương đông kích tây, hiện giả giấu thật, người đã vận dụng đến mức độ thuần thục. Mao Trạch Đông ra lệnh cho Lâm Bưu đồng thời với việc dẫn Dã chiến quân Đông Bắc vào Quan, còn yêu cầu Tân hoa Xã, Đài phát thanh phát đi phát lại nhiều lần các loại tin tức như tin chiến thẳng, mừng công, luyện binh, khai hội v.v... ở khu vực Đông Bắc của Dã chiến quân Đông bắc, tạo thành giả tượng quân giải phóng đang nghỉ ngơi chỉnh đốn ở Đông Bắc. Những cách làm này đều làm tê liệt Tưởng Giới Thạch một cách có hiệu quả, khiến cho Tưởng Giới Thạch càng lún càng sâu trong vũng bùn thất bại. Sau khi chiến dịch Hoài Hải nổ súng, Tưởng Giới Thạch vô cùng do dự nên sử dụng tập đoàn Phó Tác Nghĩa, bộ phận binh lực duy nhất có thể cơ động này như thế nào. Căn cứ vào hình thái bất lợi của sự phát triển chiến tranh, Tưởng Giới Thạch vừa muốn lợi dụng tập đoàn Phó Tác Nghĩa ngăn cản giải phóng quân kéo xuống miền Nam, để giành thời gian cần thiết sắp xếp phòng tuyến Trường Giang, tiếp tục huấn luyện tân binh; lại muốn vận chuyển quân đội xuống phía nam theo đường biển; tăng cường lực lượng cho chiến trường Hoa Đông, tiến hành sự dãy dụa cuối cùng. Phó Tác Nghĩa nhìn thấy bản thân mình bị kẹp giữa hai cánh quân giải phóng Đông Bắc và Hoa Bắc, luôn luôn đều có nguy hiểm bị nuốt sống, cũng đang tìm đối sách. Các quan chức văn võ đã nghĩ ra 3 phương án cho Phó Tác Nghĩa. Một là toàn quân Bình, Tân di chuyển về Sơn Tây, thông qua Tấn nam và Hồ Minh Nam liên thành một mảng, bộ đội của Tuy Viễn thì rút về Ninh Hạ, Cam Túc. Thế nhưng làm như vậy thì khó có thể thúc đẩy được Quân trung ương thuộc về Tưởng Giới Thạch. Phó Tác Nghĩa lo lắng không có con đường sau. Hai là đưa quân chủ lực liều chết giữ lấy Tân Cô Hải Khẩu, tiếp nhận viện trợ Mỹ. Lúc đó nước Mỹ đã từng trả lời miệng bằng lòng viện trợ Phó Tác Nghĩa 160 triệu đô la Mỹ, trên thực tế chỉ cấp cho có một phần mười, cầm chén nước đi chữa cháy, chẳng giải quyết được việc gì. Ba là hai đội quân của Phó và đội quân của Tưởng chia thành hai ngả, quân đội của Phó Tác Nghĩa thì rút về Sát, Tuy. Thế nhưng Phó Tác Nghĩa qua suy nghĩ thận trọng đã quyết định tạm thời cố thủ vùng đất Bắc Bình, Thiên Tân và Trương Gia Khẩu, đảm bảo chắc chắn Thương cô, Hải khẩu, để nhìn sự biến hóa của thời cuộc. Đối với những điều này, Tưởng Giới Thạch cũng chẳng có lời nào đáng nói. Bắt đầu từ trung tuần tháng 11, Phó Tác Nghĩa đã thu hẹp binh lực, điều chỉnh sắp xếp, trước sau lần lượt đã bỏ các đất Thừa Đức, Bảo Định, Sơn Hải Quan. Đảo Tần Hoàng v.v..., dùng 18 sư đoàn phòng thủ Bắc Bình và các khu vực Nam khẩu, Mật vân, Huyện Thông, Huyện Trác; dùng 16 sư đoàn phòng thủ Thiên Tân, Đường Cô, Đường Sơn, Huyện Loan; dùng 8 sư đoàn phòng thủ các khu vực Trương Gia Khẩu, Tuyên Hóa, Hoài Lai. Đồng thời, Phó Tác Nghĩa còn thông qua tổ chức Đảng bí mật ở Bắc Bình, liên hệ với Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, phát ra một tín hiệu hòa bình.Thế nhưng, hành động của Tưởng Giới Thạch và Phó Tác Nghĩa đều nằm trong dự liệu của Mao Trạch Đông. Ngày mồng 7 tháng 11, Mao Trạch Đông đã dự kiến từ nay về sau tập đoàn Phó Tác Nghĩa khả năng có thể có ba động hướng, một là cố thủ Bình Tân; Hai là bỏ Bình Tân, quân đội Tưởng sẽ rút về một vùng Nam Kinh theo phía nam, quân đội Phó sẽ rút về Tuy Viễn hướng Tây; ba là quân đội của Tưởng và Phó đều rút về một vùng ở Nam Kinh. Mao Trạch Đông đã đánh điện cho Quân dã chiến Đông Bắc và Quân dã chiến Hoa Bắc, chỉ rõ việc quân Tưởng cố thủ Bình, Tân, đối với quân ta rất có lợi, do vậy yêu cầu quân giải phóng Đông Bắc và Hoa Bắc Chú ý chặt chẽ động thái của hai cánh quân Tưởng và Phó ở Bình, Tân, Trương Gia Khẩu, Đường Sơn, Cẩm Tây và Đảo Hồ Lô. Để khiến cho Phó Tác Nghĩa không cảm thấy cô lập mà tự động vứt bỏ khu vực Bình, Tân, Trương rút về hướng Tây hoặc hướng Nam, Mao Trạch Đông còn yêu cầu binh đoàn thứ nhất của giải phóng quân dừng việc tiến đánh Thái Nguyên, nghỉ ngơi chỉnh đốn tại chỗ, yêu cầu Dã chiến Quân Đông Bắc nhập Quan sớm hơn, đột nhiên bao vây địch ở ba nơi là Đường Sơn, Đường Cô, Thiên Tân, cắt đứt đường giao thông từ Thượng Hải rút về Nam; yêu cầu quân giải phóng ở mặt trận Hoài Hải chỉ phòng ngự, không tiến công đối với tập đoàn Đỗ Duật Minh trong một số ngày. Có thể nhìn thấy, ở trên chiến trường Bình Tân, vô luận là việc sắp xếp chiến lược hay là hành động chiến dịch, Mao Trạch Đông đều đi trước một bước, từng bước chủ động. Tưởng Giới Thạch luôn luôn sa vào trạng thái bị động, sao lại chẳng thất bại cho được?
Ngày 25 tháng 11, Mao Trạch Đông ra lệnh cho binh đoàn 2, binh đoàn 3 của Dã chiến Quân Hoa Bắc và binh đoàn tiền trạm Đông Bắc tiếp tục hành động, đến đầu tháng 12, đã cắt đứt được đường rút lui về phía Tây của quân Quốc dân đảng ở Trương Gia Khẩu cùng với sự liên hệ của Tuyên Hóa. Phó Tác Nghĩa cho rằng đây là một lần hành động cục bộ của quân đội quân khu Hoa Bắc, quyết định trước tiên đánh phá quân đội của quân khu Hoa Bắc, sau sẽ đối phó với Dã chiến quân đông Bắc, hạ lệnh cho hai sư đoàn của quân đoàn thứ 35 ở Phong Đào và một sư đoàn của quân đoàn 104 ở Hoài Lai phải nhanh chóng tăng viện cho Trương Gia Khẩu. Đầu tháng 12, Phó Tác Nghĩa phát hiện Đông Bắc Dã chiến Quân đã nhập Quan, khi mũi nhọn tiến công chĩa thẳng vào Bắc Bình, lại ra lệnh cho quân đoàn 35 của Quách Cảnh Vân trong đêm tối rút quân về Bắc Bình. Ai ngờ Quách Cảnh Vân vì tham lam vận chuyển một khối lượng lớn vật tư quân dụng của Trương Gia Khẩu mà hành động chậm chễ đã bị quân giải phóng cắt đứt mất đường rút lui. Đến ngày 11 tháng 12, Phó Tác Nghĩa đã có hai quân đoàn, 5 sư đoàn bị quân giải phóng nuốt chửng ở trên tuyến Bình Trương. Quân đoàn thứ 35 và binh đoàn bộ thứ 11, quân đoàn 105 là bộ đội làm nên sự nghiệp của Phó Tác Nghĩa cũng bị quân giải phóng bao vây chặt ở Tân Bảo An và Trương Gia Khẩu. Lúc này, Phó Tác Nghĩa nhìn thấy đường thông chạy trốn về Tây của Tuy Viễn đã bị giải phóng quân cắt đứt, Bắc Kinh, Thiên Tân lại bị uy hiếp nghiêm trọng, cấp tốc điều chỉnh sự sắp đặt, thu nhỏ binh lực, thực hành Phân khu phòng thủ ở Bắc Bình,Thiên Tân, Đường cô. Nhưng vì thời gian đã muộn, ngày 13 tháng 12 quân giải phóng nhân dân đã bao vây Bắc Bình, khiến cho hệ thống quân đội của Phó và Tưởng đã phân cắt thành hai đốt Bình Tân. Khu vực Thiên Tân, Đường Cô cũng rất nhanh chóng bị quân giải phóng chia cắt bao vây. Lúc này, Phó Tác Nghĩa lại phái giám đốc Bình Minh Nhật Báo là Thôi Tải Chi và nhà báo Lý Bính Tuyền làm đại biểu, ra khỏi Thành để đàm phán với Quân giải phóng, mong muốn giải quyết hòa bình các vùng đất Trương Gia Khẩu, Bắc Bình, Thiên Tân v.v..Hành động này mặc dù cực kỳ bí mật, Tưởng Giới Thạch vẫn phát giác ra được. Trong đoạn thời gian đó Tưởng Giới Thạch bị những thất bại trên chiến trường Hoài Hải và sự bức cung của Lý Tông Nhân làm cho sôi đầu nát óc, không còn thì giờ để ý tới Phó Tác Nghĩa ở Bắc Bình. Khi Tưởng Giới Thạch được biết mấy chục vạn quân của Phó Tác Nghĩa có khuynh hướng đầu hàng địch, lúc này mới cảm thấy sự nghiêm trọng của vấn đề, vội vàng thay đổi sách lược, tìm trăm phương ngàn kế lôi kéo, dọa bức Phó Tác Nghĩa. Ngày 14 tháng 1 năm 1949, Mao Trạch Đông phát biểu Tuyên bố đối với thời cuộc, đề xuất ra 8 điều kiện đàm phán hòa bình. Tưởng Giới Thạch nghi ngờ, lo lắng Phó Tác Nghĩa đã có những thỏa thuận ngầm nào đó với giải phóng quân, vội vàng ngay hôm đó đã cử Bộ trưởng quân lệnh Từ Vĩnh Xương tới Bắc Bình, yêu cầu Phó Tác Nghĩa phải chia quân đội thành hai đường rút về Đường Cô và Thanh Đảo, để tiện nhằm thời cơ vận chuyển về Nam. Phó Tác Nghĩa tỏ ra khách khí mời Từ Vĩnh Xương hãy mau mau trở về Nam Kinh. Ngày hôm đó giải phóng quân phát động tổng công kích Thiên Tân, chỉ trong 29 tiếng đồng hồ, 13 vạn quân hoàn toàn bị tiêu diệt, phó tư lệnh phòng khu Tân Đường kiêm tư lệnh cảnh vệ Thiên Tân Trần Trường Tiệp bị bắt sống. Thiên Tân được giải phóng là một đòn giáng thẳng vào đầu Tưởng Giới Thạch. Ngày 16 tháng 1, Bộ Tư lệnh mặt trận Bình Tân của quân giải phóng đã gửi bức thông điệp tối hậu cho Phó Tác Nghĩa, yêu cầu Phó Tác Nghĩa hoặc là hạ vũ khí hoặc là tiếp nhận thay đổi hòa bình. Tưởng Giới Thạch lại vội vàng cử Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trịnh Thế Dân tới Bắc Bình, khuyên thuyết Phó Tác Nghĩa. Trịnh Thế Dân còn phát cho các sĩ quan từ cấp sư đoàn trở lên mỗi người một bức thư có ký tên Tưởng Giới Thạch, ngoài mặt yêu cầu mọi người phải phục tùng sự chỉ huy của Phó Tác Nghĩa, bên trong thì ngấm ngầm bí mật hội họp với các sĩ quan cao cấp thuộc đích hệ của Tưởng Giới Thạch, hòng đào khoét chân tường của Phó Tác Nghĩa. Tưởng Giới Thạch còn cử con thứ của Tưởng là Tưởng Vĩ quốc tới Bắc Bình, lại một lần nữa can khuyên Phó tác Nghĩa rút quân về Nam. Tưởng Giới Thạch còn bắt Tưởng Vĩ Quốc cầm đến cho Phó Tác Nghĩa một lá thư viết tay, nhấn mạnh nhiều lần rằng Ngàn quân dễ kiếm, một Tướng khó tìm tỏ ra rất tín nhiệm, trân trọng đối với Phó Tác Nghĩa, lại một lần nữa đề xuất Phó Tác Nghĩa dẫn quân đội phá khỏi vòng vây. Thế nhưng, tất cả những điều này đã chẳng còn tác dụng gì nữa. Phó Tác Nghĩa sớm đã triệu tập hội nghị sĩ quan từ cấp sư đoàn trở lên tại Hoài Nhân Đường Trung Nam Hải bí mật nghiên cứu thảo luận vấn đề hòa bình. Phó Tác Nghĩa biểu thị rõ rệt: Biện pháp giải quyết duy nhất của Bắc Bình là hòa bình, dùng quân sự đã không thể giải quyết được vấn đề của Trung Quốc nữa.
Tưởng Giới Thạch vẫn chưa chịu cam tâm, tối ngày 17 tháng 1, lại đánh cho Phó Tác Nghĩa một bức điện báo, kể lể trong nhiều năm lại đây chúng ta đã hiểu nhau rất sâu sắc, trong lúc nguy nan, Phó Tác Nghĩa nên tự có chủ trương, Tưởng cũng không biết làm thế nào nữa. Thế nhưng Tưởng yêu cầu Phó Tác Nghĩa phải làm một việc: Ngày 18 Tưởng sẽ cho máy bay tới Bắc Bình, vận chuyển các sĩ quan từ cấp thiếu tá trở lên của quân đoàn 13 cùng một số vũ khí quan trọng, mong Phó Tác Nghĩa nể tình hữu hảo trong nhiều năm, tạo điều kiện hỗ trợ. Phó Tác Nghĩa thông qua nội tuyến, truyền báo tình hình này cho Bộ Tư lệnh liên hợp Bình tân của quân giải phóng biết, đã đập tan mộng tưởng hòng vận chuyển quân tinh nhuệ của Tưởng bằng máy bay đi. Khi Tưởng Giới Thạch nhận được điện trả lời của Phó Tác Nghĩa, Tưởng đã cảm thấy hoàn toàn tuyệt vọng đối với Bắc Bình và đối với Phó Tác Nghĩa. Ngày 21 tháng 1, chính vào ngày Tưởng Giới Thạch bị bức phải từ chức lần thứ 3, Phó Tác Nghĩa đã triệu tập các nhân viên quân chính cao cấp dưới quyền họp tại Trung Nam Hải, tuyên bố tán thành Hiệp nghị đối với vấn đề giải quyết Bắc Bình theo hướng hòa bình với Quân giải phóng. Khi tư lệnh binh đoàn 9 quân đích hệ Tưởng Giới Thạch là Thạch Giác và tư lệnh binh đoàn 4 là Lý Văn yêu cầu được trở về Nam Kinh, Phó Tác Nghĩa đã không ngăn cản. Ngày 31 tháng 1, Quân giải phóng nhân dân tiến vào đóng giữ thành phố Bắc Bình, Bắc Bình đã được tuyên bố giải phóng hòa bình. Chỉ trong vòng 64 ngày, dưới sự chỉ huy của Mao Trạch Đông, Quân giải phóng đã tiêu diệt và cải biên 13 quân đoàn bộ, 50 sư đoàn, tổng cộng hơn 52 vạn người của Quốc dân đảng, về phía mình chỉ thương vong 3,9 vạn người. Ngoài tập đoàn Hồ Tông Nam của Tây Bắc ra, quân đội Tưởng Giới Thạch từ phía bắc Trường Giang trở lên đều bị tiêu diệt sạch sẽ, chỉ còn lại một nửa giang sơn của Giang Nam. Ngày 22 tháng 2, Phó Tác Nghĩa nhận lời triệu tập đã ngồi máy bay tới Thạch Gia Trang, lại ngồi xe tới Tây Bách Pha Huyện Bình Sơn, yết kiến những người lãnh đạo quân giải phóng như Mao Trạch Đông. Chu Ân Lai, Chu Đức Vu. Buổi tối hôm đó, Mao Trạch Đông tới nơi ở của Phó Tác Nghĩa, Phó Tác Nghĩa vội vã đi mấy bước, giơ cả hai tay, bắt chặt tay Mao Trạch Đông. Không để cho Mao Trạch Đông kịp nói, Phó Tác Nghĩa đã tranh nói trước: Tôi có tội!
Mao Trạch Đông thân thiết nắm tay Phó Tác Nghĩa, hóm hỉnh nói:
- Trước đây chúng ta đã gặp mặt nhau ở trên chiến trường, điều đó đã rõ ràng. Hôm nay chúng ta là họ hàng thân thiết, khó bỏ khó rời nhau. Tưởng Giới Thạch suốt đời giở trò láu cá, cuối cùng thì ông đã bỏ xa hắn rồi!
Mao Trạch Đông nói một câu nhẹ nhàng thoải mái, thế nhưng đã vạch ra được bản chất bí mật về sự thất bại của Tưởng Giới Thạch.