Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Nửa đời nhìn lại

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 79330 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Nửa đời nhìn lại
Tiêu Dao Bảo Cự

24. Căm giận
Một buổi sáng chủ nhật rảnh rỗi hiếm hoi, Hoài đến thăm Tâm. Tâm là bạn cố tri của Hoài. Hai người thân nhau từ hồi học đại học và một thứ định mệnh lạ lùng đã ràng buộc họ với nhau trong hơn mười năm qua. Hoài hiểu Tâm gần như chính mình tuy về cá tính, hai người hầu như hoàn toàn khác nhau. Sau giải phóng, vì mỗi người mỗi việc nên chỉ thỉnh thoảng họ mới gặp nhau.
Tâm vừa đi một vòng xem xét khu vực sản xuất của thị trấn. Anh cảm thấy băn khoăn và lo ngại. Những dãy đồi trùng điệp phía bác của thị trán bao lâu nay bỏ hoang hóa bây giờ dang được vỡ ra để canh tác. Cỏ tranh ngút ngàn và loại đất ba-dan lẫn lộn đá bô-xít là những thử thách khắc nghiệt dồi với người dân thị trấn quen buôn bán và đối với chính anh, một tri thức, một thầy giáo quen cầm bút nay phải đảm đương chức vụ chủ tịch ủy ban nhân dân thị trấn. Việc gì ta lại không làm được nếu đảng phân công và huy động được sức mạnh của quần chúng.
Trong những ngày tháng này, ngay những người lao động binh thường cũng đã đọc trên đầu môi câu thơ: "Bàn tay ta làm nên tất cả, Có sức người sỏi đá cũng thành cơm". Thế nhưng sau những ngày ồ ạt xuống đường lao động với băng-rôn, cờ xí, loa phóng thanh rộn ràng đầy khí thế tưởng như có thể bạt núi ngăn sông, kết quả đến nay chỉ là mấy dãy đồi trồng mì và dâu còi cọc, cỏ tranh bắt đầu vươn dậy. Do phải chạy theo chỉ tiêu trên phân bố, làm không bảo đảm kỳ thuật, thiếu phân, không đúng thời vụ nên kết quả thật đáng buồn.
Dân bắt đầu trốn tránh việc huy động đi làm cỏ. Nếu tình trạng cứ như thế này thì chỉ mấy tháng nữa là nhưng ngọn đồi sẽ trở lại hoang hóa.
Tâm đứng trên đỉnh một ngọn đồi, dõi mắt về phía chân trời xa. Khuôn mặt anh hằn những nét khắc khổ với những đường nhăn trên trán, bên khóe miệng, gò má nhô cao và mái tóc đã bạc trắng quá nửa. Anh mới hơn ba mươi tuổi mà ai cũng tưởng gần năm mươi. Khi anh ngồi ở bàn chủ tịch để làm việc, người dân vào đều gọi anh bằng bác hay chú, kể cả những người đứng tuổi. Sự khắc khổ nơi anh gần như bầm sinh, từ nét mặt, mái tóc bạc sớm đến tính cách, nếp sinh hoạt. Quê hương nơi anh sinh ra và lớn lên là một xã thuộc một tỉnh miền Trung nghèo nàn, đồng khô cỏ cháy. Anh sinh ra không biết mặc cha, chỉ nghe mẹ nói cha đi tham gia kháng chiến rồi mất liên lạc. Mẹ ở một mình tàn tảo nuôi mấy người chị và anh. Lớn lên, khi vào đại học, anh đã tham gia tranh đấu chống ngụy quyền, được đảng móc nối xây dựng thành cơ sở trong sinh viên. Anh đã từng bị địch bắt giam, được kết nạp đảng trong tù, tốt nghiệp đại học ra trường đi xa nhận công tác bị đứt liên lạc, lại được móc nối hoạt động trở lại cho đến ngày giải phóng. Anh là người sống kiên định với lý tưởng mình đã chọn. Tuổi trẻ của anh cũng có tình yêu nhưng chỉ thoáng qua.
Anh sống bằng đấu tranh và tình bạn, những bạn bè chí cốt từ thuở mới vào đời.
Khi còn chế độ cũ, nhìn nhưng ngọn đồi này, anh mơ ước đến những nông trường chè, cà-phê trù phú cho tương lai. Lẽ nào bọn chủ tư sản xây dựng đồn điền được mà chủ nghĩa xã hội không làm được? Bây giờ đất nước đã được giải phóng, bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Anh thấy quả không dễ dàng. Nhiệt tình thôi chưa đủ. Và còn bao nhiêu khó khăn khác phải đương đầu. Anh đã khổ sở biết chừng nào khi nhìn thấy một số người dân, trong số có vài cơ sở cũ của anh, đã chặt cà-phê trong vườn mình đi để trồng mì, trồng lang. Họ nói cách mạng đâu cần uống cà- phê mà chỉ cần củ khoai, củ sắn và hạt gạo.
Đứng ngẩn ngơ trên đỉnh đồi một lúc, nhìn đồng bào, Tâm sực tỉnh lấy xe quay về trụ sở ủy ban để dự họp. Hôm qua có một đoàn cán bộ của tỉnh về kiềm tra việc thực hiện cải tạo nông nghiệp và công thương nghiệp ở thị trấn. Họ đã nghiên cứu tài liệu đi xem xét một vài tập đoàn sản xuất nông nghiệp và cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chiều nay sẽ họp với ủy ban nhân dân thị trấn.
Cuộc họp diễn ra nặng nề, lê thê với những lý luận về chủ nghĩa xã hội, làm ăn tập thể, bước đi, biện pháp, số liệu thống kê, đánh giá tình hình, ưu khuyết điểm. Tâm đã quá quen với những cuộc họp loại này nhưng vấn đề ám ảnh anh nhiều nhất là sự va chạm giữa anh với Phong, một cán bộ trong đoàn kiểm tra của tỉnh. Phong đã chất ván anh một cách gay gắt và Tâm cũng đã trả lời bốp chát gã một cách gay gắt không kém dù anh đã cố tự kiềm chế.
- Tại sao đồng chí không chú ý chỉ đạo đúng mức xây dựng vành đai nông nghiệp của thị trấn và không chú trọng lương thực mà lại phát triển trồng dâu nuôi tằm?
- Bởi vì diện tích đất hoang hóa ven thị trấn chỉ có chừng đó. Chúng tôi không thể lấn đất của xã khác được. Ai cùng biết đất này trồng lương thực không có năng suất nhưng lại là nơi lý tưởng để trồng dâu nuôi tằm. Có dâu tằm, tơ kén là có lương thực.
- Tại sao các tập đoàn sản xuất để cây dâu còi cọc?
- Vì không có phân bón. Công ty vật tư không cấp phân bón theo đúng hợp đồng.
- Tại sao tập đoàn viên không chịu đi làm cỏ theo lệnh của tập đoàn?
- Vì họ biết có làm cũng vô ích và họ đang đói nên phải đi làm việc khác kiếm ăn.
- Thế đồng chí không tán thành củng cố tập đoàn sản xuất à?
- Cũng có không phải bằng cách lấy gậy quật vào lưng họ được. Họ không thể nhịn đói để đi cuốc.
- Tổ chức các tổ hợp tiểu thủ công nghiệp ở đây cùng bê bối. Tổ đan lát đan cái rổ, cái gùi cũng không xong.
- Những người buôn bán bước đầu chuyển sang sản xuất làm thế là giỏi rồi.
- Tại sao bố trí tổ trưởng tồ đan lát là một trung sĩ ngụy mới đi cải tạo về?
- Vì anh ta là người biết nghe và có năng lực tổ chức nhất trong tồ hợp.
- Đề nghị đồng chí xem lại quan điểm trong việc bố trí cán bộ.
- Tôi làm theo quan điểm của đảng. Đây là một tổ hợp sản xuất đề cải tạo nhưng người buôn bán nhỏ, chứ không phải là tổ chức đảng.
Sau cuộc họp, những câu đối thoại như thế cứ vang vang trong đầu anh. Điều anh bực mình không phải vì bị chất vấn nhưng vì thực chất vấn đề không phải ở đó, mà do lay Phong muốn trả đùa anh một cách đểu giả. Ngày hôm trước, gã có lại trụ sở ủy ban tìm Tâm nói chuyện xã giao và nhờ anh chứng nhận để mua lại một chiếc Honda với giá rẻ. Anh đã thằng thừng từ chối vì việc mua bán và giấy tờ không hợp lệ. Gà đã có ý đe dọa sẽ làm khó dễ anh trong cuộc họp và anh đã cương quyết không nhân nhượng.
Rõ ràng Tâm đã không hề sợ hãi, thậm chí anh đã nặng lời với Phong trong cuộc họp trước mặt bao nhiêu cán bộ cấp trên của huyện và tỉnh. Tôi cần quái gì cái chức vụ chủ tịch ủy ban nhân dân thị trấn này. Tôi chỉ chấp hành sự phân công của tổ chức. Dĩ nhiên tình hình của thị trấn còn nhiều mặt khó khăn, trì trệ nhưng thần thánh nào có thể vực ngay lên được? Anh tài giỏi cứ việc làm thử xem. Cán bộ chỉ đạo cấp trên chỉ nói theo sách mà không hiểu gì thực tế thì chỉ đạo cái gì? Tâm không chịu được loại cán bộ như vậy. Người ta sẽ nói anh tự kiêu. Nhưng anh không thể cúi đầu khom lưng được. Làm như thế chính là phản bội.
Phản bội. ý nghĩ về khái niệm này day dứt đầu Tâm trên đường về nhà sau buổi họp căng thẳng và mỏi mệt.
Tâm thuật lại nội dung cuộc họp ở thị trấn với Hoài và anh cay đắng nói thêm:
- Điều đáng buồn không phải là chuyện của tay Phong mà là thái độ của ông Hoàng, bí thư huyện ủy. Chính ông Hoàng trong phần phát biểu tổng kết cũng đã góp phần phê phán quan điểm của mình. Ông còn lạ gì chúng ta và cùng hiểu rõ tình hình của thị trấn. Trong chỉ đạo của huyện, chính ông ta cũng đã nói rõ về vành đai của thị trấn không phải là lương thực mà chính là cây công nghiệp. Cây công nghiệp sẽ mang lại lương thực. Đó là đặc điểm đất đai ở đây, không thể làm khác hơn được. Ông la còn mới phát động toàn dân trồng bo bo chống đói trong khi chưa nghiên cứu gì về việc bo bo có phù hợp với thổ nhưỡng ở đây không. Dĩ nhiên có chỉ đạo của cấp trên nhưng cũng phải vận dụng, chứ biết chắc làm sẽ thất bại mà cũng cứ làm thì thật ngu dốt, thậm chí là phá hoại vì làng phí bao nhiêu công sức, tiền của của dân.
Hoài nhìn Tâm ngạc nhiên:
- Điều đó kể cũng lạ. Thành thực mà nói, ông Hoàng cũng là con người có bản lĩnh. Chính mình đã nghe ông ta phê phán nặng nề cán bộ của tỉnh, kể cả một số lãnh đạo các ngành của tỉnh, trong các cuộc họp của huyện, khi họ tỏ ra làm ăn tắc trách. Ông ta không còn dám bảo vệ quan điểm của huyện nữa à?
Tâm vuốt mái tóc bạc sớm theo thói quen, như không hề sợ người khác chú ý đến đặc điếm bất lợi này của mình, trầm ngâm một lúc lâu rồi nhìn Hoài nói chậm rãi:.
- Hoài cũng như mình, chúng ta quá trong sáng và tin người, tin đảng. Bây giờ nhiều chuyện đã bắt đầu thay đổi khi đảng đã cầm quyền và quyền lực sẽ mang lại cho người ta nhiều thứ. Sắp tới có đại hội đảng của tỉnh và ông Hoàng đang ngắm nghé vào thường vụ tỉnh ủy đấy. Ông không muốn bị coi là không quán triệt và chấp hành nghiêm túc chỉ thị của cấp trên. Ông ta đã tự chuẩn bị nhiều thứ đấy chứ không phải chỉ chuyện đó đâu. Mình vừa nghe ông Tân nói lại là ông Hoàng đã chối bỏ trách nhiệm trong vụ tên Tư Trung đầu hàng địch hồi chiến tranh và đổ hết cho ông Tân.
- Thế à! Hoài kêu lên. Thế mà cũng là cộng sản à? Thế có phải là phản bội không khi chối bỏ chính quá khứ của mình?
Người ta sẽ chối bỏ bao nhiêu thứ và phản bội bao nhiêu lần nữa? Phải chăng Mây Đầu Non đã nói đúng khi nói về giai cấp cầm quyền thống trị mới? Mình vẫn không tin nhưng người cộng sản có thể tàn tệ đến mức đó. Mình quyết gặp ông Hoàng để hỏi cho ra lẽ về chuyện này rồi tới đâu thì tới. Chúng ta đâu có hèn và cần quái gì các chức vụ này, kể cả danh hiệu đảng viên mà ngày hôm nay đâu còn mấy thiêng liêng.
Tâm đặt tay lên vai bạn:
- Hoài đừng nóng vội. Không dễ đâu. Gần đây mình mới thấy thêm đôi điều khi tiếp xúc với một số cán bộ ngoài bắc vào.
Người cộng sản vô cùng khôn ngoan và đầy âm mưu thủ đoạn khi giải quyết những vấn đề nội bộ. Mình làm theo kiểu "sinh viên tranh đấu" ngày xưa không được đâu. Mình đã bị triệt hạ mà họ vẫn sạch tay. Hoài không thấy chuyện chi bộ Trung Kiên của chúng ta sao? Chúng ta nào có hay biết gì về tên Tư Trung đầu hàng khốn kiếp. Thế mà vụ tên đó đang là lưỡi dao treo trên đầu chúng ta đấy. Nó sẽ phập xuống bất cứ lúc nào và chúng ta sẽ bị thân bại danh liệt. Hoài phải hết sức cẩn thận.
- Mình không cần -Hoài đứng hẳn lên, không ngăn được phẫn nộ - Mình đi gặp ông Hoàng bây giờ đây. Tên Tư Trung đầu hàng chứ chúng ta có đầu hàng đâu? Chính thường vụ tỉnh ủy hồi đó phải chịu trách nhiệm vì đã để Tư Trung là ủy viên thường vụ đầu hàng địch mà không biết, gây ra bao tổn thất cho phong trào cơ sở nội thành. Lịch sử còn đó, không ai bôi xóa được đâu.
Tâm cùng đứng lên ngăn cản Hoài nhưng Hoài vẫn nhất định đi Nỗi căm giận đã làm anh sôi người lên. Anh bước ra đường với tâm hồn và tâm trạng thuở sinh viên tuổi hai mươi ngùn ngụt lửa đấu tranh. Anh quên rằng anh đã hơn ba mươi và ngày hôm nay những người cộng sản cầm quyền chứ không còn ngụy quyền tay sai như ngày xưa nữa.

<< 23. Nhức nhối | 25. Bất lực >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 728

Return to top