Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Cổ Văn Việt Nam >> Điển hay tích lạ

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 151607 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Điển hay tích lạ
Nguyễn Tử Quang

Gấm nàng Ban

 Nàng họ Ban, không biết tên, vốn là một cung phi của vua Thành Đế nhà Hán (32-8 trước D.L.). Nàng làm nữ quan, chức Tiệp Dư nên thường gọi nàng Ban Tiệp Dư.
    Nàng đẹp, duyên dáng, được nhà vua sủng ái.
    Nhưng sau, nhà vua say mê Triệu Phi Yến. Bị nàng này gièm pha, nàng Ban sợ nguy cho thân nên xin vua cho hầu bà Thái Hậu ở cung Trường Tín. Từ đó, sự sủng hạnh của vua đối với nàng ngày càng phai lần.
    Tủi cho thân phận lâm cảnh phũ phàng, nàng buồn bã, lấy một thứ lụa bát tơ trắng gọi là Tề Hoàn (lục nước Tề) do nàng tự dệt lấy và làm thành một cây quạt tròn. Trên quạt, nàng đề một bài thơ để tự ví thân phận mình:
    Mới chế lụa Tề trắng.
    Trong sạch như sương tuyết.
    Đem làm quạt Hợp Hoan,
    Tròn hin giống mặt nguyệt
    Ra vào trong tay vua,
    Lay động sinh gió mát.
    Thường sợ tiết thu đến,
    Gió mát cướp nồng nhiệt,
    Ném cất vào xó rương,
    Nửa đường ân ái tuyệt.

    Nguyên văn:

    Tân chế Tề Hoàn tố,
    Hạo khuyết như sương tuyết.
    Tài thành Hợp Hoan phiến,
    Đoàn đoàn tự minh nguyệt.
    Xuất nhập quân hoài tụ,
    Động đạo vi phong phát
    Thường khủng thu tiết chí
    Lương viêm đoạt viêm nhiệt.
    Khí nguyên giáp tư trung,
    Ân tình trung đạo tuyệt.

    Nàng cung nữ họ Ban ấy tự ví mình như cây quạt Hợp Hoan đã từng được nhà vua nâng niu yêu chuộng. Nhưng rồi lại ném cất vào xó rương, vì gió thu mát đã cướp mất gió mát của quạt rồi. Thế là mối tình nửa đường đoạn tuyệt. Nhà vua nỡ say đắm kẻ khác, nghe lời gièm pha để nàng chịu nỗi duyên phận bẽ bàng.
    Vương Xương Linh, một thi hào danh tiếng đời Đường (617-907) cảm xúc nỗi duyên phận ghẻ lạnh của nàng cung phi họ Ban, mà đây cũng là số kiếp chung của khách hồng nhan vô phúc sa vào cung cấm, nên có làm 3 bài, đề là "Trường Tín thu từ" để vịnh nàng:
    I
    Giếng ngọc cành khô rụng lá vàng,
    Buông rèm đêm đã lạnh hơi sương.
    Lò hương, gối ngọc vô duyên quá,
    Lắng giọt đồng rơi xiết đoạn trường.
    (Bản dịch của Lam Giang)

    Nguyên văn:
    Kim tỉnh ngô đồng lạc diệp hoàng,
    Chu liêm bất quyển dạ lai sương.
    Huân lung ngọc chẩm vô nhan sắc,
    Ngọa thích Nam cung xuân lậu trường.

    II
    Ban mai quét tước mở đền vàng,
    Nâng quạt nhìn thôi luống thở than.
    Mặt ngọc không bằng con quạ rét,
    Nó còn sưởi nắng điện Chiêu Dương.

    Nguyên văn:
    Phụng chửu bình minh kim điện khai
    Thả tương đoàn phiến tạm bồi hồi.
    Ngọc nhan bất cập hàn nha sắc,
    Do đái Chiêu Dương nhật ảnh lai.

    III
    Đã đành phận bạc, ôi đau đớn,
    Thấy vua trong mộng, tỉnh nhớ nhung.
    Tây cung rộn rực đêm yến tiệc,
    Mơ màng nhớ lúc được vua ban.

    Nguyên văn:
    Chân thành bạc mệnh cửa tầm tư,
    Mộng kiến quân vương giác hậu nghi.
    Họa chiếu Tây cung tri dạ ấm,
    Phân minh phức đạo phụng ân thì.


    Ba bài theo điệu nhạc phủ. Tác giả tả tâm trạng u hoài của Ban Tiệp Dư: nỗi buồn đêm thu, mối buồn sáng thu lại mối sầu đêm thu.
    Đêm trước u buồn, sáng dậy bâng khuâng, đêm đến sầu não, cả ba bài đều cực tả một nỗi buồn tha thiết. Mà nỗi buồn ấy mãi vương vấn, không bao giờ chịu buông tha người bạc mệnh ở lãnh cung.
    Trong "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều, đoạn thuật lời thán oán của nàng cung phi trong cung cấm, có câu:
    Nụ hoa chưa mỉm miệng cười,
    Gấm nàng Ban đã nhạt mùi thu dung.
    "Gấm nàng Ban" lấy ở điển tích trên.

<< Động Bích Đào | Đông sàng với thiếp Lan Đình >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 292

Return to top