Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tôn giáo, Chính Trị >> Cuộc chạy đua tổng thống

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 18583 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Cuộc chạy đua tổng thống
Boris Yeltsin

Đảng trái tim- “Thống nhất”

Sau khi Vladimir Putin được bổ nhiệm làm Quyền Thủ tướng và sau đó được Duma phê chuẩn làm Thủ tướng Chính phủ, tôi bắt đầu tìm biện phát giải quyết vấn đề chính trị tiếp theo chiến thắng trong các cuộc tranh cử.
Đúng, chỉ số tín nhiệm của Putin liên tục tăng. Nhưng sau cuộc bầu cử Hạ nghị viện mà các nhà xã hội học đều dự báo chiến thắng sẽ thuộc về những người cộng sản và khối “Tổ quốc - Toàn Nga” của Luzkov và Primakov tình hình có thể sẽ thay đổi.
Không có sự hậu thuẫn nào của đảng trung dung, bảo thủ chân chính gần gũi, Putin thực sự đã mạo hiểm chấp các đối thủ của mình nhiều bàn trong cuộc bầu cử vào Duma Quốc gia.
Bất kỳ một thành tích nào cũng đều là sự tiếp sức, tăng lực cho người tham gia cuộc chạy đua vận động tranh cử chức Tổng thống, hơn nữa lại là một thành tích lớn lao như cuộc tranh cử vào Duma. Nhưng giả dụ, cứ cho rằng cuộc bầu cử Duma không ảnh hưởng gì nhiều đến tiến trình bầu cử thì sao? Liệu Tổng thống mới có thể làm việc bình thường với Duma, có thể xây dựng được chính sách kinh tế bình thường nếu như Duma hiếu chiến vẫn cứ điên cuồng chống đối ông ta như cũ? Nếu xét tin tức của chiến dịch thông tin điên cồng mấy tháng nay mà phe đối lập tham gia đã sử dụng đến cả những biện pháp bị cấm kỵ thì đúng là sẽ như vậy.
Không, không được. Cuối cùng thì tại Duma Quốc gia vị Tổng thống tương lai sẽ phải có một sự hậu thuẫn chân chính, thực sự. Nếu không, Putin sẽ phải khổ suốt những năm dài giống như tôi. Thiếu những luật lệ bình thường đừng mong gì xây dựng một đất nước bình thường.
Nghĩa là cần có một chính đảng.
Như các báo ủng hộ Luzkov và Primakov thường viết “Đảng của chính quyền” tiếp theo”. Đúng, cần có một đảng của chính quyền tiếp theo.
Trong cuộc bầu cử Duma Quốc gia đầu tiên năm 1993, đảng “Sự lựa chọn của nước Nga” đại diện cho quyền lợi của Tổng thống. Đảng này được Egor Gaidar và các đồng chí của anh ta là những nhà dân chủ “khoá I” lập ra. Điều này tỏ ra hoàn toàn lô gích trong bối cảnh diễn ra các sự kiện tháng 10 năm 1993, tâm lý chống cộng quyết liệt do vụ chính biến bất thành. Nhưng với tư cách là hệ tư tưởng của một chính quyền, chủ nghĩa chống cộng đã không còn sức sống. Người ta đang cần một cái gì đó tích cực hơn, một niềm hy vọng chẳng hạn. Than ôi, các cải cách của Egor Gaidar hoàn toàn khác thường, nhưng điều cơ bản là Egor Timurovich không giống một thủ lĩnh có uy lực lôi cuốn được quần chúng. Điều đó thì ai cũng rõ. Vậy mà lúc đó chúng ta lại không có một đảng nào khác làm cho Tổng thống có thể trông cậy được.
Năm 1995 có một “Đảng của chính quyền” mới lập do Victor Chernomưrdin lãnh đạo. Cái mới của Đảng chính là ở chỗ nó dựa vào chủ nghĩa trung dung, vào tư tưởng tự do ôn hoà, vào các quyền ưu tiên của Nhà nước. Đảng “Nhà nước”, “Ngôi nhà của chúng ta - Nước Nga”, tất nhiên, dựa vào những người của Nhà nước: các nhà sản xuất, quản lý kinh tế lớn, các tỉnh trưởng, thống đốc và các quan chức Nhà nước. Đó cũng là một lỗ hổng lớn. Một công cụ chính trị nhạy cảm như một đảng có sứ mệnh phản ánh lợi ích của các nhóm lớn trong xã hội không thể chễm trệ xây dựng chỉ trên hệ thống dọc của chính quyền. Đảng của Thủ tướng Chernomưrdin năm 1995 cũng như đảng của Gaidar 1993 chỉ chiếm được thiểu số trong Duma Quốc gia. Điều này thật tai hại cho uy tín của chính quyền, cho nền kinh tế và cho toàn bộ hệ thống xã hội công dân. Thay vì đối thoại chính trị suốt trong những năm qua, chúng ta chỉ thấy một cuộc đấu đá kịch liệt giữa một Duma đỏ với Tổng thống.
Nhìn lại thời gian trôi qua, tôi nghĩ, trong những thất bại đó sai lầm không phải là các nhà lãnh đạo cụ thể hay do hoàn cảnh cụ thể nào, cũng không phải bối cảnh chính trị lúc bấy giờ.
Đúng hơn là không chỉ có thế. Mà... cả tôi, tại tôi và quan hệ của tôi với Duma Quốc gia. Về lý thuyết, tôi hiểu rằng Quốc hội là công cụ quan trọng nhất của nền dân chủ. Nhưng thực tế thì suốt từ Đại hội đại biểu nhân dân của Gorbachov năm 1989, trên tất cả các hội nghị triền miên đó tôi thấy quanh mình rặt những người cộng sản, thấy tất thảy vẫn chỉ những khuôn mặt quen thuộc đến đau lòng, thấy sự oán giận đến trắng trợn chẳng cần giấu giếm gì hết (dầu là một chút lịch sự) đối với cải cách và thay đổi. Một thái độ không thân thiện đối với Quốc hội của ta không khác gì nghị viện cộng sản cứ như thể tiền định không lúc nào buông tha tôi.
Tôi cho rằng bằng ý chí chính trị có thể thúc đẩy cải cách tiến lên. Nhưng năm này qua năm khác, tôi đã nhận ra rằng cái Duma chỉ có thể gây được trong xã hội tiếng cười xen lẫn buồn rầu này đã khéo tìm cách tác động tiêu cực đến tình hình đất nước. Các bộ luật cực kỳ quan trọng đối với đất nước, có ý nghĩa đặt nền tảng cho sự phát triển kinh tế đã không được thông qua nên cản trở mọi quyết định tối quan trọng của Chính phủ. Ngân sách phi thực tế do các đại biểu Duma lập ra mỗi năm lại là một gánh nặng cho nền kinh tế.
Tóm lại, tôi buộc lòng phải sửa chữa sai lầm này, dẫu là vào tận đoạn chót của nhiệm kỳ thứ hai.
Để bắt đầu làm việc này, tôi yêu cầu các phụ tá đặt hàng một cuộc thăm dò xã hội học: người dân trong mỗi địa phương tin ai trong khu vực của mình? Ai là thủ lĩnh, những chính khách và nhà hoạt động xã hội nào có uy tín đạo đức cao trong tỉnh, vùng và nước cộng hoà của mình? Nói trắng ra, ai được yêu mến và đơn giản, ai được coi là người tốt và đứng đắn? Không phải những người do Matxcơva phái về hoặc cắt cử mà là người bản xứ, người địa phương, người của họ.
Các nhà xã hội học cho biết cuộc thăm dò kiểu này không tiến hành được vì không thể lấy số liệu mà đo tình cảm và mức độ đúng đắn, nhưng các thủ lĩnh của lòng tin thì họ cố gắng xác định. Kết quả thật thú vị: ở nhiều địa phương thực sự từng có và hiện có những người anh hùng, những người rất được yêu mến và cũng khá nổi tiếng trong cả nước. Nhưng điều chủ yếu nhất là những con người này hoàn toàn “trong sạch” về chính trị.
Ví dụ ở Kalmukia người đó là một người phụ nữ dịuh hiền và dễ mến, người dẫn chương trình thời sự trên kênh một vô tuyến truyền hình Alexandra Burataeva. Còn ở Novosibirsk, đó là vận động viên huyền thoại nhiều lần vô địch thế giới và Olympic quốc tế, đô vật Alexandr Karelin.
Tôi ngẫm nghĩ: quả là mọi người đã thực sự mỏi mệt bởi các khuôn mặt quen thuộc của các nhà chính trị chuyên nghiệp. Những người chiếm được uy tín lớn xã hội lớn không phải bằng chính trị khi tham gia chính trường để bảo vệ quyền lợi cho những người đồng hương của mình thì họ sẽ có nhiều cơ hội. Đây giống như một giai tầng bảo vệ, một niềm hy vọng ẩn sâu trong tâm hồn nước Nga vậy.
Cái ý tưởng “Thống nhất” nảy sinh tất nhiên không phải một chốc, một nhát. Để hình thành được nó phải huy động nhiều người tham gia. Cả đội hình vận động tranh cử năm 1996 của tôi, cả các nhà phân tích từ đội hình của Putin.
Đến giai đoạn hiện thực hoá ý tưởng này thì người đầu tiên tham gia là: Sergei Soigu. Vấn đề phức tạp nhất là tìm người làm thủ lĩnh có khả năng lãnh đạo phong trào. Là bộ trưởng tình trạng khẩn cấp, tham gia cứu người bị tai nạn, bị lũ lụt, động đất. Sergei Kozugetovich là một ngôi sao, người nổi tiếng nhất trong danh sách “những niềm hy vọng Nga” của chúng ta. Nhưng chúng tôi đắn đo mãi chưa muốn đặt vấn đề với Soigu: Anh ta lãnh đạo một bộ quan trọng, công việc nhiều và bản thân anh ta rất say mê công việc, hoàn toàn không muốn làm chính trị.
Nhưng tinh thần đồng đội, lối chơi tập thể có sức mạnh của nó. Khi Sergei Soigu quyết định tham gia và chỉ đạo phong trào thì anh ta lao vào vòng xoáy chính trị với tất cả sự say mê của mình, chân thành, tận tuỵ. Soigu tự nung nấu một ý tưởng: xây dựng một đảng trung tâm, không phải “đảng của chính quyền” theo cách hiểu trước đây, nghĩa là cái đảng của các nhà lãnh đạo, các vị chỉ huy, mà là đảng của những người “phi chính trị”, tức là vẫn đi sâu vào chính trường để đưa chính trị lại gần quyền lợi của những con người bình thường làm cho chính trường sạch sẽ hơn, trong sáng hơn và dễ hiểu hơn về mạt tinh thần, đạo lý.
Nhân vật số hai của “Thống nhất” là Karelin. Người thứ ba, cựu điều tra viên, tướng cảnh sát Alexandr Gurov, người đầu tiên vào những năm 80 đã lên tiếng tố cáo tội phạm có tổ chức ở Nga, về cuộc tấn công của mafia vào đất nước chúng ta.
Soigu dũng cảm, người cứu hộ, một hình tượng thật sự lãng mạn hàm chứa toàn bộ lý tưởng của thế hệ mới. Soigu cần thu hút cho được thanh niên và phụ nữ. Karelin thì nhằm vào toàn bộ số cử tri nam giới. Gurov lại nói được thứ ngôn ngữ gần gũi và dễ hiểu đối với tầng lớp trung niên và lớn tuổi.
Tôi cho rằng đây thực sự là một bộ ba tuyệt diệu. Nhưng tôi cảm thấy cốt lõi của học thuyết “Thống nhất” là tinh thần của tính bảo thủ hiện đại, dựa vào xã hội chứ không dựa vào giới thượng lưu chính trị. Kỹ nghệ chính trị độc đáo có vai trò quan trọng của nó. Các đảng khác lập danh sách ứng cử viên Liên bang của mình gồm những người ở Matxcơva, các công chức chính trị... giao cho các chi nhánh của mình tổ chức việc tiếp xúc cừ tri theo danh sách khu vực bỏ phiếu. Đảng “Thống nhất” lập danh sách của mình gồm những người có uy tín, được tín nhiệm nhất ở các địa phương. Đây quả thực là một việc làm hay.
Nhưng tôi đã sớm chấm dứt mọi quan hệ đối với công việc này. Ngay từ đầu tôi đã hiểu rằng cái đảng “lạc quan xã hội” này không cần lồng với tên tuổi của tôi cũng như tên tuổi của bất kỳ một nhà chính trị nổi tiếng nào thuộc thế hệ trước. Đặc tính của phong trào mới này, như tôi đã nói, chính trị là sự mới mẻ và hoàn toàn phi chính trị của các thành viên.
Tôi không để tâm việc phong trào “Thống nhất” giữ khoảng cách với tôi, phê phán thời đại trước đây, thậm chí phê phán đường lối cụ thể hay những quyết định của tôi. Đối với tôi, điều quan trọng hơn là những ưu tiên của nó: bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ sự nghiệp kinh doanh làm giàu và các quyền tự do rộng rãi. bảo vệ quyền công dân.
Putin phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn.
Trong bộ tham mưu của anh ta xảy ra chia rẽ thực sự. “Các cựu binh” từng điều khiển chiến dịch vận động tranh cử 1996 như nhà xã hội học Alexandr Oslon, giám đốc “Quỹ một nền chính trị có hiệu quả” Gleb Pavlovski và những “đại gia” khác của các cuộc vận động tranh cử trước kiên trì quan điểm rằng Putin phải bộc lộ quan điểm chính trị của mình, đã công khai ủng hộ Đảng “Thống nhất”. Những người phản đối quan điểm trên trong bộ tham mưu của Putin thì khẳng định điều ngược lại: “Putin không cần phung phí tiềm năng chính trị của mình ra để ủng hộ một tổ chức chính trị lạ hoắc vừa mới xuất hiện. Putin cần đứng ngoài cuộc đấu tranh này, vì ông ta là Tổng thống tương lai của mọi công dân, chứ không phải là một bộ phận riêng rẽ của họ. Nếu ông ta làm việc đó chỉ số tín nhiệm của ông ta tháng ba sẽ không còn 50% như hiện nay mà chỉ là 5%”.
Nhưng tự Putin đã quyết định theo cách khác. Trong một lần trả lời phỏng vấn truyền hình, anh ta đã trả lời rất ngắn khi một nhà báo hỏi anh ta sẽ bỏ phiếu cho đảng nào trong cuộc bầu cử Duma sắp tới: “Chỉ có một đảng ủng hộ một cách rõ ràng và nhất quán đường lối của chúng tôi. Đó là Đảng “Thống nhất” - Thủ tướng Putin trả lời. Ba mươi giây cho mấy từ đó của Putin đã đủ để khối tranh cử vừa mới thành lập giành được thắng lợi vang dội: 28%. Thật không một ai ngờ được kết quả đó.
Đúng vậy. Những người cộng sản chỉ hơn Đảng “Thống nhất” một chút, một phần trăm. Chỉ có mới vài tháng tuổi, đảng mới, đảng của “những niềm hy vọng” đã tự khẳng định mình tại các địa phương, trở thành một phong trào chính trị chủ chốt. Matxcơva rộng lớn có một vai trò riêng do “cách bỏ phiếu đặc biệt”. Thủ đô của chúng ta chỉ bầu cho Đảng “Thống nhất” có gần 10% trong khi đó ở các khu vực khác Đảng “Thống nhất” nhận được từ 20% đến 30% số phiếu bầu.
Kết quả trúng cử còn có một số khá đông các đại biểu ứng cử độc lập, khoảng từ 7 đến 8% số phiếu bầu cho các lực lượng hữu cũng như khối Primakov - Luzkov, kém hơn một chút là Đảng Dân chủ tự do và Đảng Yabloko. Bức tranh đã hoàn toàn khác: Cánh tả không còn chiếm đa số trong nghị viện. Đó thực sự là một tháng lợi.
Vậy bây giờ điều gì sẽ xảy ra với chế độ đại nghị Nga? Vận mệnh nào đang chờ đón nước Nga?
Tôi nghĩ rằng đó là một vận mệnh bình thường, năng động. Nếu các nhà lãnh đạo phong trào “Thống nhất” đừng quá say sưa chiến thắng, an phận với vòng nguyệt quế, đừng lao vào trò lăng xăng nghị viện mà tiếp tục xây dựng phong trào toàn Nga thì đảng của họ sẽ trở thành một đảng bảo thủ của trung tâm giống như ở nhiều nước phát triển như: Đảng Bảo thủ ở Anh, đảng Cộng hoà ở Mỹ, đảng Xã hội Thiên chúa giáo ở Đức, đảng Dân chủ tự do ở Nhật. Ở một mức độ nào đó nó sẽ trở thành “Đảng của chính quyền” nhưng không cố giành địa vị đặc biệt trong xã hội hay độc quyền chính trị.
Hầu như ở tất cả các nước này, những người bảo thủ đều có đối thủ chính trị theo kiểu xu hướng xã hội dân chủ. Rồi ở ta số này sẽ xuất hiện. Để đạt tới điều này các nhà chính trị khôn ngoan trong hàng ngũ Đảng cộng sản cuối cùng phải từ bỏ lối sống bằng khẩu hiệu của ngày hôm qua, nghiêm khắc hơn trong lựa chọn đồng minh. Nếu họ không có đủ dũng khí để làm một bước đoạn tuyệt với những phần tử cực đoan tả khuynh điên khùng thì có thể kẻ khác sẽ chiếm chỗ của họ, ví dụ phong trào “Tổ quốc - Toàn Nga”.
Đấy chỉ là những dự báo. Mà dự báo vu vơ thì tôi không thích. Đó là nghề nghiệp của những người khác. Tôi không phải là một nhà xã hội học. Tôi là một nhà chính trị.
Tôi chỉ có thể đưa ra một dự báo chắc chắn: nước Nga sau mỗi năm, với những cuộc bầu cử mới, sẽ ngày càng tiến tới một nghị viện hoạt động hiệu quả, hiện đại và xứng đáng.
Và xu hướng này đã bắt đầu chính vào cái năm 1999 đầy khó khăn với chúng ta và cũng đầy kịch tính này.
Ngày 19 tháng 12, tôi sống trong khắc khoải, bồn chồn. Mặc dù cuối ngày chúng tôi đã uống sâm-panh mừng thắng lợi của Đảng “Thống nhất”, nhưng tôi đã mệt nhoài vì lo lắng suốt cả ngày. Những số liệu báo kết quả kiểm phiếu cứ loang loáng thay đổi trên màn hình. Ban đầu, gần như đã thiếp đi, tôi vẫn tiếp tục suy nghĩ, so sánh, phân tích: đã xảy ra điều gì vậy? Sáng hôm sau tôi thức dậy với một ý nghĩ: đã xảy ra một điều gì đó rất quan trọng. Kết quả bầu cử đã khẳng định điều quan trọng nhất mà tôi liên tục suy nghĩ suốt trong mấy tuần lễ này: Vladimir Putin đã có vốn dự trữ vô cùng to lớn, đó là lòng tin.
Xét về bản chất của vấn đề, ngay trong tháng 12 mọi người đã biểu quyết bầu Tổng thống mới bằng cách ủng hộ khối “của anh ta”, mặc dù anh ta không phải là thủ lĩnh mà chỉ là chìa tay với phong trào mới này.
Nghĩa là mọi việc đều diễn ra chính xác.

<< Hội nghị thượng đỉnh cuối cùng | Những đảm bảo của Tổng thống >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 554

Return to top