Gulliver dốc ra tay một nắm thuốc, do dự, rồi lại đổ trở lại bao và chỉ lấy hai viên. Anh kê miệng vào vòi nước nuốt ực hai viên thuốc, vỗ nước lên mặt, rồi đứng thẳng lên nhìn vào tấm kiếng trên bồn rửa mặt. Cái kẻ trần truồng ngó lại anh là một kẻ lạ, tuy trông cũng quen quen, một kẻ mặt mũi khó thương, với cái nhìn cay nghiệt nhạo báng. Y nhếch một nụ cười độc ác mà ngó Gulliver đang ngó sững y, trong khi cả hai người chờ mấy viên thuốc làm dịu cơn đau bên sườn.
Gulliver nhẫn nại chờ, bây giờ anh gần như không khó chịu gì với nỗi đau. Bác sĩ Lợi, bác sĩ của Sứ quán, đã Gặn anh cứ bốn giờ lại uống hai viên, nhưng anh mới chỉ uống có hai viên mà thôi. Anh hãnh diện về chính mình hơn bao giờ.
Qua bức tường, anh nghe thấy người đàn bà từ Sài Gòn xuống tới lui trong phòng bên. Anh nghe tiếng nàng mở vòi nước và thốt kêu nho nhỏ lúc bước vào bồn nước nóng, nghe tiếng nàng vỗ bì bạch và hát ư ử. Nghe rõ như là anh đang ngồi trên thành bồn tắm của nàng chờ kỳ lưng cho nàng.
Gulliver nhắm mắt lại và tưởng như thấy nàng với hai bàn tay đầy xà bông mơn man bộ ngực căng tròn và khắp thân mình như người ta gượng nhẹ lau chùi một món đồ gốm quý. Cơn căm uất khi gặp lại Steelman đã khiến anh chiều nay không nhìn kỹ nàng, nhưng anh cũng đã kịp nhận biết nàng là một tấm nhan sắc tuyệt vời. Anh mở mắt, cảm thấy máu chạy dần dật khắp châu thân. Anh không ngạc nhiên gì: đã gần bảy năm nay anh không hề gần gũi một người đàn bà da trắng nào.
Anh lại nhắm mắt và tưởng tượng tấm thân trắng muốt của Sally cong lên dưới mình anh, rắn chắc khác Kẳn những tấm thân người Việt, mảnh dẻ, màu mật ong anh đã quá quen thuộc. Đây không phải là một cái lá thu vàng, khô và ròn. Đây là một cái khung vững chắc, không dễ dàng sụp đổ dưới sức nặng của anh. Một tấm thân chế-tạo-tại-Hoa-Kỳ, một tấm thân đồng-hồ-Timex...có ngâm ướt cũng vẫn chạy như thường.
Gulliver thở mạnh, bực bội. Anh làm sao vậy kìa? Anh không dám chắc, nhưng cho rằng đó là một thứ triệu chứng sinh tồn, sự thôi thúc của bản năng sinh sản sau khi cận kề cái chết. Con thú, bất ngờ biết rằng mình sẽ phải chết, tức thì lo sinh sản, để bảo đảm nòi giống sống còn. Chẳng phải anh cũng đã thấy nỗi thôi thúc đó khi gặp lại Như hồi trưa đó sao?
Anh đã gặp lại Như từ Rạch Giá trở về, sôi nổi lạ thường, cuống cuồng tựa một con thiêu thân, mới hớn hở đó lại bật khóc nức nở. Mở cửa cho anh, nàng đã đứng chết lặng, đôi mắt đen ngời mở lớn như giọt mực loang trên giấy thấm; rồi nàng ôm chầm lấy anh, vùi mặt vào ngực anh nức nở: "Anh Jake! Anh Jake!", cứ như nàng không nghĩ còn được gặp lại anh. Nàng không muốn gì hơn là ngồi bên anh, cầm tay anh, đưa mấy ngón tay rờ trên má anh, nhưng anh, anh đã muốn, anh đã đòi nhiều hơn thế nữa.
Gulliver lau mình, quấn tấm sà-rông, và ngả lưng xuống giường, gượng nhẹ bên sườn đau. Hai viên thuốc không đủ công hiệu, nhưng anh nhất định không uống thêm cho đến khi nào chịu hết nổi. Anh không chịu mất thể diện với chính mình.
Không muốn nghĩ tới cơn đau nữa, anh hồi tưởng lại những cảm giác vừa qua trong phòng tắm. Không có gì đáng hãnh diện cả. Anh cảm thấy hổ thẹn, cứ như anh đã phản bội Như thực sự chứ không phải chỉ trong trí tưởng. Anh không hoàn toàn nhận lỗi. Anh chê trách cả cái cô Teacher kia nữa. Ma quỷ yêu kiều nhất nước Việt Nam, người đàn bà lả lơi đi theo Steelman. Và anh kết tội cái kẻ trong tấm kiếng.
Thế rồi anh hiểu ra. Anh biết trước kia anh đã gặp kẻ trong kiếng ở đâu. Không thể sai được: cũng nụ cười khe khắt nhạo báng đó, cũng cái vẻ tự cao tự đại đó, cũng đôi mắt đầy rẻ rúng đó. Kẻ trong kiếng chẳng phải là một kẻ lạ. Hoàn toàn chẳng phải là một kẻ lạ. Bạn đồng hành một thuở của anh đó thôi -- Anh Hàng Cát.
Gulliver tự nhủ, và hy vọng mình nghĩ đúng, rằng chính nỗi căm uất khi gặp lại Steelman đã đưa tới cuộc viếng thăm không chờ đợi và không mong muốn này của Anh Hàng Cát. Anh đã nói với Steelman Anh Hàng Cát không còn nữa, nhưng bây giờ anh hết dám cả quyết. Có thê nào Anh Hàng Cát vẫn ẩn náu trong anh, chờ thời, chờ được tháo cũi sổ lồng, và sẽ tàn độc hơn bao giờ hết?
Gulliver đã không phải nhìn mặt Bennett Steelman từ gần tám tháng nay, từ thời vụ Vương, và anh đã tưởng sẽ chẳng bao giờ gặp lại hắn nữa. Anh đã tưởng thế là xong. Cuộc sống của anh bây giờ chẳng hay ho gì, nhưng cũng còn hơn thời đó, cái thời Steelman chỉ việc bấm một cái nút và thế là Anh Hàng Cát cử động, múa may y hệt một người máy hung tàn.
Tất cả khời đầu từ vụ hạ thủ Tướng Máu, sứ mạng đầu tiên của Anh Hàng Cát, khởi điểm cho một sa đọa cũng tận cùng, cũng trọn vẹn, như hết mọi sa đọa kể từ khi Adam bị đuổi khỏi Vườn Địa đàng.
Nhưng phải chăng mọi chuyện đã thực sự bắt đầu từ trước vụ đó nữa, với một chuyến vượt biên giới khác trong một trường hợp khác tuy rằng cũng tương tự, với vụ giết một người có biệt danh cũng mỹ miều chẳng kém: Ông Hoàng Đỏ? Không. Hồi đó chỉ là một màn biểu diễn tài nghệ của Lực lượng Đặc biệt thôi. Phải. Đúng đó là khởi điểm. Tuy Lực lượng Đặc biệt thi hành, nhưng sáng kiến là do CIA. Và khi anh thành công là họ chú ý tới anh, và thế là anh kẹt bẫy của họ.
Nhưng nếu mọi chuyện đã bắt đầu hỏng từ thuở đó và nơi đó, thì về sau mọi chuyện đã hỏng như thế nào? Gulliver chưa bao giờ có câu trả lời thỏa đáng cả. Anh chắc cũng chẳng khác nào nước Mỹ đã đi hết từ sai lầm này đến sai lầm kia. Mỗi lần một chút, một lần ngoảnh mặt rồi lại một lần ngoảnh mặt, cho tới khi tất cả những lần mình nói DừD trong lúc lẽ ra phải nói DkhôngD dồn tới chỗ mình không thể nói DkhôngD được nữa...tới chỗ mình đã đầu tư quá nhiều.
Anh nghĩ ngợi về khuôn mặt già nua hằn nếp anh đã thấy trong tấm kiếng. Khuôn mặt của một bức tượng bị phá phách. Khuôn mặt của một kẻ đã bị tận dụng. Tuổi trẻ của hắn mất tiêu đâu rồi? Hắn đã bao giờ có tuổi trẻ chưa? Tất nhiên là có chứ, anh cáu kỉnh tự nhủ, nhưng sao như xa xưa lắm rồi. Ngày anh mới đặt chân tới xứ này anh còn trẻ lắm, chỉ là một quân nhân thuần túy, nóng nảy được đem thử thách tài nghệ, và tin tưởng sứ mạng -- cứu nhân dân yêu chuộng tự do của miền Nam Việt Nam khỏi tay cộng sản vô thần -- không những cao cả mà còn có thể hoàn thành trong thời gian ngắn. Lòng tin của một quân nhân Lực lượng Đặc biệt trong những năm đầu là như thế đấy.
Từ khi đầu quân mười hai năm trước đây, anh đã trải phần lớn đời binh nghiệp trong Lực lượng Đặc biệt. Anh đã tha thiết với binh chủng này không bút nào tả xiết. Không phải chỉ vì nó đã cho anh một lựa chọn khác hơn là nối nghiệp cha anh làm nghề trồng thuốc lá, mà chính vì Lực lượng Đặc biệt, lãng mạn và phiêu lưu, cho ta cơ hội được làm những việc khó khăn và quan trọng. Hoặc ta thiết tha với nó, hoặc nó không có nghĩa gì cả. Quân đội từ xưa vẫn có thành kiến sâu đậm với các đơn vị ưu tú, và sĩ quan nào sung vào các đơn vị này hai lần hoặc hơn kể như chôn vùi sự nghiệp của mình. Điều đó Jake Gulliver chưa từng quan tâm. Anh vẫn nghĩ không phải anh gia nhập quân đội, với những cơ cấu, những gò bó của nó. Anh đã gia nhập Lực lượng Đặc biệt.
Hồi đó đang là sinh viên chỉ còn một học kỳ nữa thì lấy được một tấm bằng của đại học tiểu bang bắc Carolina nhưng anh đã bỏ học, về nhà nằm cho đến khi ông bố dọa tống cổ anh ra đường. Thế rồi một buổi sáng anh đầu quân, sau một đêm say sưa trong một quán rượu ở đường Hay cùng một đám hạ sĩ quan Lực lượng Đặc biệt từ trung tâm Bragg tới. Đêm đó anh đã say mê nghe những chuyện ghê rợn họ kể, thèm muốn tình bằng hữu ướt át nhưng cảm động của họ, và dĩ nhiên anh đã so sánh cuộc sống hào hùng và đầy bất ngờ của họ với cuộc sống buồn nản chờ đợi anh giữa những hàng cây thuốc lá mười dặm ngoài thị trấn cayetteville.
Từ cái ngày anh tuyên thệ trong buổi sáng mù sương năm 19R8 đó, cuộc đời Gulliver luôn luôn là những sôi động bất ngờ. Sau khóa căn bản quân sự là tới những khóa huấn luyện nhảy dù và biệt động tại cort Benning, rồi trường ngoại ngữ tại Monterey, nơi đây anh đã được chỉ định học tiếng quan thoại nhưng lại được đưa vào lớp Việt ngữ -- bốn mươi bảy tuần lễ dài đằng đẵng. Ngay tự hồi đó quân đội Hoa Kỳ đã thấy mình có tương lai ở Việt Nam rồi.
Đầu tiên anh được bổ về sư đoàn dù 1M1 tại Campbell, nhưng anh xin sang Lực lượng Đặc biệt ngay khi đủ điều kiện, và sau một khóa huấn luyện nữa tại Trung tâm Chiến tranh đặc biệt cort Bragg, anh được chính thức mang mũ xanh.
Và cũng như xưa nay trong quân đội, một tay nào đó ở phòng nhân lực đã chú ý tới khả năng ngôn ngữ của anh...và tức thì gửi anh qua Lào, nơi người ta nói rất nhiều thổ ngữ không phải là tiếng Việt. Trước tiên là một toán A góp phần huấn luyện quân đội hoàng gia Lào trong khuôn khổ chiến dịch Sao Trắng, rồi lên cao nguyên giúp tướng Vang Pao tổ chức đoàn quân Mèo của ông ta, và cuối cùng tới vùng bình nguyên cỏ mượt Boloven hoạt động với bộ lạc người Kha. Chính tại Lào anh mới biết CIA chi phối các hoạt động của lực lượng Đặc biệt, nhưng vào thời đó điều này anh thấy vô hại, thực ra còn tốt nữa là khác, do túi tiền không đáy của CIA.
Một năm đó Gulliver phục vụ tại Lào, duy nhất có một chuyện đặc biệt bất thường mà thôi. Chuyện bắt đầu khi một tù binh Pathet Lào khai với người Mỹ rằng chỉ huy của y là một ông hoàng đã ly khai hoàng gia đi theo cách mạng. Giống như người anh họ Souphanouvong, ông ta cũng lấy bí danh là Ông Hoàng Đỏ. Sau mỗi lần tác chiến trong đất Lào ông lại rút quân sang Tàu bồi dưỡng, sang một căn cứ địa ngay bên kia biên giới. Ý thức được một lãnh tụ như thế có giá trị tuyên truyền rất lớn cho Hà Nội, CIA đã yêu cầu biệt đội Lực lượng Đặc biệt ở gần biên giới nhất cử một người tình nguyện vượt biên thủ tiêu Ông Hoàng Đỏ cho Kọ. Viên chỉ huy biệt đội tuy cho đó là một chuyện điên rồ nhưng cũng đem trình bày rõ cho các đội viên của mình. Ngạc nhiên thay cho anh, trung sĩ Gulliver, chuyên viên võ khí cừ nhất của anh, đã giơ tay tình nguyện.
Sáu giờ sau khi vượt biên giới, Gulliver trỡ về, và Ông Hoàng Đỏ chỉ còn là một cái xác chết. Đám Pathet Lào quá tin tưởng biên giới Trung Quốc bất khả xâm phạm cho nên đã lơi là gần như chẳng phòng thủ gì cả.
Bọn ma quỷ vô cùng mừng rỡ. Tất nhiên họ không thể đề nghị tưởng thưởng huy chương cho trung sĩ Gulliver; lúc bấy giờ Lào vẫn còn là một cuộc chiến tranh bí mật, và chỉ nội ý nghĩ cho quân sang Tàu cũng đủ làm hết hồn Quốc Hội trước nay không kinh sợ gì hơn là thấy Hồng quân Trung Hoa có cớ nhảy vào cuộc chiến. Nhưng bọn cao-bồi sẽ không quên anh. Thượng cấp của anh trong quân đội cũng chú ý tới anh, đề nghị cho anh đi học khóa sĩ quan. Riêng Gulliver thì không nghĩ ngợi gì đến chuyện ấy nữa. Anh đã cho rằng đó chỉ là thêm một việc phải làm. Nếu như anh biết được chuyện ấy rồi sẽ dẫn anh tới đâu, hẳn anh đã theo cái quy luật tự ngàn xưa: không bao giờ tình nguyện với bất cứ việc gì.
Gulliver về nước, tới cort Benning học khóa sĩ quan, tốt nghiệp đúng vài tháng trước khi toàn thể nhân viên quân sự Hoa Kỳ phải triệt thoái khỏi Lào theo hiệp định Genève năm 1962. Anh đã phải chờ hơn một năm, tới khi anh mang lon trung úy, mới được trở lại hàng ngũ Lực lượng Đặc biệt -- binh chủng này không nhận thiếu úy bao giờ. Rồi anh trở lại Đông Dương, lần này là Việt Nam (cuối cùng thì guồng máy chạy cũng đúng); kinh nghiệm Lào của anh cùng khả năng ngôn ngữ của anh thích hợp đương nhiên với chương trình các Toán Dân vệ không chính quy CIDG(Civilian Irregular Defense Group).
CIDG đã là kinh nghiệm thoả mãn nhất đời anh. Anh hoạt động với người Thượng Rhadé tại buôn Tong- bong trên cao nguyên miền Trung, chỉ huy một phân đội A, sáu người thay vì mười hai như lệ thường, ăn ở như người Thượng, dạy họ tự vệ và chăm sóc họ. Với anh, CIDG quả là xứng đáng nhất cho Lực lượng Đặc biệt.
Hồi đó còn là buổi đầu của chương trình CIDG, và phân đội A-212 của anh theo đúng phương pháp thành công năm trước tại buôn bnao do phân đội đầu tiên của CIDG, phân đội A-113 của đại úy Ron Shackleford. Gulliver cùng các hạ sĩ quan của anh cấp cho người Thượng võ khí tối tân và huấn luyện, tổ chức phòng thủ buôn. Làm hàng rào, đặt mìn bẫy, khai quang, tuần tiễu, phục kích. Những người Thượng bán khai nhưng kiêu hãnh kia sẽ không còn phải cúi đầu tuân phục Việt cộng nữa, sẽ không còn bị sử dụng làm dân công hay lính cảm tử nữa.
Ngoài mặt quân sự, những quân nhân da trắng đội mũ xanh ấy cũng đã bắt đầu một chương trình công tác dân sự vụ. Họ giúp dân trong buôn làm chuồng heo, cất chẩn y viện, xây trường học, nhà cộng đồng mới. Và, cách hữu hiệu nhất để lấy lòng người Thượng, chính họ đã trở thành người Thượng.
Tất cả sáu người Mỹ đều đã qua một buổi lễ nhập môn bộ lạc...nhảy múa, tiệc tùng, uống rượu cần trong những hũ cao đến ngang cầm bằng ống hút, uống cho đến khi té xuống sàn không còn biết trời trăng gì nữa, giữa những tiếng hú, tiếng cười của những người anh em mới của họ.
Gulliver còn có một cô vợ người Thượng nữa. Với tư cách tù trưởng danh dự, anh đã được mời chọn trong đám con gái không ai hỏi ý kiến. Anh xin miễn nhưng rồi được hiểu rằng từ chối sẽ là một sỉ nhục vô cùng nghiêm trọng. Và thế là một đoàn con gái ngực để trần miệng cười ríu rít đi diễu qua trước mặt viên sĩ quan trẻ khổ sở ngượng ngùng, cho đến lúc sau cùng anh chọn một cô, một nhan sắc tuy trông dữ dằn nhưng nồng nàn, với mái tóc dài óng mượt, bộ ngực căng tròn và nước da màu cát. Anh đã chứng tỏ vừa có khiếu thẩm mỹ vừa tinh ý, vì đã vô tình chọn đúng một người con gái của vị tù trưởng.
Gulliver đã thực sự yêu mến những người Thượng của anh -- yêu mến sự chất phác, tính ngay thẳng, lòng trung hậu, quả cảm, và chí hiếu học của họ -- và cho đến nay anh vẫn hành diện đeo trên tay cái vòng mỏng bằng đồng của những người trong bộ lạc.
Anh yêu mến họ nhiều nên càng bịn rịn phải chia tay với họ bảy tháng sau đó, khi Trung ương Tình báo lại nhảy vào đời anh, lần này không chịu buông anh ra nữa, lôi anh ra khỏi cái khung cảnh thơ mộng thế kỷ XII kia bằng một bàn tay thế kỷ XXI -- máy điện toán của công ty. Máy điện toán, khi được hỏi một giải pháp cho vấn đề Tướng Máu, đã nhả ra cái tên nó đã ghi nhận hai năm trước khi vấn đề Ông Hoàng Đỏ được giải quyết. Cái tên Gulliver, J.S.
Khi thanh toán Tướng Máu rồi, anh cứ tưởng thiên hạ đã quên đi, đã cho Anh Hàng Cát về vườn. Bọn ma quỷ vẫn sử dụng anh, nhưng là sử dụng trung úy J.S. Gulliver chứ không phải sử dụng Anh Hàng Cát.
Họ sử dụng Gulliver ban đầu chỉ họa hoằn, rồi càng ngày càng đều đặn hơn, liên tiếp trong những sứ mạng biệt lập tuy cũng ngoài khuôn khổ như nhau nhưng quả có thú vị hơn. Họ đã tức khắc thu xếp để thuyên chuyển anh từ Toán R Lực lượng Đặc biệt sang Toán 1, tuy anh chẳng hề phải đi trình diện tại bản doanh Toán 1 trên đảo lkinawa. Thay vào đó, anh bị sung vào SOG, Đội Công tác đặc biệt, do CIA điều động dưới cái tên giả mạo hiền lành Tổ Nghiên cứu Quan sát, nghe như tên một câu lạc bộ cho các vị giáo sư đại học lui tới thù tạc.
Gulliver được biết rằng chức năng tiên khởi của SOG là thực hiện những sứ mạng quấy rối và điều động một mạng lưới điệp viên phía bắc khu phi quân sự, ngay trong lãnh thổ Bắc Việt. Tuy nhiên ngoại trừ công tác bất thường vượt biên giới ngắn hạn với nhiệm vụ rõ rệt, anh không dính líu gì tới những chuyện đó. Anh là một thứ nhân viên phù động của SOG, buổi đầu chẳng mấy khi có việc gì làm, chỉ được gọi đến khi có chuyện cần đến khả năng đặc biệt của anh: vượt biên giới thu thập tình báo hoặc cứu phi công bị bắn rớt sau hậu tuyến địch.
Công tác thay đổi luôn, và tuy không công tác nào đem lại cho anh cảm thức toại nguyện như anh từng biết khi còn hoạt động với người Thượng, đôi lần anh cũng thấy hay hay, thú vị nữa.
Thí dụ để sử dụng khả năng vượt biên giới của anh trong lãnh vực truyền tin, bọn ma quỷ ra lệnh cho anh điều động một công tác phát thanh đen. Phát đi từ một đài bí mật cực mạnh trong Nam, toán của anh truyền những lệnh giả cho những điệp viên tưởng tượng ngoài Bắc, chỉ thị họ tới một nơi nào đó đón nhận một chuyến thả dù. Những lệnh đó được phát đi chẳng bằng mật mã nào, cố ý để địch bắt được, với mục đích để địch phải cho quân tỏa ra khắp nơi săn đuổi.
Kết quả khiến bọn ma quỷ khoái như điên, họ lại ra lệnh cho anh tiếp tục công tác, lần này phát đi từ Lào những tin điện giả để phá rối lực lượng Khmer Đỏ bên Miên cũng như vị quốc trưởng trung lập của xứ này là ông Hoàng Sihanouk -- ông này đã trở thành cái gai cho CIA vì không chịu đứng về phe họ. Lần này toán của Gulliver sử dụng máy móc điện tử tân kỳ bắt chước gần y hệt giọng nói Sihanouk, cái giọng the thé hổn Kển đặc biệt của ông ta. Nhắm vào những người dân quê khờ khạo, các buổi phát thanh giả như theo đúng đường lối Mặt Trận nhưng chen vào những khuyến dụ bậy bạ...tỉ như ông Hoàng Sihanouk điện tử sẽ cổ vũ đàn bà con gái trong các vùng giải phóng đóng góp cho chính nghĩa chống đế quốc bằng cách ngủ với các chiến sĩ anh hùng của Khmer Đỏ và quân đội Bắc Việt.
Những công tác ấy chỉ là những trò giỡn chơi. Xong rồi thì người ta chẳng phải lo đốt bỏ quần áo hay là cậy gỡ những vệt máu đóng khô trên tay mình.
Gulliver cũng chẳng mấy quan tâm những khi anh được giao phó những công tác bí mật vừa do Lực lượng Đặc biệt vừa do CIA điều động, những công tác sử dụng anh theo lối anh đã được huấn luyện, nghĩa là chiến đấu quang minh chính đại.
Trong vai trò một quân nhân quang minh chính đại đó, anh được phái đến một toán áo đen, một đại đội biệt kích 150 quân. Anh chỉ huy trung đội thám báo hoạt động dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh, đặt mìn bẫy, phá các kho giấu vũ khí lương thực, phục kích. Các công tác dần dần trở nên quy mô hơn, trong khuôn khổ một chương trình mang tên Trống Đồng. Phát xuất từ căn cứ tiền phương Khe Sanh, Gulliver dẫn một toán gồm ba lính Lực lượng Đặc biệt và chín lính người Thượng ra vào đất Lào dò tìm mục tiêu cho các oanh tạc cơ Hoa Kỳ. Công chúng và Quốc Hội được cho hay là quân đội Hoa Kỳ nhất thiết không được phép vượt qua biên giới, nhưng sự lừa dối đó chẳng hề khiến Gulliver bận tâm. Bất cứ việc gì cho phép anh hành động như một quân nhân thuần túy, anh đều cho là quang minh chính đại cả. Tất nhiên anh sẽ thích được trở về cao nguyên với toán CIDG của anh hơn, nhưng xét cho cùng anh vẫn hài lòng, hả hê nữa. Anh được xông pha rừng rậm chứ không phải bó mình sau một bàn giấy, anh được thăng đại úy, và công tác thì thích thú dầu đôi khi hắc búa.
Mọi chuyện đã hết còn thích thú vào một buổi sáng trời sáng như bạc tại Khe Sanh, năm 1965.
Hôm đó mới bốn giờ sáng, một nhân viên điện đài chạy tới đùng đùng lay Gulliver dậy và trao cho anh một bức điện của bộ chỉ huy Trống Đồng đóng trên Ngũ Hành Sơn ngoài Đà Nẵng. Bức điện gửi cho đại uý Gulliver, J.S., chỉ huy biệt đội A-111, Tổ Nghiên cứu Quan sát, mang dấu Thượng khẩn và Tối mật. Còn thì tất cả đều bằng mật mã.
Bức điện gồm hai phần. Phần thứ nhất chỉ thị đại uý Gulliver giao lại quyền chỉ huy cho viên hạ sĩ quan chánh cho đến khi một sĩ quan mới được bổ nhiệm, có hiệu lực tức khắc. Sau đó bức điện không nói tới một ai mang tên Gulliver nữa. Anh Hàng Cát không được tiết lộ hay bàn cãi với bất cứ ai về việc giải nhiệm của mình. Anh Hàng Cát phải đi gặp chiếc trực thăng 677B4 của Air America sẽ đáp xuống căn cứ Khe Sanh khoảng 6 giờ 3M sáng nay. Anh Hàng Cát phải liên hệ với một người trên trực thăng sẽ xưng danh là Dao Cạo. Anh Hàng Cát phải đặt mình dưới quyền Dao Cạo. Anh Hàng Cát phải mang theo hết đồ tùy thân và Vẵn sàng theo Dao Cạo trên chuyến bay trở về ngay khi đó. Anh Hàng Cát từ nay tạm thời là nhân viên tòa Đại sứ Hoa Kỳ, trực thuộc tòa Tổng lãnh sự Nha Trang. Sau khi ký nhận Anh Hàng Cát phải huỷ ngay bức điện.
Anh Hàng Cát không còn hiểu ra sao cả.
Hay là hoạt động của anh trong chương trình Trống Đồng không làm cấp trên thỏa mãn? Điều này vô lý: toán của anh vẫn luôn đạt kết quả tốt. Vậy tại sao anh lại bị giải nhiệm? Tại sao sau bao nhiêu lâu rồi thiên Hạ lại lôi cổ Anh Hàng Cát ra? Tại sao anh lại về làm tùy viên cho một tòa lãnh sự tuốt dưới Nha Trang, một nhiệm vụ dân sự? Thôi phải rồi! Dân sự...Air America...Bí danh. Có thế mà anh không hiểu ngay! Chắc anh già lẩm cẩm rồi. Rõ ràng quá! Bọn ma quỷ!
Anh đã đến lặng lẽ ngồi chờ bên lề bãi đáp, ngồi trên cái túi rách đựng đủ hết đồ tùy thân của anh. Mưa nhỏ rả rích và chiếc mũ xanh màu lá rừng không ngăn được nước mưa chảy ướt mặt anh. Ngoài anh trên bãi đáp không một bóng người, sương mù khiến giờ này không có chuyến bay quân sự nào được trù liệu. Anh hút thuốc liên miên, khum tay giữ cho khô điếu thuốc, ngắm những ngọn núi mù sương bao quanh Khe Sanh. Những đám mây đen nặng trĩu uốn quanh các đỉnh núi trông chẳng khác nào một bầy chó săn xúm quanh bếp lửa.
Anh nhận ra chiếc trực thăng từ xa, một đốm trắng trên bầu trời xám tro. Chiếc trực thăng lớn dần, lớn dần, rồi sau cùng đáp xuống. Anh liệng điếu thuốc đứng lên. Cánh cửa được kéo sang, nhưng không có ai bước ra. Chiếc trực thăng đậu đấy, cánh quạt vẫn quay chậm chậm, cánh cửa mở nửa như mời mọc nửa như đe dọa, tựa một miệng hầm giữa cơn bão tố. Khi thấy rõ sẽ không có ai bước ra, anh nhắc cái túi của mình lên vai và leo lên trực thăng.
Đợi bên trong là một người cao gầy như con sếu, tay chân dài ngêu ngao, tóc để dài và nét mặt ơ thờ. Y mặc đồ đi rừng, hai bàn tay trắng muốt với móng sạch không chỗ chê. Y chẳng hề thò một trong hai bàn tay vô nhiễm đó ra. Y chỉ ngó Gulliver bằng cặp mắt lim dim chê trách, rồi quay lại gõ hai cái lên nón sắt người phi công. Anh này từ hồi nào vẫn nhìn thẳng phía trước chẳng một lần ngoái lại, tức thì cho trực thăng bay lên.
Tuy vẫn còn rất tức tối và chỉ muốn hỏi về việc mình bị thuyên chuyển thình lình, Gulliver quyết định mở lời một cách lịch sự: "Chào ông, tôi là Jake Gulliver," anh la át tiếng máy bay và chìa tay.
Người kia không bắt tay anh mà chỉ lắc đầu. "Bồ lầm rồi," y nói. "Bồ không phải là Jake Gulliver. Bồ biết lề lối mà, đề nghị ta theo đúng lề lối ngay."
Gulliver nhún vai đáp: "Thôi được. Tôi là Anh Hàng Cát. Còn ông là ai?"
"Dao Cạo." Dao Cạo nhíu mày và cặp mắt xanh lim dim của y lạnh như băng. Y cũng nhăn mũi nữa, cứ như là y vừa tìm thấy một con chuột chết đã cả tháng sau tủ lạnh.
Gulliver chưa chịu thôi. "O.K., ông Dao Cạo. Giờ thì ta xong thủ tục Mata Hari(Vũ nữ người Hoà Lan (1876-1917), bị cáo buộc làm gián điệp cho Đức và bị Pháp xử tử, thời Thế chiến I) rồi, ông cho tôi hay ngoài đời thực ông là ai."
Dao Cạo ngó anh, nhếch một nụ cười rẻ rúng. "Tôi tên Steelman. Và tôi nghĩ anh sẽ hiểu ra rằng đây mới là đời thực."
"Ông là ma quỷ hả, ông Steelman?"
"Tôi là Phó tổng lãnh sự Nha Trang," Steelman đáp, buông từng tiếng, đôi môi tái ngắt mím lại.
"Ông là ma quỷ," Gulliver chán chường nói. "Thế còn tôi thì sao? Phải chăng bây giờ tôi cũng thành ma quỷ luôn?"
"Anh sẽ là tùy viên quân sự tại tòa lãnh sự Nha Trang."
Gulliver thở dài. "Tôi cũng là ma quỷ rồi."
"Tôi không ưa cái cách gọi như thế. Cái cách gọi ngu xuẩn của bọn nhà báo ngu xuẩn. Yêu cầu anh chớ dùng nó nữa."
Gulliver lại nhún vai và nói qua chuyện khác. "Bây giờ ta đi đâu? Đi Nha Trang?"
Steelman gật đầu.
Đến đó rồi thì tôi sẽ làm gì? Dĩ nhiên, ngoài cái tước hiệu tùy viên quân sự."
"Tôi bảo gì anh làm nấy."
Gulliver toan hỏi câu nữa, nhưng Steelman đã ngả đầu ra sau và nhắm mắt lại. Anh nhìn y ngủ, hay là làm bộ ngủ, một lúc, rồi anh nằm ngay xuống sàn thép lạnh, lấy túi đồ làm gối, ngủ thiếp đi. Cứ thế cả hai người ngủ gà ngủ gật cho đến lúc tới Nha Trang. Không ai nói với ai thêm một lời nào nữa, kể cả thời gian ngắn ngủi ghé lại Ngũ Hành Sơn, nơi đây họ đổi sang một chiếc C-47 không sơn cờ hiệu gì.
Mọi chuyện khốn nạn bắt đầu là như thế. Suốt hai năm sau đó, Gulliver ngồi trong một văn phòng chật hẹp của tòa lãnh sự Hoa Kỳ tại Nha Trang, rất ư là nhàn hạ, ngay cả vai tuồng tùy viên quân sự cũng chẳng phải đóng. Anh trở nên người vô hình cô lập y như người cùi. Steelman lại đặc biệt cấm anh lai vãng với các Vĩ quan tại bộ chỉ huy Toán R Lực lượng Đặc biệt cũng ngay trong thành phố, dù rằng có những người là bạn cũ của anh. Còn anh thì chẳng buồn giao du với bất cứ ai trong tòa lãnh sự.
Ngày này qua ngày khác, tuần này qua tuần khác, anh ngồi sau một bàn giấy trống trơn, theo dõi các trận cầu qua tờ Stars and Stripes(Tờ báo cuả quân đội Hoa Kỳ (Stars and Stripes: sao và sọc, chỉ lá cờ Hoa Kỳ).), đánh cờ một mình, hết nhổm lên lại ngồi xuống sau cánh cửa khóa kín. Gần như chiều nào anh cũng đi tắm biển và tối nào cũng la cà các quán rượu. Anh trở thành nguồn lợi tức chính cho hàng chục nàng chị em ta và cho viên bác sĩ Việt Nam chuyên trị bệnh phong tình. Bạn duy nhất của anh là gã chủ tiệm hút, nơi anh khám phá thật dễ dàng để mình đắm chìm trong những mơ tưởng chập chờn. Thuốc phiện có quyền năng đưa anh về lại vùng cao nguyên với đội CIDG của anh, với những người Thượng của anh, với cô con gái của vị tù trưởng cao ngạo.
Cứ vài tuần -- có khi sáu tuần, có khi tám tuần -- mới lại có xáo trộn và Anh Hàng Cát lại ra trò. Steelman sẽ dùng chìa khóa riêng để vào văn phòng Gulliver và khóa kín cửa lại ngay. Dao Cạo nói và Anh Hàng Cát lẳng lặng nghe. Họ chỉ gặp nhau những lần như thế mà thôi.
Mọi nhiệm vụ của Anh Hàng Cát đều luôn luôn như nhau, chỉ là tái diễn những vụ Tướng Máu với lại Ông Hoàng Đỏ. Nhưng cũng như những khi anh chơi cờ một mình, trong mỗi ván lại có muôn vàn biến hóa. Có
khi đối thủ của Anh Hàng Cát là những quân nhân, có khi không. Có khi họ ở bên kia biên giới, có khi bên này. Anh Hàng Cát hành động ban đêm, Anh Hàng Cát ra tay ban ngày. Trên rừng núi, trên những bình nguyên cỏ mượt. Trong những biệt thự tráng lệ có lính gác cổng, trong những túp nhà lụp xụp cuối những con hẻm đầy rác rưởi. Nhớ nằm lòng những sơ đồ với kế hoạch, những ngõ vào cùng lối thoát. Và anh rành rẽ một số địa phương -- Sài Gòn, Quảng Trị, Ban Mê Thuột, Huế, Kontum, Đà Lạt, Quy Nhơn -- như một kẻ sinh trưởng tại đó.
Có những nhiệm vụ dễ dàng, có những nhiệm vụ khó khăn. Một lần Anh Hàng Cát phải truy ra một điệp viên của Hà Nội ngủ giữa một căn phòng đầy người ngáy vang như sấm, trong một căn nhà an toàn cho các đảng viên cộng sản lẩn trốn. Con mồi không phải như những người ngủ chung quanh y; là phụ tá cho viên thị trưởng của một thị xã lớn, y đã lộ diện để ám sát xếp này. Anh Hàng Cát đã bó buộc phải vào tận nơi chứ không có cách nào khác. Con mồi cuả anh đã lẩn mất và nhất định không ra khỏi căn nhà này.
lần đó khiến ngay cả gã Steelman lạnh lùng cũng phải kính nể, nhưng Dao Cạo không hâm mộ Anh Hàng Cát bao lâu. Khi Gulliver biết chắc Trung ương Tình báo trông đợi những gì ở Anh Hàng Cát, anh đã cố lén gửi thư cho viên chỉ huy trưởng Toán Lực lượng Đặc biệt yêu cầu can thiệp. Chẳng bao giờ anh biết được viên sĩ quan này có thể hay là sẵn lòng giúp anh hay không; lá thư bị người của CIA gài ở bộ chỉ huy Toán bắt được. Steelman đã xếp lá thư của anh làm máy bay giấy và vung tay miệt thị liệng lên bàn Gulliver.
"Nếu anh còn tính giở trò này một lần nữa," y nói, "anh sẽ được gửi trả về quê quán anh lo hốt cứt gà. Binh nghiệp của anh sẽ tiêu...kaput...finis. Capisce?( Kaput, tiếng Đức, cũng như cinis, tiếng Pháp, có nghĩa: Hết! Và Capisce, tiếng Ý, có nghĩa: Hiểu chưa?)"
Gulliver cũng không vừa; anh cố tình trả lời một cách thủng thẳng: "Tôi phục ông lắm đó, ông Steelman. Quả là ông biết nhiều thứ tiếng nhỉ!"
lần đối đáp đó mở đầu cho bầu không khí mới giữa hai người thời gian về sau. Cho đến bấy giờ chỉ là thiếu mặn nồng, mối liên hệ của họ trở thành công khai thù nghịch. Sau vụ lá thư bất phục tùng ấy, cứ mỗi lần có một nhiệm vụ mới, Anh Hàng Cát và Dao Cạo lại diễn một tấn tuồng bất di bất dịch: một buổi sáng nào đó Gulliver mở khóa bước vào văn phòng mình, nghĩ rằng sẽ lại thêm một ngày buồn nản nữa, và rồi tìm thấy trên bàn giấy một hồ sơ gồm tên tuổi một con mồi, địa điểm sau cùng y đã xuất hiện, và mọi tin tức khác về y bọn ma quỷ đã thu thập được. Anh sẽ cầm tập hồ sơ đi thẳng tới văn phòng Steelman, liệng lên bàn giấy y và nói: "Kiếm người khác, tôi không làm việc này."
Không buồn ngước mắt lên, Steelman sẽ thò tay vào một hộc bàn, lấy ra hai tờ giấy thảy về phía Gulliver. Tờ thứ nhất là một lá đơn xin giải ngũ chưa đề ngày tháng nhưng có đủ tên, số quân, đơn vị của đại úy Gulliver; tờ thứ hai là cáo trạng của tòa án quân sự khép đại úy Gulliver vào tội bất phục tùng một mệnh lệnh trực tiếp trong thời chiến và ghi nhận đương sự đã đọc và hiểu rõ cáo trạng.
Steelman sẽ bỡn cợt nói: "Anh làm ơn ký vào một trong hai tờ này cho tôi." Rồi y lại cắm cúi vào việc của mình.
Tần ngần một lúc rồi Gulliver cầm lại tập hồ sơ và bước ra.
Vậy tại sao anh đã không xin giải ngũ? Gulliver cố tự nhủ đó là vấn đề nguyên tắc, rằng anh sẽ không để một kẻ như Steelman, một người dân sự, đẩy anh ra khỏi quân đội. Nhưng anh biết lý do thực là gì. Anh đã không xin giải ngũ là vì anh chẳng tìm được câu trả lời thoả đáng cho câu hỏi tiếp theo: giải ngũ rồi thì anh làm gì? Làm ruộng ư? Cuộc đời quân nhân, dù bao gian khổ, đã là cả cuộc đời anh rồi. Hồi hương ư? Việt Nam, dù bao kinh hoàng, đã trở thành quê hương của anh rồi.
Gulliver biết rằng anh đã nhuốm nặng "bệnh da vàng", le mal jaune(Tiếng Pháp trong nguyên tác). Anh đã dính cứng với Việt Nam, nghiện những cảm giác mạnh dễ có cũng như nghiện á phiện rẻ tiền. Sau bảy năm sống sôi động, anh biết rằng nếu hồi hương, anh sẽ như một tay thợ lặn trồi lên mặt nước quá mau -- sẽ chết ngạt vì buồn chán.
Và liên hệ giữa Anh Hàng Cát với Dao Cạo cứ tiếp tục như thế cho tới khi đổ vỡ hẳn, sau vụ Vương.
Anh đã thử dùng những viên thuốc của anh và rồi khám phá ra tác dụng hữu ích của chúng: chúng làm tan loãng mọi chi tiết gớm tởm sau khi "nhiệm vụ" đã hoàn thành. Và thế là từ đó Anh Hàng Cát chẳng mấy khi hành động mà không có những viên thuốc ấy.
Tất nhiên không phải thuốc luôn luôn công hiệu. Thời gian đó có những lúc khác thường như đã kết tinh lại, những lúc anh vẫn còn nhớ rõ mồn một. Nhất là một đêm, một đêm mưa ròng rã, một đêm cứ mỗi mùa mưa lại ám ảnh anh, hiện ra trong trí anh cùng tiếng mưa rơi trên mái. Đêm ấy Anh Hàng Cát đột nhập một túp lều mái tôn bên bờ sông Hương ở Huế; anh đã phải mất gần một tiếng đồng hồ mới len qua được sáu đứa trẻ đang ngủ say sưa để vào tận bên trong giết cha chúng.
Một tay anh bịt chặt mũi miệng con mồi, tay kia thọc thanh K qua họng y, máu y phụt ra như máy nước hư vòi. Bất chợt anh ngước lên và nhìn thấy một thằng bé khoảng mười tuổi ngó chăm chăm. Thằng bé không động đậy, không thốt lên một tiếng nào. Nó nằm co quắp, hai đầu gối khẳng khiu áp vào ngực, hai bàn tay chắp lại làm gối kê giữa má và chiếu. Đôi mắt đen và ướt mở lớn trong bóng tối, trong khi mưa xối xả trên mái như tiếng trống đập.
Gulliver cũng không động đậy, không thể nào động đậy gì được. Anh tuyệt vọng ngó lại trân trân, hai tay ghì chặt người cha vẫn còn rẫy rụa. Hai người -- người đàn ông mặt bôi đen và đứa trẻ có đôi mắt đennhìn nhau tưởng như tới thiên thu, không ai nhúc nhích, không ai thốt lên tiếng nào.
Gulliver trông thấy được một mạch máu bập bùng nơi cổ họng đứa bé, cùng lúc anh cảm thấy cũng mạch máu ấy chậm lại rồi ngưng đập nơi cổ họng người cha. Tiếng một hơi thở nhẹ hắt ra, chỉ thoáng nghe được giữa tiếng mưa và tiếng ngáy cuả cả gia đình đang say ngủ. Rồi cả người cha cùng đứa con trai từ từ nhắm mắt lại, không mở ra nữa.
Anh Hàng Cát rút lui cũng lặng lẽ như khi tới, mặc dầu toàn thân run rẩy không tài nào kiềm chế được. Ra ngoài rồi, anh quỳ nơi bờ sông, tính rửa lưỡi dao và hai bàn tay đẫm máu, nhưng rồi chỉ biết bật khóc nức nở. Rồi ói mửa. Anh vừa khóc vừa ói, cả thân mình quằn quại, một tay ôm bụng, một tay nén ngực. Thanh K tuột khỏi tay anh và rớt xuống giòng sông Hương chảy lờ đờ, như một hòn đá. Mưa đổ ào ào, làm cồn mặt sông, làm trôi lớp ngụy trang trên mặt Anh Hàng Cát. Mưa chảy ròng ròng, nửa xanh nửa đen, trên mặt anh, nhạt nhòa nước mắt.