Trời vừa sụp tối là gió nổi lên. Sau đấy là mưa. Mưa to dần. Và gió cũng lớn hơn. Những hạt mưa đập lộp bộp trên khung cửa kính. Xe cộ qua lại không ngớt trên đường, kéo dài từng vệt sáng rồi tắt.
Giang Hoài ngồi giữa phòng khách rộng lớn, bên cạnh chàng có một ngọn đèn bàn màu xanh nhạt. Tập bản thảo "Thiên thần đen" nằm trên đùi. Hoài đã đọc đi đọc lại hơn ba lần, nhưng vẫn thấy xúc động. Ly trà trên tay đã nguội, Hoài không màng uống, mắt chàng chăm chú nhìn những hạt mưa đang đọng trên khung cửa kính. Không khí trong phòng yên lặng quá! Yên lặng một cách đáng sợ, Hoài lại cúi nhìn xuống tập bản thảo, chàng không làm sao quên được bài thơ ở trang đầu.
"Khi gió đêm phần phật bên khung cửa
Khi sương đêm che kín chân trời.
Người đàn ông chợt tỉnh giữa cô đơn.
Lúc thiên thần đen mỉm cười với chàng qua cửa sổ"
Bài thơ này, như một bối cảnh tả chân về con người của chàng. Lâu lắm rồi, vậy mà Hoài vẫn không nghĩ đến điều đó, đã có bao nhieu buổi hoàng hôn, bao nhiêu đêm vắng, Hoài đã sống trong nỗi buồn phiền cô đơn như thế này.
"Thiên thần đen" lúc đầu Hoài tưởng là người viết đã sử dụng biểu tượng này để báo thù ganh tị hay gây chiến, không ngờ nội dung nó hoàn toàn khác hẳn. "Thiên thần đen" tượng trưng cho một định mệnh không thể tránh khỏi. Người viết đã sử dụng ngôn ngữ một cách bạo dạn, đã âu hóa một phần nào cách nhìn; nó vừa có tính cách huyền thoại lại vừa có tính cách hiện thực. Bối cảnh câu chuyện xảy ra ở một làng đánh cá nhỏ ở nước Anh. Nhân vật nam chính là một linh mục. Tình tiết cũng thật là đơn giản, nhưng lại gây ấn tượng lớn cho người đọc.
Vị linh mục kia là một thần tượng khả kính của đám dân hiền hòa của địa phương. Một con người khả ái dũng cảm nhân từ, có trách nhiệm. Đẹp trai và trẻ tuổi; hình như mọi ưu điểm đều tập trung trên người của ông tạ Nhưng rồi, có thế nào thì vị linh mục kia cũng chỉ là một con người, chứ không phải là thần thánh. Vẫn có tình cảm, vẫn có dục vọng, có đủ cả nhược điểm của con người bằng xương bằng thịt. Ông ta sống giằng co giữa cái thần thánh lý tưởng và cái thông tục của con người.
Trong ngôi làng nhỏ bé đó có một quán rượu, nơi tập trung mọi điều xấu xa của nhân loại. Ở đấy người ta thấy có những gã say rượu, có những người làm gái, có cả những sòng bạc. Nhưng ở đấy cũng có một linh hồn cần được cứu rỗi. Đó là một người đàn bà da đen.
Và cái gút của câu chuyện vây quanh vị linh mục cùng người đàn bà da đen kia. Vị linh mục muốn cứu lấy người con gái da đen, ông đã dùng mọi phương thức kiên trì, thuyết phục. Cuối cùng vị linh mục kia đã khiến cho người đàn bà kia cảm động, cô ta hứa sẽ cải tà qui chánh.
Nhưng rồi trong một đêm tối, vị linh mục kia lại hành động như một người đàn ông bình thường. Thật không may, người đàn bà da đen lại có thai. Linh mục hối hận vì cái hành động nông nổi của mình. Nhưng ông lại trút cái giận dữ của mình lên người đàn bà da đen bất hạnh. Thế là người đàn bà đau khổ kia chỉ còn biết gieo mình xuống biển tự tử.
Chẳng một ai biết được nguyên nhân dẫn đến cái chết của nàng trừ vị linh mục. Sau những đêm dài trằn trọc không ngủ, vị linh mục như chợt ngộ ra một chân lý. Ông chỉ là một con người bình thường chứ không phải là thần thánh. Thế là ông rời bỏ ngôi làng đánh cá. Rồi mấy năm sau người ta tìm thấy ông sống ở một thành phố lớn. Bây giờ ông đã là một nhà doanh nghiệp thành công, có vợ, có con. Ông sống một cuộc đời bình thường như bao nhiêu người đàn ông khác. Có điều không hiểu sao đứa con của ông sinh ra với người vợ này lại không giống hai người, nó mũm mĩm, đẹp như một thiên thần, nhưng lại có nước da đen.
Giang Hoài không thích cái cốt truyện này lắm vì nó có tính cách quá truyền kỳ, nó lại âu hóa, đậm màu sắc tôn giáo và chủng tộc. Chắc chắn là nó sẽ không thích hợp với khẩu vị của người phương Đông, nhưng mà không thể trách được, vì Đan Phong đã trưởng thành ở nước Anh. Ta không thể đòi hỏi nàng viết được một câu chuyện thuần túy phương đông, Hoài chỉ cảm nhận được một điều, đó là giọng văn sắc bén miêu tả được những nét chấm phá sâu sắc về tình cảm con người. Đan Phong đã lột trần được cái dục vọng, cái cô đơn, cái tình cảm lắt léo giữa trai và gái, và phải thừa nhận một điều, Đan Phong là một con người tài năng.
Mưa bên ngoài càng lúc càng tọ Hoài lắng nghe tiếng mưa. Nhìn những hạt mưa lấp lánh trên khung kính chàng có cái cảm giác thấp thỏm, không thể ngồi yên. Đặt bản thảo trở lại bàn Hoài đứng dậy đi tới đi lui trong phòng, nhưng vẫn không làm sao thoát khỏi cái cảm giác bứt rứt. Sau cùng, Hoài dừng lại bên máy điện thoại.
Đứng chần chờ mấy giây, rồi Hoài cũng quyết định, cầm ống nói lên. Chàng bắt đầu quay số. Những con số mà gần đây chàng mới học thuộc làu.
Bên kia đầu dây có tiếng chuông reo. Hoài đứng yên chờ đợi. Một tiếng, hai tiếng, tiếng chuông reo từng chập không có ai tiếp máy. Có nghĩa là không có người ở nhà. Nhưng Hoài vẫn không muốn buông máy xuống, chàng nhẫn nại chờ đợi. Chờ đợi một cách hoài công. Cuối cùng Hoài cũng đành phải thở dài đặt máy trở lại chỗ cũ, nhưng chàng vẫn đứng yên nơi đấy. Chàng không hiểu mình phải làm gì? Định làm gì? Có một nỗi buồn thoáng nhẹ, Hoài nhìn vào đồng hồ, 8 giờ 10 phút. Hay là lái xe một vòng đến Nước Ngọt, xem Giang Hạo nó sống như thế nào? Thằng bé đó lúc này nó làm sao đấy. Chơi, Hoài không ngăn cấm, có điều Hoài chỉ sợ nó giao du với kẻ xấu, dẫn đến tội lỗi thì nguỵ Nghĩ đến đây, Hoài chợt nhớ tới khuôn mặt có vẻ hồ hởi của Giang Hạo, lúc kể lại cho Hoài biết.
- Anh hai, em chắc một điều là... Anh sẽ không tin đâu. Lâm Hiểu Sương là một cô gái thật đặc biệt, thật thông minh. Cô ấy là một tay sáng kiến đấy nhé. Chỉ trong vòng nửa giây cô ta đã nghĩ ra hàng trăm trò chơi rồi.
Với kinh nghiệm sống, Hoài hiểu, những đứa con gái như vậy dễ gây ấn tượng sâu sắc cho người đối diện, dễ thu phục được cảm tình của kẻ khác phái. Nhưng đấy cũng là những hoa hồng có gai, rất nguy hiểm. Giang Hoài lại nhắc ống nói lên, chàng quay số sang Giang Hạo. Reng... reng... reng... Tiếng chuông reo vang, reo thật lâu. Vậy mà cũng không ai tiếp, có nghĩa là Hạo không có mặt ở nhà. Trời mưa gió thế này, Giang Hạo lại đi đâu? Có lẽ lại bị cô gái nhỏ thông minh trăm sáng kiến kia cuốn hút. Họ lại đi chơi. Mưa gió không ngăn được tuổi trẻ. Giang Hoài uể oải đặt ống nghe xuống, nhìn ra ngoài trời. Chợt nhiên, một cảm giác cô đơn như vây kín người chàng. Hoài đi đến bên cửa sổ, tựa trán vào khung kính. Bên ngoài xe cộ qua lại tấp nập như nước chảy. Người người vui chơi, còn tả Tại sao lại giam người trong nhà?
- Reng! Reng! Reng!
Tiếng chuông! Không phải chuông điện thoại, mà là chuông cửa. Giang Hoài giật mình vui vẻ. Tối nay bất luận ai đến viếng, đều là cứu tinh, đều là người cứu Hoài ra khỏi muộn phiền cô đơn! Giang Hoài vội xông đến cửa.
Bên ngoài cửa không ai khác hơn là Đào Đan Phong.
Đan Phong đứng đấy với nụ cười.
Trong cái robe màu tím bằng suiss bóng, mái tóc cột nơ cùng màu, thêm cái áo khoác ngoài màu trắng, một ít mưa bụi long lanh trên mái tóc. Phong đẹp một cách liêu trai. Đan Phong đứng đấy với túi xách lớn từ siêu thị. Bên trong chứa đầy, bánh mì, mứt trái cây, phó mát.
- Tôi chưa ăn tối - Đan Phong vừa cười vừa nói - Tôi không biết là anh có đồng ý để tôi đến đây chuẩn bị bữa ăn không? Ở một mình, gặm thức ăn chế biến sẵn mãi chán ngấy. Tôi muốn bữa cơm có thêm một người ăn cho vui.
Giang Hoài không trả lời ngay, chàng đứng nép người qua một bên để Phong bước vào, nhưng niềm vui đã tràn ngập trong ánh mắt chàng.
- Tôi còn mong mỏi gì hơn nữa chứ? Thấy Phong đến là tôi đã mừng hết lớn rồi.
Đan Phong bước vào, đặt túi thực phẩm lên bàn, cởi áo khoác ra. Nàng nhìn Hoài rồi nhìn khắp gian phòng.
- Ồ, trông anh rồi nhìn gian phòng tôi chợt liên tưởng đến một chuyện. Tôi có cảm giác như anh là một nhà tu khổ hạnh. Sống thế này anh không cảm thấy cô đơn sao? Anh định ẩn dật thật à?
Bất giác, Hoài liên tưởng đến "Thiên thần đen", đến vị linh mục. Chàng ngỡ ngàng nhìn Phong.
- Tôi điện thoại đến Phong gần trăm lần, ngay từ sáng sớm đến chiều. Vậy mà cũng không gặp. Phong mất tích ở đâu vậy? Phong có vẻ bận rộn quá ư?
- Bận rộn là phương thức hữu hiệu nhất để trị bệnh cô đơn, Đan Phong nói. Và đi vào bếp lấy dao tay với nĩa, lúc trở ra Phong lại nói - Tôi có mang đến một chai rượu chát đỏ. Anh có thích nhâm nhi một chút không?
Giang Hoài chợt nắm lấy tay Phong.
- Phong cũng cảm thấy cô đơn nữa sao? Tại sao vậy? Có thể cho tôi biết được không?
Đan Phong đứng lại nhìn Hoài.
- Buồn, cô đơn không hẳn phải có lý dọ Anh có nghĩ như vậy không? Nỗi buồn có thể như cơn gió lọt qua khe cửa. Nó đã vào rồi là khó thoát ra.
- Vậy sao Phong không đóng cửa cho kín một chút?
Đan Phong lắc đầu.
- Trái lại tôi còn thích được ra ngoài trời. Nơi có gió lộng, cái lộng gió dù gì cũng dễ chịu hơn là bị một cơn gió nhẹ nhàng, ray rứt.
Và Đan Phong cười với Hoài.
- Anh đừng nhìn tôi với ánh mắt thương hại như vậy. Cám ơn anh. Tôi khỏe lắm, cũng cảm thấy dễ chịu lắm. Còn chuyện buồn thì ai cũng có. Buồn với vui chẳng qua cũng chỉ là một trong những tình cảm thường tình của con người thôi.
- Suốt ngày hôm nay cô đã đi đâu vậy?
- Ồ. Đan Phong nhún vai. - Tôi đi khắp nơi, ra ngoại ô này, bãi biển này. Tôi cũng đã đến Đại Lý, đã ngồi ở đấy hàng giờ để xem ngư dân họ đan lưới. Họ có cuộc sống khá khắc khổ. Tay họ nhăn nheo như những đường chỉ lưới đấy. Nhưng họ có vẻ rất sung sướng, an phận.
Giang Hoài kinh ngạc nhìn Phong, chàng chợt nhớ đến cái làng đánh cá trong chuyện "Thiên Thần Đen"
- Cô hình như... rất thích mấy cái làng đánh cá?
Đan Phong chau mày, hơi suy nghĩ một chút. Mắt nàng ngưng lại bên bàn làm việc, nơi có đặt bản thảo "Thiên thần Đen".
- Cuối cùng rồi anh cũng ghé mắt đọc bản thảo của tôi?
Giang Hoài gật gù.
- Vâng, nhưng tôi đọc lần này là lần thứ ba rồi.
- Có nghĩa là anh không hài lòng lắm?
- Tại sao Phong nói vậy?
- Bởi vì bây giờ tôi đã không còn thích truyện đó nữa. Đan Phong nói và bước tới phía bàn giở lấy mấy trang bản thảo rồi đẩy nó sang một bên. Nàng bày lên bàn thức ăn, bánh mì và rượu. Rót đầy hai cốc xong. Phong tiếp - Trước nhất, là bây giờ tôi thấy truyện không còn thích hợp. Nó tây không ra tây mà ta không ra tạ Thứ hai là nó giống như truyện truyền kỳ nhưng lại không phải truyện truyền kỳ. Thứ ba nó là tiểu thuyết lại không giống tiểu thuyết. Thứ tư, nó thiếu tính thuyết phục. Thứ năm, nó quá xa rời thực tế.
Và Đan Phong lắc đầu nói.
- Vì vậy mà tôi thấy, anh không cần phải bứt rứt gì về quyển "thiên thần đen". Tôi cũng không khờ đến độ cần nó được ra mắt độc giả.
- Tôi nghĩ là Đan Phong đứng quá nhạy bén như vậy. Hoài nói.
- Thật ra thì, truyện viết khá súc tích, lôi cuốn. Tôi thấy nó rất hay, nó phân tích được tâm lý con người, cũng như đề cập được nhiều vấn đề mang ý nghĩa đời thường.
Đan Phong lắc đầu nhìn Hoài, nụ cười điểm nhẹ trên môi.
- Anh không nên thiên vị. Không nên vì tôi là em gái của chị Bích Huệ rồi anh biệt đãi. Đừng vì tình cảm riêng tư mà để tác phẩm nằm đầy ắp ở nhà xuất bản. Nhà xuất bản là cơ sở cung ứng món ăn tinh thần chứ không phải là trường đào tạo nhà văn. Tôi thấy nhà văn và nghệ sĩ giống nhau. Họ rất dễ bị thổi phồng, dễ bị tiếng tăm làm hư người. Vì vậy anh Giang Hoài, hãy để công chúng và thực chất tài nghệ đánh giá tác phẩm. Anh đừng cư xử theo thông lệ mà tôi thất vọng.
Giang Hoài nhìn Phong, suy nghĩ. Chàng không biết phải nói gì, trong khi Phong hất mái tóc dài ra sau, nói:
- Có lẽ là anh đã dùng cơm tối rồi phải không?
- Làm sao Phong biết?
Đan Phong ngạc nhiên.
- Chớ không lẽ anh chưa dùng cơm? Bây giờ là mấy giờ rồi anh biết không?
- Lúc tan sở, tôi có điện thoại đến cô, định mời cô đi dùng cơm. Hoài nói - nhưng không thấy ai tiếp điện thoại cả. Và như điều cô đã nói, thú thật tôi đã chán cảnh ăn cơm một mình. Vì vậy, về nhà tôi đọc bản thảo, nghe tiếng mưa rơi, tiếng gió, gọi dây nói. Tôi quên cả chuyện ăn cơm.
Đan Phong liếc nhanh về phía Hoài.
- Như vậy thì tôi thấy anh cần phải có một người chăm sóc cho cuộc sống hàng ngày. Thế tại sao anh không lập gia đình đỉ Nếu tôi nhớ không lầm thì năm nay anh đã trên 30 rồi cơ?
Giang Hoài gật gù.
- Cái đó có lẽ vì tôi đang chờ đợi.
Đan Phong chớp chớp mắt.
- Anh chờ đợi cái gì?
- Chờ đợi sự hồi sinh của Bích Huệ.
Giang Hoài nói, trong khi Đan Phong quay đi vào bếp. Nàng lái câu chuyện thật nhanh.
- Để tôi mở tủ lạnh xem anh còn những thức ăn gì. Anh biết không? Ở nước ngoài gần như ngày nào tôi cũng ăn món sandwich Jambon. Anh chắc ăn không nổi món này đâu. Để tôi làm cho anh món trứng rán nhé?
Giang Hoài đưa tay chận lại.
- Thôi đừng bày vẽ. Có gì ăn uống cũng được, nếu cuối cùng ta vẫn còn đói, thì ra ngoài kiếm quà vặt ăn.
- Vâng. Đan Phong đồng ý ngay và ngồi vào bàn, bắt đầu ăn bánh mì, vừa ăn vừa cười nói - Thú thật với anh là tôi cũng không mê xuống bếp lắm.
Giang Hoài ngồi đối diện, vừa ăn vừa uống rượu chợt nhiên cảm thấy mùa xuân từ đâu đến vây kín, còn cái buồn thì đã rút lui tự bao giờ. Không khí trong phòng trở nên ấm cúng. Mưa và gió chỉ có bên ngoài. Nhưng những hạt mưa bây giờ lại đẹp làm sao.
Đan Phong cũng ăn rất ít, uống thì nhiều hơn. Nàng cứ nhìn Hoài với ánh mắt như biết cười, làm Hoài cảm thấy lâng lâng. Người con gái trước mặt đó là một quyển sách dày mà Hoài chưa rõ hết. Nó có một cái gì bí ẩn, khó hiểu.
- Anh có biết không? Sáng nay tôi ở Đại Lý, tôi đã trông thấy cảnh các ghe câu trở về, chúng đẹp vô cùng. Tôi cũng đã nhìn thấy những con cá sống đang vùng vẫy trong lưới. Đan Phong hớp một ngụm rượu, suy nghĩ một chút lại nói - Anh Hoài, anh có biết không? à, mà anh có để ý đến các con cá còn sống không?
- Không?
- Anh biết không? Cá là một động vật đẹp một cách lạ lùng anh ạ. Đan Phong nhìn lên, mắt chớp chớp, nàng như thích thú nói. - Lọai cá có vẩy đẹp thật anh ạ. Nó lấp lánh dưới nắng như những mảnh kim cương. Có con màu sắc rất rực rỡ. Lúc nó lội trong nước, nó phe phẩy như một vũ sư đấy anh ạ.
Lời của Phong làm Hoài cảm động.
- Thế có nghĩa là cả ngày Phong đã ngồi nghiên cứu các vũ sư cá à?
- Không, tôi chỉ thấy chúng vùng vẫy trong lưới. Đan Phong chau mày nói - Tôi cũng đã đứng thật lâu trên mỏm đá nhìn ra biển khơi. Biển thì rộng lớn vô cùng. Ngó không thấy bến bờ. Tôi nghĩ ngợi. Biển rộng như vậy, một con cá nhỏ so với biển giống như một hạt bụi trong sa mạc. Nó tha hồ bơi trong khoảng trời nước mênh mông. Vậy mà sao lại không bơi, chui vào lưới chi cho khổ thân như vậy?
- Sao cô lại nghĩ một cách bi quan như thế? Giang Hoài hỏi – Chắc chắn cô có điều gì phiền muộn, bằng không sẽ không bao giờ cô nghĩ đến thân phận con cá nhỏ trong lưới làm gì.
- Tôi không phải chỉ nghĩ đến chuyện con cá. Cá bị người cố tình giăng bẫy bắt, thế còn con người?
- Con người à? Giang Hoài chựng ra - Cô... định muốn nói gì?
Đan Phong hạ thấp giọng.
- Con người cũng giống như con cá. Cũng thích chui vào lưới. Có điều cái lưới này lại do chính mình giăng ra.
Giang Hoài suy nghĩ.
- Cô định nói là con người hay tự trói lấy mình?
Đan Phong liếc nhanh Hoài, rồi đứng dậy, mang mâm chén dọn đẹp ra sau. Nhưng mới bước được mấy bước, Phong chợt đứng lại. Nàng đã nhìn thấy một khung ảnh trên kệ sách. Thuận tay Phong đặt mâm chén tì lên kệ, nàng với lấy khung ảnh. Đó là ảnh của một thanh niên, trẻ tuổi, đẹp trai. Có đôi mày sậm, nổi bật.
Giang Hoài bước tới, giải thích.
- Đây là em trai của tôi. Trong gia đình tôi là anh cả, kế tiếp là hai cô em gái, còn người trong ảnh thứ tư, hắn có tên là Giang Hạo. Hai đứa em gái tôi đều có chồng, sống ở Mỹ. Ở Đài Loan này tôi chỉ còn lại một mình nó là em. Nó học ở trường Đại học tận "Nước Ngọt".
Giang Hoài đỡ lấy khung ảnh trên tay Đan Phong, chàng lấy tay lau sạch bụi rồi tiếp.
- Cô xem này, hắn đẹp trai đấy chứ?
Đan Phong ngắm ảnh rồi nói với Hoài.
- Không đẹp bằng ông anh cả đâu.
- Cô làm tôi phát thẹn. - Giang Hoài đặt ảnh lại chỗ cũ - Em trai tôi lúc nhỏ rất yếu đuối, ngã bệnh luôn. Nhưng hắn là đứa được nuông chiều nhất nhà đấy. Năm lên tám, hắn ngã một trận bệnh, tưởng là chết. Ai cũng sợ hắn bệnh, nên ai cũng không dám làm điều gì trái ý. Bây giờ hắn lớn rồi, hắn rất đô con. Hắn có rất nhiều bạn gái, vì ăn nói có duyên lại đẹp trai. Ồ, nếu cô mà gặp hắn, cô sẽ thấy thích hắn ngaỵ Hắn không gà mờ, chậm lụt như tôi. Hắn thích khiêu vũ, quậy, thích hoạt động.
Đan Phong tròn mắt nhìn Hoài.
- Anh có vẻ yêu quí cậu em dữ hả?
- Dĩ nhiên. Giang Hoài gật đầu thú nhận - Tôi rất yêu nó. Tôi thương nó như ngày xưa Bích Huệ đã thương cô vậy.
Đan Phong có vẻ giật mình. Hoài không phải là không thấy. Chàng nắm lấy tay nàng. Bàn tay lạnh buốt.
- Cô làm sao thế này?
- Chị Bích Huệ thích cậu em trai của anh không?
- Bích Huệ chưa hề thấy mặt Giang Hạo, Hoài nói - Lúc Huệ còn sống, Hạo vẫn còn ở Đài Nam. Mãi năm ngoái, Hạo mới lên đây học Đại học.
- Cha mẹ anh cũng ở Đài Nam. Vậy thì họ cũng chưa gặp mặt chị Huệ?
- Vâng, chuyện đó tôi tưởng Phong đã biết từ lâu rồi chứ?
- Tại sao chị Huệ quen biết anh hơn năm năm, thời gian dài như vậy mà chị ấy vẫn chưa gặp mặt người nhà anh à? Đan Phong có vẻ thắc mắc - Không lẽ anh không có thời gian đưa chị ấy về Đài Nam gặp gia đình hoặc cha mẹ anh không có cơ hội lên Đài Bắc thăm anh?
Giang Hoài có vẻ ngỡ ngàng. Một lúc mới nói.
- Cô không biết hoàn cảnh chúng tôi bấy giờ. Chúng tôi rất bận rộn. Hoài cố gắng giải thích - Lúc bấy giờ tôi mới thành lập một nhà xuất bản nhỏ, tôi phải đạp xe đạp đi giao sách, đạp đến độ hai bàn chân sưng phồng lên. Còn chị của cô thì... đi học, tối phải đi làm thêm. Ngoài ra lúc về thật khuya, còn phải phụ tôi biên tập, sửa bài. Chúng tôi rất chật vật, khó khăn. Bận rộn đến độ không có điều kiện để nói đến chuyện cưới nhau. Mãi đến lúc sự nghiệp của tôi khấm khá lên, có đủ tư cách để nói đến chuyện đó thì Bích Huệ lại mất.
Giang Hoài cắn nhẹ môi, cố nén xúc động, một lúc sau mới tiếp.
- Đan Phong, cô khoan vội trách tôi, vì có quá nhiều thứ cô chưa biết.
- Tôi làm sao dám trách anh chứ? Đan Phong ngước nhìn lên - Anh đối xử tốt như vậy với chị Huệ mãi. Vì chị ấy, anh đã phải cô đơn đến bây giờ.
- à! Đan Phong lại thở dài - Tôi đã quan sát kỹ. Tại sao cả ngôi nhà rộng như thế này, lại không có lấy bức ảnh của chị Huệ? Có phải vì anh không đành lòng đối diện với ảnh? Anh không muốn hồi tưởng, phải không?
Đan Phong thương hại nhìn vào mắt Hoài.
- Tại sao anh lại phải khổ sở như vậy? Hành hạ mình để làm gì chứ? Anh đừng giấu tôi, tôi biết là với chị Huệ, anh yêu chị ấy như nước đổ trong hồ. Nước càng sâu, tình càng đậm. Anh Hoài, anh đừng giấu, anh yêu chị Huệ yêu say đắm, yêu dến độ quên cả chính mình, vì vậy chị Huệ mất đi là coi như anh không còn tìm dược hạnh phúc. Ở dưới suối vàng chị ấy mà hiểu được chắc không yên tâm đâu.
- Đan Phong! Giang Hoài kêu lên nhưng không nói tiếp được điều gì, bởi vì lời của Phong đã khiến Hoài xúc động. Hoài cảm thấy như từng tế bào trong cơ thể nhói đau - Phong này, cô đừng nghĩ tốt cho tôi quá nhiều, cô đừng tưởng tượng theo kiểu nhà văn. Thật ra thì tôi không được như vậy đâu.
- Không, anh đừng giấu. - Đan Phong cắt ngang - Chị Bích Huệ gửi cho tôi hàng trăm lá thự Bức nào cũng đề cập đến anh. Vì vậy tôi hiểu anh như hiểu chính bản thân tôi. Anh Giang Hoài anh biết tại sao mấy hôm nay, tôi lại mất tích? Tôi đã lang thang khắp nơi, đến cả Đại Lý xem người ta đánh cá. Tôi làm như vậy là vì tôi sợ anh.
Giang Hoài tái mặt.
- Đan Phong.
- Từ cái hôm tôi đến nhà xuất bản gặp anh là tôi bắt đầu cảm thấy sợ hãi. Đan Phong cúi mặt nhìn xuống nói: - Tôi đã phải chiến đấu với chính bản thân tôi. Tôi bỏ đi lang thang chỉ vì sợ gặp lại anh. Tôi không phải là con người nhút nhát. Đúng ra tôi phải có đủ can đảm để đối diện với sự thật, nhưng mà không hiểu sao tôi lại hành động như vậy. Mãi đến sáng nay khi tôi trông thấy những con cá dẫy chết trong lưới...
Đan Phong ngưng lại, ngước mắt buồn bã nhìn Hoài.
- Tôi mới cảm thấy mình giống như một con cá. Có cả một biển khơi rộng lớn để tôi vùng vẫy. Vậy mà tôi lại không bơi. Tôi chui vào lưới làm gì? Anh Giang Hoài, anh giống như một tấm lưới đó. Thôi thì tôi chịu thua, anh hãy giữ lấy tôi đi.
Giang Hoài dang rộng đôi tay ôm lấy Đan Phong vào lòng, môi chàng kề bên tai nàng xúc động.
- Đan Phong, anh không phải là tấm lưới mà anh là một biển khơi; em cứ tự do vùng vẫy như ý em muốn.
- Không. Anh là một tấm lưới rộng lớn. Đan Phong nói một cách cố chấp - Bởi vì anh không hề yêu em mà anh yêu bà chị của em, anh mong đợi chị Huệ hồi sinh và em, em chỉ là một hình ảnh của chị Huệ. Một thứ thế chấp. Anh có biết tình yêu như vậy là xây trên cát không? Rõ ràng anh chỉ là một mạng lưới.
- Ồ! Không. Đan Phong! Em nói như vậy là không công bằng. Anh bảo anh mong chờ một Bích Huệ tái sinh là ý anh muốn nói...
- Thôi đừng nói gì cả. Đan Phong cắt ngang. Nàng ngước mắt long lanh nhìn Hoài - Anh không thể biện minh dễ dàng đâu. Thôi đừng nói là tốt hơn. Anh Giang Hoài, anh yên tâm em sẽ không bao giờ ganh tị với bà chị đã mất của em đâu. Dù biết anh là mạng lưới nhưng em đã tự nguyện nhảy vào.
Đan Phong nhắm mắt lại, đôi môi run rẩy giục:
- Anh hãy hôn em đi.
Đan Phong nói và Giang Hoài không còn phân vân gì nữa, chàng cúi xuống đặt một nụ hôn nồng nàn lên môi người con gái, và chàng hiểu rằng cuộc sống của mình sẽ lại bị xáo trộn. Nhưng, Hoài chấp nhận, một sự chấp nhận sung sướng.