Quán cafe này rất xinh xắn, nằm trên con đường mới mở, bày trí hài hòa, trang trí theo kiểu Hy Lạp, với tường trắng, bàn và ghế làm theo mẫu của những khúc gỗ thộ Giang Hoài và Đan Phong lựa một cái bàn ở góc ngồi uống cafẹ Họ ngồi ở đây đã khá lâu. Trước mặt là một khung cửa sổ lớn. Ở đây có thể ngắm cảnh phố. Họ dùng cơm trưa xong rồi mới đến đây. Cái quán có tên "ánh đèn", cái tên nghe thật thi vị.
Bên ngoài nắng đã tắt. Ngày của mùa đông rất ngắn và ngày của hôm nay hình như lại đặc biết ngắn hơn. Đan Phong ngồi ngả lưng ra sau ghế, mắt nhìn ra khung cửa sổ. Những cái xe qua lại như mắc cửi, bắt đầu cho sinh hoạt về đêm. ánh đèn thỉnh thoảng lóe rọi qua khung kính. Đan Phong mân mê cái bật lửa trên tay, nàng như có điều gì nghĩ ngợi.
- Tôi thường nghĩ, tại sao mình không ở lại Đài Loan ngay từ đầu, để sống bên cạnh chị. Nhưng ở thời điểm đó, tôi không thể quyết định được điều gì cả, tôi còn bé quá! Lúc đó tôi mới 14 tuổi. Còn chị Huệ bấy giờ đã học đến đại học. Đúng là định mệnh! Định mệnh đã khiến cho người mẹ, bao nhiêu năm ở vậy thờ cha của tôi, chợt nhiên lại yêu một người đàn ông nước Anh. Định mệnh đã khiến cho mẹ và tôi phải xa chị, biết nói gì đây. Sự chia tay đó là cả một nỗi đau. Chị Bích Huệ bấy giờ là một thiếu nữ ngang bướng và cố chấp. Chị không hài lòng và tha thứ cho mẹ tôi bước thêm bước nữa. Có lẽ vì cái ấn tượng của chị đối với cha ruột mạnh mẽ hơn tôi, cũng có thể vì cái quan niệm bảo thủ á Đông của chị quá sâu sắc. Tóm lại mãi đến bây giờ, cái ấn tượng của tôi về người chị quá cố, vẫn là một người con gái có cái bề ngoài yếu đuối, nhưng lại có trái tim rất bảo thủ.
Đan Phong nói rồi liếc nhanh Giang Hoài, hỏi tiếp:
- Anh có cùng quan điểm đó với tôi không?
Giang Hoài chỉ thở khói suy nghĩ và không trả lời, Đan Phong cũng không mong đợi điều đó, nàng lại nói tiếp.
- Tóm lại, khi chúng tôi đến xứ Anh thì mọi thứ đều không giống như chúng tôi đã nghĩ, cuộc sống gian khổ hơn nhiều. Vì cha kế tôi không giàu có lại thường bị thất nghiệp. Trong bốn năm sống chung với ông ta, mẹ tôi lại sanh thêm ba đứa em. Thật ngoài sự tưởng tượng, và chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, gia đình tôi trở thành một gia đình Anh quốc truyền thống. Chỉ có một mình tôi là như một kẻ lạc loài. Anh làm sao biết được, tôi đã sống thế nào trong khoảng thời gian đó. Những đứa em của tôi chiếm lấy hầu hết tình cảm của mẹ. Tôi giống như một kẻ lang thang, một cánh nhạn xa đàn. Trong khoảng thời gian đó tôi chỉ còn sống bám víu vào những lá thư của chị Bích Huệ gửi liên tục cho tôi. Chị an ủi, động viên và tôi sống vững được, là nhờ sự giúp đỡ tinh thần đó.
Đan Phong ngừng lại hớp một ngụm cà phê, rồi ngẩng lên nhìn Giang Hoài.
- Đúng ra những thứ này, tôi không cần kể lại cho anh nghe. Vì anh hẳn đã biết rõ cả.
Giang Hoài gật đầu nói:
- Tôi biết, nhưng mà dù sao nghe cô kể lại vẫn thích hơn.
Đan Phong yên lặng một chút, lấy thêm một điếu thuốc, Giang Hoài bật lửa giùm cho Phong, Phong hút thuốc một cách điêu luyện nhẹ nhàng. Khói thuốc làm cho khuôn mặt của nàng trở nên liêu trai hơn.
- Thôi, bây giờ không nói những điều anh đã biết nữa, mà là nói những chuyện khác. - Đan Phong tiếp sau cái lắc đầu - Anh biết không sau đấy có một lúc thư của chị Bích Huệ gửi cho tôi, bức nào cũng đề cập đến anh, tên anh, chiều cao sức nặng, anh thế này, anh thế nọ, chị ấy ca ngợi anh đủ thứ, anh như một thiên thần, một con người cao thượng hơn tất cả mọi người.
Đan Phong nói một hơi, lời của nàng như những viên pháo nổ mạnh trong tim Hoài.
- Anh có biết không, bấy giờ anh không phải là của riêng chị Bích Huệ. - Đan Phong thú nhận một cách thành thật - Lúc đó mặc dầu tôi mới 16 tuổi, nhưng trong đầu tôi lúc nào cũng ngập bóng dáng của anh. Mỗi đêm khi mẹ và cha nuôi cầu nguyện thì tôi cũng ngồi đó nhưng những lời khấn của tôi lại dành cho anh và chị Huệ. Và rồi cuộc sống của chúng tôi càng lúc càng trở nên khó khăn. Tôi đứng trước một sự lựa chọn gay cấn, hoặc là tiếp tục học, hoặc là phải đi tìm việc làm. Trong lúc căng thẳng như vậy thì anh và chị Huệ đã cứu vãn tình hình một cách đúng lúc. Quý vị đã gởi tiền qua đóng học phí cho tôi. Học phí được gửi qua liên tục, đồng tiền Đài Loan được chuyển hoán thành tiền Anh kim. Tôi biết lúc đó tôi là một gánh nặng, vì ngành học của tôi là một ngành học tốn rất nhiều tiền. Tôi mê say môn kịch nghệ. Tôi đã đến Luân Đôn để thi vào trường kịch nghệ nổi tiếng nhất ở đấy. Học phí khá cao, nhưng chị Huệ sợ tôi không yên tâm chị ấy gửi thư sang nói: Sự nghiệp của anh càng lúc càng thành công. Anh đã hái ra rất nhiều tiền. Cái số tiền học phí nhỏ nhoi kia nào có nghĩa lý gì? Làm sao lại chẳng nghĩa lý phải không anh? - Đan Phong nhìn thẳng vào mắt của Giang Hoài rồi tiếp - Lúc đó tôi đã tự nhủ lòng mình, coi như tôi nợ anh số tiền đó. Tôi đã mượn tiền để đi học, một ngày nào đó rồi tôi sẽ trả, và anh biết không? Tôi đã học một cách hết sức cố gắng. Ban ngày tôi đã dồn hết sức vào việc học cái môn chánh quy mình yêu thích, và tối đến tôi lại luyện môn Hoa văn; nhờ vậy anh thấy đó trình độ Hoa văn của tôi không đến nỗi tồi.
Giang Hoài liên tưởng đến bản thảo chuyện "Thiên thần đen" buổi sáng ở trên bàn, chàng bỗng nhớ đến bài thơ ngắn ở trang đầu. Hoài gật gù nói:
- Đúng vậy, tôi cảm thấy Hoa văn của cô rất khá. Giọng văn rất chải chuốt.
- Đó là nhờ tôi đọc rất nhiều chuyện Trung Quốc như "Hồng lâu mộng, Lão xà, Từ chí ma, Thủy hử, Liêu trai chí dị v.v... "
Giang Hoài yên lặng nhìn Đan Phong.
- Sau đấy chợt nhiên tôi thấy thư của chị Huệ gửi sang càng lúc càng ít dần. Không những chỉ ít mà thư lại viết ngắn hơn. Thư thì như vậy nhưng tiền thì vẫn được gửi liên tục, gửi đủ. Chị Huệ là như thế. Chị sợ tôi thiếu hụt rồi ảnh hưởng đến việc học. Trên đời này đâu dễ kiếm được một bà chị như thế? Thế rồi sau đấy tôi không còn nhận được thư nữa, mà mỗi tháng chỉ lãnh được chi phiếu thôi. Tôi đã nghĩ là có lẽ vì chị Bích Huệ sắp lấy chồng, chị ấy bận rộn mọi thứ. Sắm sửa, sắp xếp chỗ ở mới, phụ giúp cho người chồng tương lai để khuếch trương sự nghiệp, bận rộn như thế làm gì còn thời gian để viết thư cho em... Vả lại lúc đó tôi cũng bận rộn vừa bận chuyện thi tốt nghiệp, làm luận văn, diễn xuất rồi lại có bạn trai, bận nhảy đầm, bận đi rảo trên phố...
Đan Phong dụi tắt thuốc, lấy tay xoa xoa trán rồi tiếp.
- Mãi cho đến khi tôi ra trường. Tôi đã điện về báo cho chị Huệ thì tôi mới nhận được thư của anh. Đan Phong ngẩng lên nhìn thẳng vào mắt của Hoài - Lúc đó thư anh mới cho tôi biết chị Huệ đã qua đời hơn nửa năm. Cái lá thư của anh hiện tôi vẫn còn cất giữ. Bởi vì, cái thư đó anh viết một cách khá buồn, khá hay.
Giang Hoài nhìn đôi mắt long lanh của Phong, chàng đột nhiên ngồi thẳng lưng nói:
- Thôi đừng nhắc đến bức thư đó nữa, cũng đừng nói chuyện Bích Huệ mà hãy nói chuyện cộ Tại sao từ đó đến bây giờ cô chẳng hề thư từ gì cho tôi cả?
- Để làm gì chứ? Để kể lể về mình ư? - Đan Phong chau mày nói: - Vả lại chuyện của tôi cũng không có gì đáng nói, đã bao năm qua rồi, bắt đầu từ năm 14 tuổi đến 21 tuổi cuộc đời tôi bất luận trên phương diện tinh thần hay vật chất, đều ký sinh trên người chị Bích Huệ, mặc dù chúng tôi sống cách xa nhau vạn dặm, nhưng mà sau đó tôi cũng mất, và tôi nhận ra một điều, đây là giây phút tôi phải tự lập để trưởng thành. Anh có biết không? Một năm rưỡi nay tôi đã tập tành để trở thành một con người tự lập như thế.
Giang Hoài suy nghĩ.
- Tốt nhất Phong cần nói rõ một chút.
- Cũng đâu có gì đâu? Đan Phong cười nhẹ - thì tôi đi diễn kịch, ở Anh thì chỉ có kịch Operạ Chạy đầu này đến đầu kia. Cố gắng kiếm tiền. Công việc cũng không phải là nhàn hạ, khó nhọc một cách không đơn giản. Nhưng vì có mục đích nên cũng không đến nỗi nản. Một mục đích duy nhất, đó là kiếm cho đủ tiền, để quay trở về Đài Loan nhìn ngôi mộ của chị Huệ, nhìn mặt ông anh rể - Mắt Đan Phong long lanh.
- Không phải, đúng ra tôi không nên gọi anh là anh rể, tôi chỉ có quyền gọi anh là anh Giang Hoài.
Và giọng nói của Đan Phong chợt trở nên xa vời.
- Anh cũng ngớ ngẩn thật. Tại sao không cưới chị Huệ trước khi chị ấy chết? Như vậy có phải là tôi sẽ có ít ra một người thân còn lại ở xứ Đài Loan này?
Giang Hoài bàng hoàng, dưới ánh mắt buồn bã của Phong, Hoài không dằn được lòng:
- Tôi còn nhớ là trong lá thư gửi cho Phong, tôi đã nói là Huệ qua đời vì...
- Bệnh tim phải không? - Đan Phong tiếp lời - Đấng tối cao nhiều lúc trong chuỗi bất hạnh lại sắp xếp một việc làm tốt. Chị Huệ đã nhắm mắt trong hoàn cảnh nhẹ nhàng như vậy, không phải khổ đau nhiều.
Những bắp thịt trên mặt Hoài như căng ra. Hoài cúi xuống nhìn vào ly cà phê đen sánh. Hoài bất giác nhớ đến khuôn mặt Bích Huệ trong những giây phút cuối cùng.
- Bậy thật! Đan Phong chợt thở ra nói - Tại sao câu chuyện của chúng ta cứ dính dáng mãi đến chết chóc thế? - Tôi biết là đề tài này thật không vui với anh và cả với tôi. Mắt Phong hướng ra ngoài khung cửa kính. – Thôi bây giờ quay lại chuyện tôi đi. Chuyện tiếp theo là như vầy. Tôi trở về Đài Loan và không định thông báo cho anh biết, vì tôi nghĩ là, chị Bích Huệ dù sao cũng đã qua đời hơn hai năm. Biết đâu trong khoảng thời gian này... anh đã chẳng tìm thấy hạnh phúc của riêng mình?
Đan Phong ngưng nói, quay lại nhìn Hoài hỏi.
- Thế nào? Anh đã tìm được rồi chứ?
Hoài nhìn Phong, chàng hiểu, Phong đã biết hết mọi thứ mà còn giả vờ hỏi. Hoài yên lặng.
- Nói vậy thôi, chứ về đây hơn ba tháng, tôi đã biết được nhiều thứ về anh. Đan Phong nói - Hai năm qua, anh đã thành công nhanh chóng. Cái cơ sở xuất bản của anh trở thành một cơ sở uy tín vững vàng. Anh quá nổi tiếng, anh quy tụ được phần lớn những nhà văn tên tuổi ở đất nước này. Và bây giờ dưới tay anh là một lô cơ sở, nhà máy in, mạng lưới phát hành... Anh đã có một số bất động sản lớn. Cao ốc, nhà cửa, biệt thự, xe du lịch hạng sang... Anh chỉ còn thiếu có một thứ, đó là... một cô vợ phải không?
Đan Phong ngưng lại, nhìn thẳng vào mắt Hoài.
- Như vậy, cũng có nghĩa, anh vẫn chưa quên chị tôi, phải không?
Hoài vẫn yên lặng. Cô ấy đã về đây hơn ba tháng. Vậy là cô ấy hẳn dò la tìm biết được rất nhiều sự việc. Một cảm giác bất an như phủ vây quanh Hoài, Hoài chợt thấy lạnh.
- May là anh chưa lập gia đình. - Đan Phong lại tiếp. – Nếu anh cưới vợ rồi, có lẽ tôi đã không dám đến làm phiền anh. Tôi về đây, đầu tiên là tìm một căn hộ để ở. Tôi định dành thời gian còn lại viết một cái gì, nhưng rồi, sau đấy tôi chợt thấy, tôi cần phải đến gặp anh, vì vậy hôm nay tôi đến đây.
Đan Phong hớp một hớp cà phê.
- Đó là một chuyện liên hệ đến tôi, rất bình thường, phải không? Nhưng sự hiện diện của tôi, có làm anh bực mình không?
Hoài nhìn thẳng vào mắt Phong:
- Có phần nào.
- Tại sao?
- Vì sự hiện diện của cô gợi nhớ nhiều thứ. Cô đã xé toạc vết thương mà hai năm qua, tôi đã cố gắng niêm kín.
Hoài nói rồi lắc đầu hỏi.
- Có ai cho Phong biết là Phong đẹp và giống hệt như Bích Huệ không?
Đan Phong gật đầu.
- Tôi biết, vì chị Huệ thường gởi hình sang Anh Quốc. Mẹ cũng bảo, tôi càng lớn càng giống chị Huệ. Cái đó cũng không có gì là lạ, tôi và chị Huệ là hai chị em ruột cơ mà?
Giang Hoài ngắm Phong một chút rồi quay nhìn ra ngoài cửa sổ, Hoài nghe Phong nói.
- Nhanh thật, mới đây mà đã sắp tối. Vậy là tôi đã đi hết một ngày, giờ phải về nhà.
Hoài nói nhanh.
- Chúng ta dùng cơm tối rồi hãy về.
- Hôm nay tôi gần như ăn uống luôn miệng. - Đan Phong vừa cười vừa nói. - Hồi trưa anh đã mời tôi dùng thức ăn miền Trung. Sau đó, đến đây uống cafe, anh mời tôi dùng bánh trứng. Thôi, tôi không thể ăn tối với anh được nữa. Hôm nay tôi nói nhiều quá, ăn sẽ không vô nữa đâu. Bây giờ tôi phải về nhà.
- Về nhà?
- à, tôi dùng lộn từ rồi. - Đan Phong vội nói - Nhà là cái từ không phải đơn thuần chỉ cái chỗ đặt giường ngủ. Mấy năm qua tôi không có lấy cái nhà, tôi chỉ là cánh hạc cô đơn. Bây giờ phải nói là tôi quay về nơi tạm nghỉ của mình. Anh có biết một bản nhạc của Anh có tựa đề là "Cánh hạc trên cao không“?
- Cánh én trên cao?
- Không phải là cánh én, mà là cánh hạc, hồng hạc.
- Vậy thì tôi không biết.
- Tôi biết là anh biết. - Đan Phong nói - Hồng hạc là một loài chim lớn. Thường thường chúng làm tổ trên những bãi cỏ gần hồ nước hay đầm lầy. Nhưng mà có một cánh hạc cô đơn. Nó lại dừng chân trên ngọn cây cao, mà ngọn cây là nơi không thể dừng chân lâu được. Một nơi tạm dừng thôi, vì anh biết ở đấy không thể xây tổ được chứ?
- à!
- Trong bài hát đó chỉ có mấy câu ngắn. - Đan Phong nghĩ ngợi một chút hát khẽ - "Cánh hạc trên cành cao. Mắt nhìn mây bềnh bồng. Mây không dừng một chỗ. Tổ không thể dừng xây. Vì mây không an định, hạc lại ngại cô đơn... "
Đan Phong ngừng hát, nàng nhìn Hoài suy nghĩ rồi lại nhìn ra nơi nào đó ngoài khung cửa.
Hoài có vẻ xúc động.
- Bản nhạc này chẳng giống nhạc nước ngoài chút nào, tôi có cảm giác như đó là một bài thơ cổ của Trung Quốc.
- Tôi cố dịch lời hát thật cẩn thận. - Đan Phong quay lại với nụ cười – Thôi đủ rồi, bây giờ cánh hạc cần quay về chỗ tạm trú đêm nay.
Giang Hoài chợt đưa tay ngăn lại. Không những chỉ ngăn mà Hoài còn nắm lấy bàn tay trên bàn của Phong.
- Vậy thì cô có thể mời tôi dùng cơm tối được không?
Đan Phong nhìn Hoài với một cái nhìn nhẹ nhàng.
- ý anh muốn là, anh định đến thăm cái tổ hạc kia ư?
Giang Hoài yên lặng. Đan Phong đứng dậy.
- Vậy thì ta đi nào.
Họ ra khỏi quán cafẹ Gió đêm phơn phớt lạnh, trời đang vần vũ. Có lẽ mưa sắp đến. Hai người đi bên nhau, dáng cao gầy của Phong thật quý phái tao nhã. Hoài nhận xét như vậy, chàng nói.
- Cô chẳng có vẻ gì là một cánh hạc cô đơn.
- Thật ư?
- Vâng. Tôi thấy thì cô có vẻ như một cánh chim thiên đàng. Cô biết chim thiên đàng chứ?
- Không, anh kể đi.
- Chim thiên đàng là một loại chim hiếm. Hoài diễn tả - nó rất đẹp, nó có đôi cánh màu xanh ngọc, bóng mượt như tỏa sáng, có cái đuôi hình cánh dù màu đỏ chói. Nó lại thông minh, lanh lẹ. Trên đỉnh đầu nó có những cái mào hình vương miện. Nó sống ở những nơi con người ít đến. Vì vậy thỉnh thoảng người ta có thể gặp nó nhưng bắt được nó là một điều rất khó khăn.
Đan Phong liếc nhanh về phía Hoài.
- Cảm ơn sự ca ngợi vừa rồi của anh. Nhưng mà chị Bích Huệ thì sao? Anh nhận xét về chị ấy như thế nào? Cũng là một cánh chim thiên đàng chứ?
- Cô ấy à? Giang Hoài có vẻ suy nghĩ. Chàng không trả lời ngay, có lẽ vì cái xe du lich chevolet của chàng đã đậu trước mặt. Hoài mở cửa, mời.
- Lên xe đi!
Mấy phút sau, Hoài đã có mặt ở cái tổ hạc nhỏ nhắn. Đó là căn hộ chỉ có một phòng khách và một phòng ngủ. Phòng vệ sinh và nhà bếp ở mãi phía sau. Phòng được trải thảm trắng. Bộ salon và màn cửa cùng màu cam. Bày trí cũng khá gọn và giản dị, chỉ có trên kệ tủ là trang trí thêm một số vật dụng xinh xắn như: Đôi tượng vũ công bằng sứ của Hòa Lan, một cái mặt nạ thô kệch, một bức tượng đồng, một con chim sơn ca bằng đất nung. Giang Hoài đứng đấy ngắm, trong khi Đan Phong giải thích.
- Tôi rất thích sưu tập các loại đồi chơi nhỏ nhắn. Tôi có một lô ở xứ Anh. Tiếc là không mang về hết được. Nhưng mà tôi cảm thấy đến đâu thì cũng có nghĩa là tạm dừng, chứ đâu có ý định ăn đời ở kiếp một chỗ đâu, nên kệ nó. Và Đan Phong chỉ về phía ghế salon nói với Giang Hoài.
- Anh ngồi chơi một chút nhé? Tôi đi thay áo đây.
Đan Phong đi vào phòng ngủ. Đứng giữa phòng khách, Hoài vẫn không dằn được tò mò. Chàng đưa mắt ngắm nghía mọi vật. Phòng coi như trang bị đầy đủ. Tủ lạnh, tủ rượu, bàn học, bàn làm việc. Đây là loại phòng được đặc biệt thiết kế dành cho những người từ xa đến tạm trú. Nó khác phòng ở khách sạn một chỗ là có thêm nhà bếp trong nhà. Hoài bước đến bên bàn làm việc, tò mò lật mấy trang giấy bản thảo đang viết dở dang. Có một tấm giấy viết nửa chừng dằn dưới quyển tự điển tọ Chàng giở ra, một bài thơ ngắn.
"Gió xuân mang giấc mơ đến
Cành cây cao nơi hạc đang làm tô?
Chim hoàng oanh đang hót
Gió thổi rất nhẹ và mưa đang bay
Sáng nay không hiểu sao lòng lại lâng lâng
Buồn đóa hoa đào hồng
Buồn tàu lá chuối lay.
Buồn cả mùa xuân lặng lẽ.
Buồn gió thổi nhẹ và cả mưa bay ….”
Giang Hoài đọc bài thơ, chợt nghe lòng rung động. Ngôn ngữ thi ca á đông nó lạ lùng như vậy đó. Chỉ với mấy chữ là đủ để diễn đạt cái nỗi man mác trong lòng. Chàng cầm mảnh giấy trong tay, đọc đi đọc lại. Chàng như quên bẵng không gian, mãi đến lúc có giọng nói nhẹ phía sau.
- Mấy hôm trước tình cờ đọc một bài văn cổ. Tôi cảm xúc ghi lại cảm nghĩ. Có điều anh cảm thông cho, tôi không rành thi ca, âm luật. Tôi chỉ viết để diễn tả cái mình nghĩ. Anh là người chuyên nghiệp, anh hiểu, anh đừng có cười nhé.
Giang Hoài quay lại, chàng tròn mắt. Người con gái trước mặt bây giờ hoàn toàn đổi khác. Trong cái áo dài Trung Quốc màu trắng, tóc xõa dài, nàng đẹp như một áng mây. Hoài nhìn như ngẩn ra.
- Anh làm sao thế? - Đan Phong hỏi với nụ cười, ánh mắt nàng long lanh nghịch ngợm - Anh làm gì mà có vẻ ngạc nhiên thế?
- Ồ! Cô khiến tôi giật mình.
- Giật mình? Sao vậy?
- Vì cô từ bộ trang phục toàn đen, đổi sang toàn trắng. - Giang Hoài giải thích. - Cô giống như một thiên thần đen theo kiểu âu châu đổi sang cơn gió nhẹ phương Đông với mưa phùn. Cô như nàng tiên trong truyện cổ tích, có nhiều phép lạ.
Đan Phong lắc đầu, đến bên tủ rượu lấy ra hai cái cốc và một chai rượu chát trắng. Vừa rót rượu, Phong vừa nói.
- Trách gì chị Bích Huệ thường nói, anh là người rất môi miếng, biết cách nói chuyện. Suốt ngày hôm nay tôi nói thật nhiều, còn anh, chỉ thỉnh thoảng nói. Nhưng khi anh phát biểu thì câu nào lại đáng đồng tiền câu nấy.
Rồi Đan Phong nhìn thẳng vào mắt Hoài.
- Đã có bao nhiêu người đàn bà như chị tôi đã chết mệt vì anh?
Giang Hoài giật mình, lắc đầu.
- Không một ai cả.
- Không à? - Đan Phong nhướng mày, đang rót rượu chợt nàng ngưng taỵ - à, tôi quên hỏi là anh uống rượu hay uống cafe?
- Khỏi bày vẽ, tôi chỉ cần một ly trà là được.
- Trà à? - Đan Phong hỏi với nụ cười. Nàng đặt ly rượu xuống, rồi đứng dậy quay người vào nhà bếp – Thôi được, để tôi đi nấu nước. Tôi nghĩ mình trở về đây mà vẫn chưa hoàn toàn phương Đông hóa. Cái gì cũng phải từ từ tập lại, phải không anh?
Giang Hoài kéo Phong lại.
- Thôi khỏi mắc công. Thỉnh thoảng uống một ly rượu cũng không sao. Tôi cũng không phản đối chuyện uống rượu.
- Thật không?
- Thật chứ. - Giang Hoài xác định – Với lại, hôm nay, cũng nên uống tí rượu. Người Trung Quốc có cái tập tục là khi nào có chuyện gì vui hay uống chút rượu để mừng.
- Người phương Tây cũng vậy thôi - Đan Phong nói và ngồi xuống cạnh rót tiếp cho đầy ly rượu - Nhưng mà... hôm nay là ngày gì mà anh vui chứ?
- Gặp được cô đã là một điều vui. - Hoài nói và nâng ly lên, giọng nói xúc động - Hãy mừng cho việc cô quay về xứ sở này. Nào, mừng!
Đan Phong chợt thấy bối rối. Có một màn sương phủ nhẹ lên mắt. Phong hớp một hớp rượu tựa người vào ghế. Để tình cảm lắng xuống một chút mới nói.
- Đúng ra, tôi nên đến gặp anh từ ba tháng trước. Vậy mà tôi không đi. Tôi đã phí lãng thời gian nhiều quá.
Đan Phong mân mê ly rượu trong tay, nàng ngửa mặt nhìn lên, và hai giọt lệ lăn dài xuống má.
- Không hiểu sao bây giờ, tôi chợt thấy mệt mỏi quá, tôi không muốn bay nữa, tôi sẽ ở lại, anh Hoài, anh là anh rể tôi... anh có sẵn sàng chăm sóc tôi không?
Giang Hoài bàng hoàng, chàng tròn mắt nhìn cô gái trước mặt. Có thật như vậy không? Đó là ý thật của Phong đấy chứ? Phong vẫn coi tôi là... và Hoài cũng không ngăn được cảm xúc trong lòng.