Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tập Truyện ngắn >> TẠP VĂN

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 34050 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

TẠP VĂN
Ngô Tất Tố

TRỪ NẠN CHO VAY NẶNG LÃI,

Muốn trừ nạn cho vay nặng lãi, chính phủ định ra các điều  kiện nghiêm ngặt để hạn chế các chủ nợ. Các chủ nợ ngày nay  không dùng tiền để đặt lãi được, xoay ra mua rẻ sản nghiệp của kẻ  cần tiền, thì lại càng nguy khốn hơn nữa. Trước kia, số tiền lãi 5  phân hay 10 phân, còn có hạn, con nhà công nợ tuy phải nhắm  mắt mà vay, nhưng còn há vọng có món nọ đập món kia, hoặc tới  hạn dù không trả được gốc thì cố lo lấy tiền lãi, khất lại để giữ lấy ruộng đất mà làm ăn. Cùng ra, không trả được, chủ nợ muốn tịch  biên gia sản, còn phải trước bạ văn tự, thưa tòa án, xin bán đấu  giá, còn bị nhiều khoản phí tổn. Nay họ viện lẽ nhà nước cấm cho  vay, không chịu cho người cần tiền cầm ruộng đất, phải bắt viết  văn tự bán đứt, hạn chuộc lại, chỉ ước hẹn với nhau bằng miệng  mà thôi; đã thế, quá mười đồng thì chỉ bán được hai ba thôi và  tính gốc lãi tới ngày giao hẹn viết bằng văn tự. Tới hạn, không trả  được thì văn tự ấy chỉ cần trước bạ sang tên thôi.
Kỳ trả nợ của dân quê tức là sau vụ gặt bán thóc để chuộc  ruộng thì lại bị kẻ trung gian, kẻ đầu cơ bắt chẹt lần nữa! Ruộng  đất đã bán rồi, chẳng lẽ ngồi không nhịn đói, vì dân quê, ngoài  việc cày cuốc ra chẳng còn nghề nghiệp gì làm kế sinh nhai cả, bất  đắc dĩ lại phải đem đầu tới chủ ruộng xin làm giấy lĩnh canh, vì  chỉ có những kẻ lĩnh canh mới có há vọng vay mượn khi túng bấn.  Mùa mất, chiêm hỏng, mặc mình chủ ruộng cứ chiếu số thóc ghi  trong giấy bắt phải nộp. Nếu số thóc còn thiếu ít nhiều thì chủ  ruộng, tuy lại cho chịu, nhưng bắt phải giấy nhận lĩnh số thóc ấy  làm lương ăn mà chủ ruộng cấp cho, chờ vụ lúa sau sẽ nộp trả, nếu  không có trả thì xin chịu tội lừa đảo. Vụ lúa sau, cố nhiên cũng  không trả được, vì số lương ăn viết nhận trong giấy chỉ là nợ,  muốn có ăn, tất phải vay nữa. Muốn tránh cái tội lừa đảo chủ  ruộng bắt làm giấy gán người, người đàn ông mạnh khỏe cày bừa  được thì mười hai đồng một năm, người đàn bà cấy hái được thì  tám đồng, trẻ con từ 15 tuổi trở lên 4 đồng, ở làm trừ khi hết nợ,  trái chủ xé văn tự cho về; bỏ trốn đi, thì cái tội lừa đảo kia còn ở  trong tay chủ nợ. Cái sản nghiệp của người dân quê đã mỏng manh, cho nên từ anh hữu sản đến anh vô sản, từ anh vô sản tới  anh can án, từ anh can án tới anh trộm cướp, những cái "giai cấp"  không cách xa nhau mấy nỗi.

<< HỌ LẠI KIẾM ĂN VÀO NẮM XƯƠNG KHÔ | CÔ TÂY HOẺN >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 209

Return to top