Tôi và vợ tôi trước kia cùng học ở trường đại học. Tôi học bên phân viện Âm nhạc ngành violon, còn vợ tôi thì hoc ở Văn khoa. Vợ tôi lại chọn môn nhiệm úy là âm nhạc. Cô ấy học về piano. Nhờ vậy chúng tôi mới quen biết nhau.
Có điều hoàn cảnh sống giữa hai đứa là hai thế giới khác biệt
Vợ tôi sinh ra trong một gia đìng giàu sang. Cha nàng là giám đốc hãng dệt Chấn Á, một hãng dệt lớn ở thành phố Bắc Kinh bấy giờ. Nàng lại là con một, nên được cha mẹ nuông chiều, tưng tiu như trứng mỏng, đi học đều có xe đưa rước.
Còn tôi, một sinh viên nghèo từ tỉnh xa đến Bắc Kinh trọ học. Tôi phải sống tự túc, ngoài những giờ học ra, tối tôi còn phải kéo xe để kiếm sống. Ý thức được cái túng quẫn của mình, tôi rất chăm học. Ba năm đầu ở đại học, tôi đã học một cách suông sẻ, đạt được danh hiệu học sinh giỏi. Nhưng rồi khi lên năm thứ tư tôi quen với Tân Như - vợ tôi. Và cuộc sống đã bị xáo trộn từ đó...
Như cô thấy, hoàn cảnh sống giữa hai đứa tôi quá cách biệt. Nên có thế nào thì cha mẹ Như cũng không thể chấp nhận cho chúng tôi lấy nhau.
Cha Như nói:
- Nó là một thằng sinh viên nghèo kiết xác. Lại học phải các ngành thương vay khóc mướn kia! Tuơng lai nào có sáng sủa gì? Đừng có mơ tưởng, hãy sống thực tế. các chuyện một túp liều tranh hai quả tim vàng chỉ có trong tiểu thuyết, còn thực tê thì không có ai uống nước lã mà nói chuyện tình yêu được đâu con ạ!
Tâm Như đã cãi lại:
- Nhưng chúng con yêu nhau. Con nghĩ là với đôi bàn tay, với khối óc chịu khổ, chúng con lại còn trẻ không có gì tuị con vượt không qua được cha ạ.
Cha Tâm Như đã cười to:
- Con lý thuyết giỏi lắm. Cha cũng tiếc là từ xưa tới giờ cứ để con sống trong lồng vàng nên con không tưởng. Tiền bạc không dễ kiếm như con nghĩ đâu. Nếu không trên đời làm gì có người đói rét? Đâu phải tất cả những người đói đều là những người lười biếng đâu.
Mặc cho cha khuyên thế nào khuyên, nhưng đối với cái bản chất ngang ngược, lại được nuông chiều bấy lâu nay, Như vẫn giữ vững lập truờng.
Cuối cùng người cha thấy thuyết phục không được đã giận dữ nói:
- Như vậy có nghĩa là con cương quyết lấy thằng sinh viên nghèo đấy chứ gì? Đuợc rồi, nếu con không nghe lời cha thì cứ đi với nó đi. Nhưng nhớ là từ đây về sau đừng có quay về lại cái nhà này, cũng đừng dùng cái họ La làm họ mà ô nhục dòng họ ta. Ta cũng cấm không cho con mang bất cứ một tài sản nào trong nhà này theo. Hãy sử dụng đôi tay mà làm ra của cải như điều con nói. Ngoài ra còn cần phải ghi nhớ điều này nữa. Khi con rời khỏi nhà này rồi thì đừng bao giờ nghĩ đến chuyên quay lại. Mọi thứ coi như cắt đứt, cha sẽ đăng báo từ con ngay.
Nhưng Tâm Như đã bất chấp lời đe dọa của cha. Nàng đã theo tiếng gọi của tình yêu và để cho thấy sự quyết tâm của mình, Như đã để lại hết mọi thứ, chỉ ra với bộ áo mặc trên người.
Năm đó, chàng nhạc sĩ vừa ra trường và Tâm Như đã bỏ dở việc học khi đang học năm cuối.
Hai người đã mướn một chiếc phòng nhỏ trên gác một căn nhà gỗ làm chỗ che mưa che gió.
Ban ngày chàng nhạc sì đi tìm việc làm, Tâm Như ở nhà dọn dẹp nhà cửa, lo chuyện bếp núc. Rảnh rỗi thì viết lách. Trời như không phụ lòng người. chẳng bao lâu sau đó chàng ta cùng tìm được việc làm, đấy là công việc kéo đàn trong một hộp đêm. Lúc đầu thì cả hai cùng mừng, nghĩ là đã có việc làm, giải quyết được cái ăn, nhưng chỉ một thời gian sau, Tâm Như lại thấy chồng có vẻ bất mãn. Chàng bắt đầu uống ruou, rồi cờ bạc. Chàng cho rằng vị trí của chàng đúng ra là phải trên sân khấu, trên các đại hý viên, trong các ban đại hợp xướng chứ không phải ở những chốn ăn chơi đàng điếm kia. Thật tủi nhục khi mình bỏ hết tâm hyết ra để đàn một bản nhạc trữ tình ba xu ẻo lả. Trong lúc thực khách bên dưới lại ồn ào cười cợt. Họ nào có để tâm nghe đâu? Họ chỉ dùng âm nhạc như một cái cớ, một thứ giúp vui cho không khí dâm dật. Có lần chàng nhạc sĩ đã tức phát điên lên, khi đang thả hồn theo âm điệu trầm bổng của "Dòng sông xanh" thì một thực khách say từ bên dưới đã nhảy lên sân khấu.
- Dỏm! Dỏm! đàn gì dỏm quá. Nghe buồn ngủ quá. Tại sao không cho một diệu Twist hay Cha cha cha gì đó có vẻ vui hơn không.
Và ông quản lý hộp đêm đã chiều khách quen, bắt ban nhạc phải ngưng bản đàn đang chơi dở. thay vào đấy là một điệu kích động
Hôm ấy chàng nhạc sĩ say khước khi về nhà. Nhìn khuôn mặt đỏ hoe của chồng Tâm Như đã thông cảm chia xẻ. Đặt chồng nằm ngay ngắn trên giường. Cởi áo, rồi lấy khăn ủ ấm đắp lên trán.
- Hay là anh nghỉ ở nhà đi. Đợi bao giờ tìm được công việc thích hơp rồi hãy làm.
Tâm Như đã đề nghị.
- Nghỉ à? chàng nhạc sĩ trừng mắt. Nghỉ rồi làm sau sống, còn cả bào thai trong bụng em?
- Chuyện đó anh đừng lo, em cũng đã tìm được tiền.
Như nói và kéo trong hộc bàn ra một phong thư:
- Đây này, tiền nhuận bút đầu tay của em.
Chiếc phong bì cũng tương đối dày. Chàng nhạc sĩ vừa ngạc nhiên vưa tò mò. Anh không khinh thường vợ nhưng anh cũng không dám tin là những bài viết của vợ được đăng báo lại có cả tiền nhuận bút. Anh vội vã buớc tới đỡ lấy phong thư, mở ra. Xấp tiền trên hai ngàn bạc, gần một nửa tháng lương của anh.
- Sao lại nhiều thế?
- Đấy chỉ là nhuận bút của một truyện ngắn. Nếu một tháng em viết được hai ba truyện là anh có thể nghỉ việc ở cái hộp đêm thổ tả đó, chờ việc thích hợp.
Rồi Tâm Như còn nói:
- Việc viết truyện của em, tương lai khá sáng sủa. Đấy, anh xem này, thư của ông chủ nhiệm báo "Buổi sáng" gởi cho em
chàng nhạc sĩ vội mở thư ra đọc
"Kính gởi nữ sĩ Tâm Như,
Kỳ này chúng tôi đã cho đăng truyện "Dưới ánh mặt trời mọc" của cô. Một truyện ngắn mà lâu lắm rồi tôi mới được đọc và cảm thấy hài lòng. Ngắn gọn, súc tích và đầy sáng tạo. Có thể nói, đây là một hạt ngọc trong muôn ngàn hòn sỏi thô.
Chúng tôi mong rằng, trong tương lai gần sẽ tiếp tục nhận được các sáng tác mới của cô. Nó sẽ được ưu tiên đọc và chọn đăng nếu thích hợp.
Ký tên
Chủ nhiệm báo Buổi Sáng"
Chàng nhạc sĩ đọc thư với hàng trăm cảm xúc lẫn lộn, vui có, buồn có, phân vân, mặc cảm. Chàng thật sự không ngờ vợ mình kiếm được tiền, mà kiếm đuợc một cách dễ dàng hơn gấp mấy lần mình nữa chứ. Chỉ mấy trang giấy. Tổng cộng không trên ba ngàn chữ. Lao động cao lắm là một ngày lại kiếm bằng nửa tháng lương của chàng. Rõ là ta vô tích sự. Tờ báo Buổi Sáng là tờ báo nghiêm chỉnh đầy uy tín. Có số lượng độc giả khá lớn, đâu phải là tờ báo lá cải, họ chọn bài kỹ lắm, chứ đâu phải chơi. Rõ là Tâm Như có tài, Tâm Như hơn ta, chàng nhạc sĩ nằm đó bứt rứt.
- Anh nằm nghỉ đi nhé, em ra ngoài viết cho xong cái truyện ngắn.
Rồi Tâm Như bỏ ra ngoài. Chiếc bụng nhô ra làm dáng đi của Như trở nên nặng nề hơn bao giờ hết.
o0o
Qua hôm sau, chàng nhạc sĩ vẫn tiếp tục đến sở làm.
Công việc ở đấy bây giờ làm chàng ngán ngẩm, mệt mỏi, nhưng chàng không thể nghỉ ở nhà. Cái mặc cảm đàn ông, lưng dài vai rộng để vợ nuôi, làm chàng chạm tự ái. Cuộc sống gần như hết ý nghĩa. Bao nhiêu ước mơ, lý tưởng thời còn ở đai học phai tàn, thực tế tàn nhẫn làm mọi thứ như sụp đổ. Tình yêu còn đấy, nhưng không còn nồng nàn như xưa. Bên cạnh đó, càng lúc truyện của Tâm Như viết càng được nhiều người đọc, Tâm Như đã nổi tiếng. Nàng trở nên bận rộn luôn... Chàng nhạc sĩ càng lúc thấy mình trở nên thừa thãi. Ngày xưa chàng là người chủ chốt kiếm tiền, là cột trụ của gia đình. Còn bây giờ... phần lớn đồ đạc sắm sửa trong nhà là tiền nhuận bút của Tâm Như, ngay cả bữa ăn được cải thiện... cũng là nhờ một tay Tâm Như.
Chàng nhạc sĩ lúc đầu chỉ mặc cảm buồn rồi sau đấy bắt đầu tìm quên lãng bằng những thú vui bên ngoài. Rượu và cờ bạc
Lúc đầu chỉ để đánh cho vui, sau dấn sâu vào chuyện sát phạt bao giờ không hay.
Rồi đứa con gái của hai người chào đời (Ở đây tạm gọi chàng nhạc sĩ là Bảo và đứa con gái là Phương Phương đi).
Tâm Như lúc đầu nghĩ rằng sự ra đời của bé Phương Phương, gạch nối giữa hai người sẽ khiến tình yêu khởi sắc trở lại. Rồi Bảo có về nhà thật. Chàng nghiêm túc, tan sở về rất đúng giờ.
Nhưng rồi tình trạng đó kéo dài không được bao lâu. Có cái đam mê hấp dẫn Bảo hơn cả vợ con ở nhà. Thế là mọi thứ đâu vào đấy. Hôm nào Bảo cũng thật khuya mới về đến nhà.