Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Lịch Sử >> Truyện cổ cố đô

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 43890 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Truyện cổ cố đô
nhiều tác giả

Truyện 36

Phan Huy Ích (1750-1822) là một danh sĩ Bắc hà, ông có mối liên hệ đặc biệt với những người văn học nỗi tiếng. Oâng là học trò Ngô Thì Sĩ, em rể Ngô Thì Nhậm. Thân sinh ông là Phan Cẩn, em ruột ông là Phan Huy Oân, ba cha con đều đỗ đại khoa, cùn làm quan một triều. Đó là một trường hợp hiếm có. Sau khi đỗ tiến sĩ (1775), ông được Trịnh Sâm ủy nhiệm vào Thuận Quảng trao ấn kiếm và phong tước cho Nguyễn Nhạc - Thủ lĩnh Tây Sơn - làm Lưu thú Quảng Nam tước Cung quận công. Ngồi trên gác Triêu Dương bên bờ Nam sông Hương, Huy Ích được toàn quyền làm những việc hệ trọng (Triêu Dương các thượng thụ cơ nghi). Làm việc xong ông tranh thủ đi tham quan các danh thắng ở Huế như chùa Thiên Mụ, đồi Hà Khê, Phủ Cam, Phố Lữ (Bao Vinh)... Ông viết:
"Xuân Thành sơn thủy đa giai cảnh,
Công hạ thường cung phóng tăm kỳ".

Nghĩa là:
Non nước thành Phú Xuân nhiều cảnh đẹp,
Rỗi việc công thường đi xem cảnh lạ.

Trước đó vào cuối năm 1786, ông vào Nghệ An theo lệnh vua Lê đánh dẹp Nguyễn Hữu Chỉnh, nhưng ông không có tài cung kiếm nên bị Chỉnh bắt sống. May nhờ có Nguyễn Kim Khuê là chỗ quen biết cũ hết sức cứu gỡ ông mới thoát chết và được trở về Thăng Long. Tháng 4-1788, Nguyễn Huệ đưa quân ra Bắc lần thứ hai, Phan Huy Ích cùng một số danh sĩ Bắc Hà được Nguyễn Huệ vời vào Phú Xuân giúp phong trào Tây Sơn. Ông được Nguyễn Huệ cho dự lễ tấn tôn trên đỉnh núi Bân. Sau ngày đại thắng quân Thanh, Phan Huy Ích được vua Quang Trung cử cùng Ngô Thì Nhậm lo việc ngoại giao với nhà Thanh.
Nhiệm vụ thật khó khăn, ngày đêm lo nghĩ làm sao cho tròn khiến mawys Ích thêm sâu và tóc bạc sớm. Thế mà những nhân sĩ không phục vụ Tây Sơn vẫn còn gièm pha ông đủ điều. Nhiệm vụ đang làm thì bổng người em ông làm phản bị trọng tội. Những người đã từng gièm pha ông lại có dịp hù doa. Ông cho là "Quang Trung là người rất cương quyết sẽ giết ông như giết Võ Văn Nhậm, giết Nguyễn Hữu Chĩnh, ông hãy liệu mà xa chạy cao bay", nào là "Quang Trung từ nay sẽ không còn tin dùng ông nữa tận tuỵ với Tây Sơn vô ích".
Phan Huy Ích nơm nớp lo sợ. Nhưng mặc cho những lời gièm pha, từ Bắc thành ông viết một tờ biểu xin tạ tội với Quang Trung. Khi gửi tờ biểu đi rồi ông chuẩn bị mọi việc để chờ nhận tội. Nhưng không ngờ, chẳng bao lâu sau ông nhận được Chiếu cua vua Quang Trung truyền ra rằng:
- "Tính người ta thiện ác khác nhau, cha còn chưa vừa lòng được với con,huống chi anh đối với em, việc đã không dính líu đến, thì còn có hiềm nghi gì!"
Cũng trong tờ Chiếu ấy, vau Quang Trung cho Phan Huy Ích vào Phú Xuân triều kiến. Khi vào chầu, vua Quang Trung mời Phan Huy Ích đến gần căn dặn ân cần xem như không có chuyện gì xảy ra. Lúc ấy Phan quá cảm động ông đã cởi mở tâu bày với vua. Khi ở triều về ông đã làm bài thơ nay:
Gia môn hà gia sự,
Phong cảnh phát ninh cư.
Thân phận tồn hình tích,
Uyên thông, giữ chiếu thư.
Xu thương vưu dịch nhược,
Úy lạ cánh ôn như.
Cảm kích đàn trung tố,
Quân thiều, mông my mơ.

Nghĩa là:
Gia đình sao nhiều việc,
Tình cảnh muốn yên không xong.
Phận làm tôi đã có dấu vết,
Đấng sáng suốt lại ban chiếu thư.
Khi tới lui càng thấy sợ hãy,
Lời an ủi lại ôn tồn.
Cảm kích tác thành xin giải hết,
Trong mơ, văn vẳn nhạc quân thiều.

Mặc dầu cuộc đời cua Phan Huy Ích đã có những biến cố mâu thuẫn với Nguyễn Huệ - Quang Trung như thế, nhưng Nguyễn Huệ - Quang Trung đã thấy được Phan là người tốt và tin dùng ông như thường. Vì được tin dùng nên từ ấy Phan Huy Ích đã hết sức trung thành với sự nghiệp của Quang Trung. Khi Quang Trung mất,Phan Huy Ích đã khóc:
"Tao tái cơ duyên nan tái đắc,
Tùng kim cô lữ nhạn thần cô".

(Nghĩa là: Duyên may gặp gỡ khó có một lần nữa, từ nay ở quê người, thần như chiếc nhạ lẻ bầy!)
Dưới thời Quang Toản ông vẫn phục vụ tốt cho Tây Sơn. Khi Nguyễn Ánh làm chủ đất Phú Xuân (1801) ông bị bắt đưa về Bắc Thành và bị đưa ra trước Văn Miếu đánh đòn vì tội đã trung thành với Tây Sơn. Sau đó Nguyễn Ánh cho người thu phục ông, mời ông ra làm quan nhưng ông không làm. Cho đến lúc chết ông vẫn tưởng nhớ đến người anh hùng dân tộc đã hiểu ông và tin dùng.
HẾT

<< Truyện 35 |


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 289

Return to top