Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tiếu Lâm >> Lãng mạn pháp luật

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 41174 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Lãng mạn pháp luật
Lương Vĩnh Kim

Đâu là chứng cứ?

Một người bơ vơ không nơi trú ngụ, được người bạn thân mời về ở với mình trong ngôi nhà vừa dựng xong. Khi chủ nhà đi xa, giao cho anh ta trộng nom hộ, anh ta chợt nảy lòng tham, rắp tâm chiếm đoạt ngôi nhà của bạn.
Khi chủ nhà về, anh ta không cho vào mà yêu cầu anh chủ nhà tìm nơi khác. Hai bên tranh chấp, đưa nhau lên quan. Anh chàng chiếm đoạt nhà của bạn trâng tráo:
- Anh kia trước có ở nhờ nhà của tôi một thời gian rồi bỏ đi, nay lại đến xin ở nhờ nhưng tôi không chấp nhận, bắt tìm chỗ khác. Anh ta tức giận sinh ra tranh chấp. Ngôi nhà này cho tôi làm, tôi còn nhớ từng mối lạt, từng kiểu xoắn.
Nghe anh ở nhờ trình bày lý lẽ, quan tòa cho gọi anh chủ nhà đến hỏi:
- Anh bảo đó là nhà của anh, thế anh có biết nhà anh buộc bao nhiêu mối lạt, bao nhiêu cái xoắn trái, bao nhiêu cái xoắn phải không?
Anh chủ nhà bình tĩnh trả lời:
- Cái đó tuy tay tôi làm, song tôi không nhớ xuể. Tôi chỉ biết đó là nhà của tôi.
Sau đó quan cho người đến xem xét thấy khớp với những điều mà tên ở nhờ khai báo. Chả là tên này rắp tâm chiếm đoạt nhà nên đã đếm kỹ và nhập tâm. Vì vậy quan tòa xử cho nó được kiện.
Người chủ nhà chân thật kia đau xót và ấm ức. Anh ta phát đơn kiện lên nhà vua. Bấy giờ, vua có tiếng là người xử kiện công bằng và tài giỏi. Sau khi xem xét lại vụ kiện, đơn trình bày của bên nguyên cũng như của bên bị, vua cho lập phiên tòa, gọi các bên đến để xử.
Vua hỏi nguyên đơn:
- Các phần trên mái nhà anh đã trình bày và nhớ kỹ từng chi tiết. Nhưng bây giờ ta hỏi anh: Phần dưới đất, dưới chân cột anh có kê gì không?
Không ngần ngừ, hắn ta trả lời ngay:
- Tâu bệ hạ! Dưới chân cột con không kê gì ạ.
Vua cũng hỏi như thế đối với anh chủ nhà. Anh ta khai:
- Hầu hết các cột đều không kê gì, riêng chân cột phía ngoài cùng về hướng Đông Nam con có kê thêm một tấm gỗ bằng lim để chống lún vì chân cột này có bùn ướt.
Nhà vua cho đào ngay chân cột thì thấy đúng như vậy. Tên mưu chiếm đoạt nhà đành cứng lưỡi. Vua xử cho anh chủ nhà được kiện và tên chiếm đoạt phải bị chịu tội.
Cái chứng cứ nhỏ song đã phân rõ trắng đen.

Lời bàn:
Đây là bài học rất sâu sắc cho công tác điều tra, đánh giá chứng cứ. Không phải bất cứ lời khai nào nghe có lý cũng được coi là chứng cứ. Đây là trường hợp chuẩn bị chứng cứ giả để đánh lừa người xét xử. Một người nhớ từng mối lạt, kiểu xoắn như tên chiếm đoạt nhà kia nhưng vẫn không phải là nhà của hắn. Còn anh chủ nhà thì không sao nhớ được cụ thể số mối lạt và kiểu xoắn mà mình đã làm. Nếu chỉ thìn thoáng qua thì dễ nhầm lẫn trong việc xác định chủ nhà. Nhà vua đã đi tìm chi tiết đắt giá nhất để kết luận đâu là lời khai có giá trị chứng cứ. Tên chiếm đoạt nhà không thể biết được hết tất cả cái phải biết về ngôi nhà nếu như hắn không phải là người xây dựng ngôi nhà ấy.
Ngày nay, người chủ nhà có khi không trực tiếp làm, nên không thể hỏi như nhà vua để giải quyết vụ kiện. Nhưng cách giải quyết vụ án trên thì còn nguyên ý nghĩa khoa học và thời sự. Hiện nay, tranh chấp nhà đất đang là vấn đề nổi cộm. Kẻ chiếm đoạt nhà cũng lập luận không kém phần hợp lý và trâng tráo như tên chiếm đoạt nói trên.

<< Giải quyết công bằng | Truyện người lính cận vệ của nhà vua >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 572

Return to top