Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Nửa đời nhìn lại

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 79342 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Nửa đời nhìn lại
Tiêu Dao Bảo Cự

Phần II : Trong vòng kiềm tỏa
Mười năm sau.
Hoài đang ngồi nói chuyện với một số văn nghệ sĩ tại nhà khách của tỉnh ủy ở thành phố Sương mù trao đổi về việc thành lập hội nhà văn của tỉnh. Sau đại hội với nghị quyết đổi mới của trung ương đảng, ở tỉnh có thành phố gọi là trung tâm du lịch, văn hóa, khoa học kỹ thuật của miền cao nguyên và của cả nước này, người ta mới tính đến chuyện thành lập hội nhà văn. Mười ba năm sau giải phóng, tỉnh này mới có thời giờ quan tâm đến văn hóa văn nghệ. Dù sao "muộn còn hơn không". Do Hoài trước đây có viết lách đôi chút và những cấn cái về tổ chức ở huyện, tỉnh ủy đã điều động Hoài tham gia vào ban vận động thành lập hội nhà văn của tỉnh. Đây cũng là một cách chứng tỏ đảng có quan tâm và phát huy năng lực của trí thức, văn nghệ sì. Hồi mới giải phóng, do tình hình đặc biệt, đảng khuyến cáo mọi người làm việc theo yêu cầu, không theo nguyện vọng. Bây giờ tình hình đã tương đói ổn định, cần phải sắp xếp lại bộ máy để phát huy năng lực sở trường của mỗi người, cống hiến nhiều nhất cho chủ nghĩa xã hội. Đó là điều các cán bộ tổ chức đã giải thích khi trao quyết định điều động cho Hoài. Vả lại dù sao Hoài cũng là đảng viên và cần thành lập một chi bộ để lãnh đạo hội nhà văn. Văn nghệ sĩ vốn là loại ngang bướng cần có đảng lãnh đạo trực tiếp. Việc điều động này cũng phù hợp với nguyện vọng của Hoài vì sau những va chạm và công việc quẩn quanh ở huyện, chính Hoài cũng đã đề xuất việc chuyển công tác. Anh cũng có đôi chút tin tưởng và hy vọng sau nghị quyết đổi mới của đảng, mặc dù trước đó anh đã không ít lần tin tưởng, hy vọng rồi thất vọng. Cuối cùng, đảng cũng phải nhận ra để chuyển biến theo nhịp đã tiến hóa của lịch sử.
Hoài đang ở chung với Minh Hương lại một nhà khách của tỉnh ủy trong khi chờ đợi tỉnh cấp nhà làm trụ sở cho hội nhà văn tương lai. Minh Hương là đảng viên và là một nhà thơ khá nổi tiếng gốc miền Bắc, đã tình nguyện vào chiến trường miền Nam những năm chống Mỹ, sau giải phóng ở lại tiếp tục hoạt động văn nghệ ở một tỉnh miền Trung. Chính tỉnh ủy ở đây đã thương lượng với tỉnh bạn, nơi Minh Hương đang công tác, làm công văn đề xuất và cho xe ra rước Minh Hương từ miền Trung vào để làm "ngọn cờ" quy tụ anh em văn nghệ sĩ địa phương. Anh em ở địa phương ban đầu hơi bực mình về chuyện này, cho rằng tỉnh ủy thiếu tin tưởng vào lực lượng tại chỗ và có quan niệm "bụt nhà không thiêng". Nhưng do yêu cầu thành lập hội là nguyện vọng tha thiết chung và Minh Hương từ lúc vào, tiếp xúc với anh em, tỏ ra rất khiêm tốn, cởi mở, dễ gần, có thiện chí nên anh em cùng hài lòng và ủng hộ trừ một số ít vẫn bất mãn và ngấm ngầm chống đối. Minh Hương người to, cao, có vẻ đầy sinh lực dù đã trải qua cuộc chiến đấu gian khổ. Tuy đã gần tuổi năm mươi, đôi mắt anh vẫn có một nét trẻ thơ đáng yêu. Nhìn vào đôi mắt anh, người ta thấy rằng anh sẵn sàng tin cậy mọi người và mọi người cũng có thể tin cậy vào anh. Hoài mới tiếp xúc với Minh Hương nhưng hai người đã nhanh chóng hiểu nhau và trở thành bạn, cùng chia xẻ những quan điểm văn nghệ và nỗi lo toan cho việc hình thành tổ chức hội nhà văn.
Từ lúc về thành phố Sương Mù, Minh Hương và Hoài thường đi tiếp xúc với anh em văn nghệ sĩ ở đây và anh em cùng hay lại chỗ hai người chuyện trò. Sáng nay có Nguyên Lâm và Hoàng Ly Chân cùng đến. Cả hai đều xấp xỉ năm mươi và phần lớn những văn nghệ sĩ gọi là "gạo cội" của tỉnh đều đã qua buổi "tứ thập bất" hoặc hay xấp xỉ "ngũ thập tri thiên mệnh" nhưng chủ yếu họ chỉ được biết đến ở địa phương chứ chưa mấy người nổi tiếng trong cả nước. Nào có ai giới thiệu, xuất bản gì tác phẩm của họ đâu ngoài mấy tờ báo thuộc loại "lá cải" của địa phương.
Bốn người đã uống gần hết chai rượu đế, chỉ nhắm với ít lạc rang đơn giản. Nguyên Lâm nhìn qua kính cửa sổ, ngắm ngọn núi Mẹ xa xa in hình lên nền trời xanh rồi gật gù nói với Minh Hương và Hoài:
- Khó đấy. Các ông nhận nhiệm vụ này không dễ dàng đâu. Tỉnh này đã nổi tiếng "sát" trí thức, văn nghệ sĩ đấy. Chuyện thành lập hội nhà văn không phải bây giờ chúng ta mới nói mà chúng tôi đã nói từ hơn mười năm trước, ngay sau giải phóng kìa. Nhưng rồi có người đã đi đến kết luận:
Văn nghệ mà như xứ này
Một nghìn năm nửa nào hay có gì!
Anh chợt nghiến răng lại, mấy bắp thịt ở quai hàm hằn lên, bộc lộ một niềm căm giận cố nén:
- Chính tôi đây cũng đã là nạn nhân. Các ông biết không, tôi viết lách cũng chưa ra gì đâu, không dám nhận là nhà văn mà chỉ là "chòi văn, lều văn" gì đó thôi nhưng cũng đã lãnh cái "họa văn tự" rồi. Nay tôi đã bị về hưu non, may mà không ở tù vì dù sao tôi cũng là cán bộ kháng chiến. theo đảng từ hồi mười lăm tuổi. Khó mà kết tội tôi là phản động được.
Hoài đã có nghe loáng thoáng về chuyện này nhưng Minh Hương hoàn toàn chưa biết, anh hỏi vẻ ngạc nhiên:
- Chà, cái xứ sương mù thơ mộng này mà cùng ghê gớm thế à? Việc đó đại khái ra sao?
Nguyên Lâm trầm ngâm một lúc:
- Năm năm trước, tôi có viết một truyện ngắn nhan đề "Ngài vô sản". Nguyên mẫu là một nhân vật có chức quyền ở đây. Từ lâu ông ta được tiếng là liêm khiết và thường xuyên rao giảng về đạo đức cách mạng "cần kiệm liêm chính, chí công vô tư". Tôi biết ông ta khá rõ từ hồi còn ở trong rừng với nhau và nói chung, tôi cũng gần gũi và kính trọng ông. Thế nhưng đến khi õng chuyển công tác đi nơi khác, chính mắt tôi thấy ông chở theo đến hai xe tải tài sản, toàn đồ quý, trong khi ở rừng ra, ông chỉ có cái ba-lô con cóc như bọn tôi. Thế là tôi vỡ mộng và bắt đầu suy nghĩ về cái gọi là chuyên chính vô sản và phẩm chất của những người cộng sản từ khi nắm được chính quyền. Ông đâu phải là trường hợp duy nhất nhưng điều đau cho tôi, ông vốn là người tôi tin tưởng và kính trọng. Tôi bèn viết một truyện ngắn về "ngài vô sản" này. Tôi mới viết bản thảo và truyền tay cho một số anh em thân đọc. Thế rồi có một tên không biết muốn tâng công thế nào bèn sao lại rồi mang đi báo cáo với cấp trên. Tôi bị một mẻ kiểm điểm ra trò, bị quy là bôi nhọ đảng, làm mất uy tín của cán bộ, đảng viên, có tư tưởng bất mãn, chống đối chế độ.
Trời ơi, tôi đã theo đảng ba mươi năm, làm sao lại chống chế độ được? Nhưng tính tôi thế nên tôi là đối tượng đảng hai mươi năm vẫn chưa được kết nạp, nguyên nhân là do thành phần trí thức tiểu tư sản bị coi là kiêu ngạo, dễ giao động. Tôi thường xuyên va chạm với lãnh đạo vì không chịu im lặng khi thấy những điều sai trái và tôi viết văn không phải để ca ngợi nn gì giả trá mà tôi đã chứng nghiệm bằng bản thán mình. Cho nên bây giờ thành lập hội nhà văn, các ông phải coi chừng. Làm bồi bút thì dễ nhưng làm nhà văn chân chính sẽ khó đấy. Nhiều lúc tôi cũng muốn gác bút cho xong.
Hoàng Ly Chân tiếp lời Nguyên Lâm:
- Trường hợp Nguyên Lâm tôi biết rõ đúng như thế. Nhưng Nguyên Lâm không phải là trường hợp đầu tiên đâu nhé. Từ mươi năm trước đã có một vụ tương tự. Một nhà thơ nhân đi công tác vùng dân tộc, thấy bà con nheo nhóc quá, có làm bài thơ "Nghe trái tim mình", đại khái bày tỏ nỗi đau trước cảnh sống của đồng bào và có ý phê phán lãnh đạo từ hồi giải phóng hầu như bỏ quên, chưa làm gì tích cực để đền ơn đáp nghĩa đồng bào đã đùm bọc nuôi dường mình thời kháng chiến gian khổ. Bài thơ đăng lên báo, thế là tác giả bị kiểm điểm, bị kỷ luật vì đã xúc phạm đến đảng, đến lãnh đạo. Chính sách dân tộc là một chính sách lớn của đảng và đảng ta vốn nhân đạo, thủy chung, làm sao có thể vô ơn bội nghĩa được. Nhà thơ nói như thế là không hiểu gì cả chỉ nhìn hiện tượng, không hiểu được bản chất, chưa thông cảm với tình hình khó khăn chung và tấm lòng của lãnh đạo. Cuối cùng, anh ta phải bán xới khỏi xứ này. Trong vụ đó tổng biên tập của tờ báo cũng bị vạ lây, kiểm lên kiểm xuống và sau đó cũng mất chức. Lãnh đạo ở đây hiểu văn học như thế đó..
Chính bản thân tôi có vài bài thơ đụng chạm xa gần đến lãnh đạo mà cũng đã khốn khổ, chuyển hai ba cơ quan vẫn chưa yên thân. Tôi viết ý cành khô chưa chịu rụng để cho mầm non đâm chồi, họ cho là đã kích lãnh đạo già ham quyền cố vị. Hình ảnh đầu máy xe lửa bám đầy mạng nhện bị quy là bôi bác chủ nghĩa xã hội vì chủ nghĩa xã hội không bao giờ để đầu máy cho nhện đóng. Họ muốn văn học phải ca ngợi người tốt việc tốt, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu và sản xuất, xây dựng hoà bình, phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, nhất là nhiệm vụ chính trị địa phương. Văn nghệ phải ca ngợi thế mạnh của tỉnh, tuyên truyền đường lối chính sách, phục vụ công nông binh, phục vụ nhân dân lao động. Trong văn nghệ phải nói đến phân bón, thuốc trừ sâu, trồng rừng, tăng năng suất lao động... kể cả mua công trái, sinh đẻ có kế hoạch.
- Lãnh đạo ở đây mới hiểu văn nghệ đến mức đó thôi. Bây giờ người ta cho phép thành lập hội nhà văn cũng là tiến bộ lắm rồi. - Nguyên Lâm chợt hắng giọng rồi đọc mấy câu thơ:
Tỉnh ủy nằm trên đường Nguyễn Du,
Sao người làm thơ mười năm chưa có hội?
Công việc bộn bề, các anh quá vội,
Lên xe đi không kịp nhớ tên đường.
Ba năm trước tôi đã có đọc cho họ nghe mấy câu này rồi nhưng họ vẫn chưa động tâm.
Hoàng Ly Chân cười lớn:
- Không phải là không kịp nhớ tên đường, nhưng nhiều người cũng đâu biết Nguyễn Du là ai. Trông chừng có người còn yêu cầu đổi tên đường vì tưởng Nguyễn Du là một tên ngụy nào. Nguyễn Du đâu phải là anh hùng chiến sĩ cách mạng. Con đường có tỉnh ủy đáng lẽ ra phải lấy tên là Trần Phú hay Nguyễn Thị Minh Khai mới đúng chứ.
Minh Hương nhíu mày:
- Tôi mới tới chưa hiểu rõ tình hình ở đây nhưng tôi đã đi nhiều nơi, có lẽ tình hình chung ở đâu cũng thế. Những người lãnh đạo chỉ hiểu đại khái văn hóa văn nghệ là một mặt trận, là công cụ phục vụ cho nhiệm vụ chính trị chứ họ không hiểu sâu bản chất, chức năng, nhiệm vụ của văn hóa văn nghệ như anh em mình đâu.
- Phải thuyết phục họ dần dần. Tôi nghĩ cũng chưa đến nổi bi quan vì hiện nay thấy các vị lãnh đạo ở đây có vẻ quan tâm đấy. Mong rằng không phải chỉ là chuyện làm cho có theo nghị quyết hay chỉ muốn chúng ta trở thành một thứ hoa lá cành trang trí. Điều đó tôi nghĩ một phần cùng tùy thuộc anh em mình, nhất là anh em tại chỗ. Nếu anh em không hỗ trợ thì tôi và Hoài, những người được giao nhiệm vụ trực tiếp sẽ không làm được trò trống gì đâu.
Hoài chợt nhớ đến chuyện làm văn nghệ, báo chí hồi còn ở huyện. Anh tuy bận công tác chính trị, ít viết lách gì được, nhưng nhân mười năm giải phóng, anh có đề xuất thực hiện một tờ đặc san kỷ niệm. Ngoài phần chính trị mà các vị lãnh đạo yêu cầu nhét vào không biết bao nhiêu thứ báo cáo, số liệu, sơ đồ, bài phát biểu, phỏng vấn ông này ông nọ chiếm đến hai phần ba tờ báo, có một số bài văn nghệ. Nhưng thơ, truyện, ký gì cũng phải nhắc đến sản xuất, thế mạnh của địa phương. Hồi đó trưởng ban tuyên huấn được cử làm trưởng ban biên tập đã góp ý, phê bình hết sức nghiêm khắc. Một bài thơ nói về bông cỏ lau thì có nghĩa lý gì nếu không liên hệ đến việc khai thác đót làm chổi xuất khẩu, phục vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp? Thơ văn viết về vùng dân tộc sao lại không nói đến chuyện định canh định cư, làm lúa nước, trồng cây công nghiệp. Viết ký về hợp tác xa công nghiệp dứt khoát phải nhắc đến sự lãnh đạo của chi bộ...
Trong tờ đặc san đó, Hoài có đưa vào một truyện ngắn anh viết về Hà, một cán bộ đoàn bị kỷ luật theo anh là oan, bị trù dập. Dĩ nhiên là truyện ngắn nên anh có hư cấu thêm nhưng trưởng ban luyên huấn nhất định buộc phải viết thật rõ lý do kỷ luật và lý do đó phải chính đáng. Nếu không người ta sẽ nghĩ gì về tổ chức đoàn, tổ chức đảng ở cơ sở đó, cả về các tổ chức đảng, đoàn ở huyện và cấp trên nữa. Rồi cuối cùng anh đoàn viên nọ phải thấy ăn năn, có hướng phấn đấu vươn lên chứ không được đi đến chỗ bi quan chán nản.
Hoài đã đành phải chiều ý của trưởng ban tuyên huấn, sửa đi sửa lại nhiều lần, tuy không hoàn toàn theo ý anh ta, vì nếu theo đúng ý của trưởng ban tuyên huấn thì toàn bộ câu chuyện của anh chẳng còn nghĩa lý gì nữa, nhưng cũng phải tới chỗ anh ta tạm hài lòng. Sau này Hoài nghĩ lại thấy xấu hổ đã làm như thế. Nhưng gần đây, điều làm Hoài tỉnh ngộ là anh thấy rằng trong thời gian từ sau giải phóng, chính anh cũng đã hấp thụ rất nhanh cái gọi là lý luận văn nghệ cách mạng và anh cũng đã suy nghĩ, phân tích, đánh giá những tác phẩm văn nghệ và sáng tác theo chiều hướng đó trong một số sáng tác ít ỏi của mình. Đó là một sự tự nguyện, dù trước đây, ở miền Nam này, anh chỉ viết theo lương tâm mình, điều mà sau này người ta gọi là hiện thực phê phán.
Một số bạn bè của Hoài trước đây có viết văn đến sau năm 75 đều tỏ ra rất lúng túng. Có người gác bút lo làm ăn không nghĩ gì đến chuyện viết lách nữa. Có người muốn viết nhưng không biết nên viết thế nào. Có người viết được khá nhiều tác phẩm được đăng trên báo chí nhưng sau này nhìn lại đó chỉ là một thứ văn chương minh họa nhợt nhạt, đầy gượng ép. Nói trắng ra, người viết cũng chỉ là một thứ "bồi bút" không hơn không kém. Tuy nhiên cũng có kẻ giải thích là làm "bồi bút" nhưng thực sự tự nguyện, phục vụ cho lý tưởng của chính mình, của dân tộc mình thì đó cũng chính là tự do. Vả lại còn có lý do khác là nếu không viết thế không ở đâu người ta đăng cho. Ngay Hoài cũng chỉ viết có mấy cái truyện ngắn những lúc hứng khởi vì viết là một đam mê xưa cũ của anh vẫn chưa lịm tắt, Hoài cũng đã khá đau đầu về chuyện kiểm duyệt mà ngày nay người ta gọi là "biên tập". Hoài nghe kể lại một cán bộ biên tập của đặc san công đoàn phê phán truyện của anh là sặc mùi tiểu tư sản chỉ mô tả chuyện tình yêu, cà-phê cà-pháo tào lao và đưa ra hình anh một cán bộ công đoàn tiêu cực mà cùng dám gởi tới cho báo công đoàn. Giám đốc sở văn hóa thông tin kiêm trưởng ban biên tập tờ báo của sở đã nhận xét về nhan đề truyện ngắn "Những con đường" của anh: "Tại sao lại những con đường? Chế độ ta chỉ có một con đường mà thôi, đó là con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nói những con đường làm người đọc phân vân, thiếu tin tưởng".
Trong truyện của anh, một thanh niên đã lựa chọn giữa hai con đường, hoặc theo người yêu vượt biên, hoặc ở lại vùng dân tộc làm công tác bổ túc văn hóa. Nhân vật của anh đã lựa chọn con đường thứ hai dù nguyên mẫu trong thực tế không vượt biên nhưng cũng phải bỏ làm công việc dạy bổ lúc văn hóa vì bị đối xử quá tàn tệ. Cũng như nhân vật Hà trong truyện ngắn "Tiếng hát vẫn bay cao" của anh, Hà tiếp tục phấn đấu và có nhiều khả năng được kết nạp lại, kết thúc bằng một ý tưởng hết sức lạc quan, nhưng nguyên mẫu trong thực tế, sau khi bị khai trừ đoàn, đưa ra khỏi trường, cấm thi, trả về địa phương, anh lại tiếp tục bị trù dập, mất hết niềm tin dù nguyện vọng của anh vẫn chỉ là cống hiến tuổi trẻ mình cho xã hội.
Thế là sáng tác theo quan điểm "hiện thực xã hội chủ nghĩa" chăng? Một hiện thực của ước mơ, thúc đẩy người ta vươn tới hay chỉ là một lừa bịp để người ta lãng quên đi hiện thực đầy khổ đau của hiện thực, chẳng khác gì một thứ "thiên đường" mộng tưởng của tôn giáo? Mấy năm gần đây, Hoài đã "tỉnh ngộ" và không ngớt băn khoăn về những câu hỏi này, nhất là từ khi anh được điều động về làm công tác chuẩn bị thành lập hội nhà văn của tỉnh.
Nhân câu chuyện, Hoài đưa vấn đề ra trao đổi với các bạn.
Cuộc tranh luận giữa bốn người nổ ra suốt buổi sáng, đầy hào hứng, làm tốn thêm đến hai lít rượu nữa mà Hoàng Ly Chân đã tự nguyện chạy ra ngoài mua thêm. Mọi người chưa nhất trí với nhau hẳn, nhưng ý kiến chung là phải xem xét lại và phương pháp sáng tác "hiện thực xã hội chủ nghĩa" dù sao cũng không phải là phương pháp độc tôn, duy nhất có giá trị như quan niệm lâu nay.
Trước khi ra về, Hoàng Ly Chân nói riêng với Minh Hương và Hoài:
- Khi thành lập cơ quan hội xong, hai ông kéo tôi về làm chuyên trách với nhé. Anh em văn nghệ mình hiểu nhau làm việc hứng thú, chứ còn hiện nay tôi đang ở một cơ quan văn hóa nhưng thủ trưởng lại là một tên "vô văn hóa và ngu nhất nước". Tôi chịu hết nổi rồi.

<< 26. Giã biệt. Những dấu hỏi | 2. Lại về với nhau >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 721

Return to top