Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Vội Vã

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 37975 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Vội Vã
QUỲNH DAO

Lời cuối sách
Sau khi Hàn Thanh đến thăm ngày 31 tháng 7, tôi biết, tôi nhất định phải viết câu chuyện này.
Hoặc tôi cũng nên cất giữ câu chuyện này trong ký ức của tôi dăm ba năm, hãy cầm bút viết. Nhưng tôi ngay một ngày cũng không lần lữa, vào khoảng tối mồng một tháng tám, lập tức cầm bút viết cuốn sách này. Đối với tôi mà nói, đó cơ hồ là một “kỳ tích”. Tôi vẫn cứ không chịu viết “câu chuyện như được”, tôi cần một quãng thời gian để nghiền ngẫm nó, để tiếp thu nó, đến khi tôi xác nhận nó có thể cảm động tôi, thuyết phục tôi, cũng công nhận bản thân nó có sức mạnh có thể giúp đỡ tôi từ một chữ đầu, viết đến một chữ cuối cùng, tôi mới sẽ bắt đầu đi viết nó.
Không biết là sức mạnh gì, là sự khẩn thiết của Hàn Thanh, là Đà Đà trong u minh giúp đỡ, tôi lại cầm bút nhanh như vậy, không chút do dự như vậy, mà còn lập tức đưa toàn bộ cái tôi vào. Tháng tám, khí trời đang nóng, vùi đầu trên bàn viết hết giờ này đến giờ khác, không phải là chuyện “hưởng phúc”. Nhưng giống như lệ thường, tôi cảm động trong nhân vật dưới ngòi bút tôi, tôi cảm động trong nhiệt tình của Đà Đà và Hàn Thanh, tôi cảm động trong các thứ chi tiết nhỏ: gặp nhau, biết nhau, yêu nhau của họ, do đó, tôi lại quên cái tôi.
Trong “lời vào sách” và lời “cuối sách” cuốn sách này, tôi đều đã giới thiệu kỹ càng người cung cấp câu chuyện và nguồn tư liệu của nó. Ở đây, tôi không nhiều lời gì nữa. Độc giả cũng sẽ không truy hỏi tính chân thực của câu chuyện này. Nhưng tôi sớm đã nói một câu, bất luận câu chuyện chân thực đến bao nhiêu, trải qua tôi chỉnh lý, biên tập lại, bỏ hay giữ lại, tính tả thực của câu chuyện, hoặc nhiều hoặc ít bị tước bỏ. Xét cho cùng, tôi không viết “truyện ký”, tôi chỉ viết một “truyện” khiến tôi cảm động. Tôi nhấn mạnh để miêu tả, chỗ tôi không thể tiếp thụ được trong câu chuyện, tôi liền sẽ xóa bỏ đi. Nhân thế mà, bất luận tiểu thuyết chân thực nhiều đến đâu, trải qua tác giả viết lại nó ra, vẫn sẽ có một khoảng cách với sự thực. Nhưng tất cả những thư từ, nhật ký, thơ nhỏ, mảnh thư... dẫn dụng trong sách này, đều từ thủ bút của Đà Đà và Hàn Thanh, tiến triển của câu chuyện nó hoàn toàn dựa theo ghi chép tư liều của họ.
Chưa bao giờ có một câu chuyện mang lại cho tôi sức “lay động” lớn như câu chuyện này. Thứ “lay động” đó khkông đơn thuần đến từ chuyện yêu đương của Hàn Thanh và Đà Đà, mà càng sâu sắc hơn đến từ bản thân “sinh mệnh”. Tôi chưa hề có một cuốn sách nhiều lần đối mựt với vấn đề sinh mệnh như vậy. “Sinh mệnh” không nên đến thường thường đến, “sinh mệnh” không nên đi thường thường đi. Tôi rất nhỏ bé, tôi cũng rất bối rối. Trong cuốn sách này, từ cái chết của bà già ở đối diện Hàn Thanh, cái chết của thái sư mẫu, cái chết của Tiểu Vỹ, đến cái chết của Đà Đà... tôi quả thực viết không ít cái chết. Đó là khuyết điểm của câu chuyện chân thực, “ngẫu nhiên” không thể hiểu nhiều như vậy đều họp lại trong cùng một cuốn sách, mà những cái đó đều là thật! Đối với những “cái chết”, tôi rất bối rối. Tôi thương tiếc Tiểu Vỹ, tôi thương tiếc Đà Đà, không sao hình dung nổi tôi thương tiếc sâu sắc đến nhường nào. Ngoài sự bối rối đối với “cái chết” ra, tôi cũng không kiêng dè nói tới sự bối rối đối với “sinh mệnh”, thí dụ như Tiểu Mai Mai có tồn tại hay không, và sự hoang mang của người trẻ tuổi thế hệ này “đương nhiên, chỉ là một bộ phận nhỏ trong sách của tôi, tuyệt đối không đại biểu cho toàn thể). Trời, kỳ thực, chẳng trách người trẻ tuổi là hoang mang, trên thế giới này rất nhiều người đều như thế...
Trước đây không lâu, từng nghe thấy một cái tin trên truyền hình, căn cứ vào thống kê, người trẻ tuổi ở Đài Loan, tỷ lệ tử vong cao hưn người già gấp nhiều lần! Con số thống kê này khiến tôi giật mình, không dám tin! Nghe nói, “cái chết bất ngờ” của người trẻ tuổi quá nhiều, thí dụ như tai nạn xe cộ, trèo núi, đi bơi hoặc đánh nhau... Tôi quả không hiểu, người trẻ tuổi thế hệ này tại sao không quý tiếc mình như vậy, không bảo vệ mình như vậy? Cứ coi như không vì mình mà quý tiếc sinh mệnh, cũng nên “ơn dưỡng dục, đức cù lao” của cha mẹ! Cũng nên nghĩ cả cho những người yêu mến mình!
Truyện này nhân cơ duyên khéo gặp, bản phát hành ở Mỹ của “Trung Quốc thời báo” đòi tôi bản thảo rất gấp. Cho nên trước khi toàn bộ bản thảo còn chưa hoàn thành, bắt đầu đăng liền kỳ ngày 27 tháng 8, tạp chí Hoàng Quan số tháng 9 cũng đồng thời tung ra. Ở đây, tôi phải đề cập một chút, từ khi truyện này bắt đầu đăng liền kỳ, có rất nhiều thân thích bạn bè của Đà Đà hồi sinh tiền, đều liên hệ với tôi, và chủ động đề xuất càng nhiều tư liệu có liên quan đến Đà Đà. Tôi ở đây xin gửi lời chung cám ơn thân thích bạn bè của Đà Đà. Bởi tư liệu nguyên thủy đến từ Hàn Thanh, càng bởi vì khi tư liệu mới cung cấp, cuốn sách này đã hoàn thành chín mươi phần trăm, cho nên tôi không lại sử dụng tư liệu mới nữa, để tránh khỏi trong cuốn sách này cành nhánh quá nhiều, mà sa vào vụn vặt. Nhưng đối với những người cung cấp tư liệu, tôi vẫn cảm kích sâu sa.
Viết lách của tôi rất khổ cực. Nhiều người nhìn thấy tôi mỗi năm vẫn cứ có hai cuốn sách mới giao nộp, liền cho rằng tôi nhất định viết được rất “dễ dàng”. Trên thực tế, viết lách của tôi rất vất vả mà lại rất đau khổ, thứ “vật lộn” đó cũng chỉ có người ở bên cạnh tôi mới lĩnh hội được. Cuốn truyện này cũng như vậy. Đối mặt với thư từ, nhật ký, tư liệu... đầy nhà, tôi vừa viết, vừa phải tra tư liệu, có những chỗ, quả thật không hiểu, đành gọi điện thoại đường dài cho Hàn Thanh. Sự hợp tác của Hàn Thanh rất đến nơi đến chốn, dường như cái biết không gì không nói, nói thì nói đến hết. Chỉ có khi câu hỏi của tôi đụng đến cái đau ngầm trong lòng anh (thí dụ như Đà Đà mấy lần toan tung cánh bay đi ), nhưng anh vẫn cố hết sức làm được thẳng thắn. Khi anh biết tôi quả thực viết câu chuyện này, anh lại vừa sợ vừa mừng vừa thích thú, anh nói:
- Tôi dường như trút hết được một mối tâm sự. Ngày hôm nay khi tôi đi làm, lại chú ý đến mạ gieo trên đồng, đều là một mảng xanh mướt, tràn đầy sự sống. Khá lâu, tôi không chú ý đến sự vật bên mình tôi.
Tôi nghe thế cũng có phần an ủi. Tôi lo ngại khi anh đọc cuốn sách này, có sẽ gợi lại vết thương trong lòng anh không? Cái tôi lo lắng nhất, là người nhà thân hữu của Đà Đà (hoặc người tôi không biết mà chưa đề cập đến), có sẽ thấy sách mà đau lòng hay không? Và những nhân vật có liên quan khác trong sách, có sẽ nhớ lại chuyện cũ mà tăng thêm buồn bã? Quả thật như thế tôi rất bất an, tôi rất áy náy, tôi cũng rất khổ tâm. Dù như thế nào khi tôi viết sách này, là mang tất cả lòng nhiệt thành để viết. Tôi yêu Đà Đà, tôi yêu mỗi một người trong sách! Tôi hy vọng biết bao họ sống được tốt, sống để yêu, sống để được yêu, sống để nắm chặt “hạnh phúc”!
Viết xong câu chuyện này, bản thân tôi cảm xúc rất sâu. Sự ngắn ngủi của sinh mệnh, sự vội vã của năm tháng, đời người, có “vội vã quá vội vã” nhiều biết bao! Không biết tính sao nhiều biết bao! Thanh xuân, tình yêu, sinh mệnh... cái mà mỗi một người đều có thể có được, lại chưa chắc mỗi một người đều có thể quý tiếc chúng. Do đó, tôi cũng cảm khái, tôi cũng hoài nghi, tôi cũng muốn hỏi một câu: “Vĩnh hằng” ở đâu? cái gì tên là “vĩnh hằng”. Hai ngày trước trên báo đọc được một bài văn ngắn của ông Nghê Khuông, mấy câu kết là:
Cái vĩnh hằng là mặt trời, trăng, sao; con người quá yếu đuối, đừng khao khát vĩnh hằng.
Tôi có đồng cảm, quả thật có đồng cảm! Con người, quá yếu đuối!
Cuốn sách này coi như là hoàn thành bản thảo. Viết xong, trong lòng càng nặng chình chịch. Không biết Đà Đà suối vàng có hay, có hiểu được sự nhiệt thành khi tôi viết hay không? Không biết hoa bông gạo dưới ngòi bút tôi, có phải là hoa bông gạo trong lòng Đà Đà hay không? Một số ngày này, xem thư của Đà Đà, xem lời văn như mây bay nước chảy của nàng, xem những câu vạn mối thâm tình, ngàn niềm ân ái của nàng, xem sự phơi bày đối với biến thiên tâm lý của tự ngã, xem các thứ kiến giải của nàng đối với “trưởng thành” và “đời người” “xã hội”... tôi không chỉ một trăm lần ngậm ngùi than thở một cô gái tràn đầy chí tuệ, tràn đầy tài hoa, tràn đầy nhiệt tình như vậy, lại bỗng tàn héo trong tuổi hoa niên như vậy, chẳng lẽ là trời ghen ghét với tài hay sao?
Thật vậy, con người, nên vì người yêu mình, quý tiếc sinh mệnh, nên vì người yêu mình, quý tiếc tình cảm.
Viết xong cuốn sách, tôi lại quả thật muốn nói một câu với đời người, sinh mệnh và tình cảm mà tôi không hiểu:
Vội vã, quá vội vã,
Vội vã, quá vội vã!!
Chiều ngày 16. 9. 1982
Viết ở Khả Viên Đài Bắc

HẾT

<< Vĩ thanh |


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 281

Return to top