Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Cuộc Chiến VN >> Chiến tranh nhìn từ nhiều phía

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 38024 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Chiến tranh nhìn từ nhiều phía
nhiều tác giả

Ai chiến thắng?
Đọc bài ông Nhật Tuấn trả lời phỏng vấn của talawas tôi đã thấy là lạ, đến khi đọc ý kiến của các ông Nguyễn ViệnĐỗ Trung Quân thì tôi phải la hoảng: Trời đất mẹ mìn(h) ơi, té ra chẳng ông nào bây giờ nhận mình là ở phía chiến thắng trong cái cuộc chiến mà một bên thì thắng oanh liệt và một bên thua trắng kia nhỉ! Tỉ số cuộc đấu súng, đấu bom, đấu xác người, đấu hệ tư tưởng, kéo dài đến hơn hai thập kỷ đó hình như không phải là hoà 0-0?
Nhưng tôi lại nhớ hồi chiến tranh Iraq mới nổ ra, talawas có chạy dòng chữ chống chiến tranh: „Bên nào thắng, nhân dân cũng bại!“ mà tôi cũng lấy làm gật gù. Hay ba ông nhà văn, nhà thơ, nhà báo ấy là... nhân dân?
Hình như cũng không phải, vì ba ông cũng không nhận mình là ở phe...bại. Ông Nhật Tuấn: „Tôi không có cảm giác mình là ‚phe chiến thắng’ mà chỉ là dân ngụ cư.“ Ngụ cư không đồng nghĩa với bại, vậy ông Nhật Tuấn không thắng, không bại. Ông Nguyễn Viện: „Tôi chưa bao giờ thấy mình chiến thắng hay chiến bại“. Vậy ông Nguyễn Viện cũng không. Ông Đỗ Trung Quân: „Tôi không có khái niệm kẻ thắng, người bại.“ Hay thật. Lạ thật. Vậy ông Đỗ Trung Quân càng không, không tới mức „không có khái niệm“ về thắng-bại nữa. Các ông ấy là những nhà văn. Các ông ấy đứng trên, đứng ngoài sự thắng-bại, không có cả khái niệm về sự thắng-bại của một cuộc chiến cực kì khốc liệt trong lịch sử Việt Nam cùng những hậu quả không thể gọi là nhỏ của nó đối với hàng chục triệu người và mấy thế hệ liên tiếp nhau.
Thế ra ba ông nhà văn ấy sinh nhầm chỗ, nhầm thời, không đâu mà bị vướng vào cái cuộc chiến tranh khỉ gió ấy hay sao?
Thưa không đâu ạ. Không phải ngẫu nhiên mà ba ông đều còn được cầm bút viết lách dù là để:


  • viết „kiếm cơm“ trong chức Trưởng ban văn hoá-văn nghệ của báo Thanh Niên một thời như ông Nguyễn Viện,

  • viết „kiếm sống“ bằng nghề nghiệp và trong chức biên tập viên Chi nhánh TPHCM của NXB Văn Học một thời như ông Nhật Tuấn,

  • viết „lăng nhăng“ (lời tự nhận của ông Đỗ Trung Quân chứ không phải lời của tôi-TTHB) in đều đều trong một chức vụ không „còm“ gì ở báo Tuổi Trẻ một thời như ông Đỗ Trung Quân.

Các cơ quan như báo Thanh Niên, báo Tuổi Trẻ, Nhà xuất bản Văn Học đều không phải là những cái chợ đuổi. Không phải ông Nhật Tiến mà là ông Nhật Tuấn được làm ở đó, có đúng không nào? Nếu so với những nhà văn cũng Sài Gòn cả đấy (định cư hay ngụ cư gì không bàn) muốn „kiếm cơm“, „kiếm sống“, „viết lăng nhăng“ bằng ngòi bút của mình lắm mà không được phép, thì cả ba ông thắng to là điều ai cũng thấy, chỉ có bản thân các ông không muốn thấy. Hay các ông cho đó chẳng qua là sự may mắn cá nhân, như anh này trúng xổ số anh kia trúng cá?
Tôi chẳng có vấn đề gì với sự may mắn của các ông, nhưng điều cực kỳ đáng buồn mà các ông không muốn thừa nhận là sự may mắn của các ông liên quan rất mật thiết đến sự bất hạnh của những người khác, mà số người bất hạnh ấy thật không nhỏ tí nào. Tôi muốn nói rõ là tôi không quy trách nhiệm hay đánh giá sai đúng thiện ác gì ở đây. Lịch sử nó thế, chẳng ai làm lại được lịch sử. Nhưng tôi muốn nói rằng những vết thương mà cuộc chiến tranh ấy để lại sẽ không bao giờ được hàn gắn nếu người ta cứ coi như chúng... đã được hàn gắn. Thực tế cho thấy là còn rất nhiều vết thương lớn vẫn chưa hề được đụng đến. Người ta chỉ lờ chúng đi, hễ ai đụng vào thì bị quy ngay cho cái tội to vật vã là „khoét sâu vào vết thương đã ăn da non“. Kinh thật. Lời phát biểu của ông Nhật Tuấn về các ông Nguyễn Viện, Đỗ Trung Quân vô tình mà cho thấy rằng còn biết bao vấn đề, mâu thuẫn, xung đột, mặc cảm v.v. liên quan đến hậu quả của cuộc chiến tranh này chưa được nghiên cứu tranh luận đến nơi đến chốn. Giữa những người cùng thuộc phía may mắn mà còn như vậy, thử hỏi nhìn toàn bộ mọi phía tham dự thì thế nào?
Ai cũng biết rằng chuyện nước mình nó trái khoáy vô cùng tận. Hôm qua thì anh tự hào đã đứng trong hàng ngũ của những người chiến thắng, tự hào chính nghĩa đã chiến thắng. Hôm nay cái chính nghĩa ấy thay đổi. Ngày mai lại thay đổi nữa, có khi trở về với hôm qua cũng là chuyện “bình thường”. Trong cái hoàn cảnh ấy thì khôn nhất là “không có khái niệm” về thắng bại, “đứng trên thời cuộc”, chỉ “theo đuổi những giá trị nhân bản, nghê thuật muôn thuở”... Nhưng các ông là sản phẩm 100 % của thời cuộc dù có bất đắc dĩ thế nào. Chối nó là chối mình đấy! Mà làm cái nghề viết của các ông, khôn quá thì quắt...tác phẩm. Khi phải đánh giá sự nghiệp văn chương của các ông liệu người ta có nên dùng chữ “một sự nghiệp văn chương rất khôn” không? Có lẽ các nhà phê bình nên vận dụng cặp khái niệm mới “văn khôn – văn dại” cho văn học Việt Nam chăng?
Xin cá cái máy vi tính tôi mới tậu là các ông sẽ bảo: “tôi không có khái niệm kẻ khôn, người dại”, “tôi chưa bao giờ thấy mình khôn hay dại”, “tôi không có cảm giác mình là phe khôn”...
Kẻ đầu óc nhị nguyên thô thiển này thật vinh hạnh!

<< Quên và nhớ: Người Việt trên thế giới, chúng ta là ai? | Về việc tra tấn kẻ khác >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 212

Return to top