Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tôn giáo, Chính Trị >> Cuộc chạy đua tổng thống

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 18546 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Cuộc chạy đua tổng thống
Boris Yeltsin

Nhóm G-8 và các nguyên thủ quốc gia

Birmingham. Anh quốc. Năm 1998. Cuộc gặp thượng đỉnh G-8.
Cuộc họp đang diễn ra sôi nổi. Bỗng nhiên Tony Blair vỗ tay và tuyên bố.
- Thế này, thưa các vị, đến mười sáu giờ. Tất nhiên là tôi không kịp ra sân vận động, nhưng ít nhất cũng phải được xem vô tuyến truyền hình. Các vị không biết à? Hôm nay có trận bóng đá giữa Arsenal và Newcastle! Trận đấu bán kết Cúp bóng đá Anh.
Thế là hôm đó chúng tôi đã không kết thúc được cuộc thảo luận. Bóng đá quan trọng hơn nhiều.
Cho đến bây giờ mỗi khi nhớ lại, tôi lại bật cười khi Thủ tướng Italia Romano Prodi trêu Tony Blair:
- Này Tony! Nhìn xem, cái anh chàng cầu thủ kia có mũi rất là Anh!
Vấn đề là hiện nay trong những Câu lạc bộ mạnh nhất nước Anh giải vô địch ngoại hạng thì cầu thủ người Italia chiếm quá đông.
Nhưng Tony không cảm thấy bị xúc phạm.
Viên trợ lý vẫn im lặng ngồi sau lưng anh ta. Thông thường đó là một chuyên gia kinh tế. Anh ta cũng ngồi xem bóng đá.
Tôi cố tình thuật lại cáu chuyện về bức tranh những cuộc gặp thượng đỉnh G-8 để độc giả cảm giác được tinh thần của cái câu lạc bộ này. Bởi vì Nhóm tám nước - đó chính là một câu lạc bộ. Một câu lạc bộ những cuộc giao tiếp không chính thức của các nguyên thủ tám nước mạnh nhất, công nghiệp phát triển nhất của thế giới.
Điều nghịch lý là tinh thần của cái câu lạc bộ này, phong cách làm việc tự do, thân mật cũng chính là “chế định” mà nguyên thủ của tất cả các nước bắt buộc phải tuân thủ (nếu như không nói là chặt chẽ). Những nguyên thủ thay đổi nhau làm chủ tịch nhưng phong cách làm việc không thay đổi. Chính vì vậy mới thành lập “Nhóm tám nước”, năm 1975 mới chỉ có sáu nước.
Một số nhà lãnh đạo của các nước có ảnh hưởng ngồi với nhau bên lò sưởi nửa ngày trời và tâm sự với nhau. Rồi sau đó họ thành lập câu lạc bộ. Những cuộc gặp gỡ câu lạc bộ như thế diễn ra không nhiều, nhưng dần dần nó trở thành một công cụ tối quan trọng của nền chính trị thế giới. Chính do cái tinh thần tự do, phóng túng như thế, nên các cuộc gặp đã tạo khả năng cho các nguyên thủ quốc gia thảo luận những vấn đề mới trong một bối cảnh hơi khác, không bị ràng buộc bởi những nghi lễ quốc tế
Những chuyến thăm quốc tế thông thường, trong đó ký kết những văn kiện chung hay song phương là một việc rất nghiêm túc. Lịch trình làm việc được thống nhất giữa các Bộ Ngoại giao hàng nửa năm trời, và thời hạn của chương trình cũng được chuẩn bị trong khoảng thời gian đó. Phải chuẩn bị hàng núi văn bản, điều chỉnh nội dung phát biểu, dự án... Tất cả đều được chuẩn bị sẵn, quy định sẵn. Song thế giới phát triển quá nhanh nhưng giải quyết những vấn đề của mình vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào cơ chế “lờ đờ”. Chính vì vậy lúc đó mới sinh ra cái công thức “nhóm tám nước”: đơn giản, gọn nhẹ và... khép kín. Phái đoàn cũng rất ít thành viên. Những cuộc trao đổi hoàn toàn tự do. Không có vấn đề gì từ những cuộc gặp gỡ này được đưa ra dư luận thảo luận rộng rãi. Chỉ cần một thông cáo chung rất ngắn. Còn giờ đây, tại sao nước Nga lại được mời vào câu lạc bộ này.
Ngay từ khi còn làm Tổng thống Liên xô, M. Gorbachov đã nói đến việc Nhóm G-7 cần phải trở thành G-8. Nhưng chỉ đến những năm 90 nước Nga mới được mời tham dự những cuộc gặp thượng đỉnh. Lúc đầu chỉ được mời với tư cách là “khách đặc biệt”. Những vấn đề kinh tế, tài chính đối với chúng ta vẫn bị khép kín. Tôi có cảm giác cái công thức “bảy cộng một” không thể chấp nhận được đối với nhiều người. Điều đó tạo khả năng cho nước Nga nhưng cũng giống như một cậu học trò trong kỳ thi. Đối với chúng ta điều đó không thể chấp nhận được. Tôi cho rằng một khi đã mời nước Nga tham gia, thì nhất định không được có tiêu chuẩn nước đôi ở đây được. Hoặc chúng ta là thành viên hoặc là không.
Năm 1997, tại Thành phố Denver của Mỹ, nước Nga được thừa nhận quy chế thành viên đầy đủ. Giờ đây đoàn đại biểu của chúng ta được tham gia tất cả các cuộc họp.
Tôi cho rằng trong vấn đề này vai trò chính là do chúng ta có quan điểm cứng rắn đối với việc NATO mở rộng sang phía Đông do tôi nêu ra mấy tháng trước khi diễn ra cuộc gặp cấp cao Nga - Mỹ ở Helsinki. Tôi tuyên bố trước thế giới rằng đó là sai lầm dẫn đến một cuộc đối đầu giữa Đông và Tây. Đáng tiếc là tôi đã đúng.
Tại cuộc gặp thượng đỉnh tay đôi ở Helsinki tháng 3 năm 1997 đã diễn ra một chi tiết mà tôi vẫn ghi nhớ làm cho nội tâm trở nên rất căng thẳng: Clinton đến tham dự trong chiếc xe lăn. Trước đó ít lâu ông ta bị ngã trên cầu thang và dãn dây chằng.
Chuyến đi đó đối với tôi rất quan trọng không chỉ vì cuộc tranh cãi về NATO.
Cũng vừa mới đó thôi, tôi cũng phải phẫu thuật tim. Tất cả đều nghĩ rằng sẽ thấy một Yeltsin ốm yếu và một Clinton nhăn nhó. Bỗng nhiên Tổng thống Mỹ xuất hiện trên chiếc xe lăn. Tôi còn nhớ là tôi đã đẩy xe lăn của ông ta đi mấy mét. Những bức ảnh chụp đã được truyền đi khắp thế giới. Rất nhiều người còn nhớ Hội nghị Yalta năm 1945 và vị Tổng thống nổi tiếng của Mỹ Roosevelt cũng ngồi trên xe lăn.
Theo tôi, hình như Clinton cảm thấy không tiện khi tôi đẩy xe cho ông ta, nhưng ông ta vẫn mỉm cười: bức tranh hoá ra lại hình tượng - không phải là một nước Mỹ khoẻ mạnh đẩy một nước Nga ốm yếu trên xe làn, mà là ngược lại. Nước Nga lại giúp nước Mỹ.
Bill Clinton - một nhân vật quen thuộc trong lịch sử nước Mỹ. Chính dưới thời ông ta cầm quyền, nền kinh tế Mỹ đã đạt những kết quả gây ấn tượng: tăng trưởng liên tục trong nhiều năm liền. Mỹ trở thành một cường quốc lãnh đạo. Clinton đã đưa đất nước vào kỷ nguyên máy vi tính mới - với một tiềm năng trí tuệ lớn lao. với tư cách là một nước lãnh đạo công nghệ. Dường như ở nước mình, Bill đã thực hiện được tất cả những lời hứa mà trước đó chưa có vị Tổng thống Mỹ nào thực hiện được; ông ta thực tế đã đưa vào cuộc sống những cam kết chính trị của tất cả các Tổng thống Mỹ nửa sau thế kỷ 20 - không chỉ đạt được phồn vinh kinh tế, mà còn đảm bảo cho tầng lớp xã hội nghèo khó. Clinton đã làm được điều đó!
Nhưng có điều nghịch lý là người Mỹ lại không quan tâm đến những thành tựu đã đạt được. mà lại quan tâm đến vụ bê bối tình dục với cô Monica Lewinski.
Cuối nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai uy tín của Clinton sút giảm chưa từng có.
Lần đầu tiên trong thế kỷ 20, một Tổng thống Mỹ bị đưa ra bỏ phiếu bất tín nhiệm. May thay ông ta không bị phế truất. Nhưng những cuộc hỏi cung Tổng thống, nhưng lời khai của Tổng thống đã trở thành chuyện riêng của xã hội.
Đó là cái giá của quyền lực.
Mỗi bước đi của anh, mỗi lời phát ngôn của anh đều được xã hội xem xét qua cái kính lúp khổng lồ. Lạy Chúa, đừng có mắc sai lầm! Đừng có làm làm điều gì ngớ ngẩn và không đúng. Khi đã ở cương vị như vậy người ta sẽ không tha thứ cho anh. Không được để xảy ra bất cứ một sai lầm và bê bối.
Hơn nữa xã hội lựa chọn vai trò chính của anh trong thứ bậc Nhà nước không phải qua anh đi xe nào, mà là con người sống động với nhũng phản ứng sống động và khả năng hành động độc lập. Nhưng liệu có ai trong số cử tri hiểu được rằng mặt sau của cái độc lập bên trong đó có khi lại là sai lầm. Những sai lầm rất con người.
Mặt khác, vụ bê bối xung quanh Clinton một lần nữa khẳng định một điều đơn giản: tuân theo những tiêu chuẩn luân lý đạo đức là điều răn dạy đầu tiên của một chính khách.
Những người dân bình thường không thể chấp nhận được với suy nghĩ là người lãnh đạo mình lại có thể mềm lòng, chịu quỳ gối trước những nhân tố ngẫu nhiên nào đó.
Một người chuẩn bị cho một cuộc bầu cử Tổng thống phải ghi nhớ điều đó. Trên đời vẫn xảy ra: không thể có ai không có lỗi, nhưng không thể cho phép được mắc sai lầm!
Bill Clinton không muốn để người dân Mỹ biết được về vụ bê bối với Monica Lewinski. Sau đó ông ta tự hiểu là không thể làm được điều đó. Đạo đức của Mỹ (kể cả toà án) không cho phép ông ta được dao động và nghi ngờ.
Không thể so sánh cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm ở Mỹ giống như ở Nga. Đó là hai việc hoàn toàn khác nhau. Nhưng hai sự việc diễn ra trùng khớp về mặt thời gian, thì tôi cho đó là một tín hiệu nào đó của số phận. Nó cứ như một sự cảnh báo trước với xã hội: đó là một sự xâm hại đạo đức được lợi dụng như một con bài chính trị và có thể là một nhân tố phá hoại có sức công phá rất lớn.
Chính là phá hoại chứ không phải có tính chất xây dựng.
Quốc hội cánh tả của chúng ta đổ tội cho Tổng thống trước hết là làm tan rã Liên Xô. Nhưng sau cái màn khói hệ tư tưởng trong trường hợp Clinton cũng có chuyện tính sổ như vậy. Tôi cũng như Bill, một nhà hoạt động chính trị, hay nói một cách khác là cánh tả không thể tha thứ cho hành động kiên quyết, cứng rắn, cuối cùng là không để cho đạt được mục tiêu đề ra. Clinton mạnh hơn những đối thủ cạnh tranh của mình đến mức họ chỉ còn có thất bại trên trường chính trị - trong cuộc đọ sức tố cáo và vu khống. Tôi cũng có thể nói như vậy về trường hợp bỏ phiếu bất tín nhiệm của chúng ta ở Nga.
Sau khi thất bại lần thứ nhất và lần thứ hai trong các cuộc bầu cử, những người cộng sản tìm mọi cách để tiêu diệt Tổng thống, bang mọi giá để lật đổ Tổng thống. Họ đưa ra tất cả mọi con bài: quy kết làm tan rã Liên Xô, sai lầm trong chiến dịch quân sự Chesnia - tội phạm, khó khăn trong kinh tế - “tội diệt chủng nhân dân Nga”. Mỗi một hành động của tôi, mỗi câu phát biểu, vấn đề sức khoẻ, từ việc phẫu thuật tim đến viêm phế quản, đều có thể trở thành lý do cho một vụ bê bối chính trị lớn, cho sự phá đám ở Duma.
Nhưng dù sao lịch sử sẽ đặt mọi thứ đúng vị trí của nó.
Sẽ đánh giá dúng công lao.
Việc bỏ phiếu bất tín nhiệm tôi và Bill Clinton ở mức độ nào đó trở thành thời điểm có tính bước ngoặt đối với sự phát triển xã hội ở nước ta và nước Mỹ.
Tưởng chừng hai nước hoàn toàn khác nhau, hai nền văn hoá chính trị khác nhau, đạo đức xã hội khác nhau, lịch sử khác nhau. Nhưng đều thể hiện tính quy luật chung thậm chí ngay cả trong những hoàn cảnh không giống nhau.
Trước ngưỡng của của thế kỷ mới, của một niên đại mới, xã hội dương đại sẽ cởi mở và rõ ràng đến mức tối đa nhờ công khai hoá, tự do ngôn luận, thông tin đa chiều. Nguyên thủ quốc gia đơn giản là, nếu như muốn duy trì địa vị của mình, buộc phải tiến hành một chính sách có hiệu quả, dám đối mặt với mọi thách thức. Thậm chí nếu dư luận xã hội muốn can thiệp vào đời tư của anh. Tổng thống buộc phải thể hiện lòng dũng cảm và phẩm chất của mình thậm chí cả trong những cuộc va chạm đau lòng nhất. Tôi có cảm giác chính Clinton đã thể hiện được điều đó.
Nhưng bây giờ tôi muốn chuyển sang nói chuyện khác.
Tôi nhớ lại những cuộc gặp đầu tiên của tôi với Bill Clinton. Tôi thật ngưỡng mộ một con người trẻ trung, luôn luôn cười tươi mạnh mẽ, năng nổ và là một người đàn ông ưa nhìn. Clinton là tiêu biểu cho một thế hệ mới trong chính trị. Một tương lai không- có chiến tranh, không có đối đầu, không có cuộc đấu tranh hằn học của hai hệ thống và hệ tư tưởng.
Tôi hiểu là đối với Clinton cuộc tiếp xúc với tôi, cuộc tiếp xúc rất tình người cũng rất quan trọng: theo ông ta, chính những hành động chính trị của tôi liên quan đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản - mối đe doạ chủ yếu đối với Mỹ ở thế kỷ 20 Bill sẵn sàng ủng hộ, chưa có một Tổng thống Mỹ nào lại đến Matxcơva nhiều lần như thế (trong tương lai chắc điều đó cũng khó lạp lại), chưa có một Tổng thống nào lại tiến hành nhiều cuộc hội đàm nhộn nhịp như vậy và thúc đẩy việc hỗ trợ chúng ta về kinh tế và chính trị với quy mô lớn như vậy. Đôi lúc tôi và Bill cứ có cảm tưởng trong các cuộc gặp gỡ chúng tôi đang đạt nền móng cho một trật tự thế giới mới, một tương lai cho hành tinh chúng ta.
Không, đó không phải là ảo tưởng. Nhưng cuộc sống còn phức tạp hơn.
Hoá ra không phải tất cả những tiêu chí dân chủ đều được nảy mầm ở nước Nga. Việc thích nghi với những giá trị dân chủ rất khó khăn và đau đớn hơn là có lúc ta tưởng vào đầu những năm 90.
Hoá ra cũng không phải mọi tình huống xung đột xuất hiện trên thế giới, Nga và Mỹ đều nhìn nhận giống nhau. Giữa chúng ta và Mỹ hoàn toàn có những lợi ích khác nhau và có quan điểm khác nhau đối với vấn đề này. Những sự trợ giúp tài chính quốc tế tự thân nó không thể thúc đẩy việc hình thành nhũng điều kiện để nâng kinh tế của chúng ta.
Sau những ảo tưởng đầu những năm 90, mỗi một phát kiến nào đó đều làm cho xã hội chúng ta choáng váng. Sau đó diễn ra một sự hưng phấn, trong quan hệ với nước Nga Mỹ thông qua chính sách thông tin có định hướng dần dần đã tạo ra trong con mắt những người Mỹ bình thường hình ảnh nước ta là một đất nước của thổ phỉ và tham nhũng. Trong vấn đề này những người ở Mỹ bất bình với chính sách “thân Nga” của Nhà Trắng và những người ở Nga giở hết mọi con bài chống Kremli đã phối hợp nô lực với nhau.
Những kết quả đàm phán Nga - Mỹ ở mức độ nào đó đã bị tiêu tan.
Nhưng, theo quan điểm của tôi. sự thụt lùi này chỉ là tạm thời và không thể so sánh với những bước đi khổng lồ lên phía trước đã được tạo ra trong giai đoạn các cuộc tiếp xúc “Bill - Boris”. Đó là bước đi có tính lịch sử. Những cơ cấu phối hợp hành động Nga - Mỹ đã được tạo ra, mà không có một mưu đồ nào, không có một vụ bê bối nào, không có một cục diện tình thế nào có thể phá hoại được.
Mỹ và Nga không còn là kẻ thù tiềm tàng của nhau. Họ đã trở thành những đối tác tiềm tàng của nhau.
Còn tiếp sau thế nào sẽ tuỳ thuộc ở những Tổng thống tương lai. Tuỳ thuộc ở những con người bình thường. Tuỳ thuộc ở những người Nga và người Mỹ.
Cuối năm 1996 tình báo của chúng ta đã báo cáo cho tôi thắng lợi giòn giã của Clinton trong cuộc bầu cử - ông ta được bầu lại nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai. Trong bản báo cáo có nhận định: như vậy những người của Đảng Cộng hoà sẽ phải giải quyết những vấn đề chính trị lớn xuất hiện trong nội bộ. Báo cáo còn nêu rõ, vì Clinton say mê những cô gái đẹp, nên trong tương lai những đối thủ của Clinton sẽ sử dụng thủ đoạn “mỹ nhân kế” vào trong số những người thân cận của Clinton để rồi sau đó gây ra vụ bê bối làm mất uy tín của Tổng thống.
Tôi nhớ là lúc đó tôi đã lắc đầu: Đạo đức thế đấy? Nhưng trong trường hợp này tôi cho rằng dự báo đó quá kỳ dị. Tôi có cảm tưởng nếu chuyện như vậy xảy ra, Clinton với sự nhạy cảm thực tiễn của mình và sự hỗ trợ của bộ máy trợ lý nhất định sẽ kịp thời phát hiện ra âm mưu đen tối này.
Trong cuộc gặp Clinton tôi muốn tặng cho Clinton báo cáo đó để làm quà. Nhưng sau đó tôi quyết định không muốn làm tổn thương một con người đã quá hao tâm tổn trí trong vụ bê bối này.
Nước Mỹ. Tháng 5 năm 1977. Cái nóng ngột ngạt, lên tới gần bốn mươi độ. Một đoàn xe Limuzin màu đen sang trọng nối tiếp nhau chạy. Dân tình không tránh khỏi tò mò. Trên đại lộ ùn tắc xe cộ, mọi người ra khỏi xe quan sát. Họ đứng lên cả nóc xe để xem, đánh ánh mắt về phía chúng tôi. Hình như những chiếc xe “ZiL” làm cho họ thán phục. Họ kêu ré lên và vẫy tay - đó là những thứ đồ của những năm 50! Hồi đó là thứ mốt của những chiếc xe đồ sộ nặng nề như xe tăng có bánh.
Cuộc gặp đã gây ra sự huyên náo trên báo chí. “Nhóm bảy nước” đã biến thành “Nhóm tám nước”! Nước Nga được chấp nhận vào Câu lạc bộ các quốc gia thượng lưu? Chuyện gì xảy ra vậy?! Còn ở nước Nga, trên báo chí của chúng ta thì toàn có những lời lẽ bi quan, tự ti, nghi hoặc: chúng ta vào “Nhóm tám nước” làm gì, chúng ta sẽ thảo luận gì với nhóm này, chúng ta còn có biết bao vấn đề! Báo chí còn viết rằng việc nước Nga gia nhập Câu lạc bộ này chả ai mà không hiểu: Đó chỉ là một sự tạm ứng trước mà thôi.
Đúng, đó là một sự tạm ứng trước. Nền kinh tế của bảy nước khác đang tăng trưởng. Chúng ta thì đang vùng vẫy ra khỏi khủng hoảng. Rồi tại Hội nghị Denver Bộ trưởng Tài chính của chúng ta không được mời đến tham dự Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính để điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ bởi lẽ chẳng có gì để thảo luận ở đây, đáng tiếc là tỷ giá đồng rúp của chúng ta quá thấp. Ngồi im và nghe người Mỹ và Nhật Bản thảo luận với nhau về việc nâng tỷ giá đồng yên cho hợp với tỷ giá đồng đô la, thì thật là vô vị. Nhưng...
Nhưng tôi đã đọc những bài báo đó và suy ngẫm: khi nào thì chúng ta có thái độ bình thường với chính chúng ta? Bởi vì có điều hoàn toàn rõ ràng: chỉ đơn giản như thế, chỉ do tình thế chính trị thì chúng ta không thể được chấp nhận vào “Nhóm tám nước”. Nước Nga - một trong những nước có ảnh hưởng của thế giới. Nước Nga có sự kết hợp của những nguồn tài nguyên, công nghệ cao, thị trường nội địa rộng lớn, nguồn lực trình độ chuyên môn cao, một xã hội năng động. Đấy là lý do tại sao, chúng ta có mặt tại đây, tại G-8. Trong vấn đề này không có chuyện nói về “những người thân nghèo đói”?
Không, không bao giờ tôi chấp nhận là người thừa thứ tám, vô tích sự trong cái Câu lạc bộ này. Ngược lại, tôi cảm thấy: chúng ta được tôn trọng thực sự.
Công việc có tính kỹ thuật của G-8 diễn ra như sau. Một bàn hội đàm. Bên những chiếc bàn đó là những nhân vật đứng đầu, nguyên thủ của các quốc gia. Những trợ lý ngồi bên cạnh. Bên cạnh nữa là một máy điện thoại trực tiếp để liên lạc với Bộ Tham mưu. Bộ tham mưu bao gồm những chuyên gia của Bộ Tài chính. Bộ Ngoại giao, Quốc phòng, Tình báo. Trợ lý của tôi trong các cuộc gặp thượng đỉnh G-8 những năm gần đây là Alexandr Livshis.
Cuộc tranh luận được bắt đầu. Thông thưởng theo vòng tròn. Mỗi nguyên thủ quốc gia có một đề tài. Sau đó cùng thảo luận. Trước mặt tôi là tiêu đề “chủ đề” của mình. Nhưng tình thế có thể thay đổi đột ngột. Trợ lý bắt buộc phải nhanh chóng phản ứng trong từng giây: nhận thông tin từ Bộ Tham mưu chuyển ngay cho tôi, đưa ra những phương án giải quyết vấn đề khác nhau.
Đôi khi Livshis xử sự không chuẩn. Chẳng hạn, tại Hội nghị thượng đỉnh ở Cologne đã xảy ra một chuyện đáng buồn. Viên trợ lý của Helmut Kohl đem đến thông tin về việc Pakistan vừa mới thử vũ khí hạt nhân. Livshis nối liên lạc ngay với Tổng tham mưu trưởng Kvashinin. Trong vòng một phút nhận được thông tin: Tình báo của chúng ta khẳng định rằng đã tiến hành vụ thử hạt nhân. Còn Clinton lại có thông tin chính xác hơn: Chưa thử. Pakistan mới chỉ giả vờ, để hù doạ các nước láng giềng. Vụ thử hạt nhân thật sự chỉ diễn ra sau đó mấy ngày.
Alexandr Livshis, một cố vấn kinh tế của tôi, một quan chức dân sự thế là trở thành con tin của một cái tin không chính xác. Lúc đó anh ta đã chịu nhận những cơn thịnh nộ của tôi, nhưng đáng ra anh ta phải đổ lên đầu những Bộ trưởng vũ lực.
Tôi có thể chia những vấn đề thảo luận tại các Hội nghị thượng đỉnh ra làm ba nhóm.
Nhóm thứ nhất: kinh tế và tài chính. Những mục tiêu chiến lược ở đây của chúng ta: Để loại bỏ mọi hạn chế đối với nước Nga, thừa nhận nước Nga thật sự có nền kinh tế thị trường, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, Câu lạc bộ Paris. Bởi vì tình huống thật nghịch lý. Một mặt, họ cho chúng ta vay tín dụng, giúp đỡ chúng ta ổn định tài chính. Mặt khác, họ lại áp dụng hàng rào thuế quan đối với hàng xuất khẩu của chúng ta. Từ lâu rồi chúng ta có thể có những khoản thu nhập không nhỏ trên thị trường thế giới, chúng ta có những danh mục xuất khẩu - thép chất lượng cao, các loại kim loại màu, uranium, một số công nghệ, cuối cùng là chúng ta còn xuất khẩu vũ khí ra thị trường rộng lớn. Chúng ta cần ký được những hợp đồng lớn, chẳng hạn như trong ngành vũ trụ với nước thứ ba, thế nhưng ở đây luôn có áp lực của Mỹ, không bộc lộ rõ, lặng lẽ, nhưng cũng có lúc công khai của người Mỹ lên đối tác của chúng ta. Chúng ta vừa mới thâm nhập vào thị trường vũ khí châu Mỹ La tinh bán máy bay và máy bay lên thẳng, thì sứ quán Mỹ đã tổ chức họp báo, tiến hành một chiến dịch vận động trên báo chí địa phương.
Còn một số lĩnh vực nữa chúng ta đã từng là những nhà cạnh tranh lâu đời. Cần phải thừa nhận điều đó. Nhưng, tôi tin tưởng rằng tất cả những hạn chế này chỉ là tạm thời. Nó cũng tạm thời như sự suy giảm nền công nghiệp của chúng ta và những hậu quả của khủng hoảng tài chính sẽ chẳng lâu đâu. Những cuộc đàm phán thường xuyên với G-8 nhất định sẽ đem lại kết quả.
Nhóm vấn đề thứ hai - vấn đề an mình, nền chính trị hiện nay.
Ở đây tôi muốn thuật lại một cuộc gặp thượng đỉnh tiếp theo về an ninh hạt nhân diễn ra đầu năm 1996 ở Matxcơva.
Đó là cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên diễn ra ở Matxcơva. Mặc dù đây là cuộc gặp thường kỳ, nhưng diễn ra ở Matxcơva lại có ý nghĩa quan trọng khác thường về mặt chính trị. Như tôi đã trình bày ở trên, cuộc vận động bầu cử của tôi năm 1996 diễn ra khó khăn như thế nào. Việc các nguyên thủ quốc gia của Nhóm G-8 đến Matxcơva như chưa từng có trong tiền lệ đối với tôi là một sự ủng hộ về tinh thần khó có thể đánh giá. Họ đã có sự lựa chọn sớm hơn rất nhiều so với nhiều đại diện có tiếng tăm trong giới thượng lưu chính trị nước Nga.
An ninh hạt nhân những năm gần đây ngày càng làm cho Nhóm G-8 lo láng. Mối đe doạ cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ngày càng lớn ở những nước không thuộc “Câu lạc bộ hạt nhân”.
Điều nguy hiểm diễn ra làm nhân loại lo sợ giống như những năm 60-70 - đó là công nghệ hạt nhân rơi vào tay những kẻ ngoại đạo. Điều đó đặt ra với những cường quốc “lớn” những nhiệm vụ mới.
Nói chung giải quyết những vấn đề quốc tế mới phức tạp liên quan, trong đó có cả an ninh là quyền đặc biệt của các tổ chức quốc tế khác. Nhưng cuộc gặp thượng đỉnh ở Matxcơva, sau đó là cuộc gặp ở Cologne đã chứng minh cho thế giới thấy: chính Nhóm G-8 đã giúp cho NATO và nước Nga, toàn liên minh châu Âu bứt ra khỏi bế tắc. Chính những cuộc tư vấn của Nhóm G-8 về Kosovo được triệu tập nhờ sáng kiến của Nga trái với mong muốn của một số nước, đã trở thành động lực cho “lần thở phào nhẹ nhõm thứ hai” trong các cuộc hội đàm của Talbott, Milosevic, Ahtisaari, Chernomưrdin.
Và cuối cùng là nhóm những vấn đề thứ ba: đó là những vấn dề bao giờ cũng được thảo luận liên quan sự phát triển của loài người. Thực tế chính vì những vấn đề này mới tồn tại Câu lạc bộ và cũng chính vì những vấn đề này Câu lạc bộ mới khởi sự công việc của mình. Để cho một thực tiễn bất ngờ không làm phân tán cộng đồng thế giới chia rẽ giữa các nước.
Trong vấn đề này, trước hết phải kể đến những kế hoạch môi trường và dân số. Chẳng hạn, nước Đức rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ rừng. Đây là đề tài sở thích của Đức. Những người thuộc đảng “Xanh” ngày càng tăng cường ảnh hưởng của mình trong xã hội Đức, và Thủ tướng Kohl và sau đó là Thủ tướng Shroeder không thể không tính toán đến vị thế của họ. Những người châu Âu và Nhật Bản rất lo ngại đến “hiện tượng già hoá” của dân chúng nước họ. Tỷ lệ thế hệ già cả ngày càng tăng lên, trở thành vấn đề liên quan công ăn việc làm của họ, lối sống, thích nghi với điều kiện sống mới, thế giới hiện đại đang chạy theo nhịp sống của những thế hệ trẻ và khoẻ mạnh.
Vấn đề hoàn toàn đúng đắn. Nhưng nói thật lòng: tôi thấy thật không tiện khi tham dự những cuộc thảo luận về vấn đề này. Tình hình của chúng ta với những người hưu trí Nga còn bi kịch hơn nhiều - cho đến bây giờ chúng ta chưa giải quyết được những vấn đề bảo đảm cho người hưu trí, những vấn đề xã hội, y tế. Nhưng thông thường, việc bảo đảm cho những người tuổi già cả chưa bao giờ mất tính gay gắt của tình hình nhân khẩu học toàn cầu. Sớm hay muộn chúng ta cũng phải giải quyết vấn đề này.
Đôi khi trong những cuộc thảo luận “toàn cầu” lại xảy ra những va chạm thú vị. Tôi nhớ rõ, tại một cuộc gặp thượng đỉnh, tôi nhìn qua vai Clinton và phát hiện ra Clinton định trả lời “trên bảng” về đề tài mà tôi định có ý kiến: Công nghệ máy tính năm 2000? Vì chúng tôi phát biểu theo vòng tròn, mà chính tôi lại phát biểu trước Clinton. Biết làm thế nào đây? Khi tôi phát biểu, Clinton có vẻ hơi thất vọng. Tôi quyết định không chỉ phát biểu có năm phút, mà chuẩn bị phát biểu một cách nghiêm túc và làm cho cuộc tranh luận sôi nổi để Bill có thể tham gia một cách tự nhiên. Theo tôi, Bill không lấy đó để giận tôi.
Nhưng đối với tôi cũng có những kỷ niệm đáng nhớ: chẳng hạn tự nhiên rất ngẫu hứng xuất hiện cuộc tranh luận về Cảnh sát giao thông. Tôi không biết là Cảnh sát giao thông ở ta gọi là gì, những hành động vặn vẹo và đôi khi có những hình phạt hành chính không đứng đắn lại trở thành một hiện tượng quốc tế, chứ không phải riêng gì của chúng ta! Về vấn đề này tất cả đều muốn phát biểu, kể cả Bill Clinton khi nhớ lại có lần được chứng kiến cảnh đó khi tiến gần đến biên giới Mexico.
Ngay từ buổi ban đầu quan điểm của tôi tại các cuộc gặp thượng đỉnh là: Nhóm G-8 không thể đưa ra một tuyên bố riêng đặc biệt nào về nước Nga! Nếu như các vị cho rằng ở những “cuộc hội nghị bàn tròn” nào khác mà chúng ta ngồi đó còn quá sớm, thì đó là quyền của các vị. Nhưng tách biệt nước Nga bằng cách đưa ra những quyết định riêng rẽ, thì không được! Đó là quan điểm không công bằng. Chẳng hạn, tình huống đó xuất hiện năm 1999 tại cuộc gặp thượng đỉnh ở Cologne khi quyết định lập trường của Nhóm G-8 về cuộc khủng hoảng tài chính ở nước Nga. Chính nhờ áp lực của tôi, đã phải thông qua một tuyên bố chung về hậu quả của cuộc khủng hoảng toàn cầu, an ninh hệ thống tài chính và trong đó có một số điểm liên quan đến Nga. Có thể có ai đó cho rằng sự kiên quyết của tôi chỉ là thừa, nhưng tôi cho rằng đặt nước Nga vào tình thế của một nước phải trợ giúp, rồi giải quyết thay cho Nga những vấn đề của nước Nga thì không thể được.
Tôi muốn đề cập riêng đến quan điểm của Nhật Bản trong việc nước Nga gia nhập G-8. Năm 1997, khi vấn đề mở rộng NATO được đặt ra và chúng ta phải chấp nhận quyết định thống nhất với các nước phương Tây về vấn đề này (xin nhắc lại những điều kiện đàm phán với NATO đã được nêu trong văn kiện đặc biệt được thông qua ở Paris). Bỗng nhiên Nhật Bản kiên quyết phản đối việc nước Nga gia nhập G-8. Nhật Bản giải thích lập trường của mình do sự khác nhau về tiềm năng kinh tế, hệ thống tài chính, song tôi hiểu rằng áp lực đó xuất phát từ một trong những mảng quan hệ chính trị của chúng ta - vấn đề về những hòn đảo Nam Kuril. Nhật Bản tưởng rằng chúng ta “bán rẻ” lập trường của chúng ta về NATO để đổi lấy việc gia nhập G-8. Nhật Bản muốn khai thác điều này có lợi cho mình. Song việc gia nhập G-8 là một vấn đề, còn những hiệp định chính trị lại là vấn đề khác. Không thể có chuyện mà cả buôn bán ở đây được.
Nói chung khả năng giao tiếp bình thường trong giờ nghỉ giải lao với Clinton, Chirac, Shroeder, Blair, Prodi, Hasimoto, Cretien chẳng có gì căng thẳng và không cần nghi lễ, thảo luận những đề nghị và kế hoạch chung - đó là những công việc chủ yếu trong các cuộc gặp thượng đỉnh. Những lúc đó có thể trao đổi tất cả. Những cuộc gặp ở đây có thể là tay đôi, tay ba, tay tư tức là tất cả những gì mà không thể hình dung có được trong khuôn khổ những chuyến thăm chính thức.
Chúng tôi đi ra vườn cỏ. Mùa hè, ánh nắng mặt trời chiếu sáng. Chirac tiến đến gần tôi, chỉ vài phút trao đổi đã phôi thai những vấn đề thoả thuận có tính toàn cầu trong tương lai. Sau đó những vấn đề đó được các chuyên viên nghiên cứu, rồi ký được những văn kiện quốc tế tối quan trọng. Những văn kiện đó đã được nảy sinh chính tại đây, chỉ trong vòng có vài phút trao đổi. Còn một bức tranh nữa của cuộc gặp thượng đỉnh Denver. Chương trình văn hoá: buổi hoà nhạc của Charles Berry trong gian phòng rộng lớn. Gian phòng chật ních người. Trước khi diễn ra hoà nhạc tất cả các nguyên thủ đều được tặng một bộ quần áo bò. Bill Clinton đi nghe hoà nhạc trong bộ trang phục này: ủng da và mũ chăn bò. Cả phòng hân hoan chào các nguyên thủ quốc gia. Gần bảy mươi ngôi sao nhạc rốc đã tạo nên trong lòng khán giả nghe hoà nhạc một cảm xúc chân thành, ấm áp. Tôi thì quá xa lạ với loại hình văn hoá này. Đã có thời tôi từng hát các bài hát Nga, các bản tình ca của các nhạc sĩ Fradkin, Dunaevski, Pakhmutova. Tôi xin phép tất cả với lý do hiện nay ở Matxcơva đang là nửa đêm, nên tôi phải đi ngủ. Cái buổi tối hôm đó của G-8 chỉ còn là G-7. Nghe nói buổi hoà nhạc hôm đó, một số nhà lãnh đạo cũng đã ngáp dài do nóng chứ không phải do âm nhạc. Nhưng Clinton thì thật hào hứng.
Nói chung không khí tại cuộc gặp thượng đỉnh là hoàn toàn dân chủ. Đây chính là điều giá trị nhất đối với tôi. Tôi cho rằng tương lai chính là do những cuộc gặp như vậy. Gọi nhau bằng anh, tôi, xử sự một cách chân tình - không hình thức, mà thật lòng. Một đặc điểm của tương lai.
Nghỉ ăn trưa. Những câu chuyện vui đùa được tung ra.
Bàn ăn của trợ lý chỉ cách chúng tôi năm đến sáu mét. Kohl tiến lại gần bàn của những trợ lý và đùa kiểu rất Đức và tất cả đều đoán chắc anh ta sẽ nói gì.
- Các anh làm gì ở đây? Đến đây để ăn à? Đây là chỗ chúng tôi ăn, còn các anh phải làm việc, làm việc!” - Kohl giả vờ doạ.
Thế là tất cả lại cười ầm lên làm cho không khí căng thẳng biến mất, nhưng một số trợ lý thì thật sự sợ hãi. Tại cuộc gặp thượng đỉnh G-8 cuối cùng, tôi quan sát và bỗng nhiên hiểu rằng tôi là người già nhất về tuổi tác và kinh nghiệm chính trị!
Tôi nhớ mãi Mitterrand, một con người tốt bụng và tinh tế Chính chúng ta đã tiến hành những cuộc đối thoại đầu tiên giữa Nga với Pháp với ông. Đến bây giờ tôi vẫn chưa quên buổi tiếp đón thật sự long trọng mà ông tổ chức tại Điện Elisée trong chuyến tôi thăm Paris. Đó chính là khôi phục lại một cách có ý thức truyền thống lịch sử bị ngắt quãng tình hữu nghị vĩ đại của hai dân tộc. Tôi thật thương cho ông, bao nhiêu năm trời hiến dâng cả cuộc đời cho nước Pháp, ông không sống cho bản thân mình, những năm cuối đời, ông đã mang trên mình một căn bệnh hiểm nghèo, đau đớn. Sau đó J. Chirac thay ông nắm quyền. Đó là một con người khác hẳn, một nhân cách khác hoàn toàn - cởi mở, tự do và đầy tình cảm.
Trong tôi cũng có nhiều gắn bó với Thủ tướng Anh J. Mayor, một nhà ngoại giao tuyệt vời. J. Mayor có vẻ mang tính cách khô khan rất Anh, nhưng bên trong là một người tình cảm, nhiệt tình...
Sau đó là Blair lên thay, con người thuộc thế hệ những năm 70 - năng nổ, tình cảm, nhưng trực tính.
Hoà nhập với cái nhóm G-8, với một tập thể các nhà chính trị mới này có dễ dàng đối với tôi không? Bởi vì không chỉ đơn giản là họ còn trẻ. Họ nhìn nhận thế giới theo một cách khác. Họ cũng nhìn tôi với một con mắt khác.
Tôi đặc biệt hồi hộp khi anh bạn tôi, Helmut Kohl mà tôi đã từng gặp nhiều lần ra đi khỏi Nhóm G-8. Tôi với Kohl rất dễ hiểu nhau về tâm lý, cùng giống nhau về cách xử sự và giao tiếp.
Chúng tôi cùng nhìn nhận thế giới từ góc độ của những người cùng thế hệ. Ngoài ra, chúng tôi còn muốn nhanh chóng làm tan tảng băng được tích tụ từ sau chiến tranh giữa Liên Xô và Cộng hoà Liên bang Đức. Quan hệ giữa chúng tôi còn được bổ sung bằng sự nồng ấm. Chúng tôi đều cho rằng sau khi bức tường Berlin sụp đổ điều đó là cực kỳ quan trọng. Shroeder, một chính khách của làn sóng tự do mới, mang trong mình tư tưởng dân chủ xã hội sẽ cố gắng để đạt được chuẩn mực mới, khô khan, hợp lý trong quan hệ với nước Nga.
Tôi hiểu điều đó ngay từ đầu.
Song dù sao đối với tôi trong quá trình hiểu biết những nhà lãnh đạo mới của châu Âu không chỉ khó khăn về tâm lý mà còn có cả ý nghĩa tích cực. Tôi sẽ dễ dàng hơn bất cứ ai bảo đảm được tính thừa kế quan hệ đối với Nga.
Nhất là trong G-8, tôi lại là người cao tuổi nhất, kinh nghiệm nhất.
Trong G-8 không có ai là anh cả. Cũng không có ai là em út. Nhưng có người cao tuổi nhất, nhiều kinh nghiệm nhất. Helmut Kohl bao giờ cũng là một người lãnh đạo không chính thức. Nhưng khi ông vắng mặt, thì vai trò thủ lĩnh được chuyển giao cho tôi.
Có lần Kohl nửa đùa nửa thật: “Đừng sợ Boris! Nếu bị thất cử, tôi sẽ bố trí cho anh kiếm việc làm ở Đức. Tôi biết anh tốt nghiệp kỹ sư xây dựng”.
Thời gian đã trôi đi. Tôi và Kohl đã cố gắng xây dựng tất cả những gì có thể trong cuộc đời của mình. Tôi rất muốn công trình xây dựng chung của chúng ta - quan hệ của hai nước chúng ta - không bao giờ bị sụp đổ, mãi mãi đứng vững hàng thế kỷ.
Hy vọng rằng tấm bằng kỹ sư xây dựng của tôi sẽ giúp ích cho việc này.

<< Những cuộc gặp không chính thức | Xử lý văn bản >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 929

Return to top