Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Cổ Văn Việt Nam >> Điển hay tích lạ

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 5186 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Điển hay tích lạ
Nguyễn Tử Quang

Tiêu Lang

   Thôi Giao học giỏi, thơ phú rất hay. Nhà nghèo xơ xác nhưng Thôi cũng phong lưu hào phóng rất mực.

Trong vùng có nàng họ Lương tên Bích Nga, sắc đẹp lộng lẫy, duyên dáng cực kỳ. Cha mẹ mất sớm, nàng họ Lương phải ở nhờ cô ruột. Trai tài gái sắc, Thôi Giao và Bích Nga gặp nhau rồi tha thiết yêu nhau. Nhưng mộng xây dựng gia đình của hai họ Thôi Lương chưa thành, thì chẳng may nhà cô ngày càng sa sút. Cuối cùng, người cô phải đem bán Bích Nga làm nàng hầu cho một viên Liên soái là Vu Địch.
Cầm được giai nhân trong tay, họ Vu rất mực yêu thương. Lại xuất ra 40 vạn đồng tiền, xây một lâu đài cho người cô ở.

Mất người yêu đẹp, chàng Thôi đau xót, từ đó như kẻ mất hồn. Suốt ngày, chàng đứng tựa bên cội cây ngoài dinh quan Liên soái ngóng trông bóng hình người đẹp, mong được nhìn người yêu cho đỡ nỗi nhớ thương. Trên lầu, nàng Lương nhìn qua cửa sổ thấy chàng Thôi thẫn thờ buồn bã mà lòng đau như cắt.

Gặp tiết Hàn Thực, nàng Lương có việc ra ngoài dinh. Thấy chàng Thôi đứng bên cội liễu, hình vóc võ gầy, nàng Lương cảm động, ngồi trên kiệu mà khóc nức nở. Gặp nhau, nhìn nhau nhưng cả hai không dám mở lời. Bốn mắt lã chã bốn dòng châu. Thôi đau đớn làm bốn câu thơ:

Theo chân bao kẻ ngớp mùi hương,
Tầm tã khăn the lệ mấy hàng.
Một tới cửa hầu sâu tựa bể,
Chàng Tiêu từ đó khách qua đường. 
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)


Có kẻ ghét Thôi, bắt được bài thơ ấy, muốn hại Thôi nên lòn bàn thơ để trên bàn của quan Liên soái. Họ Vu xem thơ, thấy lời đã hay ý lại nhã, đẵm vẻ ai oán não nùng nên có chiều cảm động, cho lính đòi chàng Thôi vào. Thôi hoảng sợ quá. Có người xúi chàng trốn đi kẻo bị tai vạ nhưng không biết trốn đi đâu, đành phải liều vào hầu.
Vừa gặp Thôi, Vu Địch liền cầm lấy tay chàng nói:
- Câu: "Một tới cửa hầu sâu tựa bể, Chàng Tiêu từ đó khách qua đường" hẳn tiên sinh đau khổ lắm! Bốn mươi vạn đồng, một lâu đài có là bao mà tiên sinh nỡ tiếc lời thơ không sớm cho tôi biết. Kẻ này có hẹp gì mà chẳng cho châu về Hợp Phố!
Đoạn, Vu Địch bảo mã phu xe đưa nàng Bích Nga về với chàng Thôi để cùng xum họp. Vu Địch còn đem tặng nàng Lương tất cả những nữ trang đắt tiền, trước kia đã sắm cho nàng.

Nguyên văn:
Hầu môn nhứt nhập thâm như hải,
Tùng thử Tiêu lang thị lộ nhân.

Thôi Giao đã dùng điển Tiêu lang (chàng Tiêu) trong bài thơ của mình.
Nguyên đời nhà Đường, chàng Tiêu có người vợ rất đẹp tên Lục Châu. Người nghèo, không quyền thế nên Lục Châu chẳng may bị người bắt đem dâng Quách Tử Nghi là một quan lớn đương thời. Lục Châu trở thành một nàng hầu sủng ái của Quách Tử Nghi; và từ đó, chàng Tiêu trông thấy vợ cứ dửng dưng như khách qua đường.
Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn Thúy Kiều và Kim Trọng tái hợp, chàng Kim lý luận về chữ trinh của Kiều để bác bỏ cái ý tự ty mặc cảm của người yêu cũ khi chàng xin chấp nối lại mối tơ tình, có câu:
Hoa tàn mà lại thêm tươi,
Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa.
Có điều chi nữa mà ngờ,
Khách qua đường để hững hờ chàng Tiêu.


Ý của Kim Trọng muốn nói nếu Kiều không ưng kết duyên với chàng là nàng cố ý bắt buộc chàng phải hờ hững không nhận nàng nữa. Hay nói một cách khác là tại sao Kiều lại cố ý làm cho chàng phải coi nàng như chàng Tiêu coi vợ cũ?

TchyA (Đái Đức Tuấn)(*), nhà thơ hiện đại có câu:
Đỡ ly ân ái qua môi thắm.
Uống chẳng vơi cho mới bẽ bàng.
Khổ nhục mảnh thân vì bát gạo,
Đường tình kia lại số Tiêu lang.


***
chú thích thêm (ngoài tác phẩm): TchyA

<< Bối thủy trận | Người chặt cây quế trong cung trăng >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 700

Return to top