Đại úy Jonathan Gulliver(Tác giả hẳn không phải vô tình chọn tên này cho nhân vật của mình. Gulliver là tên nhân vật chính trong tác phẩm trào lộng lừng danh GulliverDs Travels (Gulliver du ký) của nhà văn Ái Nhĩ Lan Jonathan Swift (1667-1745). Qua chuyện Gulliver lưu lạc đến xứ những người tí hon, rồi đến xứ những người khổng lồ, vv..., Swift nhạo báng sự điên rồ của loài người.) trước nay vẫn tin rằng một trong những lợi điểm hiếm hoi của cuộc sống trong quân ngũ là ta ít khi nào phải ngạc nhiên về mọi người. Ta có thể "đọc" một người mang quân phục như ta đọc một đồ biểu vậy. Do những tương quan người với người ta có thể phỏng định được gần hết.
Khi Swain lần đầu tiên bước vào văn phòng Gulliver, một tuần lễ trước nghỉ Tết, trông anh cũng dễ đọc ra như dòng chữ đầu của một bảng trắc nghiệm mắt, bằng chứng sống cho Định Luật của Gulliver: những gì ta thấy đương nhiên là những gì ta có được.
Và những gì Gulliver thấy thì đều quen thuộc, vững bụng cả -- một viên sĩ quan trẻ tuổi hung hăng, cao lớn lực lưỡng, ăn nói đốp chát, và rõ ràng, nếu không nhất thiết xuất sắc, chắc chắn đầy khả năng.
Bộ chiến phục bạc phếch của Swain bó sát đôi vai rộng, thân hình gân guốc, và cặp đùi rắn chắc. Cổ áo mang lon trung úy, và phù hiệu nhảy dù khâu trên miệng túi. Bên một vai là huy hiệu biệt động quân ngay phía trên huy hiệu MACV(Military Assistance Command - Vietnam, Bộ tư lệnh viện trợ quân sự - Việt Nam), và bên vai kia là huy hiệu Lữ đoàn Dù 173. Và huân chương Bộ binh Chiến đấu kiêu hãnh khoe mình bên trên phù hiệu nhảy dù. Ít ra lần này, Gulliver thầm nghĩ, họ đã đủ khôn ngoan không biệt phái cho mình một tay mơ nữa.
Bộ tiểu sử chuyên nghiệp cô đọng Swain mang trên mình đó hết sức xứng hợp với mái tóc bạch kim cắt ngắn, khuôn mặt nung núc với hai hàm bạnh ra, cái mũi ngắn, cùng cặp mắt gần như giao nhau dưới lớp lông mày rậm. Một khuôn mặt ngu xuẩn với một thoáng vẻ tàn bạo. Một lính chiến giỏi, Gulliver thầm nghĩ.
Tuy nhiên, Gulliver tức khắc phải xét lại những cảm tưởng đầu tiên cũng như Định Luật của mình. Swain chẳng buồn chào kính gì hết. Anh vượt qua cửa đến bên bàn giấy bằng hai bước dài, thò ra bàn tay chuối mắn, và la: "Chào anh. Chắc anh là Anh Hàng Cát. Tôi là Harry Swain."
Rồi, không đợi được mời, anh ngồi phịch xuống chiếc ghế gỗ trước bàn giấy Gulliver và bắt đầu xoay kéo ầm ầm cái ghế để đón hơi mát yếu ớt tỏa xuống từ chiếc quạt ba cánh lừ đừ quay trên trần, miệng không ngớt than phiền sao không có máy điều hòa không khí.
Văn phòng chật chột ở lầu một của Gulliver và phòng ngủ của anh trên lầu hai là hai phòng duy nhất không gắn máy điều hoà không khí trong Sứ quán, một ngôi biệt thự rộng lớn. Gulliver không ưa máy điều hòa không khí; tiếng rù rì không ngớt của máy rất dễ che khuất những tiếng động nho nhỏ, tưởng như không nghĩa lý gì nhưng có thể rất quan trọng. Anh cũng chẳng ưa những người không quen biết gọi anh bằng cái biệt danh của anh hồi phục vụ trong Lực lượng Đặc biệt. Gulliver cũng không nghĩ anh sẽ ưng chịu gì Harry Swain.
Một lúc sau thì anh không còn nghi hoặc gì nữa. Khi cuối cùng yên vị rồi, Swain ngó Gulliver bằng cập mắt lừ đừ, đục ngầu, và, không giáo đầu gì hết, nhưng nhíu hàng lông mày rậm như lông mày loài khỉ, nói ngay: "Tôi nghe nói anh là người có nhiệm vụ kiểm tra tin tức, phải không Anh Hàng Cát? Vậy thế tình hình chị em Mít ở đây ra sao?"
Gulliver chớp mắt, choáng váng không sao phản ứng ngay được. Anh nhìn vào mặt Swain, hy vọng đó là một lời bông đùa. Nhưng mặt Swain là một tấm giấy thiếc, một ánh sáng mờ đục chẳng có bề sâu, là phản chiếu của một vùng đất khô cằn. Anh choáng váng với những linh cảm. Một lần nữa, lại là một cú của bọn chó đẻ ở Sài gòn, anh nghĩ, cố nén cơn buồn nôn. Cuối cùng anh bật nói lên được: "Cái gì?"
"Chị em Mít... Điếm ấy mà," Swain thản nhiên đáp, lưng ngả ra sau, bàn tay vô tình đặt giữa hai đùi. "Ở Sài Gòn người ta đồn là những dinh ma quỷ này cho phép mỗi người có một em Mít trong nhà. Phải vậy không? Tiêu chuẩn ở đây thế nào?"
"Tôi không có trách nhiệm về tiêu chuẩn ở đây," Gulliver bình thản đáp. "Nhưng đúng đấy, đàn bà được phép vào dinh.""Số dách! Thế nội quy trong dinh ra sao?" Swain cười toe toét hỏi, tay nhấn nhấn giữa hai đùi, rõ rệt khoái trá điều được xác nhận mà chẳng hề để ý âm hưởng chê trách trong câu trả lời của Gulliver.Gulliver dùng giọng nghiêm trang hơn: "Nội quy định rằng anh được phép chung sống với một người đàn bà trong dinh, nhưng người này chỉ được lui tới phòng của anh, nhà bếp, phòng ăn, và phòng khách mà thôi. Bác sĩ của Sứ quán sẽ thường xuyên khám cô ta có mắc bệnh phong tình hay không, và cô phải qua hộp thử nghiệm trước khi vô ở, rồi sau đó mỗi tháng một lần." Điều này cũng có vẻ khiến Swain thích thú. Anh lại cười, nhíu cặp lông mày rậm và hỏi: "Thứ hộp gì hấp dẫn vậy? Tôi đây cũng khoái qua mấy cái hộp lắm, anh hiểu tôi muốn nói gì chứ?"Gulliver hiểu. Họ đã biệt phái cho anh một thằng cuồng dâm. "Máy điều tra nói dối," anh khan giọng đáp. "Ai cũng phải trắc nghiệm với máy này mỗi tháng một lần."
Gulliver không buồn che giấu gớm tởm. Tất nhiên, nói cho cùng, anh cũng chẳng thể lên mặt dạy dỗ ai. Nhưng Như khác. Nàng không phải là điếm. Và anh chưa hề đưa nàng tới Sứ quán, dù chỉ là để dùng một bữa ăn. Ngoài Đặng ra, không một ai trong Sứ quán biết nàng.
"Ý kiến số dách," Swain nghiêm trang nói, giọng tán thưởng. "Không thể để bọn điệp viên hai mang tự do lui tới như với lính Mũ Xanh được."
Một lần nữa, Gulliver phút chốc không nói được nên lới. Swain khiêu khích anh chăng? Swain biết vai trò anh trong vụ Vương hay sao? Anh ngó lại mặt Swain và yên tâm ngay. Nhưng những gì anh thấy trên khuôn mặt ấy gần như còn tệ hơn nữa. Họ phái cho mình một tên cao-bồi, Gulliver chua chát nghĩ. Lần trước là một thằng con nít chưa bao giờ biết mùi trận mạc, một tay mơ, và lần này một tên cao-bồi cứ tưởng mình là nhân vật tiểu thuyết Ian cleming(Ian cleming, nhà văn người Anh (1958-1964), tác giả những tiểu thuyết gián điệp với nhân vật chính James Bond).
Sau cùng anh nói: "Mũ Xanh là một cái mũ, Swain à, còn những người đội mũ xanh là Lực lượng Đặc biệt. Bây giờ ta bắt đầu làm việc nhé. Anh đã nhận những mệnh lệnh gì?"
Swain vẫn giữ vẻ nghiêm nghị. Cặp lông mày rậm nhíu lại ưu tư, anh nói, giọng trách móc: "Kìa Anh Hàng Cát, thế nào là hở môi chìm tàu? Tất anh biết hơn ai hết là có bao giờ có mệnh lệnh viết ra cho những nhiệm vụ như thế này. Tôi tưởng họ đã cho anh hay về tôi rồi chứ."
Rõ rệt Swain đang nới lỏng quân phong, quân kỷ, vui thú được chứng tỏ ít nhiều bất phục tùng. Y chưa một lần nói "Thưa đại úy" với Gulliver. Y chỉ có hai tháng biệt phái và chắc y quyết ý hưởng trọn vẹn hai tháng này ngoài mọi kỷ cương quân đội.
Trung úy Swain có lẽ là một quân nhân giỏi, Gulliver nghĩ. Các huân chương ít khi nào hoàn toàn sai lầm. Y là lính nhảy dù, là biệt động quân, từng xông pha trận mạc, cũng như chính Jake Gulliver, và Gulliver dư hiểu với mỗi tư cách đó một quân nhân đã phải cung hiến những gì cũng như đã được đền bù những gì. Nhưng rất thường đổi thay xảy đến, ngay cả với những quân nhân giỏi, khi họ bị đưa ra khỏi môi trường tự nhiên của họ và biệt phái sang cho CIA. Họ như đem để dành trí sáng suốt, sự khôn ngoan của họ. Gulliver đã từng nhận thức điều đó nhiều lần.
Bảy tháng trước đây, Gulliver cũng có thể có tác phong như thế khi lần đầu tiên anh đặt chân đến tỉnh này. Hồi đó trách nhiệm tình báo trong tỉnh là thiếu tá Ansell, một sĩ quan bộ binh chuyên nghiệp, tăng cường cho CIA, cũng như Gulliver, do những tài năng độc đáo của mình. Thiếu tá Ansell tỏ thiện cảm ngay với viên cố vấn mới của đội thám báo, và sẵn sàng chấp nhận sự xuồng xã giữa hai người. Nhưng Gulliver nhất thiết không chịu thủ vai trò một điệp viên hay một nhân viên dân chánh vối cấp trên của mình. Cho đến ngày thiếu tá Ansell bị giết, dại úy Gulliver chưa bao giờ thân tình với ông đến mức không dùng câu "Thưa thiếu tá". Gắn bó với hệ thống quân giai là một trong vài cách Gulliver còn giữ để nói lên rằng anh chưa bao giờ chấp nhận, và sẽ không bao giờ chấp nhận, để cho CIA bắt chẹt. Nhất là sau những hành động của CIA đối với Lực lượng Đặc biệt. Đối với đại tá Sculler. Đối với Jake Gulliver.
Gulliver lạnh lùng nhìn Swain: "Trung úy Swain, tôi biết anh không có văn bản mệnh lệnh, và giám đốc cơ quan tại Cần Thơ đã cho tôi hay về anh. Tôi biết anh đã nhận những mệnh lệnh gì. Điều tôi muốn biết bây giờ, để sau này không có hiểu lầm, là, theo anh, các mệnh lệnh của anh là thế nào. Tôi muốn biết những ai đã thuyết trình cho anh và họ đã nói với anh đúng những gì."
"Kìa Anh Hàng Cát," Swain rên rỉ. "Thuyết trình lên thuyết trình xuống tôi chẳng nhớ nổi những ai đã nói những gì nữa. Ở Sài Gòn thì MACV với công ty. Ở Cần Thơ thì CORDS(Civil lperations and Rural Development Support, Công tác dân sự và Yểm trợ phát triển nông thôn) rồi lại công ty. Vậy anh muốn tôi nói về lần nào?"
Công ty(The Company, tiếng lóng nội bộ, chỉ cơ quan CIA)? Swain đã bắt đầu dùng ngôn ngữ sống sượng của bọn cao bồi. Dấu hiệu không tốt chút nào. Cố giữ giọng bình tĩnh, Gulliver nói: "Tôi đã được tóm lược những gì họ nói với anh ở Cần Thơ, Swain à, do đó tôi muốn nghe về các buổi thuyết trình ở Sài Gòn. Nhưng khoan đã, tôi có điều này muốn nói với anh. Tôi là Gại úy Jonathan Gulliver. Tôi để bạn bè gọi tôi là Jake, nhưng chỉ có vài người được gọi tôi là Anh Hàng Cát mà thôi, và anh không có trong số đó. Trong sáu mươi ngày tới đây anh được quyền đi đây đi đó không bận binh phục như các nhân viên dân chánh, nhưng anh không phải là một nhân viên dân chánh. Anh vẫn thuộc quân đội Hoa Kỳ, và tôi vẫn là sĩ quan thượng cấp của anh. Hãy gọi tôi là đại úy."
Swain ngó trân Gulliver, miệng hơi hé, đôi mắt hau háu cuối cùng cũng mở rộng hơn hai chấm viết chì. Anh kinh ngạc ngẩn người khi thấy rằng Gulliver có thể chẳng ưa anh chút nào. Điều này chưa từng xảy đến cho anh bao giờ. Ai ai cũng ưa thích Harry Swain. Bất cứ ai. Vóc vạc và tánh khí anh bảo đảm điều đó.
Gulliver thấy được nỗi ngượng ngùng rồi một cơn giận đen tối lan dần trên mặt Swain. Rồi, phủ lên tất cả, một thoáng vẻ thận trọng. Swain đang nhớ lại câu chuyện đằng sau biệt danh Anh Hàng Cát. Nếu như y biết chút gì về biệt danh đó, hẳn y cũng biết do đâu nó được gán cho Gulliver. Đó chẳng phải là một điều khiến Gulliver hãnh diện, nhưng đôi khi dùng nó cũng tiện.
Swain giận lắm nhưng cố gắng không tỏ lộ. Anh giơ cả hai tay như để xua đi mọi ngộ nhận rủi ro và nở nụ cười cầu tài. Trông anh hệt đứa học trò bị thày giáo bắt quả tang hút thuốc. Anh nói: "Kìa, ơ...đại úy, tôi chỉ muốn thân mật thôi mà."
"Tôi không còn cần có bạn bè nữa, Swain à. Tôi cần là có kẻ để giao lại cái công việc điên rồ này," Gulliver không nhân nhượng.
Swain tắt nụ cười trơ trẽn và tím mặt nói: "Nếu đại úy muốn như thế..."
"Tôi muốn như thế," Gulliver nói. "Bây giờ kể cho tôi nghe các buổi thuyết trình ở Sài Gòn. Anh hãy kể buổi thuyết trình ở cơ quan trước."
"Buổi thuyết trình ở công ty ngắn ngủi lắm," Swain cay cú đáp, vẫn mặc cảm bị xúc phạm nặng nề. "Vì tôi chỉ biệt phái cho họ hai tháng mà thôi, họ chẳng tha thiết với tôi bao nhiêu. Thuyết trình hầu như chỉ là chiếu lệ."
"Anh nói chuyện với những ai?" Gulliver hỏi.
"Với một anh bự con thôi, nhân viên phản gián, tên là Steelman. Hắn chẳng nể nang gì các đội thám báo tỉnh. Hắn bảo đó chỉ là những kẻ giết mướn mà thôi."
"Tôi biết hắn," Gulliver nói, vẻ chua chát, nhưng lần này không phải vì Swain. "Có ai khác nữa không?"
Mặt Swain lại lộ vẻ ranh mãnh. "Có chứ, một cô tóc đỏ chân dài trên lầu bốn, phụ trách các nhóm thiểu số. Cô nàng nói cô biết tôi sẽ không còn công tác cho công ty một khi thay thế anh rồi, nhưng cô sẽ rất biết ơn nếu tôi cho cô hay mọi tin tức tôi thâu lượm được về giáo phái lớn ở đây...ờ, Hòe Hò gì đó, phải không?"
"Hòa Hảo," Gulliver nói.
"Vậy hả? Này anh, cô nàng thật ngon lành. Cặp giò trường túc, bộ ngực núi lửa. Phải chi tôi được thử nghiệm với cái "hộp" của cô nàng."
"Cô ta phụ trách các nhóm thiểu số sao?" Gulliver cắt ngang, trước khi Swain kịp nói nhiều hơn.
"Cô ta nói thế."
"Phải cô ta tên Teacher không? S. Teacher?"
Đúng đó. Sally Teacher. Đại úy cũng biết cô ta hả?"
Gulliver lắc đầu: "Không hẳn vậy. Tôi từng nhận được hai quả tạc đạn của một tên ma quỷ ở Sài Gòn có cái tên như thế, cả hai lần đều ký S. Teacher. Có điều tôi không biết đó là một phụ nữ."
Đúng là một phụ nữ đó," Swain nói, không ngừng nhíu mày. "Giá có thì giờ tôi đã nhào tới cô nàng rồi. Cô nàng làm ra bộ đài các lắm, nhưng đó là cái thứ lên giường rồi thì phải biết!"
Gulliver nghĩ chỉ thiếu một cặp kính dày và một điếu xì-gà là Swain trông chẳng khác gì anh hề Groucho Marx(Danh hài người Mỹ (1890-1977)) đang phun ra một câu pha trò tiếu lâm.
"Kể cho tôi nghe về buổi thuyết trình tại MACV," anh nói.
Swain nhún hai vai rộng. "Họ chỉ nói tôi sẽ tập sự hai tháng, rồi sẽ nhận chức cố vấn đội thám báo tỉnh khi tỉnh đội cải tổ theo hệ thống mới với những đường hướng mới."
Gulliver gật đầu. "Thế họ nói với anh về tỉnh này ra sao?"
Swain lại nhún vai thật lâu, và Gulliver, tuy gớm tởm, vẫn bị thu hút, không hiểu nổi dây thần kinh nào nối liền óc, ruột, chân mày và hai vai Swain với nhau.
"Họ nói ở các quận Hòa Hảo an ninh rất khả quan, nhưng vẫn còn những ổ phản loạn. Với lại đây là một trong vài tỉnh cuối cùng CIA vẫn còn giám sát chương trình Phụng Hoàng, kể cả đội thám báo. Họ nói họ đang giao hết lại cho bọn Mít, và MACV sẽ lãnh nhiệm vụ cố vấn. Họ gọi như thế là Việt Nam hóa. Tôi thì tôi cho như thế là tin không lành."
Swain ngừng một lúc rồi tiếp: "Ở MACV họ cho tôi hay anh chàng đầu tiên họ phái xuống để thay thế đại úy tiêu tùng rồi phải không?"
"Phải đó," Gulliver thản nhiên đáp.
Anh nhớ lại khuôn mặt tươi cười đầy tàn nhang, cởi mở và thân mật, rất Mỹ, một khuôn mặt Norman Rockwell(Nhà minh hoạ người Mỹ (1894-1978).). Tay mơ ấy tên gì nhỉ? meer, phải rồi, trung úy Edward meer. Tóc màu gạch, với những đốm tàn nhang lố bịch. "Ở South Bend, thành phố quê tôi, bạn bè gọi tôi là Eddie Lanh Lẹ, vì tôi chơi bi-da rất cừ. Sao, đại úy nói đại úy chưa từng coi Paul Newman trong phim The Hustler sao(Diễn viên điện ảnh Paul Newman thủ vai chính cast Eddie celson (Eddie celson Lanh Lẹ) trong phim Mỹ The Hustler (Tên xoay sở giỏi), năm 1961)? Thế lúc đó đại úy ở đâu?" Ở những nơi chẳng mấy khi được coi xi-nê, chú nhỏ à. Gulliver nhớ lại xác chàng trai, đầu chìm trong dòng sông Hậu đến ngang nách, hai khuỷu tay còng queo như hai càng cua, ngón tay duỗi như chân ếch trên lớp bùn dào dạt nước dơ. Eddie Lanh Lẹ họ meer trông như mới té nhoài vì nhảy quá vội -- một chú bé xứ Indiana sợ mất chỗ trong một hồ bơi đông nghẹt vào một ngày hè nóng nực. Phải đến lúc nắm chân anh kéo lên họ mới biết rằng anh đã mất đầu. Trên xác anh không có dấu vết nào khác. Đặng là người tìm ra đầu anh, trên cây cách đó năm mươi thước, miệng móc vào một cành gẫy. Không có máu nuôi, những đốm tàn nhang của Eddie Lanh Lẹ đã tan biến cả. Hai mắt chàng trai trợn chừng và giao nhau gần như hài hườc, nhìn theo cành cây như thể nhắm nòng súng. Gulliver vẫn còn nhớ rất rõ. Mấy viên thuốc chẳng lợi ích gì ở đây. Chẳng chút ích lợi nào. "Tại sao anh cho rằng bỏ Phụng Hoàng là không tốt lành cho CIA?" Gulliver hỏi, dẫu đã ngờ trước Swain sẽ trả lời như thế nào.
"Hả? Đại úy mà hỏi thế sao?", ánh mắt Swain đầy vẻ kinh ngạc. Rồi anh nhún vai, chắc luỡi: "Chắc vì đội của đại úy vẫn còn hoạt động theo kế hoạch cũ nên đại úy không biết những gì đang xảy ra ở các nơi khác."
"Có thể như thế đó. Vậy sao anh không cho tôi hay đi." Gulliver giữ giọng bình thường, không muốn để lộ sự mai mỉa.
"O.K." Swain hăng hái đáp ngay, nhún đít kéo ghế lại gần bàn giấy Gulliver hơn, nét mặt nghiêm trang cho thấy cuối cùng anh đã sẵn sàng bắt tay vào việc.
Gulliver nhận ra anh không cần tìm cách che dấu sự mỉa mai hay bất cứ điều gì khác. Mọi ngụ ý đều chẳng có tác dụng gì đối với Swain, cũng như lửa đối với một thày tu Ấn Độ vậy. Cặp chân mày ngộ nghĩnh kia, nằm vắt ngang dưới cái trán hẹp như hai con sâu róm, là tín hiệu của từng cử chỉ, từng thái độ của Swain. Gulliver nghĩ cặp chân mày đó thật hoàn toàn ăn khớp với điều giới dân sự đôi khi gọi là tinh thần nhà binh, nghĩa là tinh thần cứng nhắc với hết mọi kết luận, mọi xác tín hoàn toàn là những sản phẩm máy móc của bài vở quân trường, chẳng có gì xuất phát từ trí não. Thiện ý hăng hái của anh chàng bự con, lối giải quyết vấn đề gấp gáp, lộn xộn của gã, khiến Gulliver vừa tức cười vừa buồn lòng. Tác phong Swain thật "nhảy dù" hết chỗ nói.
"Trước hết," Swain nghiêm trọng nói, "ở bất cứ tỉnh nào công ty đã giao Phụng Hoàng lại cho bọn Mít và trách vụ cố vấn cho MACV -- nghĩa là hầu hết các tỉnh rồi -- mọi chuyện đều không còn ra gì cả. Tin tức tình báo chẳng còn bao nhiêu, và số hạ tầng cơ sở Việt cộng bị thanh toán cũng vậy. Trong phân nửa các trường hợp, con mồi được báo tên y có trong sổ đen, trước khi đội thám báo tỉnh được bố trí công tác; và khi họ đến bắt y thì y đã cao bay xa chạy từ lâu rồi. Mà chuyện đó cũng đương nhiên thôi, vì bất cứ tên Mít nào trong hệ thống Phụng Hoàng cũng có thể xen vào việc thiết kế công tác. Tôi muốn nói mấy má ngoài chợ cũng biết trước các công tác chẳng thua gì đội thám báo."
Gulliver nhún vai: "Chúng ta cũng chẳng thể tránh được những chuyện như thế đâu, Swain à. Dầu công ty toàn năng của anh còn cố vấn cho Phụng Hoàng ở đây, mọi công tác của đội thám báo vẫn phải được văn phòng tỉnh trưởng, Cảnh sát Đặc biệt, với Trung tâm Điều hành Tình báo tỉnh chấp thuận trước. Tôi cũng có thể cho anh hay ngay là mấy tháng vừa qua chúng tôi đã nhiều lần thất bại một cách bất thường, đáng ngờ."
Swain tỏ vẻ lưu tâm, nhưng vẫn lắc đầu. "Có thể như vậy, nhưng tôi đã được biết các thành tích của đội ở đây, vẫn còn khá hơn nhiều những tỉnh đội nơi các dinh ma qủy đã dẹp tiệm và trách vụ cố vấn giao lại cho MACV. Vả lại ít nhất đại úy vẫn có quyền khai thác tù nhân của mình một khi tóm được y rồi. Chuyên viên thẩm vấn làm việc với MACV thì đành bó tay. Không có phép thì đừng hòng mở miệng. Mấy dì phước dạy học ở trường đạo còn có oai hơn là một sĩ quan thẩm vấn trung bình của MACV." Swain lắc đầu trước điều quá ô nhục đó, rồi hỏi, với giọng ít nhiều kẻ cả của người trong cuộc: "Đại úy có từng nghe nói đến Chỉ thị số R2R-36 của MACV chưa?"
Một lần nữa Gulliver phải nén sự mai mỉa. " Sao anh không nói cho tôi nghe đi?"
Swain lại nhỏm đít, kéo xệch ghế lại sát bên bàn Gulliver, cặp giò mập mạp khuỳnh ra như ngồi trên lưng ngựa. Hai con mắt hấp him trông như giao nhau trong khoảng cách ngắn ngủi ấy. Anh thấp giọng, giọng phải có dể báo một tin bí mật: "Chỉ thị R2R-36 là lệnh phải báo cáo những tệ lạm đối với các quy luật bộ chiến. Chắc đại úy chưa hề nghe nói vì đại úy hành sự ở cấp tỉnh, và các trung tâm thẩm vấn tỉnh thuộc quyền công ty không bị ràng buộc bởi chỉ thị đó. Nhưng nội dung của nó là các cố vấn MACV không được can dự vào những vụ ám sát hay tra tấn, hay bất cứ sự vi phạm quy luật bộ chiến nào khác; và bất cứ khi nào anh thấy bất cứ ai trái luật, dù là Mít hay là Mỹ, anh phải báo cáo lên cấp trên. Thật là chó má, phải không đại úy?"
Ờ, chó má thật." Gulliver nhớ lại cái nhìn nửa vui thú nửa đau buồn trên mặt George Cameron, nhớ lại chính giọng nói của anh rành mạch đọc chỉ thị số R2R-36 của Bộ Tư lệnh Viện trợ Quân sự - Việt Nam: "...Nếu một ai cho rằng những hoạt động cảnh sát của chương trình Phụng Hoàng trái với lương tâm mình, người ấy có quyền được thuyên chuyển theo đơn xin mà không phải chịu thiệt thòi nào." Cách đây sáu tháng thôi, chưa đầy một tháng sau cái chết của thiếu tá Ansell, và Cameron, người thay thế, đã phải bực bội vì thái độ của viên cố vấn đội thám báo. "Trời đất ạ, đủ rồi nghe, Jake. Anh làm mất thì giờ cho cả anh lẫn tôi. Tất cả những nguyên tắc chỉ đạo ấy là dành cho nhân viên MACV. Không biết đã bao nhiêu lần tôi nhắc anh là anh không còn phục vụ cho MACV nữa. Muốn hay không thì hiện tại anh phục vụ cho công ty, và, thiệt thòi với chẳng thiệt thòi, anh sẽ không thuyên chuyển gì hết, cho đến khi nào tôi thấy anh hết xài và đá đít anh đi." Cameron nóng nảy lắc đầu, nhưng giọng nói đầy thân ái: "Với lại tôi chán những cái trò đòi thuyên chuyển lẩm cẩm ấy lắm rồi. Bây giờ anh đi ra chơi trò cao-bồi với da đỏ đi, để cho tôi làm việc, nếu không anh sẽ bị thiệt thòi đó, nghe chưa. Thiệt thòi nặng đó. Đi ra đi!"
"Khi tôi được bổ nhiệm về Tổ Quân báo R2R ở Sài Gòn, tôi hoàn toàn bị bó tay vì cái chỉ thị R2R-36 đó," Swain nói tiếp, "cho nên tôi biết rõ nó như biết luật Sám hối vậy. Chỉ thị R2R cho Tổ Quân báo R2R. Ngộ quá há?"
Ờ, ngộ thật."
Swain vẫn huyên thiên, hoan hỷ mình là kẻ nắm được bí quyết. "Nói riêng với đại úy thôi nhé, tôi biết các cố vấn cấp quận đều né chỉ thị R2R bằng cách thôi tham dự thẩm vấn khi nào đến hồi gay cấn, để một mình bọn Mít điều khiển. Ta đâu có báo cáo được những gì ta không trông thấy. Nhưng ở Sài gòn làm như vậy cũng không được vì nhiều tai mắt quá đi. Nói tóm lại, đại úy à, R2R-36 là hố bẫy không à, và tôi chẳng vui Vướng chút nào khi nghĩ phải trở lại với nó. Thế rồi hơn hết mọi chuyện nào khác, họ còn cho tôi hay rằng, một khi tôi trở lại với MACV và những luật lệ thúi hoắc ấy rồi, tôi cũng sẽ chẳng còn được phép cùng đi công tác với đội thám báo của tôi nữa. Đó là vì sao tôi không thích thú gì khi MACV nắm mọi quyền hành, vì sao tôi có ý định tận dụng hai tháng tới đây tôi chỉ phải theo quy luật của công ty mà thôi."
Gulliver lặng lẽ ngó Swain, rồi nói: "Tất cả những gì tôi muốn ở anh trong sáu mươi ngày tới đây, là anh hãy mở hai mắt, dỏng hai tai, nhưng giữ cái miệng cho kín. Anh sẽ múa may thế nào là do tôi. Bây giờ kể xong mấy buổi thuyết trình rồi, anh hãy kể cho tôi nghe về anh. Và đầu tiên anh hãy cho tôi hay vì sao anh cho rằng anh có khả năng với loại công tác này."
"Rất hân hạnh, thưa đại úy," Swain đáp, giọng cũng lạnh lùng không kém. "Nhưng nếu đại úy không phiền, tôi mong đại úy đừng coi tôi là một thứ tay mơ. Tôi vẫn làm những việc này kể từ khi tôi đến xứ này. Mặc dầu tôi hoạt động cho quân đội chứ không phải cho công ty. Và tôi hoạt động có kết quả lắm đấy."
lần đầu tiên kể từ lúc Swain bước qua cửa văn phòng anh, Gulliver phần nào phải chú trọng đến y. Anh đã cho rằng Swain chỉ là cái thứ chuyên làm tàng, và phần lớn những kẻ như vậy đều dễ nhụt cả. Anh cũng chẳng nghĩ rằng Swain cũng biết mai mỉa.
Để tôi coi anh hoạt động rồi sẽ biết," Gulliver khô khan đáp. "Dù anh đã làm những gì anh sẽ gặp nhiều bất ngờ nếu anh tưởng anh dày kinh nghiệm với loại công tác chúng ta thực hiện ở đây. Được huấn luyện trong Nhảy dù và Biệt động quân thì tốt lắm, nhưng chưa đủ đâu. Anh có làm những gì khác nữa không?"
Giọng Swain tỏ lộ niềm kiêu hãnh thách thức về quá khứ của mình: "Mới đầu tôi là trung đội trưởng trong lữ đoàn Dù 1T3 trên cao nguyên. Sau tám tháng tôi được bổ về trung đội CRIm(Combined Reconnaissance and Intelligence mlatoon, trung đội thám báo) của Lữ đoàn, hoạt động phối hợp với các đơn vị Việt Nam trong vùng sôi bỏng này. Căn bản thì chúng tôi cũng làm việc giống như đội thám báo tỉnh của anh. Chúng tôi cũng có một đám chiêu hồi làm hướng đạo. Có cả một vài đội thám báo tỉnh hợp tác với chúng tôi nữa, và, nói thẳng ra, tôi không nghĩ tụi này hay ho chút nào."
Gulliver không cãi. Anh không nhất thiết bất đồng ý khi Swain đánh giá các đội thám báo tỉnh. Phần lớn quả không hay ho gì.
Thấy Gulliver không nói gì, Swain lại tiếp: "Trung đội CRIm không phải toàn bọn Mít như đội của anh. Vừa có Mỹ vừa có Mít. Có lẽ vì thế mà chúng tôi thành công. Bọn Mít có làm hỏng mọi chuyện thì có chúng tôi chấn chỉnh lại."
Gulliver gật đầu. Swain có thể là kẻ anh không muốn cùng đi nhậu nhẹt, nhưng với kinh nghiệm CRIm y quả xứng đáng hơn tay mơ Sài Gòn phái xuống cho anh lần trước. Không phải Gulliver chán ghét gì gã trẻ meer, trái lại. Anh chắc chắn còn ưa gã hơn Swain nhiều. Có điều Eddie Lanh Lẹ rốt cuộc sống sót không được một tuần lễ, khiến Gulliver vẫn phải còn ở đây. Gulliver biết rất rõ về các đội CRIm hiện giờ hoạt động cho các đơn vị ngoài tiền tuyến; chính anh đã phụ huấn luyện cấp chỉ huy cho đội đầu tiên. Và dầu không có mục đích khủng bố như các đội thám báo tỉnh, chúng quả là môi trường chuẩn bị tốt nhất cho loại công tác này.
Swain tiếp tục khua chiêng gõ trống. "Tôi rất thích thú các công tác CRIm nên tôi đã tình nguyện trở lại Việt Nam một lần nữa. Thế nhưng bọn khốn thuyên chuyển tôi liền. Vì tôi càng ngày càng chuyên trách tình báo nên một ngài nào đó bèn bổ nhiệm tôi về MACV ở Sài gòn -- về Tổ R2R đó."
"Anh làm những việc gì ở R2R?" Gulliver hỏi, tràn đầy hy vọng. Swain là một thằng ngu, nhưng càng lúc càng có vẻ khá hơn.
"Tôi là sĩ quan thẩm vấn tại Trung tâm Thẩm vấn Quân sự Phối hợp. Tôi thâu lượm được vài kỹ thuật rất đáng kể, và tôi cũng có kinh nghiệm cộng tác với bọn Mít vì chúng tôi liên hệ rất chặt chẽ với Sở An ninh Quân đội của Việt Nam. Tụi nó chỉ là một bọn khốn vô tích sự thật đó, nhưng thế nào anh chẳng có điểm tốt khi anh chứng tỏ anh biết cộng tác với Mít."
Gulliver mỉm cười độ lượng. Gã Swain sừng sỏ chẳng phải quý báu gì, nhưng là cái vé cho Gulliver rút lui, rút lui khỏi Sứ quán, rút lui khỏi quyền hành bọn cao bồi. Với quá trình cùng kinh nghiệm của Swain, không có lý gì việc bàn giao sẽ không êm đẹp. Điều quan tâm duy nhất của Gulliver là làm sao giữ được Swain toàn mạng đủ thời gian cho anh rút lui. Và điều này không phải dễ nếu Đặng có mặt đâu đó khi lần tới Swain lại dùng từ Mít để gọi người Việt Nam.
Swain theo chân Gulliver ra ngoài giữa cơn nóng hừng hực, nheo mắt vì ánh nắng sáng lóa ban trưa, hài lòng và khích động. Anh vừa thăm một vòng ngôi biệt thự Sứ quán, và tin chắc điều anh đã trông đợi từ trước: nhiệm sở mới này sẽ là chức vụ hàng đầu. Số Một!
Ngôi biệt thự là một tòa nhà hai tầng kiểu thuộc địa Pháp bằng thạch cao màu da bò, mái lợp ngói đỏ. Phía trước là hàng hiên rộng thênh thang đầy đồ đạc bằng mây hoặc bằng tre -- ghế xích-đu, ghế dài, bàn. Qua hai cửa trước, ta vào một phòng khách lớn, đồ đạc cũng toàn bằng mây, tre. Căn phòng rộng mênh mông, rất thoáng khí mặc dầu có những tấm sáo bằng gỗ và thép chắn không cho hơi mát của máy điều hòa không khí lọt ra ngoài.
Phòng khách, như Gulliver đã cho anh hay, là một thứ phòng cộng đồng, đón tiếp hết thảy mọi người, là trung tâm xã hội của Sứ quán. Suốt dọc bức tường đối diện với cửa là một quầy rượu bằng tre với sáu chiếc ghế đẩu, một tấm kiếng dài, và bốn hàng ngăn tủ với đủ thứ rượu như bất cứ một câu lạc bộ sĩ quan nào bên Mỹ. Ngoài ra còn có một tủ lạnh Mỹ, và khi ngó vô, Swain hoan hỷ nhận thấy đủ thứ bia ướp lạnh Heineken, Carling nhãn đen, cùng thứ anh ưa thích nhất, San Miguel của Phi Luật Tân.
Phòng cộng đồng đó cũng còn là một trung tâm giải trí rất đầy đủ: một hệ thống âm thanh nổi với đĩa hát cùng băng nhạc, máy thâu thanh luồng sóng ngắn đầy những nút với mặt kính lạ mắt, những kệ chật ních sách bỏ túi, bàn bi-da, và, trong một góc, một máy chiếu phim hướng về màn ảnh gắn trên tường. Chỉ trong phòng này Swain đủ nhận biết mọi tiện nghi của tòa biệt thự.
Ngoài phòng khách, tầng trệt còn gồm một nhà bếp rộng rãi và sạch sẽ, phòng ăn lớn, phòng viễn thông, và bốn văn phòng. Văn phòng của Gulliver nhỏ nhất và đơn sơ nhất. Ngược lại, văn phòng của viên thủ trưởng tình báo tỉnh -- Cameron, như Gulliver cho anh biết -- đầy đủ tiện nghi nhất, với một ghế dài, hai chiếc ghế bành, cùng một bàn giấy bằng gỗ tân thời chứ không phải bằng sắt màu xám của quân đội như trong ba phòng kia. Swain cũng để ý thấy mọi cửa sổ của ngôi biệt thự đều bằng kính không bể mlexiglas và mọi cửa đều được che chở bằng rào thép.
Nhưng phòng vô tuyến khiến Swain chú ý nhất, đầy nhóc những bàn máy, sổ mật mã, chằng chịt những dây. Gulliver chỉ cho anh một dãy điện thoại và nói hệ thống vô tuyến có tên là "Lưới Hột Xoàn". Swain cũng thấy một máy hủy tài liệu cùng một cái thùng với tấm bảng viết tay: "Túi đốt". Gulliver cho biết trên mái nhà có lò thiêu. Nguyên một việc đứng trong căn phòng hỗn độn này, bao bọc trong cái tổ êm ái những bí mật lâu đời, cũng đủ khiến Swain cảm thấy mình đấy quyền năng -- kẻ trong cuộc.
Tầng trên ngôi biệt thự không có gì ghê gớm ngoài sáu phòng ngủ lớn, với phòng tắm và chỗ tiếp khách riêng. Đây là khu vực cư trú của bốn viên cố vấn thường trực của Sứ quán, với hai phòng dành cho tân khách, một sẽ là của Swain trong hai tháng tới đây.
Ngôi biệt thự trống vắng khi họ rảo qua, ngoại trừ nhân viên nhà bếp lăng xăng nấu nướng đủ thứ đồ ăn như là cho dịp lễ Chư Thánh xứ lrleans. Gulliver giới thiệu anh với hai người đầu bếp, một người mập tròn, tươi rói kêu là Chị Ba, người kia cao và ốm như cây gậy kêu bằng Chị Hai. Swain biết rằng đàn bà Mít thường không kêu bằng tên thật nhưng do thứ tự trong gia đình. Anh biết điều đó vì trong hai lần ở xứ này cá nhân anh cũng đã có đủ những Chị Ba với Chị Hai, và anh cũng đã có cả từ Chị Tư tới Chị Mười kia nữa. Nhưng nếu nhà mới của Swain bên trong là "năm-bờ-oăn" thì bên ngoài lại hết sức "năm-bờ-ten". Cảm giác khó chịu nhưng thoáng qua lúc anh mới tới giờ đây trở lại khi anh cùng Gulliver rời bóng mát hàng hiên bước ra khuôn viên bụi bậm dưới ánh nắng chói chang.
Cái sân cũng xấu xí như Chị Hai, giống bất cứ căn cứ hỏa lực nào Swain từng thấy trên Cao nguyên, cũng đủ thứ hỗn độn trong những bóng nâu không thể không có -- từ những bao cát cho đến những mái sắt rỉ sét, cho đến mặt đất chà láng như bãi đậu xe. Tuy một vài cây dừa còn được để lại cho có chút ít bóng mát, nhưng chúng cũng nâu hơn là xanh, lá phủ dưới một lớp bụi dày. Ngay cả mấy con chó, nuôi để bắt chuột theo lời Gulliver, cũng mang bộ lông nâu sẫm, bẩn thỉu.
Bao kín khít khao khuôn viên là một bức tường cao chừng năm thước, dưới chân cũng như trên nóc chằng chịt những cuộn dây kẽm gai, bốn góc có tháp canh cao khoảng hai mươi thước với những lỗ châu mai trông như những dàn khoan dầu. Mỗi tháp đều gắn đèn pha cực lớn và đại liên M-6M, với những bao cát chất cao ngang vai. Lớp nhà phụ thuộc cũng chất đầy bao cát quanh các cửa, và tại những địa điểm trọng ếu -- mỗi ngõ vào, chân các tháp canh, cổng chính -- đều có những thùng lớn cũng nén đầy cát để có chỗ thêm tay súng. Thật khó mà tin được cái lớp vẩy nâu này lại nằm trong đồng bằng phì nhiêu sông Cửu Long, mục tiêu giành giật cao giá nhất của cuộc chiến. Vựa lúa Đông Dương.
Tại các bót gác ở cổng chính và trên các tháp canh là những người lính da màu sẫm, ngồi xổm, mặc binh phục rằn ri, mang tiểu liên K Thụy Điển. Swain thấy chắc chắn họ là một thứ dân châu Á nào đó, nhưng họ trông không giống người Việt Nam, không giống người Miên nữa dù cũng đen đúa chẳng kém. Họ có nét mặt nặng nề, thô kệch hơn dân châu Á trung bình, chẳng khác thổ dân hay một giống Cro-Magnon(Giống người tiền sử, sinh sống tại châu Âu, dấu vết tìm được tại động Cro-Magnon, Pháp) mắt xếch nào đó. Anh chỉ họ và hỏi Gulliver.
"Người Nùng," Gulliver đáp. Họ thuộc một sắc dân Tàu ngoài Bắc Việt, từng theo người Pháp tham chiến chống Việt Minh và bây giờ là một thứ lính Gurka(Gurka hay Gurkha, đẳng cấp chiến sĩ ở xứ Nepal, phía bắc Ấn Độ, nhiều người đi lính cho nước Anh) của CIA. Vẫn lời Gulliver, "quan hệ giữa họ với bọn ma qủy cũng chẳng khác quan hệ giữa người Thượng với Lực lượng Đặc biệt, thế nhưng tôi thà có một người Thượng còn hơn có một tá người Nùng. Chỉ là một lũ khốn nạn đánh thuê. Còn được trả lương đúng hạn là còn trung thành."
Hai ngưới tới bên một bót gác. Người lính canh nhìn theo Swain bằng cặp mắt ngạo mạn, rõ rệt muốn đánh giá anh. Swain nhìn lại một cách thách thức, và nghĩ nhất định anh anh chẳng ưa người Nùng hơn gì những bọn Mít khác. Một tên Mít là một tên Mít, là một tên khùng, là một tên điếm.
Swain đâm chán. Anh muốn trở vô, tìm lại hơi mát và tìm một chai San Miguel lạnh. Nhưng Gulliver, như một kẻ du mục câm nín băng qua sa mạc Rub-al-Khali(Một sa mạc lớn, vùng đông nam bán đảo Ả Rập), chẳng hề biết trên đời có những xứ khí hậu mát mẻ hơn, vẫn bước tới, không một giọt mồ hôi, như miễn nhiễm với cơn nóng hừng hực.
Họ đi bên ngoài chưa tới năm phút nhưng mồ hôi đã bắt đầu thấm ướt bộ đồ trận của Swain. Dù đã bao ngày tháng sống ở vùng nhiệt đới, anh vẫn chưa quen được với nóng nực. Trên vùng II (Trước năm 19TR, miền Nam Việt Nam chia thành bốn vùng quân sự gọi là Vùng Chiến thuật: Vùng I từ Quảng Trị đến Quảng Nam, Vùng II từ Quảng Ngãi đến Phan Thiết, Vùng III gồm các tỉnh miền đông, và Vùng IV gồm các tỉnh miền tây. Riêng Sài Gòn và Chợ lớn thuộc Biệt khu Thủ đô) cũng có những khi trời rất khó chịu, nhưng không đến nỗi như thế này. Sức nóng miệt đồng bằng khiến anh bất chợt nuối tiếc khí mát vùng núi cao nguyên.
Sinh trưởng tại vùng truông hồ nam nước Mỹ, Swain vẫn nghĩ anh dư sức chịu đựng nóng bức, nhưng sự thực lại không như thế, chưa từng như thế. Có lẽ khi mãn hạn quân vụ -- còn 26M ngày nữa -- anh sẽ lại lên vùng núi. Một nơi nào mát mẻ, như Colorado. Có thể Aspen, hay Vail, một nơi thời thượng như vậy. Người ta đồn rằng hai thị trấn đó đầy rẫy những người đàn bà dễ dãi, những dân hippie(Phong trào hippie phát xuất tại Mỹ, vào cuối thập niên 6M, chủ trương bất bạo động và tự do trong tất cả mọi lãnh vực) tin tưởng ái tình tự do. Nhất định rồi! Thế nào anh cũng phải đến Colorado một lần cho biết.
Tất nhiên trừ phi anh được nhận làm nhân viên thực thụ cho công ty. Đó là tham vọng của anh bây giờ, và anh sẽ vận động trong sáu mươi ngày tới đây anh thi thố được tài năng, gây được ấn tượng tốt với trưởng nhiệm sở Cameron và với gã Steelman ở Sài gòn. Còn Gulliver có ưa thích anh không chẳng quan trọng gì. Gulliver là kẻ tàn đời, kẻ thua cuộc...Và là quân đội, chứ không phải công ty.
Hai người đến bên một căn nhà nhỏ xây bằng bê-tông. Bên trong là một máy phát điện. "Chúng ta xài điện do máy này," Gulliver nói. "Ngoài ra còn một máy phát điện phòng hờ phía sau biệt thự. Không thể tin cậy nhà máy điện địa phương được. Lúc có lúc không cứ như đèn tủ lạnh phòng ngủ các cầu thủ dã cầu vậy. Vả lại nếu dùng điện địa phương ta dễ bị tấn công lắm. Một thằng bé mười tuổi có dao bỏ túi cũng có thể cắt điện của chúng ta trong chớp mắt."
Swain không cười nổi. Anh không chịu được lời giễu cợt các cầu thủ dã cầu. Anh tự hỏi phải chăng Gulliver biết anh từng chơi dã cầu hồi còn đi học, tự hỏi tại sao Gulliver khó chịu với anh như thế. Swain không hiểu nổi sự đối nghịch của Gulliver. Coi kìa! Cả hai đều cùng là biệt kích dù, đều từng vào sinh ra tử, điều đó lẽ ra đáng kể lắm chứ. Lúc trong văn phòng Gulliver anh chỉ muốn làm thân mà thôi. Anh đâu hề muốn khoe khoang huy chương, phù hiệu gì. Mà chính Gulliver đâu có mặc binh phục! Chỉ có chiếc quần LeviDs bạc phếch, chiếc áo đi rừng ngắn tay, và đôi giày thể thao lủng lỗ.
Dẫu vậy, Swain phải nhìn nhận Gulliver vẫn ra vẻ một quân nhân, với đôi vai rộng, bụng thon, và những bắp thịt cuồn cuộn như thừng bện. Nước da Gulliver sẫm hơn thực vì ánh vàng mái tóc hoe gần như màu bạch kim cùng đôi mắt xanh lợt. Swain đoán Gulliver hẳn đã mắc bệnh sốt rét hoặc đau gan cả chục lần nên mới có màu da như vậy. Màu ngà xỉn kiểu phương Đông, do ngấm trà quá lâu. Màu da lạ lùng cùng khuôn mặt khắc khoải khiến Gulliver trông như một kẻ sống sót sau Chuyến đi Tử thần trên đảo Bataan(Trận chiến lớn năm 1942 tại bán đảo Bataan, Phi Luật Tân; trong trận này quân Mỹ bị quân Nhật đánh tan), hay một bức mạn họa đẫm màu chính Tử thần. Tóm lại, Swain kết luận, Gulliver là một tên ma quỷ khốn kiếp.
Swain nhìn trộm một lần nữa. Anh nghĩ người ta có thể lầm Gulliver với một tên Mít nào đó nếu không có mái tóc, cặp mắt cùng vóc dáng cao lớn kia. Gulliver chắc phải cao tới 1 thước V và nặng chừng 80 ký. Ở Đại học tiểu bang Louisiana hẳn anh sẽ giữ chân tả hoặc hữu biên nếu anh có sức nặng bình thường, VM ký gì đó. Swain nặng cả 100 ký, từng chơi trung phong cho đội Cọp. Anh tưởng tượng mình, áo vẫn mang số 87 ngày trước, hạ Gulliver một cú thật độc. Ý nghĩ khiến anh không khỏi mỉm cười.
Swain không ưa Gulliver, và chẳng phải vì tính cọc cằn của Gulliver, nhưng ngay từ trước khi họ gặp nhau. Ở Sài Gòn người ta đã nhắc tên Gulliver với anh không biết bao nhiêu lần, dường như mỗi lần anh nói sắp thuyên chuyển về vùng đồng bằng. Anh đã phát chán phải nghe kể chuyện Anh Hàng Cát tài ba, phải nghe kể Gulliver thật tuyệt, thật chì.
Đầu tiên là Belew, cùng phân đội với anh trong Tổ R2R. "...Trời đất, anh sắp làm việc với Gulliver thực sao? Cha nội đó là cả một huyền thoại đó. Thiên hạ đồn hắn đã một mình giết hơn năm mươi tên địch, phần lớn ở hậu tuyến tụi nó, trong khi tụi nó còn đang ngủ khò. Vì thế mà hắn có tên là Anh Hàng Cát. Hắn làm phép cho tụi nó yên giấc ngàn thu đó anh. Không biết tôi nên ganh tị với anh hay là tội nghiệp cho anh, Swain à. Nghĩ đến làm việc với Anh Hàng Cát là tôi nổi da gà. Tốt nhất từ nay đi ngủ anh chớ nhắm mắt."
Thế rồi là thiếu tá Silverstein, người thuyết trình cho anh ở MACV. "...Phải hết sức cẩn trọng khi anh xuống đó, nghe Swain. Một người bạn đồng khoá của tôi ngày trước từng hoạt động với Gulliver trong Lực lượng Đặc biệt có kể cho tôi vài chuyện ghê rợn về hắn. Một lần, hồi phục vụ trong SOG(Special lperations Group, Đội Công tác Đặc biệt), hắn đã nhảy dù cao thấp xuống Bắc Việt, nghĩa là nhảy từ trên cao độ và chỉ mở dù khi đã xuồng rất thấp, và đã hạ một viên đại tá chỉ huy quân tấn công ác liệt tiền đồn của chúng ta tại vùng phi quân sự. Bộ chỉ huy địch đóng khoảng năm mươi cây số về phía bắc. Anh Hàng Cát xuống tới đất rồi, bò qua lớp rào kẽm gai, lẻn vào lều viên đại tá và cắt họng y lúc y đang ngủ say. Rồi, bình tĩnh như không, hắn thâu thập hết mọi giấy tờ có thể mang đi được, chụp ảnh những bản đồ chỉ chỗ quân Bắc Việt đồn trú, sau đó mới trở ra đến nơi hẹn trực thăng xuống đón. Tất cả chỉ trong vòng hai tiếng đồng hồ! Sáng ra, lúc chúng khám phá xác viên đại tá, B- R2 của chúng ta ném bom các vị trí đóng quân của chúng. Tình báo ước lượng bữa đó ta giết được tới một phần ba sư đoàn 3M8 của Bắc Việt. Thật đáng tiếc Gulliver bị rắc rối như thế với MACV trong vụ Sculler. Hắn là một quân nhân không chỗ chê, một con người khó ai bằng."
Sau cùng là Steelman, trách nhiệm điều động các công tác của công ty. Steelman chẳng hề dùng giọng long trọng khi nói chuyện về Gulliver. Rõ rệt ngài Steelman cũng chẳng ưa Gulliver bao nhiêu. "...Gulliver chỉ là một tên sát nhân mà thôi, Swain à, một tay súng mướn cho công ty. Hắn chuyên nói khoác và gây chuyện, như rất nhiều tên Mũ Xanh khác. Tôi rất hoan hỷ anh sẽ thay thế hắn dưới đó. Chúng tôi không cần thứ người như Gulliver trong công ty, và anh cứ tin tôi đi, tôi sẽ không để hắn có được chức vụ nào khác hết sau khi chương trình Phụng Hoàng chuyển giao xong xuôi."
Giọng Steelman nghe như một bản án tử hình.
Swain đã không kể cho Gulliver khúc đối thoại này giữa anh với Steelman, cũng như những lời Steelman đã nói khi anh dọ hỏi có thể nào anh được công ty tuyển dụng khi mãn quân vụ. "...Anh muốn gia nhập công ty? Ờ, sao lại không? Một người với quá trình như anh được lắm chứ, Swain à. Nhưng tất nhiên là tất cả do anh đạt được những kết quả nào trong thời gian ngắn ngủi anh hoạt động cho chúng tôi dưới vùng đồng bằng."
Gương mặt chợt một thoáng nghĩ ngợi, rồi một lúc sau Steelman nói thêm: "...À, tôi có ý này hay lắm. Tại sao anh không trông chừng Gulliver cho tôi? Mỗi tuần anh hãy gửi cho tôi một bản thông tri, hắn làm những gì, gặp những ai, bất cứ điều gì liên quan đến thái độ của hắn đối với chương trình. Đó cũng là huấn luyện tại chỗ cho anh đó. Anh sẽ là người thâm nhập và tôi sẽ là người kiểm soát. Như thế tôi sẽ thấy được anh có thể đắc dụng với loại công tác nào cho chúng tôi. Cứ làm việc đó chu đáo đi, tôi hứa sẽ hết sức giúp anh được nhận khi mãn quân vụ."
Swain đồng ý ngay, và hai người đã nói chuyện cả tiếng đồng hồ nữa, quy định lề lối báo cáo. Swain cảm thấy mình như thể đã là một điệp viên, đã là người của công ty rồi. Những từ ngữ nghề nghiệp tuôn ra từ miệng lưỡi Steelman, với giọng như Ăng-lê, càng kích động anh hơn. Nào thâm nhập với kiểm soát, nào nguồn tin với phương pháp, rồi loại trừ chiếm chỗ! Khi rời tòa đại sứ, đầu Swain nóng bừng bừng, bồn chồn mong muốn trút bỏ bộ quân phục nặng nề đổi lấy thường phục nhẹ nhõm của công ty.
Theo gót Gulliver bước đi tưởng không bao giờ thôi trong khuôn viên nóng bỏng này, Swain vẫn náo nức khi nhớ lại gã CIA điển trai, đầy tự tín. Bữa đó Steelman mặc bộ đồ lớn kiểu Ý chắc phải đáng giá năm trăm mỹ kim, mang đôi giày cũng kiểu Ý với dây cột nhỏ mứt, và chiếc cà-vạt Swain nhận ra ngay nhãn hiệu Sọ và Xương(Một hội kín tại đại học Yale mang tên Skull and Bones Society (Hội Sọ và Xương), thành lập cách đây 1T2 năm, chỉ thu nhận con em những thành phần quý tộc, quyền thế hay đại tư bản. Là bàn đạp để đạt tới các địa vị lãnh đạo trong chính quyền cũng như các doanh nghiệp lớn), vì đã có lần anh tằng tịu với một cô gái ở Sewickley có ông bố mang cà-vạt y hệt. Swain mường tượng mình một ngày nào đó không khác, mặc y phục đắt tiền, ngồi như Steelman, một chân gác thõng trên tay ghế, tay vuốt mái tóc đen mướt để dài rất đúng thời trang. Gã Steelman là thứ người vô cùng hữu ích nếu gã đứng về phe ta, nhưng vô cùng tác hại nếu ngược lại.
Gulliver dẫn lối tới một tòa nhà dài và thấp, kho chứa đồ trang bị. Swain không buồn che dấu nỗi chán ngán, nhưng rồi một căn phòng khiến anh bừng tỉnh táo.
Gulliver chỉ những giá trên đó gác nhiều loại súng. "Những súng này không còn số hiệu nên không ai có thể tìm ra nguồn gốc, và chúng cũng không được đăng ký ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Như anh thấy, phần lớn là súng Uzi, súng K Thụy Điển, và súng lục V ly Browning. Chúng ta dùng súng Browning làm vũ khí tùy thân vì có thể cùng dùng một thứ đạn với cả hai khẩu K Thụy Điển và Uzi. Chúng cũng khá ngon lành, nhưng phần lớn đội viên thám báo bình thường thì mang M-16, và khi đi công tác trong những vùng phản loạn thì mang AK-47. Nhìn thoáng thì AK-47 khiến ta trông như Việt cộng...và điều đó chưa hỏng lần nào."
Swain táy máy hết súng này đến súng khác, gạt đóng cơ bẩm, nheo mắt nhắm những mục tiêu tưởng tượng, cho đến lúc Gulliver phải lớn tiếng đằng hắng, tay giữ cửa mở. Swain miễn cưỡng đặt khẩu Uzi xuống và theo chân Gulliver trở ra sân nóng như thiêu.
Họ bước qua trước một căn nhà rộng, lụp sụp, làm bằng những tấm kim loại đập dẹp chi chít những hàng chữ "Budweiser". Nhưng người hướng dẫn Swain không nói gì về căn nhà đó, lại còn có vẻ tránh không muốn nhìn đến nó.
Gulliver dẫn lối tới một nhà dài khác, lại bê-tông và lại cái màu nâu bẩn. Swain không còn muốn biết trong nhà này có những gì, anh chịu hết nổi cuộc viếng thăm này rồi. Anh vẫn còn lê bước chỉ vì anh muốn tìm chỗ thoát khỏi ánh nắng vùng đồng bằng.
Nhưng khi sau cùng họ bước vào trong nhà, anh thấy không khí lại ngột ngạt hơn cả bên ngoài, đầy mùi người, mùi quần áo dơ bẩn, lẫn cái mùi nước mắm ghê gớm không thể nhầm lẫn được.
Swain nheo mắt vì bóng tối bất chợt, rồi anh nhận ra họ đang ở trong một cái trại thô sơ. Mỗi bên căn phòng dài là một dãy giường lính, những cái giường trơ trụi không khăn trải, không mền, không gối, không gì ngoài tấm nệm mỏng như miếng bánh mì kẹp. Phần lớn các giường đều có người đang ngủ, chỉ mặc vỏn vẹn quần xà-lỏn. Một vài người khoanh chân ngồi trên giường lau chùi súng Kalashnikov, một vài người khác nữa lui cui nấu nướng. Tất cả đều là Mít.
Đây là trại đội thám báo tỉnh," Gulliver nói, bước tới theo lối đi giữa. Swain nhăn mũi đi theo, giữa những cái nhìn trống vắng.
Những người lính thám báo đều thấp nhỏ, thân hình mảnh mai nhưng bắp thịt rắn chắc. Phần lớn để tóc dài không như lính chính quy, vài người bịt khăn trên đầu kiểu lính Mũ Xanh. Nhiều người mang bông tai vàng một bên tai. Những người ăn mặc đầy đủ đều mặc bà ba đen như lính Việt cộng. Và Swain để ý thấy tất cả bọn đều có vẻ cằn cỗi như Gulliver, như là họ vừa thoát khỏi một trại tù nơi thức ăn vừa chẳng có bao nhiêu vừa tồi tệ.
Hai người Mỹ đi thẳng tới cuối trại, rồi Gulliver dừng lại trước cái giường cuối cùng. Một người lính Việt Nam ngồi trên giường đang dùng đá mài Arkansas thành thạo mài một thanh K. Khi ngẩng đầu lên trông thấy Gulliver, anh ta bỏ con dao xuống và đứng dậy.
Trông anh ta không giống những người khác chút nào. Lần duy nhất Swain trông thấy một tên châu Á cao lớn như thế là tấm hình một người lính vệ binh danh dự thuộc Hồng quân Trung Hoa trong một số báo National Geographic. Còn cái tên khốn kiếp mắt xếch này phải cao đến 1 thước 8 là ít. Y cũng mặc bà ba đen như những tên kia, nhưng chỉ mặc quần, để lộ ngực và bụng cuồn cuộn bắp thịt. Trông y bảnh trai đối với một tên Mít -- mặt mũi sáng láng, Swain nghĩ chắc phải trẻ hơn tuổi thực đến mười tuổi; không như Gulliver mặt mũi khắc khổ trông như đã ngoài bốn mươi mặc dầu mới ba mươi hai, như Swain được biết qua các buổi thuyết trình.
Swain đang nghĩ tên Mít này có bộ mặt hiền hậu mềm yếu như một thày giáo hay một nhà thơ, thì anh bắt gặp cái nhìn của y. Cặp mắt hoàn toàn tương phản với khuôn mặt hiền hòa khiến Swain bắt nín thở. Cặp mắt sâu và sắc, không đáy và xoáy buốt như nòng súng, như hai cái hố tuyết. Cặp mắt tàn khốc như Swain chưa từng thấy bao giờ. Lần cuối cùng Swain thấy một cặp mắt phảng phất như vậy, đó là mắt một tên mọi đen đấu khẩu tàn tệ với Swain trong một quán rượu ở ngoại ô Monroe, tiểu bang Louisiana. Mắt tên mọi đen cũng giống như thế, khi nó lụi lưỡi dao mười bảy phân vào giữa hai cạnh sườn thứ ba và thứ tư của Swain.
Gulliver lên tiếng: "Trung úy Swain, xin giới thiệu với anh đây là đại úy Đặng. Đại úy Đặng là đội trưởng đội thám báo của chúng ta."
Một cách hầu như máy móc -- mắt vẫn không rời hai cái đinh nhọn nóng bỏng trên mặt người Việt Nam -- Swain cười rộng miệng, chìa tay nói: "Chào đại úy, tôi là Harry Swain, tôi rất hân hạnh được biết đại úy."
Swain đã dùng tiếng Việt "đại úy", và điều này khiến anh ngạc nhiên. Trước nay anh vẫn không ưa tiếng Việt, cho rằng các âm thanh của tiếng Việt cứng cỏi, chát chúa như một bánh xe thiếu dầu mỡ. Anh chỉ biết năm sáu từ Việt, và chẳng bao giờ dùng đến trừ khi bắt buộc -- tỉ như khi anh phải nói chuyện với một cô gái bán "ba" mới từ nhà quê lên và chưa quen thuộc với tiếng Anh của các phòng tẩm quất. Anh không hiểu điều gì đã khiến anh giờ đây thốt ra một tiếng Việt như vậy.
Đặng nắm bàn tay Swain nhưng không đáp lại nụ cười. Hai môi anh chỉ hơi mấp máy khi anh trả lời bằng tiếng Anh rất trơn tru: "Chào mừng trung úy tới Sứ quán."
Trong giây phút, khi nghe Đặng dùng tiếng Việt "trung úy" trong câu chào, Swain tưởng như nghe thấy một tiếng cười nhạo báng trong giọng nói trầm lậng ấy; nhưng khi anh dòm lại mặt Đặng, sẵn sàng trả đũa, Vẵn sàng nhắc cho tên Mít khốn kiếp ấy địa vị của hắn, anh không tìm được gì để có cớ nổi giận. Khuôn mặt ấy hoàn toàn không lộ vẻ gì hết.
Sau khi giới thiệu, Gulliver và Đặng nói chuyện với nhau cứ như Swain chẳng hề có mặt bên họ, cả hai dùng lẫn lộn tiếng Anh với tiếng Việt một cách hết sức tự nhiên, như là tư tưởng họ có khi phải diễn tả bằng ngôn ngữ này có khi bằng ngôn ngữ kia. Swain cố gắng nghe, giận ứ cổ mỗi khi hai người dùng tiếng Mít, cho rằng họ cố tình gạt anh ra ngoài. Anh càng giận hơn khi anh nhận ra, trong giọng nói cùng dáng điệu hai người, một điều đặc biệt, rõ ràng một vẻ tương thân tương kính, điều Gulliver không từng tỏ lộ với anh. Âm thanh những lời họ nói có chút nào đùa cợt, và dù Đặng chẳng hề nở một nụ cười, có một cái gì gần như là một nụ cười trong giọng anh.
Swain cảm thấy mình bị loại trừ, bị miệt thị, và tự rủa mình có cảm giác đó. Anh đâu muốn, đâu cần bất cứ điều gì ở hai tên khùng này. Thế nhưng tự nhủ như thế chẳng làm anh nguôi được, và anh lại càng căm giận hơn khi nghe thấy Đặng gọi Gulliver bằng tên "Anh Hàng Cát". Hắn để một tên Mít khốn kiếp dùng biệt danh của hắn chứ không phải mình, vừa cũng là người Mỹ lại vừa là một sĩ quan đồng ngũ, Swain ứa gan nghĩ. Anh không làm sao tin được điều ấy! Anh ngơ ngáo đứng đó, bồn chồn chỉ mong được rời chân, hổn Kển nhễ nhại mồ hôi trong căn trại ngột ngạt.
"Viên sĩ quan Việt Nam bên Cảnh sát Đặc biệt cho Coughlin hay cú tóm của chúng ta bữa nọ là tuyệt cú đó," Gulliver kể với Đặng, bằng tiếng Anh. "Thiếu tá Đỗ nói gã cán bộ ta đem về có đầy nhóc tài liệu. Ta nắm được tình hình tiểu đoàn 18-B rồi."
Đặng hơi nhún vai và không nói gì.
"Quỷ thần ơi," Gulliver nhăn nhó nói. "Đặng à, tôi khen ngợi anh mà. Anh tỏ ra vui một chút được không? Nào có chết ai đâu!"
Swain thỏa mãn nhận thấy Gulliver cũng chẳng khiến được tên Mít câm nín ấy đáp lại hơn gì anh lúc trước. Gulliver lại tiếp, nho nhỏ, hầu như nói một mình: "Có trời biết chúng ta đã săn đuổi bọn khốn đó bao lâu rồi."
Đặng lại nhún vai, rồi nói: "Tìm ra được tiểu đoàn 18-B cũng chẳng ích gì cho ông già."
Gulliver lộ vẻ kinh ngạc. " Ông già nào? Anh muốn nói ông già hôm công tác ấy? Anh có tin gì về ông già mà tôi không biết sao?"
"Tôi cũng có những nguồn tin của tôi, Anh Hàng Cát à," Đặng nói, giọng trách móc. "CIA của anh đâu phải là nguồn tin duy nhất đáng kể."
Gulliver giơ cả hai tay lên trời mà cười: "O.K.! O.K.! Vậy những nguồn tin của anh nói sao? Có phải ông già sau cùng đã quyết định đưa chúng ta ra tòa vì chúng ta đã không đọc trước cho ông nghe ông có những quyền gì?"
"Không," Đặng đáp nho nhỏ, "những nguồn tin của tôi cho hay bọn kia đã đến tìm ông già sau khi ta đưa ông trở về làng. Những nguồn tin của tôi nói rằng bọn kia đã giữ đúng lời hứa. Họ đã cắt đầu ông già đem treo trước nhà ông cho cả làng đều thấy."
Nghe nói có chuyện chặt đầu khiến Swain chú ý ngay. Anh đã toan lên tiếng hỏi đầu đuôi nhưng rồi lại đổi ý khi liếc nhìn Gulliver. Mặt Gulliver như hóa đá; một sắc xám mới phủ lên trên màu đất sét thuốc ký-ninh. Trông anh như cái xác chết đã một ngày.
Một lúc lâu Gulliver không nói lời nào, rồi, giọng trầm lặng, nghiêm nghị: "Chúng ta đã giết ông già, Đặng à. Tôi và anh đã giết ông. Thật chẳng khác nào ta đã dùng thanh K giết ông sau khi ta đã có những gì ta muốn."
"Chúng ta không giết ông," Đặng cương quyết nói. "Bọn kia giết ông. Bọn tới ban đêm giết ông. Ta đã chỉ làm những gì ta phải làm. Không hơn, không kém."
Swain nhận thấy khuôn mặt Đặng trống vắng trở lại. Rồi anh quan sát Gulliver đang ngó Đặng đăm đăm. Gulliver như lảo đảo muốn ngã, nhưng khuôn mặt Đặng không có gì cho anh bám víu, hệt như lúc trước không có gì cho Swain nổi giận.
"Thế còn thằng con trai? Thằng ba đó?" Gulliver hỏi.
Đặng lắc đầu: "Họ bắt nó đứng coi, rồi đem nó đi. Bây giờ họ không thể dùng nó làm chiến binh được nữa -- họ sẽ chẳng bao giờ còn tin cậy nó được. Nhưng họ sẽ có cách dùng nó. Và rồi họ sẽ giết nó."
"Vậy mà tôi đã tính nói chuyện với tỉnh trưởng, tính đề nghị ông ta trông chừng cho nó cho tới ngày nó đủ tuổi quân dịch. Để nó thoát móng vuốt bọn kia."
"Như thế đằng nào nó cũng sẽ chết," Đặng nói. "Năm tới. Hay năm tới nữa. Hay ba năm sau nữa. Cũng vẫn sẽ là bọn kia giết nó. Chỉ có thời gian là thay đổi mà thôi."
Gulliver ngó Đặng trân trối, rồi chậm chạp quay đi và bước ra không nói thêm một lời.
Swain hấp tấp bước theo, bắt kịp Gulliver lúc ra tới sân nắng. "Kìa, chờ tôi chứ," anh hổn hển nói. "Vừa rồi chuyện gì vậy?"
Gulliver không trả lời; anh rảo bước trở về ngôi biệt thự như không hề nghe thấy câu hỏi.
Swain chửi thề và thụt lại vài bước. Rồi anh lẽo đẽo theo sau, hít bụi tung lên từ hai gót giày Gulliver, mắt không rời lưng Gulliver, cay cú mà thấy rằng trên áo Gulliver không thấm một giọt mồ hôi, lòng sôi thêm căm hận.